Quyển 1 Phật Giáo Như Một Nền Giáo Dục

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12349)

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển 1

Phật giáo như một nền giáo dục

 Chương một:

Nguyên nhân của sự hỗn loạn trong thế giới ngày nay 

Ngày nay, xã hội Đài Loan và những nơi khác trên thế giới đã trở nên không bình thường, một hiện tượng chưa hề có trước đây, dù ở Tây phương hay Đông phương. Một vài người Tây phương tiên đoán rằng tận thế diễn ra vào năm 1999, và Chúa Giê-Su sẽ trở lại thế gian trong ngày phán xét. Người Đông phương cũng tiên tri về những tai họa sắp xảy ra tương tự như những lời tiên tri của Tây phương, chỉ khác nhau về thời gian, tức là khoảng hai mươi năm sau nữa. Một số lời tiên tri như thế đã có từ thời xưa, và chúng ta không nên quá coi trọng những lời này. Tuy nhiên nếu xét một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy thế giới này đang ở trong tình trạng nguy hiểm thực sự.

Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ngày nay loài người đã bắt đầu hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường của mình. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm tâm linh còn nghiêm trọng hơn vấn đề ô nhiễm môi trường bên ngoài. Đây là nguồn gốc của những tệ nạn đang diễn ra trên thế giới mà ít có ai nhận ra được. Người Trung Hoa có câu nói: “Giáo dục là điều cần thiết để thành lập một quốc gia, để huấn luyện người lãnh đạo cũng như người dân”. Trong nhiều thế kỷ người Trung Hoa đã luôn luôn tin vào sự quan trọng hàng đầu của giáo dục, vốn được coi là nền móng của một xã hội hòa bình và thịnh vượng. Giáo dục sẽ cung cấp cho chúng ta cách giải quyết vô số những tệ nạn của xã hội, và sẽ hướng dẫn cách chuyển khổ đau thành phúc lạc cho mỗi người. Giáo dục có sức tác động mạnh mẽ vào quốc gia và dân tộc. Thêm nữa trường sơ học là nền tảng của một hệ thống giáo dục.

 

Chương hai:

Phật giáo như là một nền giáo dục 

Phật giáo chính thức truyền vào Trung Hoa vào 67 Tây lịch. Hoàng đế Trung Hoa đã cử một đoàn sứ giả đặc biệt đi Ấn Độ cung thỉnh các Tăng sĩ Phật giáo đến Trung Hoa để truyền bá lời Phật dạy mà vào thời đó được coi là một hệ thống giáo dục chứ không phải là một tôn giáo. Có điều đáng tiếc là khoảng hai trăm năm trước đây việc tu hành đã trở thành như một tôn giáo.Vì vậy, mục đích của bài này là để điều chỉnh lại sự hiểu lầm này bằng cách đưa chúng ta trở về với hình thức Phật giáo nguyên thủy như Phật Thích Ca đã truyền dạy.


Mục đích của lời dạy của Đức Phật 

Phật giáo là một hệ thống giáo dục của Phật Thích Ca, tương tự như nền giáo dục của Khổng Tử, vì cả hai hệ thống này trình bày những quan điểm và những phương pháp giống nhau. Mục tiêu của nền giáo dục Phật giáo là đạt tới trí tuệ. Trong Sanskrit, cổ ngữ của Ấn Độ, trí tuệ Phật giáo được gọi là “Anuttara-Sanyak-sambhodi”, tức “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” hay “trí tuệ của hoàn hảo tối thượng”. Đức Phật dạy rằng mục đích chính yếu của việc tu tập là đạt trí tuệ vô thượng này. Ngài còn dạy rằng ai cũng có tiềm năng chứng ngộ trạng thái trí tuệ tối thượng, vì nó là một thành phần cốt yếu trong chân tính của con người, chứ không phải là một cái gì ở bên ngoài để người ta thủ đắc. Nhưng vì đại đa số chúng sinh quá vô minh nên đã khoâng biết tới tiềm năng này. Vì vậy nếu biết giải trừ vô minh lầm chấp thì chúng ta sẽ chứng ngộ được phần cốt yếu trong chân tính của mình. Vậy, Phật giáo là một hệ thống giáo dục nhắm tới việc chứng ngộ chân tính. Phaät giáo cũng dạy về sự bình đẳng tuyệt đối, vì Đức Phật nói rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh tức là chân tính và trí tuệ vô thượng. Vì thế không có sự khác biệt thực sự nào giữa chúng sinh. Hiện tại chúng ta thấy mọi người có sự sai biệt khác nhau, đó là vì chúng ta không nhận ra chân tính của mình và đã trở nên vô minh, mức độ thông minh của mỗi người tùy thuộc vào mức độ vô minh chứ không liên quan gì tới chân tính của người đó. Giáo lý của Đức Phật giúp chúng ta nhận ra trí tuệ nội tại, hoàn hảo, và vô thượng của mình. Với trí tuệ, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề và chuyển khổ đau thành phúc lạc. Do thiếu trí tuệ mà chúng ta đã có nhận thức, ý kiến và hành vi sai lầm, và do đó phải chuốc lấy những nghiệp quả xấu. Nếu có trí tuệ thì ý nghĩ, quan điểm và hành vi của chúng ta đúng đắn, và như vậy ta sẽ không phải chịu sự hành hạ của đau khổ, vaø tất nhiên ta sẽ hưởng những niềm vui. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng vô minh là nguyên nhân của đau khổ, và chứng ngộ trí huệ là gốc rễ của phúc lạc. 

 Cốt tủy của Đạo Phật 

Giáo lý của Đức Phật có ba điểm chính yếu, đó là trì giới, thiền định và trí tuệ. Trí tuệ là mục tiêu, còn thiền định là tiến trình cần yếu để đạt trí tuệ. Trì giới là phương tiện giúp hành giả đạt trạng thái tâm ổn định và khi đó hành giả tự nhiên sẽ chưùng ngộ trí tuệ. Toàn bộ hệ thống giáo lý Đạo Phật được bảo tồn trong kinh điển không bao giờ xa rời ba điểm này. Phật giáo được bao gồm trong ba Tạng Kinh Điển, tức là ba Tạng Kinh, Luật và Luận, nói về thiền định, trì giới, và trí tuệ, theo thứ tự như vậy.

 

Tổ chức giáo dục Phật giáo ở Trung Hoa 

Nền giáo dục Phật giáo có nền móng là sự hiếu thảo, giống như nền văn hóa Trung Hoa vậy. Trước khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, sự hiếu để đã là cột trụ của xã hội và đã được ủng hộ bởi các nhà thông thái của Trung Hoa thời xưa. Khi các Tăng sĩ từ Ấn Độ tới Trung Hoa và bắt đầu thuyết pháp cho các quan chức thì mọi người nhận thấy ngay rằng Phật giaùo có vô số điểm tương đồng với truyền thống Khổng giáo bản địa. Kết quả là triều đình Trung Hoa đã tiếp nhận Phật giáo và thỉnh cầu các Tăng sĩ ở lại quốc gia này lâu dài. 

