Bí quyết cho giấc ngủ ngon

06 Tháng Tư 201503:44(Xem: 6916)

Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Quảng Tánh
duc phatAi cũng biết ham mê ngủ nghỉ là không tốt. Nhưng nếu không ngủ được lại là một đại họa. Ngủ ngon và đủ giấc giúp phục hồi sức khỏe, trí óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, cuộc sống tươi vui hơn. Thế nhưng đời sống hiện đại đã khiến những giấc ngủ ngon ngày càng trở nên xa xỉ, đối với không ít người, đó là niềm mơ ước xa vời. Có lẽ vì thế mà trước lúc đi ngủ người ta thường chúc ngủ ngon, rồi sau khi thức dậy, điều quan tâm đầu tiên cũng là ngủ có ngon giấc.
Trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn cho biết Ngài thường ngủ rất ngon. Điều đáng nói là những điều kiện hỗ trợ cho giấc ngủ của Ngài như phòng ốc, chăn màn, chiếu gối… đôi khi lại rất sơ sài, thậm chí có đêm đông phải nằm dưới gốc cây trụi lá. Hẳn Thế Tôn có bí quyết của riêng mình nên mới ngủ ngon trong bất cứ hoàn cảnh nào.
“Một thời Phật ở bên cạnh đền thờ A-la-tỳ. Bấy giờ trời rất lạnh lẽo, cây cối trơ trụi.
Khi ấy, con của trưởng giả Thủ-a-la-bà ra khỏi thành ấy, đi dọc theo bên ngoài, dần đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy và ngồi xuống một bên. Con trưởng giả bạch Thế Tôn:
- Chẳng rõ hôm rồi Ngài ngủ ngon chăng?
Thế Tôn đáp:
- Đúng vậy, chàng trai. Ta ngủ ngon lắm.
Con của trưởng giả bạch Phật:
- Nay là ngày rất lạnh, vạn vật trơ trụi. Thế Tôn lại ngồi đệm cỏ, mặc y áo quá mỏng manh. Thế sao Thế Tôn nói: ‘Ta ngủ ngon lắm’.
Thế Tôn bảo:
- Chàng trai lắng nghe! Nay Ta hỏi lại, hãy theo đó mà trả lời! Ví như nhà trưởng giả chắc chắn, phòng nhà không có gió bụi. Trong nhà đó, có giường nệm, mền, mùng, chiếu, gối đầy đủ mọi thứ. Có bốn ngọc nữ nhan sắc đoan chánh, mặt như hoa đào, hiếm có ở đời, nhìn không chán mắt, đèn đốt sáng sủa. Vậy trưởng giả ấy có ngủ ngon được chăng?
Con của trưởng giả đáp:
- Đúng thế, Thế Tôn! Có giường nằm tốt thì ngủ rất ngon.
Thế Tôn bảo:
- Thế nào, chàng trai? Nếu người ngủ được ngon giấc rồi nổi dục ý. Do dục ý này có mất ngủ chăng?
Con của trưởng giả đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn! Nếu người kia dục ý nổi lên, liền không ngủ được.
Thế Tôn bảo:
- Như người kia dục ý mạnh. Nay Như Lai đã dứt hẳn không sót, không còn gốc rễ, chẳng còn hưng khởi nữa. Thế nào, chàng trai, nếu có tâm sân giận, ngu si nổi lên, há ngủ ngon được sao?
Chàng trai đáp:
- Không ngủ ngon được. Vì sao thế? Do tâm có ba độc vậy.
Thế Tôn bảo:
- Như Lai hôm nay không còn tâm này, dứt hẳn không sót, cũng không gốc rễ… nên Như Lai chóng được ngủ ngon”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thanh văn [lược], 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.53)
Thì ra, các điều kiện vật chất bên ngoài chỉ hỗ trợ đắc lực cho giấc ngủ ngon mà thôi. Nhà cao, cửa rộng, chăn ấm, nệm êm… chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ cho một giấc nồng không mộng mị. Không ít người sống trong nhung lụa mà vẫn trắng đêm, không tài nào chợp mắt. Theo Thế Tôn, điều quan trọng nhất cho một giấc ngủ ngon là thân khỏe, tâm an. Ba độc tham sân si trong tâm càng lắng dịu chừng nào thì dễ dàng có được giấc ngủ ngon chừng nấy.
Thế nên trong cuộc sống hàng ngày, từ bi hỷ xả phải luôn được trau dồi để thân tâm nhẹ nhàng thanh thản. Thiền buông thư, thiền chánh niệm, thiền hành là các liệu pháp giúp cho thân tâm an tịnh, dễ thành tựu giấc ngủ ngon. Người có giấc ngủ ngon (sâu) thực ra họ không cần ngủ nhiều mà vẫn thấy đầy đủ, sảng khoái vì thân tâm được nghỉ ngơi trọn vẹn. Một số người tu ngủ rất ít nhưng không có biểu hiện đói ngủ là nhờ họ có giấc ngủ thật ngon.
Ngủ ngon là một phẩm chất quan trọng của đời sống hạnh phúc. Học theo Thế Tôn, chúng ta hãy chuyển hóa tham dục, sân hận và si mê. Khi thức bình an, nhẹ nhàng thì chắc chắn khi ngủ cũng an bình. “Nguyện ngày an lành đêm an lành/Đêm ngày sáu thời đều an lành” thì chắc chắn chúng ta có được cuộc sống an vui và hạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6959)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 5973)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7163)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7374)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6871)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7081)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7163)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7804)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 8016)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.