Việt Nam Qua Lý Nhân Quả

18 Tháng Mười Một 201615:56(Xem: 7818)
VIỆT NAM QUA LÝ NHÂN QUẢ
Thích Minh Không 17.11.2016

 

ngoithien_02Cách đây 3 ngày, tôi có viết bài ‘hiểu lý nhân quả ‘ . Chắc vì vậytâm thức tôi cũng bị ảnh hưởng cho nên khuya nay ngồi thiền ( tôi có thói quen ngồi thiền khuya lúc 2,3 giờ sáng vì tôi thấy dễ định tỉnh hơn nhiều so với ngồi thiền ban ngày, nếu bạn nào chưa bao giờ thiền khuya thì nên thử) tôi nảy sinh những ý nghĩ mà tôi cho là bị vọng tưởng xâm nhập. Số là lúc đó tôi đang quán tâm từ ( có 2 cách quán căn bản về tâm từ : một là gởi những niệm lành  xin cho an lạc thân tâm bắt đầu từ mình rồi lan đến những người thân nhất, lan tới những người ít thân và rồi lan tới mọi chúng sanh ; hai là cũng bắt đầu từ mình nhưng sau đó thì lan theo không gian, bắt đầu từ chỗ ở cúa mình lan theo địa lý đến toàn đất nước mình đang sống sau đó đến những  quốc gia khác,những châu lục khác. Dù rằng đạo lực mình không nhiều để có thể lan toả được như vậy nhưng dù sao thì những chủng tửchúng sinh cũng được gieo vào tâm thức) và đang rãi tâm từViệt Nam thì bỗng dưng xuất hiện những ý nghĩ phân tích về lịch sử Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ sự di dân của một nhánh người từ Trung quốc sang miền Bắc Việt Nam. Rồi sau đó dân Nam tiếp tục phát triễn về phía Nam. Nhưng trong quá trình tiến triễn đó, chúng ta phạm nhiều tội ácdiệt chủng nhiều dân tộc bản xứ chẵng hạn dân tộc Chàm và tàn sát nhiều dân Kmer vvv…

Trong cuộc chiến tranh giữa quân Tây Sơn cúa vua Quang Trung và vua Gia Long ( tôi nhớ hình như là cuộc chiến này) quân Tây Sơn cũng tàn ác giết cả trăm ngàn quân Xiêm (qua giúp vua Gia Long) chặn đường tháo lui của quân Xiêm, không cho chạy về nước mà tiêu diệt toàn bộ . Xiêm hồi xưa là Thái Lan bây giờ. Chính vì thế mà miền Nam trả quả mất nước. Bộ đội miền Bắc là hậu thân cuả dân Chàm. Mặt trận giải phóng miền Nam là hậu thân cúa quân Xiêm và Khmer ( số ít còn lại cuả quân Xiêm đầu thai làm hải tặc Thái Lan). Những ủy viên bộ chính trị và trung ưong Đảng là vua chúa và chức sắc cúa dân tộc Chàm. Thế thì bạn Việt Khang đừng có hỏi ‘anh là dân tộc nào mà nói tiếng nước tôi, mà đánh đập,bỏ tù dân tôi (vì bài hát này mà anh phải đi tù 4 năm)                                                                                                                          

Tôi xin trở lại đề tài quán tâm từ vì tôi thấy rất quan trọng. Chúng ta nên nhớ là Đức Phật mỗi ngày dành vài giờ để quán và rãi tâm từ nhuần thấm đại địa. Tôi khuyên các bạn có những bệnh kinh niên nên hành trì quán tâm từ mỗi ngày để có thể bệnh thuyên giảm hoặc khỏi hẵn trừ phi bệnh đến từ nghiệp hoặc đã trên 80 tuổi.

Để trị bệnh thì nên kết hợp thêm sự thở; trong hơi thở có cái gọi là khí, khí dù là vô hình nhưng có thật, khi khí trở nên mạnh thì sẽ có được công năng tự điều hoà cơ thể. Tôi cũng có một cách riêng để quán tâm từ là coi cơ thể mình như một tiểu vũ trụ. Tôi quán tưởng đến tất cả những chúng sinh sống trong thân thể tôi được sống hoà bình an lạc ; tôi cầu xin cho những con virus quái ác bỏ khí giới ; tôi khuyên các bạch huyết cầu đừng giết chúng mà chỉ tước khí giới. Khi tôi hành thiền, tôi mời mọi chúng sanh trong thân thể cùng thiền với tôi. Những bệnh kinh niên hay có một thời gian dài mới phát tác thì có thể có thời gian chuyển hoá. Nhưng có những loại virus hay bactérie chẵng hạn như ngộ độc thức ăn thì dĩ nhiên không có thời giờ để chuyển hoá mà phải cho bạch huyết cầu chiến đấu thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7776)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 6568)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 8010)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 7519)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7726)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7898)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 8504)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 8616)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 8187)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai. Biện tài có nghĩa là tài hùng biện, biện luận tài giỏi, khả năng nói các pháp nghĩa một cách khéo léo trôi chảy, thuyết pháp lưu loát, có sức thuyết phục người nghe.