Bát Nhã Tâm Kinh phần 2

26 Tháng Mười Một 201504:02(Xem: 8504)

BÁT NHÃ TÂM KINH (PHẦN 2)
Mãn Tự 

    

blank(Tiếp theo phần 1)

          Này Xá-Lợi-Tử: “Sắc bất dị không –Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không –Không tức thị Sắc”; Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng vậy. Trong bốn câu này chia ra làm hai cấp độ, hai câu đầu là “Sắc bất dị không –Không bất dị Sắc”, là thuộc về cảnh giới nhị thừa; còn hai câu sau “Sắc tức thị Không –Không tức thị Sắc”, là trình độ cảnh giới Đại Thừa.

          “Sắc bất dị không” ở trình độ cảnh giới nhị thừa vì chưa có Bát-nhã-Trí nên phải dùng pháp hữu vi để phân tích giảng giải bằng cách đem cái sắc chia chẽ tận cùng cho đến không còn chia chẽ được nữa thì sắc không còn là sắc. Chữ bất dị có nghĩa là không khác; trong kinh Lăng Già Đức Thế Tôn thí dụ cục đất với hạt bụi, nếu nhận thức bằng mắt thấy thì hạt bụi không phải là cục đất, tuy nhiên hạt bụi cũng không ngoài cục đất mà có.

          Trong sáu Tướng viên dung là “Tổng đồng thành-hoại-dị-biệt” chia làm ba cặp chữ “dị” cặp với chữa “đồng” . Vì vậy, dị với đồng là “sai biệt” chứ không phải là “khác biệt”. Dị với Đồng nó chỉ sai biệt về hình tướng, tuy nhiên cái thể thì đồng giống như nước. Nước có muôn hình vạn trạng như nước biển, song, hồ, ao, giếng, lọ, chai, bình…Dù vậy, khi đỗ chung vào thì Nó hoàn toàn không ngăn ngại chống đối. Sai biệt là trí – Khác biệt là thức.

          Hay giống như các loài ở trong nước có thiên hình vạn trạng, theo tâm thức phân biệt thì thấy trùng trùng chủng loại khác nhau từ hình giáng cho đến thể trạng- không cái nào giống cái nào. Tuy nhiên Trí Bát-nhã thì nó chỉ thấy sai biệt mà thôi, vì tất cả thủy chủng không ngoài nước mà có.

          “Không bất dị Sắc”- Vạn vật trong vũ trụ này cho dù cực lớn cho đến cực nhỏ cũng không ra ngoài bốn tướng đó là “Thành –Trụ -Hoại –Không”. Chũ không này là không thấy đối với nhãn quan, chứ không phải là không có. Với Tuệ nhãn Đức Như Lai Thế Tôn vào thời đại hơn 2500 năm về trước gần như hoang sơ mà Ngài đã thấy được “Không bất dị Sắc”; Vì vậy những cảnh giới diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm không nghi ngờ là huyền ảo nữa.

          Với sự phát minh kỳ diệu của khoa học bây giờ, nhờ có những chiếc phi thuyền bay lên không gian ngoài quỹ đạo trái đất nên chúng ta biết rằng , hành tinh mà chúng ta đang sống nó lơ lững trong không gian hoàn toàn không nương tựa vào đâu hết. Không chỉ hành tinh của chúng ta như vậy cho đến một thái dương hệ gồm có mặt trời mặt trăng và mấy chục vì sao cũng vậy. không chỉ một thái dương hệ cho đến những giải ngân hà có hằng hà sa số Thái dương hệ và những vì sao cũng vậy… Tóm lại tất cả vạn vật trong vũ trụ này có thành cũng từ không gian, trụ cũng trụ trong không gian, rồi hoại cũng trở lại không gian. Phải biết cái không này  không đi không đến không vào không ra.

