Không có gì bền chắc

14 Tháng Bảy 201403:02(Xem: 6291)

KHÔNG CÓ GÌ BỀN CHẮC

Quảng Tánh

blankQuán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây. Thấy rõ như vậy để biết rằng những gì mà mình hay nhận lầm là ta và của ta, là vĩnh hằng bất biến, thực ra không có gì bền chắc cả.

Nhận ra sự thật không có gì bền chắc là một điều khó. Thiết lập một tâm thái sống tích cực sau khi hiểu rõ về sự thật ấy lại càng khó hơn. Theo Thế Tôn, nhờ nhận thức về vô thường nên người tu giảm bớt tham ái, sân hận, chấp thủ; nhờ thấy rõ sự mong manh của kiếp người nên nguyện làm ngay những gì cần làm, những gì chưa tốt thì hãy tu sửa cho tốt đẹp hơn lên.

Lắng nghe Thế Tôn dạy về pháp tu khiến cho thân, mạng và tài sản vốn dĩ là những thứ mong manh trở nên thật sự bền chắc:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có ba thứ không bền chắc, thiết yếu. Thế nào là ba? Thân không bền chắc, mạng không bền chắc, tài sản không bền chắc. Đó là, này Tỳ-kheo, có ba thứ không bền chắc. Ở đây, Tỳ-kheo, trong ba thứ không bền chắc nên tìm phương tiện thành tựu ba thứ bền chắc. Thế nào là ba? Thân không bền chắc cầu cho bền chắc, mạng không bền chắc cầu cho bền chắc, tài sản không bền chắc cầu cho bền chắc.

Thế nào là thân không bền chắc cầu cho bền chắc? Nghĩa là khiêm hạ, kính lễ, tùy thời thăm hỏi. Đó là thân không bền chắc, cầu cho bền chắc.

Thế nào là mạng không bền chắc cầu cho bền chắc? Ở đây, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, suốt đời không sát sanh, chẳng thêm dao gậy, thường biết hổ thẹn, có lòng từ bi, nghĩ đến tất cả chúng sanh, suốt đời chẳng trộm cắp, hằng nhớ bố thí, tâm không có ý tưởng lẫn tiếc; suốt đời không dâm dục, cũng không dâm vợ người; suốt đời không vọng ngữ, thường niệm chí thành, không khi dối người đời. Đó là mạng không bền chắc cầu bền chắc.

Thế nào là tài sản không bền chắc cầu bền chắc? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, thường nghĩ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo khổ; người cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, y phục, ẩm thực, giường trải đồ nằm, bệnh tật thuốc thang, cửa nhà thành quách; những vật cần dùng thảy đều cho hết; như thế là tài sản chẳng bền chắc cầu cho bền chắc.

Đó là, này Tỳ-kheo, đem ba thứ không bền chắc đó cầu ba thứ bền chắc này.

Thế Tôn liền nói bài kệ:

Biết thân không bền chắc/ Mạng cũng không kiên cố/ Tài sản, pháp suy hao/ Nên cầu sự bền vững/ Thân người rất khó được/ Mạng cũng chẳng dừng lâu/ Tài sản, pháp mòn diệt/ Hoan hỷ niệm ban phát.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tam bảo,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.384)

Ai cũng biết rõ thân này không bền chắc, vì nếu thân bền chắc thì ta và mọi người sẽ không lớn lên cũng như không bệnh, không già. Thế nhưng một số người cứ lầm tưởng rằng mình sẽ khỏe mạnh hoài, khỏe bên trong thân và mạnh cả thế lực bên ngoài nên ngã mạn ngất trời, tự cao, tự đại, chỉ biết đến mình mà thôi. Đến khi bệnh tật ghé thăm, trái gió trở trời, thế thời thay đổi, nhận biết thân này không bền chắc như mình nghĩ họ mới giật mình. Thế nên người hay quán sát thân này không bền chắc thì không hành xử như vậy, họ sống khiêm hạ, cung kính và tôn trọng lẫn nhau, nhất là luôn quan tâm đến nhau.