Hai Tăng sĩ Ấn Độ đầu tiến đến Trung Quốc laø Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Hai vị này được Hồng Lô Tự (Hong Lu Si) đón tiếp một cách nồng hậu. Hồng Lô Tự tương đương như Bộ Ngoại Giao hay Bộ Nội Vụ ngày nay. “Tự” có nghĩa là một bộ của chính phủ. Vị đứng đầu Hồng Lô Tự tương đương như Bộ Trưởng Ngoại Giao hay Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Tuy nhiên, Hồng Lô Tự chỉ có thể đón tiếp các khách ngoại giao một thời gian ngắn, vì vậy để các vị khách có thể ở lại thường trực, Hoàng đế Trung Hoa đã thành lập thêm một bộ nữa là, đó là “Bạch Mã Tự”, phụ trách về Phật học. Như vậy lúc đầu, “Tự” không có nghĩa là một ngôi chùa, mà là một bộ của chính quyền. Chỉ về sau này ở Trung Hoa, "Tự” mới của nghĩa là “chùa”. Vậy có hai bộ phụ trách về giáo dục, đó là “Bộ Lễ” và “ Bạch Mã Tự”. Bộ Lễ trực thuộc tể tướng, và phụ trách Khổng học, hệ thống giáo dục truyền thống của Trung Hoa. Bộ Lễ tồn tại cho tới đầu thế kỷ hai mươi. Do hoàng đế Trung Hoa giúp đỡ rất nhiều cho Bạch Mã Tự nên Phật học mau chóng lan truyền khắp Trung Hoa. Có những nơi Phật học có ảnh hưởng đến dân chúng nhiều hơn là nền giáo dục truyền thống của Bộ Lễ. Kết quả cho thấy, không phải ở làng nào, xóm nào cũng có trường Khổng giáo, nhưng ngược lại ở đâu cũng có “Tự”, tức là ngôi chùa Phật giáo. Trong thời gian đầu tiên, chùa Phật là nơi giáo dục hay là học viện và không cử hành bất kỳ lễ nghi tôn giáo nào, không giống như ngôi chùa ngày nay.

Một nhiệm vụ khác của ngôi “Tự” nguyên thủy là dịch thuật kinh sách. Nỗ lực dịch thuật này rất lớn mà người ngày nay khó có thể tưởng tượng được. Trong thế kỷ thứ bảy, Pháp sư Huyền Trang đã trông coi sáu trăm học giả trong việc dịch kinh sách. Trước đó một nhà phiên dịch kinh tạng khác là Ngài Cưu Ma La Thập (Kumaraja) đã có một nhóm dịch thuật gồm bốn trăm học giả. Như vậy, “Tự” là một tổ chức lớn của chính quyền. Nhưng không may là khoảng hai trăm năm trước “ Tự” đã hoàn toàn biến thành nơi mê tín. Tính chất giáo dục và học thuật của “ Tự” đã hoàn toàn không còn nữa, thật là một điều đáng buồn. 

 

Bốn loại Phật Giáo Ngày nay

Ngày nay có bốn loại Phật giáo đang được thực hành. Thứ nhất là tôn giáo Phật giáo mà người ta có thể thấy trong các chùa ở Đài Loan. Loại hình này không phải là Phật giáo chính thống. Thứ hai là Phật giáo kinh viện, được dạy ở các trường đại học ngày nay, nơi Phật giáo chỉ được xem như một triết lý, một môn học, đặc biệt là ở Nhật bản . Đây không phải là nền giáo dục thật sự của Đức Phật.Thứ ba, và không may mắn nhất là sự thoái hóa hoàn toàn của Phật giáo thành một loại hình mê tín. Loại Phật giáo thứ ba này làm tổn hại nhiều cho quần chúng hơn là hai loại trên. Sau cùng là loại Phật giáo chân truyền, cốt tủy của những lời dạy của Đức Phật, rất hiếm có trong thời đại của chúng ta. 

 

Chương ba:

Kinh nghiệm bản thân của tác giả về Phật giáo 

Khi còn là một sinh viên trẻ tuổi ở Nam Kinh, tôi không tin vào một tôn giaùo nào cả. Tôi đã đến nhà thờ cùng với một số bạn học để tìm hiểu về Gia Tô giáo. Nhưng dù cố gắng đến đâu tôi cũng không thấy có cách gì để chấp nhận tôn giáo này. Lúc đó tôn giáo mà tôi ưa thích là Hồi giáo, vì Hồi giáo chú trọng đến những nguyên tắc luân lý và đạo đức, và tôi nghĩ rằng đây là điều hiếm có trong các đạo giáo. Khi tôi biết Phật giáo vào thời đó thì các tăng sĩ đã không thuyết phục được tôi, vì vậy tôi cũng không chấp nhận PG, và đây là tôn giáo mà tôi đối kháng nhiều nhất. Lúc đó tôi còn quá trẻ, và lại không gặp được một bậc thiện hữu tri thức nào.

Sau khi tới Đài Loan tôi được nghe nhiều về giáo sư Đông Mỹ Phương (Dong Mei Fang), lúc đó là một triết gia nổi tiếng và là một giáo sư thuộc viện Đại học Quốc gia Đài Loan. Với lòng ngưỡng mộ, tôi viết cho ông một bức thư để hỏi về việc theo học một lớp của ông ở trường đại học. Lúc đó giáo sư Phương khoảng chừng bốn mươi tuổi. Ông mời tôi đến nhà và nói với tôi rằng “ngày nay ở trường học, thầy không phải là thầy, mà trò cũng không phải là trò, nếu cậu tới trường để mong học được cái gì đó thì cậu sẽ thất vọng”. Nghe ông nói vậy tôi hơi bối rối như thể ông đã dội nước lạnh vào những dự tính của tôi. Sau cùng ông lại nói: “ tại sao cậu không đến nhà tôi vào mỗi chủ nhật, rồi tôi sẽ hướng dẫn riêng cho caäu trong khoảng hai tiếng đồng hồ”. Tôi đã không tin là ông lại quá tốt với mình như vậy. Thế là tôi học được từng triết lý một ở cái bàn nhỏ trong phòng khách hẹp của giáo sư Phương, và điều này rất quý báu đối với tôi. Ông dạy về triết học Tây Phương, Trung Hoa, Ấn Độ và sau cùng là Phật giáo. Ông dạy tôi rằng Phật giáo là đỉnh cao của triết học thế giới và Phật giáo đã dâng tặng hạnh phúc tối thượng cho loài người. Những gì ông nói với tôi rất hấp dẫn và chẳng bao lâu sau tôi nhận ra rằng Phật giáo chứa đựng một cái gì đó rất tuyệt vời. Tôi bắt đầu đi thăm các chùa ở Đài Bắc. Tuy nhiên với một người đa nghi như tôi thì các tăng sĩ ở những chùa này không có khả năng trình bày Phật giáo một cách rõ ràng. May mắn thay ngày nay tăng sĩ có thể truyền dạy giáo lý tốt hơn xưa rất nhiều. Sau đó tôi đến thăm San Dao Si (Sơn Đảo Tự), một ngôi chùa lớn ở Đài Bắc có rất nhiều kinh sách. Trong thời đó rất hiếm sách Phật giáo được xuất bản và lưu hành. Các Tăng sĩ ở Shan-Dao-Si đã rất tốt với tôi, cho phép tôi mượn nhiều kinh sách quý và hiếm. Điều này rất lợi ích đối với tôi.

Ít lâu sau khi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo một cách nghiêm chỉnh, tôi đã được may mắn gặp Đại Sư Chương Gia (Zhang Jia). Ngài là một hành giả Mật Tông thành tựu, người đã dạy và hướng dẫn tôi trong việc học cũng như thưïc hành. Giống như giáo sư Phương, đại sư dạy tôi hai giờ mỗi tuần trong ba năm, cho tới khi ngài qua đời. Sau đó tôi đi Đài Trung để học và thực hành với pháp sư Lý Bỉnh Nam ( Lee Bing Nan).

