Cao niên chưa hẳn là trưởng lão

21 Tháng Mười Hai 201410:16(Xem: 5891)

CAO NIÊN CHƯA HẲNG LÀ TRƯỞNG LÃO
Quảng Tánh

blankỞ đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọng, cung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn.

Như gừng càng già càng cay. Người già trải qua nhiều năm tháng của cuộc đời với bao kinh nghiệm vấp ngã, lầm lỗi thời trẻ nên chín chắn, chuẩn mực hơn. 

Với lại, tự thân họ cũng cảm nhận rõ việc gần đất xa trời nên hầu hết đều mong muốn được dọn mình cho thanh sạch, nhẹ nhàng để ra đi thanh thản.

Tuy nhiên, lão người nhưng chưa hẳn đã là già nhân cách. Một số người già trở nên tự mãn với tuổi tác, vị trí và quyền uy của mình. Một số khác thì bị bệnh tật hành hạ, tính tình thường hay thay đổi nên khó chịu. Đặc biệt, một số ít người già cũng bị ta thán “già không nên nết”, “già gân”.

Thì ra, tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà cùng năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấy giờ, Thế Tôn thuyết pháp có vô số chúng vây quanh thì có một Trưởng lão Tỳ-kheo duỗi chân về phía Thế Tôn mà ngủ. Khi ấy, Sa-di Tu-ma-na vừa lên tám tuổi, cách Thế Tôn chẳng xa, ngồi kiết-già buộc niệm ở trước.

Thế Tôn xa trông thấy Trưởng lão Tỳ-kheo duỗi chân ngủ, lại thấy Sa-di ngồi ngay ngắn tư duy. Thế Tôn thấy rồi liền nói kệ:

Được gọi là Trưởng lão/Chưa chắc cạo tóc râu/Tuy tuổi tác lại lớn/Chẳng thoát khỏi hạnh ngu/Nếu có thấy pháp thật/Vô hại đối quần manh/Bỏ các hạnh uế ác/Đây gọi là Trưởng lão/Chưa hẳn xuất gia trước/Tu gốc nghiệp lành này/Phân biệt ở chánh hạnh/Nếu có người tuổi nhỏ/Các căn không thiếu sót/Đây gọi là Trưởng lão/Phân biệt chánh pháp hành.

Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:
- Các Thầy có thấy Trưởng lão này duỗi chân mà ngủ chăng?
Các Tỳ-kheo thưa:
- Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con đều thấy.
Thế Tôn dạy:

- Trưởng lão Tỳ-kheo này trong năm trăm đời hằng làm thân rồng. Nay nếu mạng chung sẽ sanh trong loài rồng. Vì sao thế? Vì không có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Nếu có chúng sanh không có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng, lúc thân hoại mạng chung đều sẽ sanh trong loài rồng. Các Thầy có thấy Sa-di Tu-ma-na mới tám tuổi, cách Ta chẳng xa, ngồi ngay ngắn tư duy chăng?

Các Tỳ-kheo thưa:
- Đúng vậy, bạch Thế Tôn!
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Sa-di này sau bảy ngày sẽ được Bốn thần túc, và được pháp Tứ đế, tự tại ở Tứ thiền, khéo tu Tứ ý đoạn. Vì sao thế? Sa-di Tu-ma-na có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy siêng năng cung kính Phật, Pháp, Tăng thêm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tu đà, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.109)

Rõ ràng, lớn tuổi và đi trước ở trong nhà đạo cũng chưa nói lên được điều gì cả. Bậc Trưởng lão đích thực là người có nhân cách cao thượng của bậc Thánh, thành tựu Giới-Định-Tuệ. Người con Phật nên nhìn vào tự thân để xác định nhân cách và vị trí của mình, đó là cách ứng xử tuệ giác và chuẩn mực nhất. 

Ngày nay, để phù hợp với sự phát triển xã hội, Tăng-già cũng phương tiện lập ra các danh vị, chức phận để gánh vác và điều hành Phật sự, có phân biệt cao thấp thứ bậc rõ ràng nhưng ai cũng biết đó là hư danh, huyễn chức (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng - Kinh Kim cương). Nếu ai không nhận ra điều này, lấy giả làm chơn thì có khi dâng trọn cả đời vẫn chỉ là “tương tợ Trưởng lão” mà thôi.

Mới hay, Giới-Định-Tuệ là thước đo tư cách Trưởng lão chính xác, chân thực nhất. Thường lấy gương Tam vô lậu học để soi chiếu lại mình và tự ứng xử, tiến thoái sao cho hợp với lương tâm và hoàn cảnh. Tự nhắc mình để không bị hư danh và huyễn chức đánh lừa. Tự thấy mình còn non kém để phấn đấu và tu dưỡng thêm may ra mới có thể dự phần vào hàng Trưởng lão.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 5906)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6468)
Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8557)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7301)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8252)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6789)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6838)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7863)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7372)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7426)
Sự tu tập trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp. Người tu muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh quả.