Phép Quán Thế Âm Bồ Tát Để Sám Hối Và Thanh Tịnh Nghiệp

27 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 10954)

PHÉP QUÁN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT 
ĐỂ SÁM HỐI VÀ THANH TỊNH NGHIỆP 
Vân Nguyễn và Lozang Pema dịch

 

quantheambotatChúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng. Ác nghiệp sẽ làm cho ta không đạt được hạnh phúc trong kiếp này và những kiếp sau, mà còn ngăn cản ta đạt tới tiềm năng đầy đủ của một tâm giác ngộ, và ngăn cản ta đạt tới mục tiêu cứu khổ chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ.

Hãy ngồi thoải mái, thẳng lưng và thả lỏng các cơ bắp trong người.

Hãy đưa ý thức của ta theo hơi thở, khi hơi thở đi vào và đi ra khỏi lỗ mũi.

Hãy cảm nhận hơi thở đi sâu vào phổi ta, rồi thở ra hoàn toàn. Hơi thở luôn an trú trong hiện tại, khi theo dõi hơi thở, tâm trí ta cũng an trú trong thời điểm hiện tại.

Hãy để ra vài phút chỉ theo dõi hơi thở và để cho tâm trí được tĩnh lặng.

Hãy hình dung Đức Quan Thế Âm Bồ Tát trước mặt ta, ngang tầm mắt. Ngài đẹp tuyệt trần, thân Ngài kết hợp bằng ánh sáng. Ngài là hiện thân của tất cả từ bi và trí huệ của từng vị Phật (trong ba đời), Ngài đang cười với ta, ban tình yêu bao la trong đôi mắt Ngài.

Bồ Tát đã nguyện sẽ giúp đỡ chúng sinh khi được thỉnh cầu. Vì Ngài là một đấng giác ngộ, nên Ngài có năng lực giúp ta gột rửa sạch tội lỗi mà ta đã gây ra. Ngài mong muốn ta chỉ kinh qua hạnh phúc và không còn đau khổ nữa.

Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ đem tới nghiệp quả đau khổ trong tương lai. Hãy nghĩ lại suốt cuộc đời ta và sám hối về các điều xấu ác mà ta đã làm, dù ta nhớ hoặc không nhớ. Rồi hãy nghĩ đến các tội lỗi mà ta chắc chắn đã làm trong vô lượng kiếp trước. Hẳn là nhiều lắm. Hãy khởi tâm sám hối mạnh mẽ trong tim (thâm tâm) ta.

Từ trán của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát phát ra một luồng ánh sáng trắng đi vào đỉnh đầu của ta. Luồng ánh sáng đó đi khắp cơ thể ta, rửa sạch bất cứ thân nghiệp nào mà ta đã tạo ra từ tấm thân này. Hãy cảm nhận lòng từ bi và trí huệ của Ngài đang ngấm vào cơ thể ta và cảm thấy rằng ta được hoàn toàn thanh lọc (bởi lòng từ bi và trí huệ này).

Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.

Từ cổ họng của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát phát ra một luồng ánh sáng đỏ đi vào và bao quanh cổ họng ta, rửa sạch hết bất cứ khẩu nghiệp nào mà ta đã gây ra từ lời nói của mình. Hãy cảm nhận trí huệ và lòng từ bi của Ngài ngấm vào cổ họng ta và ta được hoàn toàn thanh lọc.

Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.

Từ tim của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát phát ra một luồng ánh sáng xanh lam đi vào và bao quanh tim ta, rửa sạch mọi ý nghiệp mà ta đã gây ra từ tâm thức và ý nghĩ của ta. Hãy cảm nhận trí huệ và lòng từ bi của Ngài ngấm vào tâm thức và cảm thấy ta được thanh lọc hoàn toàn.

Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.

Bây giờ, hãy hình dung cả ba luồng ánh sáng (trắng, đỏ và lam) cùng đi vào đỉnh đầu, cổ họng và tim ta, hoàn toàn rửa sạch các dấu vết tiêu cực nào còn sót lại.

Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.

Hãy cảm thấy tất cả những gì tiêu cực của ta đã đuợc hoàn toàn rửa sạch, tự hứa với mình và chư Phật rằng ta sẽ cố giữ để không gây nghiệp xấu trong một khoảng thời gian nào mà ta có thể giữ được. Thời gian này có thể là một giờ, một ngày, một tuần, hoặc tùy theo ta thấy có thể giữ trọn lời nguyện được bao lâu.

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tập và tâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta. Hãy biết và cảm nhận rằng ta không bao giờ bị xa lìa khỏi Ngài, hãy cầu nguyện cho ta và tất cả chúng sinh nhanh chóng thanh lọc hết tiêu cực, từ bây giờ trở đi chỉ tham gia vào các việc thiện hảo.

Nguyện cho ta luôn nghĩ đến việc làm lợi lạc cho chúng sinh, nguyện cho ta cùng tất cả chúng sinh nhanh chóng được giác ngộ như Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.

 

Ani Tencho,
Quán Tự Tại Phật Học Viện www.chenrezig.com.au 4.5.2007

Ghi chú: Xin hồi hướng công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Vân Nguyễn và Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland. Tài liệu phân phát nhân dịp Ani Tencho hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tài trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 12 tháng 5 năm 2007.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5261)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5647)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5026)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5386)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6578)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5798)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5117)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6130)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6157)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6000)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.