Phật giáo là một loại tri thức đaëc biệt chứ không phải là tôn giáo. Để đạt được lợi ích thực sự, chúng ta phải hiểu tính chân thật của Phật giáo. Tôi đã hết sức tôn trọng Phật giáo, và tin rằng Phật Thích Ca là một nhà giáo dục bậc nhất trong lịch sử thế giới. Đức Phật giống như đức Khổng Tử ở chỗ dạy mọi người một cách không mệt mỏi và phân biệt. 

 

Chương bốn: Phương pháp học và biểu tượng học Phật giáo 

Hệ thống giáo dục liên tục dành cho các vị xuất gia 

Phật Thích Ca là người đầu tiên thiết lập hệ thống giáo dục liên tục cho các đệ tử xuất gia. Nhiều đệ tử của Đức Phật đã thành tựu dưới sự hướng dẫn của Ngài. Mỗi năm, những đệ tử này được chỉ định dạy giáo lý ở các nơi khác nhau trong chín tháng. Ở Ấn Độ mùa mưa kéo dài từ tháng ba đến giữa tháng bảy, gây bất tiện cho việc đi lại và việc học trong ba tháng. Vì vậy, tất cả các đệ tử trở về với Đức Phật để học thêm giáo lý và học hỏi lẫn nhau trong các giờ học. Khoảng thời gian này được gọi là Mùa an cư kiết hạ, và tương ứng với cái mà bây giờ gọi là giáo dục liên tục cho giáo viên. Hệ thống giáo dục ngày nay là việc cần thiết do có sự tiến bộ về kỹ thuật, nhưng hai ngàn năm trăm trước, Đức Phật đã thực hiện điều này để đưa các đệ tử của ngài trở về để học thêm giáo lý.

 

Mỹ thuật Phật giáo 

Phật giáo có những biểu tượng mỹ thuật. Khởi thủy Phật giáo là một nền giáo dục, phối hợp những cái tương ứng với hệ thống trường học và viện bảo tàng ngày nay. Vậy “chùa” là bao gồm trường học, thư viện và viện bảo tàng. Ngày xưa ở Trung Hoa, hệ thống trường học truyền thống không được phổ biến rộng rãi nên đa số học sinh đến một chùa để học, vì ở đây thường có đủ sách vở, giống như một thư viện ngày nay, và không chỉ có toàn kinh điển, mà còn có gần như tất cả những loại sách khác. Các tăng sĩ học Phật giáo , Khổng giáo, Lão giáo và các sách cổ của Trung Hoa, họ có khả năng trả lời các câu hỏi và thông thạo về các đề tài khác nhau. Kết quả là các học viện Phật giáo giữ nhiệm vụ giáo dục cho xứ sở này. 

Những ngôi tự viện Phật giáo là sự biểu lộ mỹ thuật được gọi là “Phật giáo biểu hiện”. Tuy nhiên những bức tượng Phật và Bồ Tát không phải là sự biểu lộ của đa thần giáo. Mỗi bức tượng đều có tính chiêu cảm trí tuệ và giác ngộ trong mỗi người chúng ta. Những bức tượng này cũng tượng trưng một số phương diện của PG, nhắc nhở các hành giả về một giáo lý nào đó. Thí dụ bồ tát Quan Âm, vị Bồ Tát phổ biến nhất ở Trung Hoa, tượng trưng cho lòng từ bi, tượng Quan Âm sẽ nhắc nhở chúng ta phát tâm từ bi đối với thế gian, với mọi người và vạn vật. Nhưng ngày nay người ta thờ Bồ Tát Quan Âm như một vị thần và cầu nguyện với ngài để được cứu khổ cứu nạn. Đây là một sự mê tín và sai lầm, vì người ta quên rằng những bức tượng này tượng trưng cho những ý niệm trong Phật giáo. 

Kiến trúc Phật giáo cũng là một sự biểu hiện mỹ thuật. Ngôi chánh điện tương ưùng với một phòng học hay một phòng họp lớn, và nhìn từ bên ngoài có vẻ như có hai tầng nhưng ở bên trong chỉ có một tầng. Hai tầng bên ngoài tượng trưng cho Chân đế và Tục đế hay chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối. Chân đế là sự thật của đời sống trong vũ trụ, còn Tục đế là kiến giải thế tục vẫn còn vô minh. Tầng độc nhất bên trong muốn nói rằng Chân đế và Tục đế chỉ là một chân lý. Với người vô minh thì Chân đế và Tục đeá là hai điều khác nhau, còn đối với người giác ngộ thì Chân đế và Tục đế là một. 

Ở giữa chánh điện có một tượng Phật và hai tượng Bồ Tát. Tượng Phật tượng trưng tính chất thật của vũ trụ và con người, được gọi là “Phật tính” hay “chân tâm”. “ Phật”, tiếng Sanskrit có nghĩa là “người đã giác ngộ viên mãn”. Tượng Phật biểu trưng cho sự giác ngộ nguyên thủy của chúng ta, còn hai bức tượng Bồ tát thì biểu trưng sự ứng dụng tâm giác ngộ nguyên thủy này. Tất cả những biểu tượng và những ý nghĩa nhiều vô số có thể được chia làm hai loại: Trí tuệ và Thực hành. Thí dụ: Tịnh Độ Tông thờ một vị Phật và hai Bồ Tát của Tịnh Độ Tây Phương. Phật A Di Đà (Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ) tượng trưng sự giác ngộ vốn là một phần chân tính của chúng ta. Bồ tát Quan Âm tượng trưng lòng từ bi, và Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho đại trí tuệ. Chúng ta nên từ bi với chúng sanh, nên có ý nghĩ, kiến giải và hành vi hợp lý, chứ không nghĩ, nói và làm theo tình cảm riêng tư, để chỉ gây ra phiền não. Vì vậy chúng ta không nên coi Đức Phật và các Bồ Tát là những vị thần, Nhưng các ngài có gia hộ cho chúng ta không? Có, các ngài sẽ trao cho chúng ta những tri kiến để biết cách giải trừ phiền não và thoát khổ. Khi đã biết ý nghĩa của kiến trúc, âm nhạc, tranh và tượng Phật giáo, chúng ta sẽ có được kinh nghiệm phong phuù khi viếng thăm một ngôi chùa. 

Tuy nhiên ngày nay có nhiều người không hiểu ý nghĩa và giáo lý của Phật giáo, nên họ cho rằng tranh và tượng Phật, Bồ Tát là dấu hiệu của Đa Thần Giáo. Thật ra trong Phật giáo, hình tượng chỉ là phương tiện để hỗ trợ việc học đạo chứ không phải là tượng thần linh để phụng thờ và cầu xin. Chúng ta có vô số khả năng ẩn sâu trong chân tánh bất tư nghì của mình, vì vậy chúng ta có vô số biểu tượng để tương ứng, giống như ngày nay một người có thể có nhiều chức vụ và tước vị ghi trên tấm danh thiếp để cho thấy những địa vị và những thành tựu mà họ đạt được. Chư Phật, Bồ Tát là những biểu tượng của chân tánh bên trong chúng ta. Phật tượng trưng cho chân tâm, các Bồ Tát tượng trưng những đức tánh đạt được ngang qua việc tu luyện. Tất cả chúng ta đều có những phẩm tính này. Chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của biểu tượng học Phật giáo để có thể cảm nhận được sự phong phú và hoàn hảo của nền giáo dục Phật giáo.