Mạng sống của mình cũng vậy, không ai có thể biết giây phút tiếp theo mình sẽ còn hay mất. Thấy rõ sự thật này chúng ta sẽ hướng về tôn vinh những giá trị đạo đức (giữ năm giới), yêu thương, tha thứ và bao dung hơn.

Thân mạng còn không giữ được huống là ngoài thân như tài sản, tiền bạc. Vì thấy rõ tài sản không bền chắc nên học hạnh sẻ chia. Thay vì cứ khư khư nắm giữ mọi thứ để rồi cuối cùng mất trắng thì họ sẽ mở rộng vòng tay. Cho đi thực sự không hề mất, mà ngược lại cho đi chính là còn, cho nhiều là còn nhiều, còn phước đức bền vững trong mai hậu.

Mới hay, nhận ra cái không bền mà thiết lập được cái vững bền. Đó là tình người, là đạo đức và yêu thương, là tấm lòng sẻ chia luôn bền vững trong cuộc sống. Dù cuộc đời đầy biến động nhưng những giá trị đạo đức và tâm linh thì bất động, đó cũng là mục tiêu mà những người con Phật luôn hướng đến trong cuộc sống ngắn ngủi này.

NGUYÊN VĂN KINH:

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
KINH TĂNG NHẤT A HÀM
Việt dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

blankXXI. Phẩm Tam Bảo

10. Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có ba thứ không bền chắc, thiết yếu. Thế nào là ba? Thân không bền chắc, mạng không bền chắc, tài sản không bền chắc. Đó là, này Tỳ-kheo, có ba thứ không bền chắc. Ở đây, Tỳ-kheo, trong ba thứ không bền chắc nên tìm phương tiện thành tựu ba thứ bền chắc. Thế nào là ba? Thân không bền chắc cầu cho bền chắc, mạng không bền chắc cầu cho bền chắc, tài sản không bền chắc cầu cho bền chắc.

Thế nào là thân không bền chắc cầu cho bền chắc? Nghĩa là khiêm hạ, kính lễ, tùy thời thăm hỏi. Đó là thân không bền chắc, cầu cho bền chắc. Thế nào là mạng không bền chắc cầu cho bền chắc? Ở đây, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, suốt đời không sát sanh, chẳng thêm dao gậy, thường biết hổ thẹn, có lòng từ bi, nghĩ đến tất cả chúng sanh, suốt đời chẳng trộm cắp, hằng nhớ bố thí, tâm không có ý tưởng lẫn tiếc; suốt đời không dâm dục, cũng không dâm vợ người; suốt đời không vọng ngữ, thường niệm chí thành, không khi dối người đời. Đó là mạng không bền chắc cầu bền chắc. Thế nào là tài sản không bền chắc cầu bền chắc? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, thường nghĩ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo khổ; người cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, y phục, ẩm thực, giường trải đồ nằm, bệnh tật thuốc thang, cửa nhà thành quách; những vật cần dùng thảy đều cho hết; như thế là tài sản chẳng bền chắc, cầu cho bền chắc.

Đó là, này Tỳ-kheo, đem ba thứ không bền chắc đó cầu ba thứ bền chắc này.

Thế Tôn liền nói bài kệ:

Biết thân không bền chắc,
Mạng cũng không kiên cố,
Tài sản, pháp suy hao,
Nên cầu sự bền vững.
Thân người rất khó được,
Mạng cũng chẳng dừng lâu,
Tài sản, pháp mòn diệt,
Hoan hỉ niệm ban phát.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Đệ nhất đức phước nghiệp.
Ba nhân, ba an, Cù.
Ba đêm, bịnh, hạnh ác,
Khổ trừ, không bền chắc.

http://dieungu.org/p13273a31634/4/tu-pham-20-den-pham-22

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6900)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 5931)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7142)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7312)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6827)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7043)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7116)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7759)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 7982)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.