Tu hành như khúc gỗ lênh đênh

12 Tháng Mười Một 201403:29(Xem: 6415)

TU HÀNH NHƯ KHÚC GỖ LÊNH ĐÊNH

Quảng Tánh

 

khuc go troi songTrong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được Ngài vận dụng để minh họa cho sinh động và dễ hiểu. Nhìn một khúc gỗ lênh đênh xuôi trên một dòng sông hướng về biển cả, Ngài liên tưởng ngay đến hình ảnh của người tu đang trên đường xuôi về Niết-bàn.

Khúc gỗ có ra được biển lớn hay không, cũng như người tu có xuôi về được Niết-bàn hay không? Tùy duyên! Nếu không bị kẹt, không bị mắc, không bị chìm, không bị tấp, không bị vớt, không bị mục thì chắc chắn khúc gỗ sẽ trôi ra biển, hành giả sẽ chứng đắc Niết-bàn. Hãy nghe Thế Tôn nói về ảnh dụ khúc gỗ để biết được con đường xuôi về Niết-bàn chẳng đơn giản chút nào.

“Một thời Đức Phật ở nước Ma-kiệt, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội, đi dần đến bờ sông. Bấy giờ, Thế Tôn thấy giữa dòng nước có một khúc gỗ lớn trôi trên mặt nước. Ngài bèn ngồi lại dưới một cội cây bên bờ sông. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Các Thầy có thấy khúc gỗ bị nước cuốn kia không?

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

- Thưa, có thấy.

Phật bảo:

- Ví như khúc gỗ kia, không mắc kẹt bờ bên này hay bên kia, cũng không chìm giữa dòng hay trôi tấp trên bờ, không bị người vớt lên, lại chẳng bị phi nhơn vớt lên, lại không bị nước cuốn xoáy, cũng không bị mục nát. Nó sẽ dần dần trôi đến biển cả. Vì sao? Biển là cội nguồn của các sông.

Tỳ-kheo các Thầy cũng lại như thế. Nếu như các Thầy không mắc kẹt ở bờ bên này hay bờ bên kia, không chìm giữa dòng, lại không nằm trên bờ, không bị người hay phi nhân nắm giữ, cũng không bị nước cuốn xoáy, cũng không mục nát, các Thầy sẽ dần dần đến Niết-bàn. Vì sao? Niết-bàn có Chánh kiến, Chánh chí (tư duy), Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện, Chánh niệm, Chánh định, là nguồn cội của Niết-bàn.

Có một Tỳ-kheo khác bạch Phật:

- Thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia? Thế nào là chìm giữa dòng? Thế nào là kẹt trên bờ? Thế nào là không bị người hay phi nhân nắm bắt? Thế nào là không bị nước cuốn xoáy? Thế nào là không mục nát?

Phật dạy Tỳ-kheo:

- Bờ bên này là thân mình, bờ bên kia là thân diệt hoại. Chìm giữa dòng là dục ái. Tấp trên bờ là ngũ dục. Bị người nắm bắt là: như có người hào tộc phát thệ nguyện rằng: ‘Nguyện đem công đức phước báu này để được làm vua, hay làm đại thần’. Bị phi nhơn nắm bắt là: như có Tỳ-kheo thệ nguyện như vầy: ‘Sanh trong cõi Tứ thiên vương mà hành Phạm hạnh. Nay ta đem công đức này để sanh cõi Trời’. Đây gọi là bị phi nhơn nắm bắt. Bị nước cuốn xoáy là những điều tà nghi. Mục nát là tà kiến, tà chí (tư duy), tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định. Đó là mục nát vậy.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Thiên tử Mã Huyết hỏi về Bát chánh [lược], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.159)

Hầu hết chúng ta ban đầu đều có nguyện lớn, chí cao nhưng vì nghiệp lực quá sâu dày nên luôn bị dính mắc với đời, như thỏi nam châm nằm giữa đống phế liệu, càng ngày càng bị sắt vụn bám chặt hơn.

Có người thoát được lưới ái, thì vướng vào vòng vây của adục. Có người vượt qua được lợi thì bị cám dỗ đến mê muội vào những hư danh. Có người thối thất với con đường giải thoát khó đi muốn dừng chân nơi phước báo trời người. Có người hết lòng với đạo mà không an lạc lại đâm ra chán nản nghi ngờ. Có người bị ma đưa lối quỷ dẫn đường nên bỏ chính mà theo tà, đi ngược lại với con đường Bát chánh. Nói tóm là đường tu quả lắm gian nan!

Như một quy luật, đi thì nhiều nhưng đến đích chẳng bao nhiêu. Ai đi, ai bỏ cuộc giữa chừng, ai đến đích ca khúc khải hoàn cùng với nguyên nhân của nó, Thế Tôn đều chỉ rõ trong pháp thoại này. Nguyện cầu Thế Tôn luôn gia hộ chúng con sáng mắt, sáng lòng, vững tâm, chắc ý để vượt qua mọi chướng ngại.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6899)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 5930)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7141)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7310)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6826)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7042)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7115)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7758)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 7980)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.