Cao niên chưa hẳn là trưởng lão

21 Tháng Mười Hai 201410:16(Xem: 5926)

CAO NIÊN CHƯA HẲNG LÀ TRƯỞNG LÃO
Quảng Tánh

blankỞ đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọng, cung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn.

Như gừng càng già càng cay. Người già trải qua nhiều năm tháng của cuộc đời với bao kinh nghiệm vấp ngã, lầm lỗi thời trẻ nên chín chắn, chuẩn mực hơn. 

Với lại, tự thân họ cũng cảm nhận rõ việc gần đất xa trời nên hầu hết đều mong muốn được dọn mình cho thanh sạch, nhẹ nhàng để ra đi thanh thản.

Tuy nhiên, lão người nhưng chưa hẳn đã là già nhân cách. Một số người già trở nên tự mãn với tuổi tác, vị trí và quyền uy của mình. Một số khác thì bị bệnh tật hành hạ, tính tình thường hay thay đổi nên khó chịu. Đặc biệt, một số ít người già cũng bị ta thán “già không nên nết”, “già gân”.

Thì ra, tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà cùng năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấy giờ, Thế Tôn thuyết pháp có vô số chúng vây quanh thì có một Trưởng lão Tỳ-kheo duỗi chân về phía Thế Tôn mà ngủ. Khi ấy, Sa-di Tu-ma-na vừa lên tám tuổi, cách Thế Tôn chẳng xa, ngồi kiết-già buộc niệm ở trước.

Thế Tôn xa trông thấy Trưởng lão Tỳ-kheo duỗi chân ngủ, lại thấy Sa-di ngồi ngay ngắn tư duy. Thế Tôn thấy rồi liền nói kệ:

Được gọi là Trưởng lão/Chưa chắc cạo tóc râu/Tuy tuổi tác lại lớn/Chẳng thoát khỏi hạnh ngu/Nếu có thấy pháp thật/Vô hại đối quần manh/Bỏ các hạnh uế ác/Đây gọi là Trưởng lão/Chưa hẳn xuất gia trước/Tu gốc nghiệp lành này/Phân biệt ở chánh hạnh/Nếu có người tuổi nhỏ/Các căn không thiếu sót/Đây gọi là Trưởng lão/Phân biệt chánh pháp hành.

Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:
- Các Thầy có thấy Trưởng lão này duỗi chân mà ngủ chăng?
Các Tỳ-kheo thưa:
- Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con đều thấy.
Thế Tôn dạy:

- Trưởng lão Tỳ-kheo này trong năm trăm đời hằng làm thân rồng. Nay nếu mạng chung sẽ sanh trong loài rồng. Vì sao thế? Vì không có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Nếu có chúng sanh không có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng, lúc thân hoại mạng chung đều sẽ sanh trong loài rồng. Các Thầy có thấy Sa-di Tu-ma-na mới tám tuổi, cách Ta chẳng xa, ngồi ngay ngắn tư duy chăng?

Các Tỳ-kheo thưa:
- Đúng vậy, bạch Thế Tôn!
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Sa-di này sau bảy ngày sẽ được Bốn thần túc, và được pháp Tứ đế, tự tại ở Tứ thiền, khéo tu Tứ ý đoạn. Vì sao thế? Sa-di Tu-ma-na có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy siêng năng cung kính Phật, Pháp, Tăng thêm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tu đà, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.109)

Rõ ràng, lớn tuổi và đi trước ở trong nhà đạo cũng chưa nói lên được điều gì cả. Bậc Trưởng lão đích thực là người có nhân cách cao thượng của bậc Thánh, thành tựu Giới-Định-Tuệ. Người con Phật nên nhìn vào tự thân để xác định nhân cách và vị trí của mình, đó là cách ứng xử tuệ giác và chuẩn mực nhất. 

Ngày nay, để phù hợp với sự phát triển xã hội, Tăng-già cũng phương tiện lập ra các danh vị, chức phận để gánh vác và điều hành Phật sự, có phân biệt cao thấp thứ bậc rõ ràng nhưng ai cũng biết đó là hư danh, huyễn chức (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng - Kinh Kim cương). Nếu ai không nhận ra điều này, lấy giả làm chơn thì có khi dâng trọn cả đời vẫn chỉ là “tương tợ Trưởng lão” mà thôi.

Mới hay, Giới-Định-Tuệ là thước đo tư cách Trưởng lão chính xác, chân thực nhất. Thường lấy gương Tam vô lậu học để soi chiếu lại mình và tự ứng xử, tiến thoái sao cho hợp với lương tâm và hoàn cảnh. Tự nhắc mình để không bị hư danh và huyễn chức đánh lừa. Tự thấy mình còn non kém để phấn đấu và tu dưỡng thêm may ra mới có thể dự phần vào hàng Trưởng lão.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 2015(Xem: 5378)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh; rồi sau đó là 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, trở thành bậc Giác Ngộ - chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhẫn lực và tư duy lực
30 Tháng Chín 2015(Xem: 6984)
Lẽ thường thì ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 5628)
Một số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6495)
Nhưng gần đây, có một hiện tượng đáng quan ngại đang diễn ra trong ngành hoằng pháp là một số vị pháp sư, giảng sư thuyết giảng Phật pháp với chủ kiến cá nhân như phủ nhận địa ngục và cõi trời (tịnh độ), khiến người học Phật hoang mang.
09 Tháng Chín 2015(Xem: 6361)
Quán niệm về sự chết là một pháp tu căn bản trong Thập niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Dừng nghỉ, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Chết). Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5763)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn. Dù mỗi người có toàn quyền tiêu tiền của họ theo những sở thích khác nhau, nhưng Thế Tôn cũng khuyến cáo rằng, đừng “như người làm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng thêm, sau bị cùng khốn dần dần đến chết”.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 5589)
Các căn tịch tĩnh hay hộ trì các căn là người tu vẫn thấy nghe tiếp xúc bình thường với cảnh trần nhưng chánh niệm, giác tỉnh cao độ. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp mà chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ khiến cho các căn thanh tịnh, không tạo ra nghiệp mới, gọi là thủ hộ các căn.
12 Tháng Tám 2015(Xem: 5398)
Ai thích ngắm trăng cũng đều cảm nhận rằng, dù trăng tròn hay khuyết cũng đều đẹp. Nhưng ít ai liên tưởng được rằng, thiện tri thức như trăng đầu tháng, càng ngày càng sáng đẹp; ác tri thức như trăng cuối tháng, càng ngày càng mờ tối dần.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 4893)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chất và tinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 5182)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục. Dù không ai biết rõ về địa ngục, trừ các bậc Thánh A-la-hán trở lên và những người tạo trọng tội, nhưng với niềm tin nhân quả sâu sắc, chúng ta cảm nhận được phước báo và tội báo rất rõ ràng.