Bốn thứ che tâm

07 Tháng Sáu 201509:00(Xem: 6130)

BỐN THỨ CHE TÂM
Quảng Tánh

suy nghiem loi phatNgười tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối.

Chúng ta thường quy kết mọi thứ cho cái nghiệp của mình. Thì đúng là tất cả đều do nghiệp, nghiệp từ quá khứ xa cho đến quá khứ gần, nghiệp đang tạo ra trong hiện tại, nghiệp sắp tạo ở tương lai làm cho tâm trí mê mờ. Nhưng cụ thể thì do những nghiệp gì? Thế Tôn dạy, do “tham, sân, si, lợi” che lấp tâm trí của chúng ta.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay mặt trời, mặt trăng có bốn thứ che lấp nặng nề khiến không phóng được ánh sáng. Bốn loại nào? Mây, gió bụi, khói và A-tu-la, khiến mặt trời, mặt trăng bị che không phóng ánh sáng được. Đó là, này Tỳ-kheo, mặt trời, mặt trăng có bốn thứ che đậy, khiến mặt trời, mặt trăng không phóng ánh sáng lớn được. Đây cũng như thế, Tỳ-kheo có bốn kết che đậy tâm người không được cởi mở. Thế nào là bốn? Dục kết che đậy tâm người không được khai mở, sân nhuế, ngu si và lợi dưỡng che đậy tâm người không khai mở được.

Đó là, này Tỳ-kheo, có bốn kết che đậy tâm người không khai mở được. Hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thanh văn, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.52)

Trong bốn món kết “tham, sân, si, lợi” che tâm mà Thế Tôn đã dạy, thì ba độc (tham, sân, si) là căn bản phiền não, là bản chất của chúng sanh, sanh ra nơi đời là đã sẵn có trong tâm và bị chúng chi phối nặng nề. Để xua tan sự che phủ ba độc, phải dùng đến ánh sáng tuệ giác của “vô tham, vô sân, vô si”. Nhưng đây không phải là chuyện dễ làm, nhất là đối với hạng người phước mỏng nghiệp dày như chúng ta.

Còn món kết sau cùng, đó là lợi, tuy không phải là căn bản phiền não nhưng cũng rất khó dứt trừ. Dân gian thường nói, thấy lợi thì tối mắt, chính là đã thừa hưởng sâu sắc ý pháp này của Phật. Cũng vì chút lợi danh mà nhắm mắt làm càn, vong ân bội nghĩa, gây ra biết bao đổ vỡ và khổ đau. Để không bị lợi danh che mắt, chúng ta cần thường xuyên giác tỉnh, vận dụng tuệ giác vô thường để quán chiếu lợi danh như huyễn, có đó rồi không đó, nhằm giữ tâm thư thái, nhẹ nhàng.

Phương châm của người học Phật là “duy tuệ thị nghiệp”, phải thành tựu tuệ giác. Sở dĩ chúng ta dụng công tu hành đã lâu mà tuệ giác không hiển lộ chính vì tâm còn bị bụi mờ “tham, sân, si, lợi” che phủ. Khoan nói đến tham sân si, vì chỉ riêng một món “lợi” thôi mà đã gây đảo điên thế sự. Không chỉ người đời, mà ngay cả người tu nếu không khéo cũng rơi vào chướng nạn này. Vậy nên, hãy bắt đầu từ việc dễ nhất, xả bỏ lợi danh để từng bước khai mở tuệ giác, tự tại thong dong.

Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”. Đến tận ngày nay, nhìn vào hiện trạng tu học của bốn chúng đệ tử, lời dạy của Ngài vẫn còn cấp thiết, đồng vọng quanh ta.

Quảng Tánh

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5263)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5647)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5029)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5386)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6580)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5798)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5117)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6159)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6000)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 6151)
Thời Thế Tôn, nhiệm vụ trọng yếu của một Tỳ-kheo là tu học, khất thực và thuyết pháp. Cốt tủy của nội dung tu học là thiền định (tu) và nghe pháp (học). Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe pháp từ kim khẩu của Thế Tôn, nghe pháp từ chư vị Trưởng lão trong các hội chúng. Sau đó các Tỳ-kheo thường tụng đọc lại nội dung pháp thoại đã được nghe cho đến khi thuộc lòng.