Làm thế nào để phát triển tuệ giác

12 Tháng Tư 201516:17(Xem: 9533)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TUỆ GIÁC

Duyên Sinh

Bài của ông Đào Văn Bình “Không có phước đức nào lớn bằng sự thông thái của trí tuệ”, đăng trên Sachhiem.net[1], là một bài viết rất hay. Bài này sẽ khai sáng cho rất nhiều người, mà phương pháp cầu nguyện không thể mang tới.

Nói vậy không có nghĩa là phương pháp cầu nguyện không có hiệu quả. Tùy theo trường hợp và căn tính của mỗi người. Đức tin và cầu nguyện chắc chắn mang tới lợi lạc, nếu đức tin và cầu nguyện ấy dẫn tới sự thực tập.

Thực tế cho thấy không có một quyền năng nào có thể ban tặng tuệ giác cho một người, mà người nhận lãnh chỉ có đức tin và chỉ biết cầu nguyện. Cầu nguyện mà không thực tập thì chẳng khác nào “muốn ăn quả mà không muốn trồng cây”.

ĐỨC HẠNH VÀ TUỆ GIÁC LÀ HAI THỨ QUÝ NHẤT TRÊN ĐỜI

ni gioi ngay nay 2Thuở ấy Đức Thế Tôn đang hoằng hóa tại thành phố Champa, một thành phố lớn nhất của xứ Anga, dưới quyền bảo hộ của vua Bimbisara thuộc nước Magadha. Dân cư ở thành phố Champa đông đúc, ruộng lúa phì nhiêu, và cây cỏ xanh tươi. Bụt đang cư trú trong một khu rừng mát mẽ cạnh bên một hồ sen. Trên mặt hồ hoa sen nở rộ và thơm ngát.

Nghe Bụt tới, dân chúng lũ lượt tới thăm ngài rất đông. Trong đám đông ấy có Sonadanda, một tín đồ Bà La Môn nổi tiếng thông thạo kinh điển Vệ Đà. Sonadanda tỏ ý muốn tới thăm thăm Bụt, tuy nhiên những người Bà La Môn khác cố ý ngăn cản. Họ sợ sự viếng thăm của Sonadanda sẽ làm cho uy tín của Bụt tăng lên.

Sonadanda rất hãnh diện về sự hiểu biết kinh điển Vệ Đà của mình. Ông tự tin nói với các bạn của ông:

-Ta phải tới viếng thăm sa môn Gotama chứ! Ta phải biết ta hơn sa môn Gotama ở điểm nào; và ta cũng phải biết sa môn Gotama hơn ta ở điểm nào!

Nghe nói thế, gần một trăm người thanh niên Bà La Môn cũng muốn đi theo. Họ tin tưởng họ sẽ chứng kiến một cuộc đấu khẩu hào hứng giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo… Tổng cộng những người thanh niên Bà La Môn và dân chúng địa phương tới nghe thuyết pháp ngày hôm ấy lên tới gần năm trăm người.

Khi các thanh niên Bà La Môn và dân chúng địa phương tới nơi cư trú của Bụt, họ chia ra thành hình vòng cung ngồi bao quanh trước mặt Bụt. Sonadanda còn đang phân vân chưa biết phải mở đầu câu chuyện ra sao, thì Bụt ân cần hỏi:

-Này quý vị học giả Bà La Môn. Xin quý vị hãy cho chúng tôi biết đâu là những điều kiện thiết yếu để một người Bà La Môn có thể thật sự là một vị Bà La Môn chân chính? Quý vị nói đi, và nếu cần thì quý vị nên viện dẫn bằng kinh điển Vệ Đà của quý vị.

Sonadanda rất hoan hỷ. Kinh điển Vệ Đà là “trúng tủ” của ông ta. Ông ta nói:

-Này sa môn Gotama. Một vị Bà La Môn chân chính phải có năm điều kiện sau đây.

Thứ nhất: Phải có dung sắc đẹp đẻ.

Thứ hai: Phải biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật.

Thứ ba: Phải có huyết thống bảy đời.

Thứ tư: Phải có đức hạnh.

Thứ năm: Phải có tuệ giác.

Bụt hỏi:

-Trong năm điều kiện ấy, điều kiện nào là căn bản? Còn điều kiện nào dù là không có, thì người Bà La Môn vẫn còn có thể là một người Bà La Môn đích thực?