          Thí dụ, có một khoảng đất trống người tà xây lên một căn nhà, rồi thời gian trăm năm sau hay lâu hơn nữa vì không sửa sang tu bổ nên căn nhà suy sụp hoang tàn rồi biến mất. Khi chưa có căn nhà nó là một khoảng trống không gian, khi căn nhà hiện hữu thì không gian cũng không bị dời đi, khi căn nhà biết mất cũng không phải không gian quay trở lại. Căn nhà có thành có hoại còn không gian không đến không đi, vạn vật hiện hữu từ không gian vì vậy không gian trong vạn vật luôn luôn tồn tại không mất không còn. Thấy được- thâm nhập được vào “Sắc bất dị không –Không bất dị Sắc” là bắt đầu tiến lên Đại thừa, vì mới bắt đầu nên gọ là “Đại thừa Thủy giáo”. Cảnh giới “Đại thừa Thủy giáo” còn tác ý tư duy về cái Không để đối trị các tướng khởi lên trong Tâm thức nên có cái tướng Không, vì chấp tướng Không này làm cứu cánh nên mới phát sinh Tông phái “Không Tông”. Đức Thế Tôn từng cảnh báo thà chấp cái có bằng núi tu di còn hơn là chấp cái Không trơ không có gì hết.

          Bây giờ đến “Sắc tức thị Không –Không tức thị Sắc”. Sắc tức thị Không nói cho đủ là: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức Tánh Không. Chữ bất dị trước là nhờ phân tích giảng giải mới hiểu nhận ra Tánh Không, dù vậy Nó vẫn còn trong tâm thức. Còn “tức thi” nghĩa là không còn qua trung gian phân biệt của Thức thứ sáu nữa mà ngay liền đó Tánh Không hiển hiện. Tánh Không này không phải là không có gì hết, mà tất cả những gì Tâm thức cất giữ, lưu trữ hay hiện hành từ Sắc cho đến Thọ Tưởng Hành Thức nó đều biết là Tánh Không.

          Từ Thưở ban sơ Đức Thế Tôn Như Lai ngài giảng dạy Bát Nhã Ba-La-mật cho đến hiện tại đối với Tâm thức nó luôn luôn chống đối không chấp nhận. Sự không chấp nhận đó không phải chỉ phàm phu mà cả ngoại giáo, từ các vị Tiên nhân đến các vị đắc từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền đến cảnh giới phi tưởng, phi phi tưởng và diệt thọ tưởng định. Còn các Vị tu trong giáo pháp Đức Thế Tôn thì từ Tứ quả cho đến Bích chi Phật đều khởi lên Tâm nghi ngờ về Bát-Nhã-Ba-la-mật là “Không phân biệt thì làm sao biết” vì trong Bát-nhã Trí là không phân biệt. Không phân biệt làm sao biết nếu nhìn từ bên ngoài là một câu hỏi nghi ngờ về pháp Bát-nhã-Ba-la-mật. Tuy nhiên, sâu thẫm từ bên trong là Nó sợ mất đi Tự ngã; vì Tự ngã cũng do phân biệt mà có. Quả thật, sống trong nhân gian bất cứ nơi nào trên trái đất này mà không biết phân biệt chắc chắn là không thể tồn tại; và cũng chắc chắn rằng Đức Thế Tôn Như Lai không chỉ dạy cho chúng ta thành ngu ngơ.

          Bây giờ nói về phân biệt và thế nào là phân biệt. Phân biệt nghĩa là sự so sánh đối chiếu giữ hai yếu tố, hai yếu tố đó có thể là âm thanh hay sắ tướng… một là Cái đang có- một là cái đã có. Cái đã có là sự thâu nhận qua sáu quan năng lần đầu tiên có cái biết rồi nó lần lần tăng trưởng liên tục và lưu trữ cho đến ngay hiện tại. Còn cái đang có là cái xuất hiện ngay trong thời khắc đó. Những cái lưu trữ đó do sự vận hành cực vi tế của tâm thức, nên một hình ảnh hay một âm thanh … xuất hiện thì tài liệu lưu trữ nó khởi lên đối chiếu ngay lập tức  nó cho ra một kết quả. Vì vậy những cái phân biệt đúng hay sai không phải của cái đang có mà do cái đã có quyết định. Còn những gì chưa có tài liệu lưu trữ thì nó không biết dù nó có hiện hữu trước sáu quan năng.

