Muốn mau lành bệnh

28 Tháng Mười 201417:33(Xem: 6307)

MUỐN MAU LÀNH BỆNH
Quảng Tánh

blankAi cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa. Vì bệnh tật ốm đau vốn không chừa một ai, kể cả các vị lậu tận La-hán, nên hiểu về bệnh trạng của mình nhằm có cách trị liệu và điều dưỡng thích hợp khiến bệnh mau lành là điều rất cần.

Ai cũng có bệnh, thường thì càng về già bệnh tật càng nhiều và nặng hơn. Người cư sĩ có gia đình, khi mang bệnh cũng còn có thân nhân đỡ đần, săn sóc. Còn người khất sĩ sống du hành “một bát cơm ngàn nhà”, vương bệnh quả là gian nan. Theo Thế Tôn, muốn mau lành bệnh thì người bệnh phải biết: Chọn món ăn thức uống phù hợp với tình trạng bệnh tật của mình, biết chọn thời điểm ăn uống có lợi cho cơ thể nhất, cần tìm đến thầy thuốc để chữa trị, giữ tâm lạc quan không quá sầu lo, khởi tâm từ với người nuôi bệnh. Hãy nghe lời Phật dạy về cách dưỡng và trị bệnh:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Người bệnh tật thành tựu năm pháp này thì không có lúc lành, nằm liệt giường chiếu. Thế nào là năm? Người bệnh không chọn lựa thức ăn uống; không tùy thời mà ăn; không gần gũi thầy thuốc; nhiều lo, ưa giận; không khởi tâm từ đối với người khán bệnh.

Đó là, này Tỳ-kheo! Người bệnh tật thành tựu năm pháp này không được lành bệnh.

Nếu bệnh nhân thành tựu năm pháp này thì sẽ được lành bệnh. Thế nào là năm? Ở đây, người bệnh chọn lựa thức ăn, tùy thời mà ăn; thân cận thầy thuốc; không ôm sầu lo; khởi tâm từ đối với người săn sóc bệnh.

Đó là, này Tỳ-kheo! Người bệnh thành tựu năm pháp này liền được lành bệnh. Như thế, Tỳ-kheo! Năm pháp trước nên nhớ xa lìa, năm pháp sau nên cùng vâng làm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thiện tụ, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.240)

Hầu hết các bệnh tật có căn nguyên từ việc ăn uống hàng ngày (bệnh tùng khẩu nhập). Đó là khi mạnh, còn lúc bệnh yếu rồi thì cần phải thận trọng hơn. Không ăn những gì mình thích mà ăn những thứ cơ thể mình đang cần là một tuệ giác lớn. Không khéo ăn uống thì khiến cho bệnh đã nặng càng nặng thêm.

Mặt khác, việc ăn uống phải đúng lúc, không nên tùy tiện. Nhà Phật quan niệm về ăn uống giống như dùng thuốc để chữa trị bệnh cho thân thể. Nên không chỉ là ăn uống những gì mà còn phải lúc nào nữa, gọi là ăn uống đúng thời. Khoa học sức khỏe và văn hóa ẩm thực ngày nay đã chỉ ra rất rõ về điều này.

Khi đau bệnh, điều tiên quyết là tìm một thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên môn. Không nên tự ý trị liệu theo cảm tính, và nhất là không tin vào những điều huyền hoặc như do ma quỷ hay thần linh quở trách, trừng phạt. Việc tin tưởng và y theo hướng dẫn trị liệu của thầy thuốc là một trong những nguyên tắc căn bản để bệnh mau thuyên giảm và hồi phục.

Quan trọng là giữ tâm thanh thản, có bệnh thì chữa, không than oán hay sầu lo vô ích. Thậm chí nếu bệnh nặng đến mức không thể chữa khỏi tâm cũng nhẹ nhàng. Chính nhờ hiểu rõ bệnh là nghiệp dĩ mà giữ được tâm thái lạc quan nên góp phần tích cực vào việc trị liệu và chuyển hóa bệnh tật.

Chắc chắn rằng đã bệnh thì đau và khổ. Nhưng không vì thế mà cau có khó chịu, nhất là khó chịu đối với người săn sóc mình. Luôn hàm ơn và thương kính người đã săn sóc và giúp đỡ mình trong lúc ốm đau. Nhờ bệnh mình mới hiểu ra mình cần đến mọi người và ai mới thực sự là người thương quý mình.

Mới hay tình thương của Đức Phật đối với chúng sanh thật bao la. Học theo hạnh Ngài, người con Phật nguyện trị liệu bệnh khổ cho thân tâm mình đồng thời sẻ chia năng lực và tuệ giác để giúp người vượt qua bệnh khổ. 

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 2015(Xem: 5373)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh; rồi sau đó là 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, trở thành bậc Giác Ngộ - chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhẫn lực và tư duy lực
30 Tháng Chín 2015(Xem: 6974)
Lẽ thường thì ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 5619)
Một số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6485)
Nhưng gần đây, có một hiện tượng đáng quan ngại đang diễn ra trong ngành hoằng pháp là một số vị pháp sư, giảng sư thuyết giảng Phật pháp với chủ kiến cá nhân như phủ nhận địa ngục và cõi trời (tịnh độ), khiến người học Phật hoang mang.
09 Tháng Chín 2015(Xem: 6350)
Quán niệm về sự chết là một pháp tu căn bản trong Thập niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Dừng nghỉ, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Chết). Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5753)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn. Dù mỗi người có toàn quyền tiêu tiền của họ theo những sở thích khác nhau, nhưng Thế Tôn cũng khuyến cáo rằng, đừng “như người làm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng thêm, sau bị cùng khốn dần dần đến chết”.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 5581)
Các căn tịch tĩnh hay hộ trì các căn là người tu vẫn thấy nghe tiếp xúc bình thường với cảnh trần nhưng chánh niệm, giác tỉnh cao độ. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp mà chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ khiến cho các căn thanh tịnh, không tạo ra nghiệp mới, gọi là thủ hộ các căn.
12 Tháng Tám 2015(Xem: 5396)
Ai thích ngắm trăng cũng đều cảm nhận rằng, dù trăng tròn hay khuyết cũng đều đẹp. Nhưng ít ai liên tưởng được rằng, thiện tri thức như trăng đầu tháng, càng ngày càng sáng đẹp; ác tri thức như trăng cuối tháng, càng ngày càng mờ tối dần.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 4887)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chất và tinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 5180)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục. Dù không ai biết rõ về địa ngục, trừ các bậc Thánh A-la-hán trở lên và những người tạo trọng tội, nhưng với niềm tin nhân quả sâu sắc, chúng ta cảm nhận được phước báo và tội báo rất rõ ràng.