Công đức giữ giới

06 Tháng Giêng 201503:38(Xem: 6509)

CÔNG ĐỨC GIỮ GIỚI
Quảng Tánh
          

blankTrong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai trò rất quan trọng, được xếp thành một tạng riêng, tạng Luật. Trong nội dung tu tập của hàng đệ tử Phật, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cả xuất gia lẫn tại gia, đều phải thành tựu giới; nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát tuệ.

Giới luật nói chung (trừ giới Bồ-tát) được Thế Tôn thiết lập thông qua những biến động trong đời sống Tăng đoàn, mang tính “tùy phạm, tùy chế”. Trong giai đoạn đầu, Tăng đoàn toàn là những bậc Thánh vô lậu nên Thế Tôn không chế giới. Về sau người xuất gia ngày càng nhiều và có những phiền não, uế tạp, trở ngại phát sinh trong đại chúng phàm tăng nên Thế Tôn căn cứ vào những trường hợp cụ thể mà ban hành giới luật.

Giới luật có tác dụng hỗ trợ người tu hành hoàn thiện nhân cách và thánh cách, giúp cho đại chúng hòa hợp và an ổn, khiến Chánh pháp được tồn tại lâu dài nên giữ giới có mười sự công đức.

Một thời Phật ở tại Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có mười sự công đức, Như Lai vì các Tỳ-kheo nói cấm giới. Thế nào là mười? Là thừa sự Thánh chúng; hòa hợp thuận thảo với nhau; an ổn Thánh chúng; hàng phục người ác; khiến các Tỳ-kheo biết tàm, quý, không bị não loạn; người không tin khiến lập lòng tin; người đã tin khiến tăng thêm bội phần; ở trong hiện pháp được dứt sạch hữu lậu, cũng khiến cho các lậu đời sau thảy đều trừ sạch; khiến Chánh pháp trụ đời lâu dài; thường suy nghĩ phải có cách gì để Chánh pháp tồn tại lâu dài.

Này các Tỳ-kheo! Đó là mười pháp công đức, Như Lai vì các Tỳ-kheo nói cấm giới. Cho nên, Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thành tựu cấm giới đừng để cho mất. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Kết cấm, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.274)

Rõ ràng, trong bất cứ đoàn thể nào, muốn vững mạnh và an ổn cũng đều cần có nội quy, có kỷ luật. Nội quy càng chặt chẽ, tính kỷ luật càng cao thì đoàn thể ấy càng vững mạnh. Tứ chúng đệ tử Phật cũng vậy, cần được sống trong giới luật, được giới luật che chở và bảo hộ thì mới điều phục được phiền não, thăng hoa tâm linh và khiến cho Chánh pháp trụ đời lâu dài.

Hầu hết người phàm chúng ta, vì vô minh và dục vọng sai khiến nên buông lung, phóng dật tạo ra nhiều điều tội lỗi. Những tranh chấp và bất hòa gây chia rẽ, phiền não tham dục hữu lậu trong tự thân ngày càng nhiều, không chuyển hóa được người ác cải tà quy chánh, khiến người khác mất lòng tin vào Tam bảo v.v… đều do chúng ta không giữ giới mà sanh ra.

Vì thế nên “Giới luật còn là Phật pháp còn” hay “Sau khi Ta diệt độ, hãy lấy Giới luật làm thầy” đã nói lên tầm quan trọng của giới luật. Thế Tôn thiết lập giới luật vì mười pháp công đức, hàng đệ tử tuân thủ giới luật để được mười sự công đức. Chúng ta đã nguyện đi theo con đường giải thoát của Thế Tôn thì cần nương tựa vào giới luật để hoàn thiện tự thân, xây dựng Tăng đoàn vững mạnh, giúp người và cứu đời, khiến Chánh pháp ngày càng xương minh, trụ thế lâu dài. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 5949)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 8621)
Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng một gốc cây”. Lời dạy, thoạt nghe có vẻ ngộ nghĩnh, gần như chẳng quan trọng gì, nhưng khi được Thầy chỉ rõ hơn, đệ tử mới biết rằng, một lời, dù đơn sơ, từ kim khẩu Đức Thế Tôn, đều là một bài pháp.
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 7367)
Lịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng. Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phương và Đông phương.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8284)
Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5925)
Tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6819)
Cuộc đời này có vui không? Có, nhưng vui thì ít mà khổ thì nhiều, vui rất khó tìm mà lại dễ mất, vui không bao giờ là quà tặng cho số đông. Nhờ có chút niềm vui trong năm dục mà an ủi phận người, tiếp thêm nghị lực và sức sống cho con người. Tuy có vui nhưng Đức Phật dạy niềm vui ấy thật mong manh,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6861)
Chúng ta đều biết, người ta sống ở đời mỗi người đều có một thế mạnh, sở trường và sở đoản khác nhau. Biết khai thác và phát huy thế mạnh đồng thời biết khắc phục và tránh né những thế yếu của mình là nền tảng của mọi thành công.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7889)
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7390)
Vì sao người tu phải tránh “những điều luận bàn của thế tục”? Thực ra luận bàn để trau dồi và nâng cao tri thức thế gian cũng rất tốt, cần thiết cho cuộc sống nhưng nó không dẫn người tu đến các pháp lành, không đi đến Phạm hạnh, không đến được chỗ tịch diệt. Đây là chỗ người tu hướng đến giải thoát, Niết-bàn cần hết sức lưu tâm. Người tu thì nên nói chuyện tu, không nói chuyện đời mà chỉ “bàn luận về mười việc công đức”, chính là lời căn dặn của Thế Tôn.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7462)
Sự tu tập trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp. Người tu muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh quả.