Niết Bàn Và Sự Chấm Dứt Luân Hồi

04 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 68844)

NIẾT-BÀN VÀ SỰ CHẤM DỨT LUÂN HỒI
Thích Hiển Chánh

Ở bậc giác ngộ, các tiếp xúc chỉ còn là các kinh nghiệm đơn thuần, không có mặt của các phản ứng tình cảm và cũng không có sự chấp thủ từ các phản ứng này gây ra, nhờ vào sự chánh niệm và sự tuệ tri sự vật như chính bản chất của chúng là . . . Tham ái bị phá vỡ. Chấp thủ không còn chân đứng. Sanh tử đành phải vẫy tay chào từ biệt vĩnh viễn, không nuối tiếc!

Như được ghi chép trong kinh điển Phật giáo, điều kiện để con người và các loài hữu tình khác tồn tại là tham ái hay chấp thủ về sự sống (bhava-ta?à). Niết-bàn trái lại là sự chấm dứt các tham ái và chấp thủ đó. Một trong các đặc tính của niết-bàn là chấm dứt toàn bộ dòng tiếp nối của tái sanh (saịsàra) hay tái hiện hữu (bhavacakka). Nếu đau khổ (dukkha) được tạo nên hay được định nghĩa bằng sự sanh (jàti), già (jarà), chết (mara?ị ), sầu (soka), bi (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và não (upàyàsa),1 thì sự chấm dứt của toàn bộ khối đau khổ (anto dukkhassa)2 là niết-bàn. Nói cách khác, niết-bàn là sự diệt tận dòng chảy của tái hiện hữu (bhavanirodho nibbànaị ),3 hay sự chấm dứt của chuỗi vận hành sanh và tử (jàtimara?ssa antaị ). Theo học thuyết nghiệp và tái sanh, một chúng sanh được sanh ra là do các trói buộc của vô minh (avijjà), tham ái (ta?à) và chấp thủ (upàdàna). Sự chứng đạt niết-bàn trái lại bao gồm sự diệt trừ trọn vẹn các trói buộc này bằng cách phát triển tuyệt đối tuệ giác (vijjà) và trí tuệ (pagagà). Đó là tiến trình chấm dứt luân hồi. Đức Phật và các vị A-la-hán khác đã diễn tả một cách sinh động kinh nghiệm về sự chấm dứt luân hồi bằng các câu Cảm Hứng Ngữ (Udàna): "sanh đã tận, đời sống thánh đã hoàn thành, điều cần làm đã làm, không còn phải tái sanh nữa."4

Khái niệm vòng sanh tử ở đây nên được hiểu dưới góc độ ở tương lai hơn là ở hiện tại. Nghĩa là, đức Phật, đức Như Lai, bậc A-la-hán, bậc giác ngộ, những người đã chứng đạt niết-bàn không thể thoát mình khỏi trạng thái già, bệnh và cuối cùng phải chết. Tiến trình của cái chết được bắt đầu ngay khi con người được sanh ra trong đời, và như là quy luật duyên khởi tương thuộc không thể tránh khỏi, con người không thể vượt qua nó được. Bậc giác ngộ khác chúng ta ở chỗ các ngài không còn phải đối đầu với sự sanh, già, bệnh và chết ở tương lai và rồi ở những kiếp sống sau tương lai đó nữa. Nói khác, nếu khát vọng cho sự sống (bhava-ta?à) là một yếu tố của tái sanh thì sự diệt trừ tận gốc khát vọng đó sẽ giải thoát ta khỏi sự tái hiện hữu trong tương lai. Cần ghi nhận rằng khi biết rõ cái chết là không thể tránh khỏi, mà con người cứ tiếp tục tái sanh như kết quả của khát vọng hiện hữu (bhava-ta?hà), đức Phật và các bậc A-la-hán không phải mất thời giờ lo lắng về cái chết, cũng không cần phải nỗ lực một cách vô ích để xa lánh cái chết. Hơn bao giờ hết, đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta con đường vượt thoát khỏi đau khổ bằng cách hành trì chánh niệm và tỉnh giác trong từng phút giây của sự sống, tại đây và bây giờ.