Ngày nay, những tự viện tiêu biểu rất hiếm thấy. Ngôi điện đầu tiên của chùa là Điện Hộ Pháp. Ở giữa điện này là tượng Bồ Tát Di Lặc được tạc theo hình ảnh của Bố Đại Hòa Thượng. Nụ cười lớn của tượng Di Lặc hàm ý để thông hiểu Phật Pháp, người ta phải biết vui vẻ và hòa nhã với tất cả mọi người và mọi sự vật. Cái bụng to tướng của Ngài là tượng trưng sự công bằng, uyển chuyển, không thiên lệch, nhẫn nhục và tính khoan dung.

Bên cạnh tượng Di Lặc là bốn tượng Hộ Pháp, tượng trưng cho sự bảo hộ những ai thọ trì Phật pháp. Các Ngài bảo hộ chúng ta bằng cách nhắc nhở chúng ta tu học và gìn giữ chánh kiến của mình. Mỗi vị Hộ Pháp biểu trưng cho mỗi ý nghĩ hay hành vi.

Hộ Pháp Đông Phương (cầm cây đàn) tượng trưng cho bổn phận và sự bảo đảm lãnh thổ, nghĩa là tất cả chúng ta phải có bổn phận với bản thân, gia đình, xã hội, và tổ quốc. Nếu mỗi người chúng ta làm tốt bổn phận và làm tròn những nhiệm vụ của mình thì như vậy là chúng ta hỗ trợ lẫn nhau cũng như phục vụ chính mình. Hộ Pháp Nam Phương (cầm kiếm) tượng trưng sự tiến bộ và dạy chúng ta phải tinh tấn. Ngài nhấn mạnh sự quan trọng của việc tu sửa liên tục để gia tăng đức hạnh, trí huệ, và kiến thức, phát triển khả năng thi hành những bổn phận của mình. Điều này giống như là dạy người ta nên tu sửa mỗi ngày của Khổng Giáo. 

Hộ Pháp Tây Phương (cầm con rồng) tượng trưng tri kiến bao quát về thế gian. Chúng ta cần phải mở mắt quan sát con người và vạn vật, phát triển tri kiến, và biết phân biệt phải trái, xấu tốt. Hộ Pháp Bắc Phương (cầm lộng) tượng trưng sự học bao la. Hai vị Hộ Pháp này chỉ dạy cách thực hành và đạt đến thành tựu trong việc thi hành bổn phận và tu sửa bản thân. Cổ nhân có câu "Đọc vạn cuốn sách, đi vạn dặm đường". Chúng ta đọc sách để gia tăng kiến thức, và đi đây đó để quan sát sự vật. Như vậy chúng ta sẽ có khả năng tự tu sửa và thi hành bổn phận của mình hiệu quả hơn.

Ngày nay, người ta vào Điện Hộ Pháp để đốt nhang, lễ bái và dâng hoa quả để mong được phù hộ về tài lộc và phúc lạc. Như vậy là mê tín, vì tất cả những tiện nghi, những tranh tượng Phật, Bồ Tát, những nghi thức dâng cúng chỉ là những phương tiện giáo hóa, gây cảm hứng cho tâm trí của chúng ta, nhắc nhở chúng ta cần phải đạt giác ngộ, thay vì vô minh, trở nên người đức hạnh thay vì tội lỗi, thanh tịnh thay vì ô trược. Giác ngộ, tri kiến chân chính, và thanh tịnh là ba nguyên lý của Phật Pháp.

 

Pháp môn thực hành 

Phật Giáo có tám mươi tư ngàn pháp môn, tức là có vô số pháp môn thực hành khác nhau, nhưng tất cả đều đưa tới ba mục tiêu: giác ngộ, tri kiến chân chánh, và thanh tịnh. Như vậy tất cả các pháp môn đều bình đẳng, không có pháp nào cao hơn pháp nào. Người ta có nhiều căn cơ khác nhau, tức là khả năng và mức thành tựu khác nhau. Thêm nữa, người ta có hoàn cảnh khác nhau, nên mỗi người phải chọn pháp môn nào thích hợp với mình nhất. Chúng ta có thể chọn một trong ba mục tiêu nói trên để tập trung nỗ lực tu tập của mình vào đó. Khi đạt được một mục tiêu thì hai mục tiêu kia sẽ tự nhiên xuất hiện.

Phật Giáo Trung Hoa có mười tông phái khác nhau. Thiền tông chú trọng việc đạt tâm quang minh hay giác ngộ. Tịnh độ tông và Phật Giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa quan tâm tới việc đạt tâm thanh tịnh, còn các tông phái khác thì tập trung vào việc tu tập đạt tri kiến chân chánh. Dù chúng ta chọn một pháp môn nào hay một tông phái nào thì tất cả đều dẫn tới cùng một kết quả. Nói cách khác, một khi ta đã quán thông một pháp môn thì chúng ta sẽ quán thông tất cả các pháp môn khác. 

Sự thanh tịnh của thế gian phát xuất từ sự thanh tịnh nội tâm của cá nhân. Với tâm thanh tịnh, không phân biệt và không chấp thủ, chúng ta sẽ đạt được mức trí huệ cao hơn mà trong đó thế giới xung quanh chúng ta sẽ tự nhiên hòa hợp. Bằng việc niệm danh hiệu Phật, tham thiền, tụng kinh, trì chú, và thực hành lời Phật dạy, hành giả sẽ đạt giác ngộ, tri kiến chân chánh, và tâm thanh tịnh. Tuy nhiên, với quan niệm sai lầm, hành giả tụng niệm để cầu xin tài lộc hay thăng quan tiến chức, là tôn giáo mê tín, trái ngược với lời dạy của Phật Thích Ca.

 

Từ ngữ Phật học cho thấy Phật giáo là một nền giáo dục 

Phật Giáo (Buddhism) là giáo lý của Phật Thích Ca, vị sáng lập Đạo Phật. Chúng ta gọi ngài là "Đức Bổn Sư", giống như người Trung Hoa gọi Khổng Tử là vị thầy và là triết gia vĩ đại nhất. Liên hệ giữa Đức Phật và chúng ta là liên hệ thầy trò, và mối liên hệ này không có tính cách tôn giáo. Trong tôn giáo, không có liên hệ thầy trò, mà chỉ có liên hệ cha con hay liên hệ chủ tớ.

Khoảng hai mươi năm trước, tôi đã thực hiện một loạt những bài diễn thuyết ở đại học Gia Tô Giáo Fu Ren và dạy ở tu viện Thomas một khóa. Tôi nói với các sinh viên, đa số là tu sĩ, rằng họ hãy quy y với Đức Phật và học thấu đáo Phật Pháp. Tuyệt đối không có sự mâu thuẫn nào giữa Phật Giáo và tôn giáo, vì một bên là liên hệ thầy trò, và một bên là liên hệ cha con. Nếu các tu sĩ đó theo Phật Giáo và bỏ tôn giáo của họ thì tôi tin rằng Đức Phật cũng không chấp nhận họ, vì bỏ cha mẹ để theo vị thầy là trái luân thường đạo lý. Vì vậy, các tín đồ tôn giáo sẽ đạt được lợi ích nếu học thực hành Phật giáo. Khi tu tập chúng ta sẽ đạt được trí huệ để biết Thiên Đường thực sự, và sẽ có khả năng quyết định khi nào mình muốn đi lên Thiên Đường và đi bằng cách nào. Vậy, Phật giáo chỉ một đạo đưa đường dẫn lối cho chúng ta đạt lại trí huệ thực sự của mình. 