Trả lời dần theo những câu hỏi của Bụt, Sonadanda đi đến kết luận hai điều kiện sau chót là hai điều kiện căn bản của một vị Bà La Môn đích thực. Sonadanda công nhận các điều kiện: dung sắc, kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, và huyết thống bảy đời không phải là những điều kiện căn bản. Chỉ cần còn có hai điều kiện sau cùng là đức hạnh và tuệ giác, thì người ấy vẫn có thể là một vị Bà La Môn đích thực như thường!

Hầu hết các vị Bà La Môn có mặt ngày hôm đó đưa tay phản đối Sonadanda. Họ kết tội Sonadanda đã bị sa môn Gotama dùng lý luận đưa tới chỗ người Bà La Môn phải chấp nhận lý luận của sa môn Gotama, chối bỏ điều kiện huyết thống bảy đời là điều kiện căn bản. Họ đã đặt hết niềm tin nơi sự thông minh và tài năng của Sonadanda mà họ coi là vị lãnh đạo tinh thần của họ. Nay Sonadanda công nhận lập trường của sa môn Gotama, làm họ mất mặt quá!

Bụt can thiệp:

-Này quý vị quan khách! Nếu quý vị có lòng tin nơi người lãnh đạo của quý vị là Sonadanda, thì quý vị im lặng đi để tôi tiếp tục đối thoại với ông ta. Còn nếu quý vị không có lòng tin ở ông ta, thì quý vị xin ông ta im lặng đi để tôi nói chuyện với quý vị.

Mọi người im lặng.

Sonadanda nói:

-Xin sa môn Gotama yên lòng. Để tôi có đôi lời nói với các bạn của tôi.

Rồi Sonadanda quay sang các vị Bà La Môn, chỉ ngón tay vào vị thanh niên ngồi hàng đầu, nói:

-Các bạn có thấy cháu tôi, vị thanh niên tên là Angaka không? Angaka là một vị Bà La Môn có dung sắc đẹp đẻ, biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, có huyết thống bảy đời bên nội lẫn bên ngoại. Nhưng nếu Angaka không gìn giữ đức hạnh, để trở thành một người trộm cước, tà dâm, dối trá… thì dung sắc của Angaka còn có giá trị gì? Kiến thức Vệ Đà và chú thuật còn có giá trị gì? Huyết thống thanh tịnh bảy đời còn có giá trị gì? Thưa các bạn, hai điều kiện sau cùng là đức hạnh và tuệ giác mới thật sự là hai điều kiện căn bản của một vị Bà La Môn đích thực. Đây là sự thật chung cho tất chúng ta chứ không phải là sự thật riêng cho sa môn Gotama.

Khi Sonadanda vừa dứt lời, quần chúng hoan hô vang dội. Chờ cho tiếng hoan hô dứt, Bụt hỏi Sonadanda:

-Nhưng trong hai điều kiện căn bản còn lại, là giới hạnh và tuệ giác, ta có thể bỏ bớt một điều, chỉ giữ lại một điều hay không?

Sonadanda nói:

-Thưa sa môn Gotama, không thể được. Nhờ giới hạnh tinh nghiêm mà tuệ giác phát triển, nhờ tuệ giác phát triển mà giới hạnh càng tinh nghiêm. Sa môn Gotama, cũng như lấy tay để rửa tay, lấy chân để kỳ cọ chân. Hai thứ giới hạnh và tuệ giác nâng đỡ và phát triển lẫn nhau: giới hạnh làm cho tuệ giác sáng tỏ và tuệ giác làm cho giới hạnh tinh nghiêm. Giới hạnh và tuệ giác là hai thứ quý nhất trên đời.

Bụt khen ngợi:

-Hay lắm, Sonadanda! Những điều ông nói là sự thật. Giới hạnh và tuệ giác là hai thứ quý nhất trên đời. Ông hãy nói thêm đi! Làm thế nào để phát triển giới hạnh và tuệ giác đến một mức độ cao nhất?

Sonadanda chắp tay xá Bụt. Ông mĩm cười nói:

-Bạch sa môn. Xin sa môn chỉ dạy cho. Chúng con chỉ biết nguyên tắc, sa môn là người có thực tập và có chứng đắc, xin sa môn giải bày cho chúng con đâu là những phương pháp để giúp chúng con phát triển giới hạnh và tuệ giác tới một mức độ viên mãn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TUỆ GIÁC TỚI MỘT MỨC ĐỘ VIÊN MÃN ?

Sau lời thành khẩn của Sonadanda, Bụt bắt đầu giảng về tam học, tức là Giới, Định, và Tuệ.

XEM TIẾP:
pdf_download_2
Làm Thế Nào để Phát Triển Tuệ Giác

(Nguồn: www.duyensinh.com )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8177)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)