          Vì sao Bát-nhã Trí vô phân biệt, và thức phân biệt nó có tác dụng đem đến hệ lụy như thế nào? Do sự vận hành cực vi của dòng tâm thức nên khi phân biệt khởi lên nó cuốn theo những tài liệu lưu trữ liên quan, rồi nó đưa ta trở lại thế giới quan mà ta đã từng trải nghiệm qua, rồi nó hằng sâu vào những ấn tượng đó là sướng, khổ, buồn vui, giận hờn, lục dục thất tình, tham sân si… nó lập đi lập lại nó gặm nhấm lâu dần làm thành thói quen, rồi nó bắt ta phải làm theo nó, giống như một người nghiện thuốc là hay nghiện rượu vậy. Thông thường những vị trung niên hay những vị có tuổi lâu lâu họ hội họp với nhau để tâm sự, để ôn lại dĩ vãng, nhưng họ nào biết đó là thói quen do chính họ tạo ra, rồi nó bắt họ phải làm theo nếu không thì nó sẽ rất buồn.

          Vì sao Bát-nhã Trí vô phân biệt? Vì Bát-nhã Trí thấy được Tâm thức, vì vậy khi Tâm thức khởi lên cái nhân thì Bát-nhã Trí không cần phân biệt mà Nó biết luôn cái Quả, vì sao? Vì Tâm thức có khởi lên thì nó chỉ khởi lên được những gì nó tích chứa lưu trữ. Nghiệp thức, Tánh nó là luân hồi nó chạy lòng vòng không đầu không đuôi, không nơi phát xuất cũng không chấm hết, vì vậy cho dù có thần thông phép màu thông thiên triệt địa, thì cũng không vượt  ra ngoài nó được. Trong Đại Bảo Tích có một bản kinh nói về sự tích Ngài Mục-kiền-Liên muốn dùng thần thông để đo lương âm thanh Thế Tôn vang đến bao xa, hay chuyện Tây du ký của Ngô Thừa Ân diễn tả về Tôn Ngộ Không dù nhảy một nhảy là 10.800 dặm cũng vậy. Hay thí dụ, một người trẻ 15 hay 18 tuổi gì đó, nếu nghĩ đến sau này họ sẽ 70 hay 80 tuổi thì thời gian thật là dài. Tuy nhiên với những người đã 70 hay 80 tuổi rồi thì họ lại cảm thấy thời gian từ lúc hiểu biết cho đến 70-80 tuổi thật là ngắn ngũi, vì vậy mới có nhiều cảm thán, cuộc đời thật là nhanh như bóng câu qua cửa sổ hay như đóa phù dung sớm nở tối tàn, còn nếu đo đếm thì dài chưa đến một gang tay… Cảm giác thời gian dài hay ngắn của ta thì cũng chính cái Thức co duỗi mà ra.

          Còn thế nào là cái Trí biết cái Thức? Thí dụ, có một người thuê căn hộ trong một khu ổ chuột, đường hẻm đi vào quanh co với nhiều ngõ ngách như bát trận đồ, mỗi lần ra vào anh ta phải cố gắng nhìn thật kỹ để nhớ những căn nhà những con hẻm rắc rối để khỏi đi sai đường. Dù là như vậy, ban đầu cũng năm lần bảy lượt bị sai đường, rồi dần dần thời gian qua đi anh ta ở hai tháng bốn tháng cho đến nũa năm sau, bây giờ anh ta đi chơi bất cứ nơi nào, khi muốn về thì bước chân đưa anh ta về mà không cần suy nghĩ hay tác ý để nhớ nữa, tuy rằng cũng những con hẻm đó cũng căn nhà đó và cũng những con đường rắc rối đó. Cái Trí biết cái Thức là như vậy.

          Thức Tâm làm luân hồi vì khi niệm khởi lên thì gió nghiệp theo đó dẫn dắc cảnh duyên tiếp nối cảnh duyên, nó đi xong rồi nó vòng lại cứ tiếp tục như vậy, khi thức đã đành mà cho đến lúc ngủ nó cũng vận hành không gián đoạn, vì nó luân chuyển như vậy nên nó tạo ra một vòng nhân quả luân hồi bất tận.