Khi một Tăng sĩ được gọi là Hòa Thượng (He-Shang) thì vị đó tương đương với giám hiệu của một trường học ngày nay, vì ngài là người chăm lo về đường hướng giáo dục. Tất cả các vị khác trong trường học là các giáo sư thi hành đường lối giáo dục của vị giám hiệu, và giữ vai trò khuoân mẫu về hành vi và ngôn từ cho các học sinh noi theo. Người thầy quá cố của tôi là giáo sư Phương luôn nói với tôi rằng Phật Giáo là một nền giáo dục (Buddhism is an education). Về sau, khi nghiên cứu kinh sách, tôi đã tái khẳng định lời nói của ngài, rằng Phật giáo là đỉnh điểm trí huệ của thế giới. Phật giáo mang lại niềm vui lớn nhất cho loài người. Tôi đã chứng nghiệm niềm hân hoan tối thượng này khi thoát khỏi phiền não, mê muội và vọng niệm. Thân thể và tâm trí của tôi thanh tịnh, hoàn toàn dễ chịu. Tôi là người hạnh phúc nhất thế gian. Vì vậy tôi cảm thấy mình chịu ơn giáo sư Phương, vì nếu không có ngài thì tôi đã không nghiên cứu Phật Pháp vaø đã không đạt được phúc lạc viên mãn như ngày hôm nay nhờ việc tu theo lời Phật dạy.

 

Chương năm:

Phối hợp Khổng giáo và Phật giáo 

Phật giáo đã hội nhập thành công vào nền văn hóa Trung Hoa, và đã trở thành bất khả phân ly với nền văn hóa này. Văn hóa Trung Hoa và Phật giáo có chung một ý niệm căn bản, đó là từ bỏ quyền lợi của bản thân vì quyền lợi của người khác. Khổng giáo và Phật giáo chủ trương phát huy và tôn vinh đạo hiếu, tức là sự tôn kính đối với cha mẹ và các vị thầy của mình. Hiếu để là một thành tố quan trọng trong việc kiến tạo nền hòa bình trên thế giới.

Giáo dục nghĩa là gì? Giáo dục là ý nghĩa và giá trị của đời người, nhưõng liên hệ giữa mọi người cũng như giữa con người với vũ trụ. Khổng Giáo bao gồm ba điểm chính sau đây: Thứ nhất là cần phải hiểu mối liên hệ giữa mọi người để biết yêu thương người khác. Thứ nhì là cần phải hiểu mối liên hệ giữa con người và vũ trụ để biết kính trọng thần linh. Thứ ba là cần phải hiểu mối liên hệ giữa con người và môi trường để biết cách bảo vệ môi trường và vạn vật. Trong Khổng giáo có bốn môn học là đạo đức, ngôn từ, khả năng kiếm sống, và nghệ thuật. Điều cốt tủy của Khổng giáo là dạy đạo đức. Đây là việc quan trọng hàng đầu, vì không có đạo đức và luân lý thì người ta trở nên vị kỷ, chỉ nghĩ tới bản thân mà không quan tâm tới xã hội, và thái độ này có thể gây ra tình trạng hỗn loạn trên thế giới. Nền giáo dục ngày nay không coi trọng việc dạy đạo đức nữa. Các trường học chỉ dạy về các nghề nghiệp chuyên môn, và như vậy chỉ là phương diện bên ngoài chứ không phải là gốc rễ của giáo dục. Khi gốc rễ bị hỏng thì nền tảng xã hội bị lung lay, và xã hội bị xáo trộn như tình trạng ngày nay. Trường tiểu học giống như gốc rễ của giáo dục, còn trường trung học và đại học thì giống như lá và hoa. Các giáo viên nên dạy về đạo hiếu cho con em càng sớm càng tốt.

Khi nghiên cứu nguồn gốc chữ viết của người Trung Hoa, chúng ta không thể không khâm phục trình độ trí huệ cao siêu của tổ tiên. Chúng ta biết ơn các ngài đã ban cho ta một tài sản quý báu như vậy. Chữ “hiếu” của Trung Hoa hàm chứa tinh thần của Phật giáo và nền móng của giáo dục, vì trong chữ này có chữ "lão" và chữ "tử" (nghĩa là "con"). Ngày nay, người ta nói đến hố sâu thế hệ giữa cha mẹ và con cái mà truyền thống gia đình không hề có trước kia. Theo truyền thống Trung Hoa không chỉ có mối liên hệ chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái, mà còn coù những mối liên hệ khác như ông bà và các cháu nội ngoại v.v..., tất cả đều là những thành phần của một dòng liên tục. Đây là một ý niệm độc đáo. Người Tây phương thường hỏi là tại sao người Trung Hoa lại thờ kính những tổ tiên mà mình không được biết rõ. Thờ kính tổ tiên là nền móng của Khổng giáo và Phật giáo, và là nguồn gốc của hòa hợp xã hội và hòa bình thế giới.

Ngày nay mọi người đều mong muốn thế giới được hòa bình, nhưng để có hòa bình chúng ta phải bắt đầu từ nền móng hiếu kính. Phật giáo chú trọng tâm từ bi vô điều kiện đối với chúng sinh trong vũ trụ, cả trong quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai. Dòng liên tục thời gian và không gian là bất khả phân ly với bản thân mỗi chúng sinh, vì Tất Cả Chúng Ta Là Một Thực Thể (We are all one Entity). Ý niệm bao quát này không có ở trong tôn giáo. "Như Lai", một trong mười danh hiệu Phật, hàm ý một đấng giaùc ngộ vốn là bản tính của chúng ta và cũng là tính chất thật của vũ trụ và đời người. Ý niệm này được thể hiện bởi chữ "hiếu" của Trung Hoa và danh hiệu Phật A Di Đà trong Tông Tịnh Độ. Những danh từ này có thể khác nhau nhưng ý nghĩ vẫn là một, đó là: tình yêu vô điều kiện dành cho mọi sinh linh, vượt thời gian và vượt không gian.

 

Năm mối liên hệ của loài người 

Khổng Giáo có nền móng là năm mối liên hệ của loài người, tức "Ngũ Thường", được thiết lập trên những nguyên tắc đạo đức. Năm mối liên hệ này là liên hệ vợ chồng, liên hệ cha mẹ với con cái, liên hệ anh chị em, liên hệ bạn bè, và liên hệ chính quyền với người dân. Trong những liên hệ này thì liên hệ vợ chồng là nhỏ nhất và mật thiết nhất. Sau đó gia đình mở rộng, gồm mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, và mối liên hệ giữa anh chị em. Bên ngoài gia đình là xã hội, gồm mối liên hệ bạn bè và mối liên hệ giữa cá nhân và chính quyền. Ngày nay chúng ta thường nói tới sự cần thiết phải đoàn kết nhân dân. Ngày xưa người Trung Hoa không cần dùng chữ "đoàn kết", vì năm mối liên hệ, hay "ngũ thường" chính là sự đoàn kết giữa mọi người. Mọi người trên trái đất này đều là anh, chị, em của chúng ta. Mỗi người có bổn phận đối với người khác; cha mẹ hiền từ với các con; các con có hiếu với cha mẹ; anh, chị, em và bạn bè kính trọng lẫn nhau. Như vậy, đất nước và nhân dân dân đã có sự đoàn kết hoàn hảo. Những mối liên hệ giữa mọi người cũng nói lên những bổn phận của một người đối với người khác. Người nào cũng có bổn phận và nhiệm vụ của mình để thi hành.

