Ai là người sung sướng nhất?

20 Tháng Giêng 201609:07(Xem: 7810)

AI LÀ NGƯỜI SUNG SƯỚNG NHẤT?
Quảng Tánh

nguoi sung suongThường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.

Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và tìm cho mình con đường sống hạnh phúc, vui sướng đích thực. Họ chợt nhận ra rằng, “không còn sầu lo” là người sung sướng nhất trên đời.

Một thời, Tôn giả Na-già-bà-la ở trong thành Lộc Dã. Khi ấy có một Phạm chí già lụ khụ, xưa có quen biết chút ít với Tôn giả Na-già-bà-la, đến chỗ Na-già-bà-la thăm hỏi rồi ngồi một bên.

Bấy giờ Phạm chí bảo Na-già-bà-la:

- Trong các sự vui, nay ông thật là sung sướng nhất.

Na-già-bà-la nói:

- Ông xem những nghĩa gì mà nói trong các sự vui, tôi sung sướng nhất?

Bà-la-môn đáp:

- Trong bảy ngày vừa qua, tôi có bảy đứa con trai chết, những đứa này đều dũng mãnh, tài cao, trí tuệ ít người bì kịp, rồi trong sáu ngày gần đây, mười hai người làm cũng bị vô thường, họ rất siêng năng không có lười biếng. Kế đó năm ngày, bốn anh em của tôi chết, họ biết nhiều kỹ thuật, việc gì cũng làm được. Rồi cách bốn ngày, cha mẹ tôi mạng chung, tuổi vừa trăm tuổi bỏ tôi mà qua đời. Cách đây ba ngày, hai vợ tôi lại chết, họ dung mạo đoan chánh, thế gian ít có. Trong nhà tôi lại có tám hầm trân bảo, hôm qua đi tìm mà không biết chỗ. Ngày nay, như tôi gặp chuyện khổ não này không thể tính kể; mà Tôn giả thì hôm nay xa lìa hẳn hoạn nạn đó, không còn sầu lo, chỉ lấy đạo pháp làm vui thú. Tôi quán nghĩa này rồi mới nói: “Trong các sự vui, ông là sung sướng nhất”.

Khi ấy Tôn giả Na-già-bà-la bảo Phạm chí kia rằng:

- Tại sao ông không tìm cách khiến cho bao nhiêu người ấy đừng chết?

Phạm chí đáp:

- Tôi cũng làm nhiều cách để mong không chết và không mất của tiền, tôi cũng tùy thời bố thí tạo công đức, cầu khẩn chư thiên, cúng dường các trưởng lão Phạm chí, ủng hộ chư thần, tụng các chú thuật, cũng hay xem tinh tú, rồi cũng trộn cỏ thuốc, cũng đem thức ăn uống ngon ngọt cho họ lúc nguy ngập. So như thế mà chẳng thể xứng hợp, chẳng thể cứu được mạng họ.

Khi ấy Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ: Có thuốc, các chú thuật/ Đồ y phục, uống ăn/ Tuy thí mà vô ích/ Còn ôm thân khổ hạnh. Cho dù tế miếu thần/ Hương hoa và tắm rửa/ So sánh nguồn gốc này/ Không thể trị liệu được. Giả sử cho các vật/ Tinh tấn trì Phạm hạnh/ So sánh nguồn gốc này/ Không thể trị liệu được.

Phạm chí bèn hỏi:

- Nên thi hành pháp gì để không bị khổ não này?

Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ: Gốc ân ái vô minh/Nổi các hoạn khổ não/Điều ấy diệt không sót/Mới không có khổ nữa”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 41, Mạc úy [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.67)

Thì ra, tham ái và vô minh chính là cội nguồn của mọi lo sầu, khổ não. Khổ đau có mặt trong tất cả mọi người, không chừa một ai. Người đời, hàng Phật tử tại gia hoặc xuất gia đều không ngoại lệ. Ai thực hành Bát Thánh đạo, thắp sáng đèn tâm, diệt tận tham ái thì người ấy thoát khổ, không còn sầu lo, là người sung sướng nhất.

Cuộc hội thoại giữa Tôn giả Na-già-bà-la và người bạn già Phạm chí đã soi sáng cho chúng ta rất nhiều điều. Các pháp hữu vi đều vô thường, có sinh ắt có diệt, trong niềm vui đã tiềm ẩn nỗi buồn v.v... Bản chất của cuộc đời là vậy. Nên những người con Phật chúng ta, muốn có hạnh phúc đích thực, trở thành người sung sướng nhất, hãy chuyển hóa và đoạn tận tham ái, vô minh nơi chính mình.  

 

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Chín 2015(Xem: 6978)
Lẽ thường thì ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 5626)
Một số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6493)
Nhưng gần đây, có một hiện tượng đáng quan ngại đang diễn ra trong ngành hoằng pháp là một số vị pháp sư, giảng sư thuyết giảng Phật pháp với chủ kiến cá nhân như phủ nhận địa ngục và cõi trời (tịnh độ), khiến người học Phật hoang mang.
09 Tháng Chín 2015(Xem: 6359)
Quán niệm về sự chết là một pháp tu căn bản trong Thập niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Dừng nghỉ, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Chết). Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5761)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn. Dù mỗi người có toàn quyền tiêu tiền của họ theo những sở thích khác nhau, nhưng Thế Tôn cũng khuyến cáo rằng, đừng “như người làm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng thêm, sau bị cùng khốn dần dần đến chết”.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 5586)
Các căn tịch tĩnh hay hộ trì các căn là người tu vẫn thấy nghe tiếp xúc bình thường với cảnh trần nhưng chánh niệm, giác tỉnh cao độ. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp mà chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ khiến cho các căn thanh tịnh, không tạo ra nghiệp mới, gọi là thủ hộ các căn.
12 Tháng Tám 2015(Xem: 5397)
Ai thích ngắm trăng cũng đều cảm nhận rằng, dù trăng tròn hay khuyết cũng đều đẹp. Nhưng ít ai liên tưởng được rằng, thiện tri thức như trăng đầu tháng, càng ngày càng sáng đẹp; ác tri thức như trăng cuối tháng, càng ngày càng mờ tối dần.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 4889)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chất và tinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 5181)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục. Dù không ai biết rõ về địa ngục, trừ các bậc Thánh A-la-hán trở lên và những người tạo trọng tội, nhưng với niềm tin nhân quả sâu sắc, chúng ta cảm nhận được phước báo và tội báo rất rõ ràng.
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5295)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.