Theo Phật giáo, luân hồi có mặt như là hệ quả của luật nghiệp báo. Tình trạng của đời sống hiện tại của con người tùy thuộc vào hành vi có chủ ý (cetanà) trong cả quá khứ và nhất là hiện tại. Năng lực của hành vi có chủ ý sẽ phân định tình trạng của con người trong hiện tại và tương lai. Vì thế, "các chúng sanh là những kẻ phải thừa tự tài sản hành vi của mình."5 Vòng tái hiện hữu (bhavacakka) được mô tả trong chuỗi duyên khởi (Paỉiccasamuppàda), bao gồm 12 mắc xích bắt đầu từ sự thiếu trí tuệ (avijjà) hành (sa?hàra), thức (vigagàza), tâm-vật-lý (nàma-ràpa), sáu giác quan (salàyatana), tiếp xúc (phassa), cảm thọ (vedanà), tham ái (ta?à), chấp thủ (upàdàna), tái hiện hữu (bhava), sanh (jàti), già và chết (jarà-mara?).6 Cội nguồn của chuỗi vận hành này chỉ có thể bắt đầu bằng tính tương thuộc duyên khởi đa chiều và đa dạng, trong đó, thức phân biệt (vigagàza) là một. Trong đạo Phật, thức phân biệt (vigagàza) tạo nên trạng thái hiện hữu (bhava) trong đời sau, mặc dù đạo Phật không thừa nhận một tác nhân thực thể trong đầu thai, theo nghĩa một chủ thể thường hằng bất biến. Thức như loại thực phẩm (vigagàzahàro, thức thực) được trích dẫn như là nguyên nhân trực tiếp của sự tái hiện hữu mới trong luân hồi ở tương lai.7 Chính ý thức tồn tại này (saịvattanika vigagàza) đã chịu trách nhiệm cho sự tái hiện hữu.8 Hơn nữa, trong tiến trình của tái hiện hữu (bhava), thức (vigagàza) không chỉ hoạt động đơn độc. Nó được sự hỗ trợ song hành của các năng lực vô minh (avijjà), sự chủ ý (kamma/cetanà), tham ái (ta?à) và chấp thủ (upàdàna). Như vậy luân hồi được điều kiện hóa bởi năm yếu tố sau đây, vô minh (avijjà), thức (vigagàza), sự chủ ý (kamma), tham ái (tazhà) và chấp thủ (upàdàna) trong đó các yếu tố 2-4 là quan trọng hơn hết, như đoạn kinh dưới đây mô tả: "nghiệp (kamma) là mảnh đất (khettaị ); thức (vigagàza là hạt giống (bìjaị) và tham ái (tadhà) là độ ẩm (sineho). Do bị vô minh (moha) chi phối, tham ái trói buộc, thức được hình thành trong thế giới thấp kém (hìnàya dhàtuyà)."9 Ở đây, nghiệp, thức và tham ái là bộ ba yếu tố chịu tránh nghiệm của tái sanh. Hành vi (kamma) đã tạo tác trở thành năng lực của con người, được thức phân biệt duy trì, mang theo và chuyển hóa (vigagàza).10 Để chứng đạt niết-bàn chúng ta không nên vận hành thức trong quỹ đạo của tái hiện hữu (vigagàzaị bhave na tiỉỉdhe).11 Như vậy nhờ vào sự diệt trừ sạch (nirodha) bộ ba yếu tố này, sanh, già và bệnh chết không có mặt trong hiện hữu ở tương lai. Đây là điều được đức Phật trình bày trong đoạn kinh dưới đây:

Chính bản thân ta chịu sanh, già, bệnh, chết, sầu khổ và phiền não, khi nhận chân được sự nguy hiểm của chúng, ta đã tìm kiếm cái không bị sanh (ajàta), không bị già, (ajara) không bị bệnh (abyàdhiị ), không bị chết (amata), không bị sầu khổ (asokaị), không bị phiền não (asankiliỉỉdhaị ), sự an tịnh tối thượng vượt thoát khỏi mọi trói buộc -- ta đã chứng đạt niết-bàn. Tuệ nhãn và tuệ tri sau đây đã xuất hiện trong ta; sự giai thoát của tâm trở thành bất động. Đây là đời sống cuối cùng. Ta không còn phải tái sanh nữa.12

Nói tóm lại, đối với bậc giác ngộ, người đã chứng đạt niết-bàn chuỗi duyên khởi 12 mắc xích (paỉiccasamuppàda) đã bị chặt đứt từng khúc. Ở đây, vô minh (avijjà) tên trọng não mặc dù không phải là nguyên nhân đầu tiên đã được chuyển hóa thành trí tuệ hay tuệ giác (vijjà/pagagà), 11 mắc xích còn lại đã trở nên bất lực và không thể liên kết với nhau được nữa, như một đầu tàu xe lửa đã tách khỏi đường rây, các toa còn lại không sao chạy được. Ở bậc giác ngộ bây giờ các tiếp xúc (phassa) chỉ còn là các kinh nghiệm đơn thuần, không có mặt của các phản ứng cảm xúc và cũng không có sự chấp thủ từ các phản ứng này gây ra, nhờ vào sự tuệ tri sự vật như chính bản chất của chúng (yonisa manasikàra, như lý tác ý) và sự chánh niệm (sati). Các cảm giác (vedanà) theo sau đó cũng được chuyển hóa. Tham ái (tadhà) bị phá vỡ. Chấp thủ (upàdàna) không còn chân đứng. Sanh tử đành phải vẫy tay chào từ biệt vĩnh viễn không nuối tiếc!

Chú thích:

1. D. II. 305.

2. Ud. 80.

3. II. 117.

4. M. I. 4: Khìzà jàti vusitaị brahmacariyaị kataị karanìyaịn paraị itthatt ayàti.

5. M. III. 203; MLS.III.249: "Này bà-la-môn, nghiệp là kẻ thừa tự của chúng sanh, nghiệp là dòng họ, nghiệp là bà con, nghiệp là viên thẩm phán (kammapatisarana). Nghiệp làm cho chúng sanh thiên sai vạn biệt, trở nên cao thượng hay thấp kém."

6. S. II. 2ff.

7. S. II. 13: vigagàdahàro . . . punabbhav àbhinibbattiyà paccayo.

8. M. II. 262.

9. A. I. 223: "Ito kho ònanda kammaị khettaị vigagàdhaị bìjam tanhà sineho avijj ànìvarananànaị sat ànaị sattànaị tanh àsagagàojan ànaị majjhim àya dhàtuyà vigagànaị patiỉhitaị ."

10. S. II. 97; S. IV. 86.

11. Sn. 1055.

12. M. I. 167; MLS I. 211.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2169)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8182)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3010)