 

Thực hành Khổng Giáo và Phật Giáo 

Con người khác con vật ở chỗ biết biết sống theo luân thường và đạo lý. Việc thực hành Khổng Giáo có nền móng là ý nghĩ chân thành, hành vi chân chính, gia đình và đất nước có tổ chức tốt và hòa hợp, và có hòa bình cho mọi người. Phật giáo cũng chú trọng việc học và thực hành, bắt đầu với việc phát Bồ Đề Tâm, hay tâm giác ngộ, nguyện đạt giải thoát để có khả năng giúp đỡ người khác. Việc này giống như tâm chân thành của Khổng giáo. Có người định nghĩa "thành tâm là không có ý nghĩ nào cả". Đúng như vậy, người ta sẽ không có sự thành thật khi nào còn có những ý nghĩ xấu, những ý nghĩ xao lãng, hay cả khi có một ý nghĩ phát khởi. Lục Tổ Huệ Năng có lần nói rằng khi tâm thanh tịnh không chứa đựng gì cả thì nó sẽ không bị bụi bám vào. Tuy nhiên tâm trí người ta thường xao động với nhiều ý nghĩ, vậy làm sao để loại bỏ những ý nghĩ xao lãng này? Khổng Tử nói rằng khi chống lại những dục vọng phát khởi, người ta sẽ đạt được trí huệ. Phương pháp này được nói tới trong trường sơ học của nền giáo dục Khổng Giáo. Đức Phật cũng nói rằng muốn giải trừ mọi phiền não người ta phải đoạn lìa ác dục. 

Hệ thống sơ học Khổng Giáo: 

Ngày xưa, các học sinh trường sơ học ở Trung Hoa được dạy cách phòng vệ chống lại sự phát khởi của ái dục. Trường học chú trọng tới việc huấn luyện học sinh cách định tâm và đạt trí huệ. Học sinh bắt đầu đi học vào năm lên bảy tuổi. Họ sống ở trường và chỉ trở về nhà vào những dịp lễ, tết. Họ được dạy cách cư xử trong đời sống hằng ngày, có cử chỉ lễ phép đối với thầy giáo và các bạn học lớn tuổi hơn mình. Đây là sự giáo dục về đạo đức và luân lý. Ở nhà của mình, học sinh sẽ cư xử với cha mẹ và anh chị em một cách hiếu để và thành kính.

Từ năm lên bảy cho tới mười hai tuổi, các học sinh phải học thuộc lòng những kinh sách cổ điển. Vị thầy chọn những bài học chứa đựng những lời dạy thâm thúy của thánh hiền để các học sinh tụng đọc một hay hai trăm lần mỗi ngày. Việc này cũng có mục đích là để tâm trí của các em không xao lãng mà có sự tập trung, đạt thanh tịnh và trí huệ, dù có thể các em không hiểu ý nghĩa của những lời dạy. Tuy nhiên, kể từ cuộc cách mạng năm 1911 lối giáo dục hiện tại đã bỏ truyền thống có từ hai ngàn năm trước để thu nhận nền giáo dục Tây Phương. Khi xét kỹ, người ta sẽ thấy sự thay đổi này đưa tới nguyên nhân của những vấn đề xã hội ở Trung Hoa ngày nay.

 

Hệ thống Đại Học Khổng giáo: 

Vào năm mười ba tuổi, các học sinh tới học ở trường Đại Học. Ở Trung Hoa ngày xưa không có trường tiểu học hay trung học. Trường Đại Học chú trọng việc diễn giải và thảo luận về những kinh sách mà các học sinh đã học thuộc lòng ở trường sơ học. Các vị thầy là những học giả chuyên nghề dạy học. Mỗi vị dạy một lớp học nhỏ với khoảng từ mười tới hai mươi học sinh, và vị thầy không nhất thiết phải giảng bài trong phòng học với sách giáo khoa. Thời đó tất cả các sách giáo khoa đều được in với hình thức chung là hai mươi chữ một cột và mười cột một trang, không có khoảng trống giữa các chữ và các cột. Đây là tiêu chuẩn toàn quốc, bất kể là nhà in hay nhà xuất bản nào. Cả thầy lẫn trò đều thuộc lòng kinh sách tới mức họ biết đúng bài học nằm ở trong phần nào của cuốn sách nào. Vì tất cả đều đã được học thuộc lòng trong giai đoạn sơ học nên sau đó các học sinh không cần phải có kinh sách để tham khảo.

Vị thầy thường đưa các học trò của mình đi đây đó để mở mang kiến thức và thêm kinh nghiệm. Các học sinh học hỏi trên đường đi. Như vậy trong những chuyến đi này họ không mang theo sách vở và không có kỷ luật gò bó, nhưng lại có rượu, thực phẩm, và đầy vui thú. Các học sinh cũng vui lòng hầu hạ thầy. Khi kết thúc những chuyến đi tới những nơi danh lam thắng cảnh thì khóa hoïc cũng chấm dứt. Đối với nhiều người thì học Đại Học là khoảng thời gian vui sướng nhất trong đời của họ.

Ở Đài Loan, những vị ở tuổi tám mươi hay chín mươi có thể đã trải qua lối giáo dục Đại Học này. Vị thầy quá cố của tôi là ông Lee lúc đó đã ngoài chín mươi tuổi khi viết bài đăng báo vẫn cho vào những lời dạy của thánh hiền mà ông đã học thuộc lòng lúc theo học trường sơ học, không còn phải tham khảo kinh sách. Đây là phương phaùp mà ông đã dùng để đắc trí huệ phát sinh từ tâm thanh tịnh. Khi tâm trí thanh tịnh thì trí huệ đích thực sẽ xuất hiện. Có trí huệ đích thực là biết về quá khứ cũng như tương lai của mình và giác ngộ luật nhân quả. Người ta không nên phán xét sự vật bằng vẻ bề ngoài của chúng, mà cần phải hiểu là chúng đã xuất hiện như thế nào. Trí huệ giác ngộ tính không trong Phật Giáo là trí huệ nguyên thủy. Chỉ khi nào có tâm thanh tịnh, không chứa đựng gì cả thì người ta mới biết mọi sự vật khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy việc học và thực hành Phật Giáo bắt đầu với việc giải trừ mọi ý nghĩ để đạt tâm thanh tịnh.

Tất cả những điều này làm cho tôi nghĩ tới trẻ em, những con người nhỏ bé rất trong sạch, ngây thơ và vô tội trong ý nghĩ của chúng. Vì vậy chúng ta nên cho con em của mình học Phật Học sớm trong tuổi ấu thơ, với một chút nỗ lực, trẻ em có thể dễ dàng đạt lợi ích trong việc này. Những chứng nghiệm của người có tâm thanh tịnh thì rất khác lạ và sâu xa mà không có người thường nào có thể cảm nhận được. 

