Công đức xuất gia

13 Tháng Giêng 201609:07(Xem: 7979)

CÔNG ĐỨC XUẤT GIA
Quảng Tánh

Xuat-gia-the-phatAi cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.

Thế nên ngoài việc sống tốt, làm nhiều việc thiện, hàng Phật tử nên dành thời gian phát tâm tham dự các khóa tu, nhất là khóa tu xuất gia gieo duyên ngắn hạn. Nhờ đó phước mới được tạo thêm, công đức được vun bồi, thành tựu phước quả xa lìa ba đường ác mà tái sanh vào cõi trời.

“Một thời Phật ở Tỳ-xá-ly, bên ao Di-hầu, cùng với năm trăm chúng đại Tỳ-kheo.

Khi ấy Thế Tôn đến giờ đắp y, ôm bát, cùng A-nan vào thành Tỳ-xá-ly khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ-xá-ly có đại trưởng giả tên Tỳ-la-tiên, giàu có, nhiều tài sản chẳng thể tính kể, nhưng lại keo kiệt tham lam không có lòng bố thí, chỉ hưởng phước cũ, không tạo thêm phước mới. Lúc đó trưởng giả ấy đang cùng các dâm nữ ở hậu cung đàn hát, ca xướng vui chơi.

Thế Tôn đi đến hướng ấy, Ngài biết mà vẫn hỏi Tôn giả A-nan:

- Nay Ta nghe tiếng hát xướng, kỹ nhạc là ở nhà nào?

A-nan bạch Phật:

- Đó là ở nhà trưởng giả Tỳ-la-tiên.

Phật bảo A-nan:

- Trưởng giả này sau bảy ngày sẽ chết và sanh trong địa ngục Thế Khốc. Vì sao thế? Đó là lẽ thường. Nếu người đoạn căn lành thì lúc mạng chung đều sanh trong địa ngục Thế Khốc. Nay trưởng giả này phước cũ đã hết, lại không chịu tạo phước mới.

A-nan bạch Phật:

- Có nhân duyên nào khiến trưởng giả này sau bảy ngày không chết chăng?

Phật bảo A-nan:

- Chẳng có nhân duyên nào mà làm ông ta không chết được. Những hạnh ông ta gieo trồng ngày xưa, hôm nay đã hết. Điều này không thể tránh khỏi.

A-nan bạch Phật:

- Có cách nào khiến trưởng giả này không sanh vào địa ngục Thế Khốc chăng?

Phật bảo:

- A-nan! Có cách này có thể khiến trưởng giả không vào địa ngục.

A-nan bạch Phật:

- Những nhân duyên nào khiến trưởng giả không vào địa ngục?

Phật bảo A-nan:

- Nếu trưởng giả này chịu cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo thì có thể khỏi tội này được…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 40, Thất nhật [trích], 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.33)

Pháp thoại này, Thế Tôn đã trợ duyên cho trưởng giả Tỳ-la-tiên, từ chỗ lo làm ăn và hưởng thọ ngũ dục, chỉ hưởng phước cũ mà không tạo thêm phước mới, sau bảy ngày nữa sẽ chết khi phước báo cạn kiệt rồi sinh vào địa ngục, nhờ công đức của ngày xuất gia cuối đời mà được sinh về cõi trời.

Kinh ghi rằng, trong ngày xuất gia cuối đời ấy, trưởng giả Tỳ-la-tiên được Tôn giả A-nan dạy tu mười pháp quán niệm: “Ông nên nhớ tu hành, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Thôi dứt, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Tử. Nên tu hành pháp như thế. Tỳ-kheo hành mười niệm này sẽ được quả báo lớn, được pháp vị cam lồ”. Trưởng giả Tỳ-la-tiên chỉ tu được một ngày rồi mạng chung. Nhờ công đức xuất gia tu hành mười niệm mà ông thoát được địa ngục Thế Khốc, sinh lên cõi trời Tứ thiên vương.

Thế mới biết công đức xuất gia tu hành thật không thể nghĩ bàn. Thực hành quán niệm (chỉ cần một trong mười niệm) sẽ thành tựu công đức, phước báo vô lượng. Nên dù bận rộn đến mấy, hàng Phật tử tại gia cần phát tâm xuất gia gieo duyên, tham dự các khóa tu, thực tập quán niệm trong đời sống hàng ngày để vun bồi công đức, trang nghiêm phước báo, hiện đời an lạc, đời sau an vui. 

