Tinh Thần Nhập Thế Của Đạo Phật

10 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 23513)

TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA ĐẠO PHẬT
Quán Như

Đức Phật giác ngộ giáo lý duyên khởi: “Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi. Nếu cái này không sinh khởi, thì cái kia không sinh khởi”.

Và từ đó chúng ta hiểu rõ rằng: “tất cả sự tồn tại đều có mối quan hệ mật thiết với nhau không có tính độc lập cố định, luôn thay đổi và vô ngã”. Lấy từ trên phương diện này làm cơ sở thực tiễn lý luận về giá trị tồn tại của các vấn đề được thảo luận dưới đây.

Từ trước sau Công nguyên, Phật pháp truyền đến Việt Nam và các quốc gia lân cận, trải qua khoảng thời gian sơ khởi thâm nhập và hoàn thiện, trong quá trình đó, sự giao thoa giữa nền văn hóa với Phật giáo và hình thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống tâm sinh của đa số người Việt.

Trong chiều dài lịch sử, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, sự đồng hành nhất quán xuyên suốt thời gian, không gian và trong mọi giai cấp tầng lớp của xã hội. Từ những vị Quốc sư (thầy của các bậc quân vương), đầy đủ trí tuệ và đức hạnh, vừa thâm hiểu Phật pháp và các môn toán số (thiên văn địa lý, phong thủy âm dương v.v…) để cùng với nhà lãnh đạo vạch ra các đường hướng và phương pháp xây dựng đất nước.

Bên cạnh đó các Ngài còn khéo dùng những phương tiện thiện xảo dạy dỗ cho tầng lớp thượng lưu v.v…, huân tập cho lớp trẻ kế thừa có đầy đủ trí tuệ lãnh đạo và lòng thương phục vụ nhân dân trong tương lai. Công trạng của quý thầy đó lưu danh muôn thuở.

Có những vị nghiêm trì giới luật, âm thầm nghiên cứu phiên dịch áp dụng những pháp chế của đức Phật và nguyên tắc của Tăng đoàn sao cho phù hợp với cuộc sống đương thời, để thích ứng với căn tánh và hoàn cảnh sống của mọi người, khế hợp với giáo pháp và giới luật đặc thù của Phật giáo, làm cương lĩnh và truyền giới cho hàng tại gia và xuất gia.

Với những vị am tường Tam tạng Thánh điển (Kinh Luật Luận), có thiên phú văn chương, và nghệ thuật truyền đạt, họ đã trước tác những tác phẩm vỹ đại, biên soạn những giáo án giảng dạy, đào tạo những thế hệ tăng tài, thăng tòa thuyết pháp, khéo léo dùng ví dụ, lý luận thiện xảo, đem giáo pháp đi sâu vào mọi nơi.

Họ hy sinh vì bổn nguyện, nhiệt tình hoằng dương, cho thính chúng dù chỉ một hay nhiều người, vào những dịp lễ phóng sinh hay tình cờ thấy các con vật quý Ngài đều làm lễ quy y nhằm gieo thiện duyên cho muôn loài và nêu cao tinh thần đại từ bi của đức Phật. Bóng dáng của họ lan tỏa khắp nơi đồng quê hẻo lánh, cho đến chốn thị thành huyên náo phồn hoa.

Họ xem đó là tôn chỉ hoằng pháp, để thắp lên ngọn đèn tỉnh thức, khai mở dòng suối từ bi trong lòng mọi người.

Bên cạnh đó có những vị nêu cao tinh thần nhập thế của giáo pháp Như Lai, qua việc tự thân trực tiếp đến tận nơi tụng niệm trợ duyên cho những người mời thỉnh và hình thành ban hộ niệm với sự tham gia đông đảo của tu sĩ, cư sĩ v.v…

Họ đến với đời bằng oai nghi đức hạnh, qua những buổi trưa hè, hay lúc mưa rơi, chẳng ngại trắc trở gian nan, chưa hề phân biệt giàu sang phú quý hay nghèo khổ khó khăn, tiếng niệm Phật A Di Đà vẫn vang mãi chưa từng gián đoạn.

Họ đã gieo rắc vào đời lời Kinh tiếng Kệ, chúc phúc người ra đi, và giáo hóa người ở lại, chỉ rõ những đức hạnh tốt của cuộc đời và đạo lý làm người. Bởi ai ai đến cõi đời này cũng bằng hai bàn tay trắng và tiếng khóc, rồi khi trút hơi thở cuối cùng trả lại hình hài cho cát bụi, cũng không mang được gì đi theo chỉ có tiếng khóc xót xa của người ở lại.

Trong suốt lễ tang, chư tôn đức đã y theo nghi thức của chư Tổ truyền lại, cùng với văn hóa phong tục địa phương, kết hợp với giáo lý vô thường vô ngã Niết-bàn tịch tĩnh trong lời khuyến hóa hương linh, để hương linh không quyến luyến nơi xác thân ngũ uẩn, rồi ngày mai hòa nhập với tứ đại, chỉ còn một mình mang nghiệp ra đi hình thành cuộc sống mới.

Lúc này hơn bao giờ hết, triết lý duyên khởi tính Không, bốn thiền tám định siêu việt kia, hiển nhiên đã trở thành thiêng liêng nhất.

Trong không gian trăm người, ngàn người đang lặng im chuyên lòng hướng thiện, những lời pháp âm một lần nữa gieo rắc vào thần thức người đi và tâm hồn người ở lại. Đến lúc này đời sống vật chất, ý niệm tham lam sân hận v.v… không còn giá trị nữa, để cùng nhau xây dựng đạo tràng tịnh độ, cầu nguyện tiền nhân đi về miền Cực Lạc, và chúc phúc người ở lại hẹn nối gót theo sau.

Qua đó cho thấy, chư Tôn đức và Phật tử đã âm thầm cống hiến cho sự nghiệp hoằng pháp độ sinh, quý Ngài không màn đến sự khen chê hay tiếng vỗ tay, Phật pháp lại đi vào đời, người ở lại vô hình trung chấp nhận lời Phật dạy, và chân lý vô thường vô ngã, duyên khởi tính Không v.v…, lại được chứng minh xiển dương một cách thiết thực và cụ thể nhất.

Phật pháp đã trở thành điểm tựa của vạn hữu, chốn quay về của muôn sinh. Vì vậy, chúng ta là những người sớm gặp được duyên lành này, nên phải nhiệt tình chủ động phát khởi thiện tâm cho những người khác để cùng nhau đi trên con đường tu tập, cùng nhau phân tích nghiêm túc, ứng dụng triệt để tất cả nhân duyên (tài nguyên) có được của tự thân, để hỗ trợ và mở bày khả năng mà mọi người đều có (thành Phật, đạt đến sự hiểu biết cao tột và tình thương vô hạn), xây dựng một thế giới hòa bình, giàu lòng từ bi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6973)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 5978)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7177)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7381)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6875)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7089)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7174)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7809)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 8019)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.