Đạt hòa bình thế giới với thân tâm được tu luyện, gia đình hòa hợp, và xứ sở thịnh vượng: 

Một hành giả thực sự sẽ giữ cho mình không tham, sân, si, và kiêu ngạo đối với người khác cũng như đối với môi trường sống. Nếu còn có một phiền não nào nói trên thì hành giả không phải là ngươøi thành thực và chân chính. Thành thực và có ý kiến chân chính là hai điều căn bản của việc luyện tâm. Người nào có thân thể và tâm trí trong sạch thì sẽ không bị bệnh tật, vì vậy khi chúng ta đau ốm thì đó là do tâm trí có đầy vọng niệm và phiền não phát xuất từ tham, sân, si, và kiêu ngạo.

Như đã nói ở trên, thành thực và chân chính là nền móng của việc thanh lọc tâm trí. Tâm thanh tịnh sẽ đưa tới thân trong sạch, và do đó, người ta sẽ tự nhiên miễn nhiễm đối với bệnh tật. Như vậy, một hành giả thành tựu sẽ không bao giờ bị bệnh nặng. Thêm nữa, khi đã quyết tâm đi theo con đường của Đức Phật thì người ta sẽ không phải chết một cách thông thường. Chết thông thường có nghĩa là người ta không biết mình sẽ lìa đời lúc nào, và sẽ đi đâu sau đó. Ngược lại, những hành giả chân chính, tin tưởng vào bản thân và vào Phật A Di Đà, tu tập theo lời dạy của Đức Phật, thì sẽ có khả năng lúc nào quyết định lúc nào mình từ giã thế gian và lúc nào mình tái sinh vào Tịnh độ Tây Phương. Đây không phải là truyện kỳ dị hay truyện thần tiên mà là một sự thật đơn giản, có thể đạt được bằng cách tu tâm luyện tính và phát nguyện vãng sinh Tịnh độ Tây Phương. Vì vậy, cần phải biết rằng việc giải trừ phiền não và ái dục là rất quan trọng. Mỗi Phật tử nên giữ cho tâm trí và thân thể luôn luôn trong sạch, đối xử vơùi mọi người và mọi vật một cách bình đẳng và bình tĩnh. Chỉ có như vậy thì gia đình mới hòa hợp, xã hội mới đoàn kết, và thế giới mới hòa bình. Chúng ta sẽ không còn bất hòa tranh chấp, và chiến tranh. Hòa bình và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều mong muốn ngày nay sẽ không còn là một giấc mộng mà sẽ trở thành sự thật nếu chúng ta biết phối hợp Khổng giáo và pháp giới vào hệ thống giáo dục của mình.

 

Tám đức tánh căn bản của Khổng giáo 

Trung thành, hiếu để, từ bi, bác ái, đáng tin cậy, có trách nhiệm, hòa hợp và bình đẳng là tám nguyên tắc đạo đức căn bản của Khổng giáo, và được tượng trưng bằng bốn vị Bồ Tát trong Phật giáo. Bồ Tát Địa Tạng Vương tương trưng hiếu để, và vì vậy mà Kinh Địa Tạng còn được gọi là Hiếu Kinh. Cuốn kinh này dạy lòng hiếu kính đối với cha mẹ cũng như thầy dạy học của mình. Các vị này đều được kính trọng ngang nhau trong Phật giáo và Khổng giáo. Có hiếu với cha mẹ và tôn kính các vị thầy là đức tính tự nhiên của con người. Mục đích của Phật giáo là dạy người ta nhận biết tính chất thật của tâm trí bằng cách khám phá những đức tính của nó, nếu không như vậy thì người ta sẽ không thể giác ngộ.

Bồ Tát Quan Âm tượng trưng bi tâm và từ ái. Bồ Tát Văn Thù tượng trưng trí huệ, tín tâm và lòng trung thành. Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng đại nguyện thực hành giáo lý của Đưùc Phật bao gồm hiếu để, từ bi và trí huệ. Ngài cũng tượng trưng sự hòa hợp và bình đẳng. Có từ bi và trí huệ thì có thể tạo công đức. Hạnh phúc lớn nhất của con người là hưởng công đức xây dựng trên nền móng thanh tịnh và bình đẳng với mọi người. Người Trung Hoa nói tới ba điều chân, thiện, và mỹ. Ba điều này có nghĩa là trưởng dưỡng công đức trong tuổi ấu thơ, tạo công đức tuổi trung niên, và hưởng công đức trong tuổi già. Người nào hưởng công đức trong tuổi già thì được gọi là người hoàn toàn, giống như một vị Phật vậy. Chúng ta cần phải hiểu rằng chư Phật, Bồ Tát không phải là những vị thần, mà là những người hoàn hảo nhất và phúc lạc nhất đeå chúng ta noi gương.

Các bậc tiên hiền của Trung Hoa ngày xưa đã nói tới những nguyên tắc đạo đức này trước khi Phật giáo du nhập Trung Quốc. Phật Thích Ca, Khổng Tử, và Mạnh Tử không bao giờ gặp nhau, nhưng các vị đều có giáo lý và phương pháp giống nhau, và đây là một sự tình cờ, như người Trung Hoa nói "Anh hùng tương ngộ" và người Tây phương nói "Chí lớn gặp nhau".

 

Chương sáu:

Phật Giáo dành cho mọi người 

Mới đây một sinh viên tới gặp tôi để hỏi về cách thực hành Phật giáo. Câu trả lời là bốn lời nguyện của chư Phật, Bồ Tát sau đây:

"Chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ.

Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn.

Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học.

Phật Đaïo vô thượng, thệ nguyện đạt".

Giúp đỡ người khác có nghĩa là hết sức giúp họ giải trừ vô minh, đạt giác ngộ, như vậy họ sẽ thoát khổ và hưởng phúc lạc thực sự. Để có khả năng cứu độ chúng sanh, người ta phải tu tập tốt, có học và có đức hạnh cao. Hành giả phải luôn luôn cảnh giác với những hành vi thân, khẩu, ý của mình, tức là hành động, lời nói, và ý nghĩ. Trước hết hành giả gây dựng đức tính bằng cách giải trừ những phiền não tham, sân, si, và kiêu ngạo, vì chúng là nguồn gốc của mọi ái dục và vô minh. Trí huệ đích thực là kết quả của việc tu tập đức tính cao cấp, phát xuất từ tâm trí thanh tịnh, từ bi, và vô phân biệt, chứ không phải là từ kiến thức sách vở. Nếu không có tâm trong sạch thì kiến thức góp nhặt được chỉ dẫn tới quan kiến sai lầm. Vì vậy trong việc thực hành Phật giáo thì điều tiên quyết là thanh lọc tâm trí và đoạn lìa mọi chấp thủ vào những tà kiến. Với tâm thanh tịnh chúng ta có thể trông thấy sự vật một cách rõ ràng hiểu biết tất cả, và như vậy đạt trí huệ đích thực và giác ngộ.

Phật giáo là nền giáo dục dành cho mọi người, không phân biệt nam nữ, nghề nghiệp, chủng tộc, hay tôn giáo. Người nào cũng có thể học và thực hành Phật giáo, vì đây là trí huệ viên mãn, tối thượng. Bất cứ nơi nào ở trên thế giới này cũng cần phải có giáo lý của Đức Phật. Tuy nhiên, không dễ gì tìm được những vị thầy Phật giáo có khả năng, vì đa số vẫn bám giữ vào danh và lợi, vốn là những chướng ngại chính yếu trong việc học và thực hành Phật giáo. Tâm trí không thanh tịnh thì không thể nào hiểu đúng giáo lý của Đức Phật và hiểu rõ những nguyên nhân của mọi vấn đề trên thế gian này. Trong khi đó nếu không có công đức và nhân duyên tốt thì hành giả không tìm được một vị thầy có khả năng. Vì vậy, tôi luôn luôn khuyên các hành giả trẻ tuổi hãy quyết định ra sức phục vụ tổ quốc và thế giới.