          Vì sao Bát-nhã Trí qua được bờ bên kia? Vì Bát-nhã Trí thấy được nhân quả đồng thời. Câu “một hạt bụi dấy lên là đại địa trọn thâu” ý nghĩa nhân quả đồng thời là như vậy. Đại địa là Thức còn hạt bụi là Trí, tuy chỉ là hạt bụi nhưng nó chứa toàn bộ đại địa bên trong cũng không chật hẹp mà Đại địa cũng không nhỏ đi, còn hạt bụi không lớn thêm ra. Đem thí dụ cảnh giới Đại địa nằm trong hạt bụi, với Tâm thức thì không làm sao hình dung hay tưởng tượng ra được, tuy nhiên với Trí Bát-nhã thì đó mới là cảnh giới siêu việt đại địa mà thôi, tiến lên nữa là tam thiên đại thiên thế giới trong một vi trần và Pháp giới trong một sát-na, Trí Bát-nhã là như vậy. Hay với khoa học năng lượng bây giờ khám phá vật chất càng nhỏ thì năng lượng càng lớn, hay thí dụ có một phi hành gia bay ra ngoài không gian, rồi tùy theo độ cao mà phi hành gia thấy lại quả địa cầu mình sống lần lần thu nhỏ lại, rồi độ cao tăng lên thì địa cầu chỉ còn một dấu chấm, rồi cho đến một độ cao hơn nữa thì hành tinh mà anh ta đã sống nay chỉ là một tia sáng lập lòa mà thôi, cho đến nó không còn hiện hữu trong tầm mắt anh ta nữa. Tuy nhiên, theo trình tự cao xa mà phi hành gia thấy hành tinh này là một hạt bụi, một dấu chấm, một vi trần, một tia sáng, cho đến biến khỏi tầm mắt của anh ta, thì quả địa cầu này cũng không mất đi, cũng không nhỏ lại. Mọi sinh hoạt sự sống vẫn vận hành một nhịp điệu bình thường không có gì trở ngại. Còn đối với phi hành gia cũng vậy, cho dù hành tinh này chỉ còn là một tia sáng  thoáng qua trong tầm mắt, nhưng khi Tâm thức khởi lên thì tất cả những hình ảnh mà anh ta từng thâu nhận trong cuộc sống hiện ra hoàn toàn đầy đủ, như gia đình, thành phố, đất nước, nơi làm việc, từ núi sông ao hồ biển cả cho đến vùng đất nước mà anh ta đi qua, cho đến tình cảm vui buồn trong đời sống. Khi quả địa cầu biến mất khỏi tầm mắt của anh ta thì không phải quả địa cầu mất, rồi khi quay lại thì quả địa cầu hiện ra, dù là như vậy cũng không phải địa cầu còn, vì sao? Vì chưa từng mất, mất-còn chỉ là khái niệm của Tâm thức, Trí Bát-nhã nó biết như vậy. Tâm thức kéo khái niệm dài ra, còn Bát-nhã Trí nó thâu khái niệm lại, tuy có dài có ngắn, có nhỏ có lớn nhưng hoàn toàn không ngăn ngại. Hay giống như một cái USB nó chứa hàng ngàn tấm hình hay tài liệu, khi còn trong USB thì mỗi cá thể là một dấu chấm nhỏ, tuy nhiên khi đưa vào máy tính mở ra thì mỗi cá thể đều có sự riêng biệt của nó không cái nào xen lấn cái nào, và mỗi cá thể đều có không gia đầy đủ của nó. USB trước kia tuy lớn nhưng sức chứa không có bao nhiêu, còn bây giờ thì càng ngày càng rút gọn, nhưng sức chứa vô cùng to lớn. Cũng vậy, tùy theo Hạnh rộng lớn của các Đại Bồ-tát mà Bát-nhã Trí mở ra, như từ Bất động địa cho đến Thiện tuệ địa thì thấy hành tinh này nằm trong một hạt bụi, còn Thập địa thì thấy Tam thiên đại thiên thế giới trong một vi trần, còn Đẳng Giác –Diệu Giác cho đến Như Lai địa thì thấy toàn pháp giới là một Sát-na.

          Một vài ví dụ ở trên cho thấy rằng những bộ Kinh Phương đẳng thâm diệu không phải là cảnh giới đuổi bắt với nhau trên chin tầng mây trắng và Bồ-tát Hạnh chỉ là ảo tưởng xa rời thực tế không người thực hiện được. 

MÃN TỰ

Bát Nhã Tâm Kinh (phần 3)
Bát Nhã Tâm Kinh phần 2
Bát Nhã Tâm Kinh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2170)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8182)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3011)