Khai Thị Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

30 Tháng Mười 201200:00(Xem: 29077)



ven_master2- Không nói dối là bài chú hữu hiệu nhất!

- Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối, thì đó chính là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!

- Nếu quý vị không buông xả được ái dục, thì dầu cho quý vị xuất gia tám vạn bốn ngàn đại kiếp, quý vị cũng chỉ phí thời gian trong Đạo Phật và tạo nghiệp chướng với mỗi bữa ăn mình thọ dụng.

- "Đạo có sẵn ngay đó, đừng tìm cầu đâu xa." Nhưng người ta luôn luôn tìm con đường tắt; họ chạy loanh quanh tìm "mật pháp" để tu hành.

- Phật Pháp chưa diệt, Tăng tự diệt,
 Đạo đức cần tu, chẳng ai tu,
 Thành thật chân chánh, bị chế diễu,
 Gian ngoa xảo trá, được tán dương.
 Thế giới Ngũ Trựơc híếm thanh tịnh,
 Chúng sanh say Ba Độc chẳng tỉnh,
 Ân cần nhắn nhủ Tăng Ni trẻ:
 Chấn hưng Phật Giáo cậy Tỳ Kheo!




ven_master2Người xuất gia dù ở bất cứ đâu cũng đều phải giữ vững Giới Luật. Khi chưa dứt được sanh tử, chưa đoạn được tâm dâm dục, thì chúng ta không lúc nào được biếng nhác, buông lung, phóng túng. Đức Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng :

"Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần,
Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì ?
Đại chúng ! Hãy siêng tinh tấn, như cứu đầu cháy,
Nên nhớ vô thường, chớ mặc buông lung !" 
 
Người xuất gia chúng ta phải biết quý trọng từng giây từng phút. Hãy nhớ rằng : 

Một tấc thời gian : một tấc vàng,
Tấc vàng khó chuộc tấc thời gian.

Thời gian quý báu như thế, cho nên chúng ta không được lãng phí. Mỗi người đều phải dụng công tu hành, phải tinh tấn hơn nữa, thì mới mong có được sự thành tựu. Phàm là kẻ dụng công tu hành thì không có thời giờ để nói chuyện thị phi, chẳng có thời giờ để làm những việc lăng xăng, làm gián đoạn sự tu hành. Về điểm này. tôi hy vọng mọi người hãy chú ý. 

Khi tôi thấy những người không chịu tu hành thì tôi cảm thấy vô cùng đau xót. Như thế chẳng phải rằng họ đã không thực hành thệ nguyện mà họ đã lập lúc ban đầu, khi mới xuất gia tu hành hay sao ? Những kẻ xuất gia mà "tâm nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo" thì có xứng đáng là Tăng Bảo hay không? Tôi mong rằng các vị đều biết tự trọng!

HT Tuyên Hóa
(Chùa Vạn Phật)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Ba 2015(Xem: 6631)
Hẳn ai cũng biết câu: “Có tài mà cậy chi tài”, tài trí là cần thiết nhưng chưa đủ để đem đến thành công. Muốn thành công, ngoài tài trí cần phải có phước đức. Vì vậy, gieo trồng phước đức trong đời sống hàng ngày là một trong những nhân duyên quan trọng, góp phần đưa đến mọi thành công.
15 Tháng Hai 2015(Xem: 6620)
Nói về một bậc Thánh đã giải thoát sanh tử và khổ đau, trong Kinh tạng, Thế Tôn thường dùng hình ảnh “gánh nặng đã đặt xuống”. Như người nông dân xưa, mọi thứ đều đặt trên đôi vai, khi về đến nhà, gánh nặng được buông xuống thì cảm giác thật tuyệt vời.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 6291)
Trong cuộc sống hàng ngày, người con Phật luôn tâm niệm phải tạo ra phước báo để vun bồi công đức cho bản thân và gia đình. Có rất nhiều việc tạo ra phước báo mà không cần bỏ ra của cải hay là công sức. Đó là chánh niệm trong lời nói, phát ngôn của mình, một trong những pháp môn tu tập cần thiết và căn bản nhất.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 8225)
Người xuất gia nguyện “hủy hình giữ khí tiết”, cạo tóc và mặc y hoại sắc, giữ gìn phạm hạnh để thăng hoa tâm linh, thành tựu tuệ giác. Nét đẹp của người xuất gia toát lên từ uy nghi và phạm hạnh chứ không phải y áo với “màu sắc chói mắt”, hình tướng lộng lẫy bên ngoài.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 5127)
Mong đạo hữu gửi bản vi tính điện tử quyển sách về thuvienhoasen@yahoo.com chúng tôi sẽ post nguyên cả quyển sách. (BBT)
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 7623)
Bố thí, cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản và phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để công đức bố thí cúng dường được trọn vẹn và đủ đầy thì người thực hành hạnh thí xả cần phát huy tuệ giác, bố thí đúng thời.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 7013)
người nuôi bệnh cần nhắc cho bệnh nhân biết rõ là ai cũng có bệnh, bệnh tật vốn không chừa một ai, không phải chỉ một mình họ bị bệnh để không mặc cảm. Ngay cả khi biết người bệnh không thể qua khỏi, người khéo nuôi bệnh nên tìm cách nói cho người bệnh hiểu đó cũng là chuyện thường, ai mà chẳng trải qua sanh già bệnh chết. Người khỏe hay người bệnh cũng phải ra đi, chỉ khác là trước hay sau mà thôi