Lưới Trời Ai Diệt?

07 Tháng Giêng 200900:00(Xem: 53258)

LƯỚI TRỜI AI DỆT?
Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học

Nguyễn Tường Bách
Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM 2004
luoitroiaidet-bia

XEM PHIÊN BẢN PDF: LƯỚI TRỜI AI DỆT? PDF

Mục Lục
LỜI GIỚI THIỆU

Lưới trời ai dệt?
Phần thứ nhất – NHỮNG NGƯỜI KHAI PHÁ MẢNH VƯỜN ĐẦY HOA
ĐẦU NGUỒN TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
CÁI ĐẦY ĐẶC VÀ CÁI TRỐNG RỖNG
KHÔNG GIAN BA CHIỀU VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THIÊN THỂ
BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG THỜI TRUNG CỔ
KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG THỜI TRUNG CỔ
Phần thứ hai - BUỔI BÌNH MINH CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRÁI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀTRUNG TÂM VŨ TRỤ
SỰ RA ĐỜI CỦA KHOA HỌC THỰC NGHIỆM
THƯỢNG ĐẾ LÀ NHÀ TOÁN HỌC?
NỀN VẬT LÝ CƠ GIỚI
NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU
THẾ GIỚI VÀ TÔI
Phần thứ ba - TỪ ÁNH SÁNG ĐẾN TRƯỜNG ĐIỆN TỪ
ÁNH SÁNG ĐI TỪ TRONG RA NGOÀI
ÁNH SÁNG LÀ NHỮNG HẠT VẬT CHẤT
SÓNG, MỘT DẠNG VẬN ĐỘNG MỚI
ÁNH SÁNG CŨNG LÀ SÓNG
TRƯỜNG ĐỆN TỪ, SỰ PHÁT HIỆN VĨ ĐẠI
ÁNH SÁNG LÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
CHẤT LIỆU KHÔNG HỀ CÓ THẬT
Phần thứ tư - NỀN VẬT LÝ HIỆN ĐẠI
TẤT CẢ ĐỀU TƯƠNG ĐỐI
CÁC MÔ HÌNH CỦA NGUYÊN TỬ
NHỮNG BƯỚC NHẢY LƯỢNG TỬ
DIRAC VÀ ĐỐI VẬT CHẤT
NHỮNG “HẠT CƠ BẢN” CỦA VẬT CHẤT
LỰC LÀ CÁC HẠT ĐANG “TƯƠNG TÁC”
CÁC PHÁT TRIỂN MỚI
Phần thứ năm - CÁC KHUYNH HƯỚNG TRIẾT HỌC
CÓ HAY KHÔNG CÓ
CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI IMMANUEL KANT
LÝ THUYẾT KHOA HỌC CÓ MÔ TẢ ĐƯỢC THỰC TẠI?
HAI TRƯỜNG PHÁI DUY THỰC VÀ CÔNG CỤ TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CÁI BIẾT VÀ CÁI THẤY
THẾ GIỚI ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG Ý THỨC?
Phần thứ sáu - TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT?
SỰ IM LẶNG CAO QUÍ
THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG THAY ĐỔI LIÊN TỤC
CÁI NÀY SINH THÌ CÁI KIA SINH, CÁI NÀY DIỆT THÌ CÁI KIA DIỆT
KHÔNG CÓ AI CẢ TRÊN ĐỜI NÀY
CHẲNG ĐẾN CŨNG CHẲNG ĐI
NGOÀI THỨC KHÔNG CÓ GÌ CẢ
CÓ SỰ TÁI SINH NHƯNG KHÔNG CÓ NGƯỜI TÁI SINH
MỖI NGƯỜI SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI RIÊNG?
TỪ THỨC ĐẾN VẬT CHẤT
HÓA THÂN TRONG NHIỀU THẾ GIỚI
Phần kết - SÂN KHẤU ĐỜI NGƯỜI
TRỞ VỀ THỜI GIAN
NẰM MƠ XEM KỊCH

Lưới trời ai dệt?  
Tác giả Nguyễn Tường Bách 
Số trang 374 
Khổ sách 14,5 x 20, cm 
Giá bìa 38.000 đ 
Nhà xuất bản Trẻ 
Năm xuất bản 2004 
 
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. 

Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"

Sách có ích cho những ai quan tâm đến khoa học, triết học và tư tưởng Phật giáo. 
 
 WP: Hoàng Ngọc Anh


XEM NỘI DUNG PHIÊN BẢN EBOOK .PDF: LƯỚI TRỜI AI DỆT? PDF
XEM NỘI DUNG PHIÊN BẢN EBOOK .PRC : LƯỚI TRỜI AI DỆT? PRC

Tôi làm ebook này sau khi đã đọc hết cuốn sách mua từ PNC. Mục đích muốn chia xẻ một cuốn sách bổ ích với mọi người và mong cũng các bạn cũng có những giây phút thú vị giống như tôi khi đọc nó. Tôi xin để sách trong VIP forum. Truớc hết để chia xẻ với những thành viên tích cực của TVE. Sau nữa để tùy sự định đọat của BQT về việc có nên chia sẻ rộng rãi với tất cả bạn đọc TVE hay không? Bởi lẽ tôi không muốn tác giả sau khi từ chối TVE cho đăng "Mộng đời bất tuyệt" lại "thất kinh" khi thấy TVE tiếp tục cho đăng một tác phẩm khác của ông. Cũng có lẽ không đến nỗi nghiêm trọng thế bởi để làm ebook này tôi đã lấy nguồn từ thư viện hoa sen - mà tôi chắc là tác giả biết rõ thư viện hoa sen và nhất trí để họ đăng sách mình lên đó.

Bây giờ xin nói vài lời về nội dung cuốn sách: Tôi đọc nó sau khi đọc 2 cuốn "Chiếc Lexus và Cây Ôliu" cùng "Những lối đi giữa hàng cây tăm tối". Cuốn thứ nhất nói về một thế giới vĩ mô đang vận động từng giây, từng phút. Cuốn thứ hai nói về những hòai niềm của một thời gian tưởng chừng như đã chết, đã dừng lại với tác giả. Còn cuốn sách này thì lại nói về cái vô tận và trường tồn mãi mãi. Vậy là tôi như đi lên núi rồi rơi xuống vực và cuối cùng lạc trong sa mạc. Có lẽ vì vậy tôi có cảm giác hơi khác cảm giác mà mọi người có thể có khi đọc cuốn này một cách độc lập.

Đây không hề là một cuốn sách dễ đọc. Điều đặc biệt là nó trình bầy các thành tựu khoa học trên cơ sở triết học. Điều này có lẽ còn xa lạ với chúng ta, những người đuợc giáo dục một cách khá là sơ cứng theo chương trình giáo dục nước nhà. Trong phần sau, tác giả cố gắng lý giải những bế tắc (hy vọng là nhất thời) của khoa học trên cơ sở phật giáo. Đây cũng lại là một cách tiếp cận khá lạ với phần lớn chúng ta. Tuy nhiên nó không hề là một cách tiếp cận của riêng tác giả nếu bạn đã từng đọc "Đạo của Vật Lý" hay những tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận. Chính vì lẽ đó tôi có làm thêm phần phụ lục (không hề có trong bản in của NXB Trẻ) với bài luận của nhà thiên văn học người Việt này cũng theo cách đề cập tương tự với tác giả Tường Bách.
(Quang Hai Thư Viện Ebook)




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3526)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10332)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4600)