Quảng Tánh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tư 2015(Xem: 5646)
Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chánh tà lẫn lộn. Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chánh, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.
21 Tháng Tư 2015(Xem: 5671)
Con người là một hợp thể của năm uẩn, sắc (thân - vật chất) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm - tinh thần). Thân và tâm tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ khắng khít, tác động và hỗ tương lẫn nhau.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 5953)
Lời dạy của Thế Tôn thật rõ ràng “Nhận lợi dưỡng của người thật là chẳng phải dễ, khiến người chẳng đến được chỗ vô vi”. Nên chỉ xem lợi dưỡng là phương tiện sống và hành đạo mà thôi, quyết không dính mắc và không bị nó nhận chìm. Nhận chân và thực hành được lời dạy này của Phật thì may ra đời tu mới nhẹ nhàng, thanh thản, chỗ vô vi mới có thể dự phần. Còn nếu dính mắc quá nhiều vào lợi dưỡng và cung kính thì dù có là ai và địa vị nào đi nữa cũng chỉ dừng ở hữu `vi mà thôi.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 6877)
Ai cũng biết ham mê ngủ nghỉ là không tốt. Nhưng nếu không ngủ được lại là một đại họa. Ngủ ngon và đủ giấc giúp phục hồi sức khỏe, trí óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái, cuộc sống tươi vui hơn. Thế nhưng đời sống hiện đại đã khiến những giấc ngủ ngon ngày càng trở nên xa xỉ, đối với không ít người, đó là niềm mơ ước xa vời. Có lẽ vì thế mà trước lúc đi ngủ người ta thường chúc ngủ ngon, rồi sau khi thức dậy, điều quan tâm đầu tiên cũng là ngủ có ngon giấc.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 7002)
Rõ ràng Pháp vương và Pháp chủ là những tôn hiệu để chỉ Đức Phật. Tăng thống, Tăng chủ thì có thể vẫn là phàm tăng hoặc á thánh, còn Pháp vương và Pháp chủ thì chắc hẳn là bậc Giác ngộ, bậc Thánh A-la-hán trở lên. Nên thiển nghĩ, việc thiết định hay diễn dịch các chức danh trong Tăng đoàn cần phù hợp với tinh thần kinh điển và thuận hợp với lịch sử phát triển Phật giáo.
25 Tháng Ba 2015(Xem: 7644)
Có sanh ra ắt sẽ có già suy và bệnh chết. Ai rồi cũng đến lúc về già, sức vóc không còn tươi đẹp và khỏe mạnh như xưa. Âu đó cũng là quy luật thường nhiên sanh già bệnh chết.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6752)
Trong ba ác nghiệp của thân, khẩu, ý thì khẩu nghiệp (nói gian dối, nói chia rẽ, nói hung ác, nói dua nịnh) là dễ gây tạo nhất. Nhiều người cứ nghĩ lời nói gió bay nên nói không cần suy xét, nói cho đã miệng mà không ngờ những lời hư vọng ấy có tác hại không nhỏ đến mình và người. Nhất là khi đề cập hay bình phẩm về người tu hành,
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7396)
Hẳn ai cũng biết, một trong những bổn phận căn bản của người xuất gia là thuyết pháp, đem lời vàng vi diệu của Thế Tôn chia sẻ an lạc đến với mọi người.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 8411)
Như Lai phủ nhận vai trò lãnh đạo Tăng đoàn của Ngài hẵn có lý do. Trước nhất, Tăng già (Sangha) là một tổ chức nhưng dựa trên nền tảng thanh tịnh và hòa hợp mà hoàn toàn không có giáo quyền. Thứ đến, giải thoát và giác ngộ là nỗ lực phấn đấu để thăng chứng của tự thân mỗi Tỷ-kheo
01 Tháng Ba 2015(Xem: 6632)
Hẳn ai cũng biết câu: “Có tài mà cậy chi tài”, tài trí là cần thiết nhưng chưa đủ để đem đến thành công. Muốn thành công, ngoài tài trí cần phải có phước đức. Vì vậy, gieo trồng phước đức trong đời sống hàng ngày là một trong những nhân duyên quan trọng, góp phần đưa đến mọi thành công.