 

Chương bảy:

Chìa khóa mở cửa khoa học tàng lớn nhất

Mới đây chúng ta đã thiết lập một Trung Tâm Tịnh Độ Học ở Hoa Kỳ, mục đích là để giới thiệu văn hóa Trung Hoa truyền thống với người Tây Phương và để giúp họ thực hành Phật Giáo. Tổ tiên của chúng ta đã phát sinh một công cụ vượt thời gian quý báu nhất, đó là cổ ngữ Trung Hoa được gọi là "Wen-Yen-Wen", để di truyền văn hóa cổ cho các thế hệ tương lai và cho chúng ta. Với công cụ mạnh mẽ này, chúng ta có thể đọc được các sách của Khổng Tử hay Mạnh Tử vốn đã được viết từ hai ngàn năm trăm năm trước. Vì biết rằng ngôn ngữ biến đổi theo thời gian nên tổ tiên của chúng ta đã dùng loại cổ ngữ Trung Hoa này để truyền trí huệ, tư tưởng, xảo năng, và kinh nghiệm của các ngài. Việc học Wen-Yen-Wen không phải là khó. Thầy của tôi là ông Lee đã dạy chúng tôi bí quyết đọc loại cổ ngữ này, chỉ cần đọc thành thạo năm mươi chương cổ văn Trung Hoa. Để có thể viết cổ ngữ Trung Hoa, cần phải ghi nhớ một trăm chương. Với chìa khóa Wen-Yen-Wen này, chúng ta có thể tiếp cận và học Phật giáo cũng như minh triết cổ truyền Trung Hoa, vì những bản dịch mới nhất của các kinh Phật giáo là bằng loại cổ ngữ này. Cùng với tâm thanh tịnh, vô phân biệt, và từ bi, chúng ta có thể mở khoa học tàng trí huệ vô thượng của mình.

Tôi đã khuyến khích các Phật tử đọc kinh Vô Lượng Thọ, được viết với hình thức đơn giản của loại cổ ngữ Trung Hoa này. Mọi người sẽ dễ dàng hiểu tới tám mươi phần trăm nội dung cuốn kinh này. Bản Kinh Vô Lượng Thọ này chỉ có bốn mươi tám chương, tương đương với số lượng chương mà ông Lee đã yêu cầu chúng ta ghi nhớ. Đây là một phương pháp tốt để học loại cổ ngữ này. Sau khi đọc và ghi nhớ cuốn kinh này, tôi tin rằng sẽ không còn chướng ngại nào trong việc đọc các kinh Phật giáo. Tôi mạnh mẽ khuyến khích không những các tín đồ mà cả những người Tây phương muốn học văn hóa Trung Hoa và Phật giáo hãy học thuộc năm mươi chương Wen-Yen-Wen hay Kinh Vô Lượng Thọ. Với nỗ lực trong hai hay ba năm, hành giả có thể thủ đắc chìa khoá khám phá sự kỳ diệu của minh triết Trung Hoa cổ truyền và đồng thời có thể chuyển hóa kinh sách Phật giáo thành kho tàng trí huệ của mình. Nếu không có chìa khóa này thì dù có tất cả kinh sách và cổ văn Trung Hoa cũng vô ích, vì không có cách nào để bước vào kho tàng này. 

Thưa quý vị, các phụ huynh và các em học sinh, trường sơ học là nền móng của hạnh phúc trong đời sống, là gốc rễ tương lai của đất nước, và là cơ sở đảm nhiệm xã hội tương lai. Quý vị đã cống hiến nhiều cho công tác vĩ đại nhất này trong đời sống và trong xã hội. Trưởng dưỡng thế hệ trẻ có năng lực và đức hạnh là việc làm có ý nghĩa nhất và giá trị nhất của xã hội. Tôi xin có lời cảm tạ với sự tôn kính cao nhất tới quý vị. Tôi xin chúc quý vị an lạc và hạnh phúc. Nguyện cầu mọi người an khang và thịnh vượng.

 

 

Buddhism as an education 

Chapter 1:

The Cause of Our Chaotic World

Today's societies in Taiwan and elsewhere in the world are rather abnormal, a phenomenon that has not been witnessed before either in the West or the East. Some Westerners have predicted that the end of the world will occur in 1999 and that Christ will return to earth for Judgement Day. Easterners have also predicted impending disasters that are similar to those predictions in the West, the only difference being the time frame, which is some twenty years later. Some of these are ancient prophecies, which we should not place too much importance on. However, if we view our environment objectively, we will realize that this world is really in danger. 

Environmental pollution has become a serious problem and now humankind has finally begun to understand the need for protecting our environment. However, the problem of mental or spiritual pollution is many times more serious than that of the environment. This is the source of worldly ills that not many people realize. The Chinese have a saying, "Education is most essential to establish a nation, train its leaders and its people." For centuries, the Chinese have always believed in the primacy of education, which is considered the foundation for a peaceful and prosperous society. It provides the solution to a myriad of social ills and leads the way to changing one's suffering into happiness. Education has a strong impact on the nation and its people. Moreover, elementary school is the foundation, the basic building block in an educational system. 

 

Chapter 2:

Buddhism as an Education 

Buddhism officially came to China in 67 AD. The Emperor had sent special envoys to India to invite Buddhist monks to come to China to teach Buddhism, which in that period, was regarded as an educational system, and not as a religion. Regretfully, about two hundred years ago, the practice of Buddhism had taken on a more religious facade. Therefore, the purpose of this talk is to correct this misunderstanding, by leading us back to the original form of Buddhism as taught by Buddha Shakyamuni.

The Goal of the Buddha's Teaching 

Buddhism is Buddha Shakyamuni's educational system, which is similar to that of Confucius for both presented similar viewpoints and methods. The goal of Buddhist education is to attain wisdom. In Sanskrit, the language of ancient India, the Buddhist wisdom was called "Anuttara-samyak-sambhodi" meaning the perfect ultimate wisdom. The Buddha taught us that the main objective of our practice or cultivation was to achieve this ultimate wisdom. He further taught us that everyone has the potential to realize this state of ultimate wisdom, as it is an intrinsic part of our nature, not something one obtains externally. However, most of us have become confused through general misconceptions and therefore, are not able to realize this potential. Therefore, if we break through this confusion, we will realize this intrinsic part of our nature. Thus, Buddhism is an educational system aimed at regaining our own intrinsic nature. It also teaches absolute equality which stemmed from Buddha's recognition that all sentient beings possess this innate wisdom and nature. Therefore, there is no inherent difference among beings. Everyone is different now because we have lost our true nature and have become confused. The degree of wisdom exhibited by individuals depends on the degree of delusion and has nothing to do with the true nature of the individual. The Buddha's teaching helps us to realize that innate, perfect, ultimate wisdom. With wisdom, we can then solve all our problems and turn suffering into happiness. Due to our lack of wisdom, we perceive, view and behave foolishly, and thus suffer the consequences evoked by our incorrect actions. If we have wisdom, our thoughts, viewpoints and behavior will be correct; how then can we suffer when there are no ill consequences to suffer from? Of course, we will be happy. From here, we can see that suffering is caused by delusion and the source of happiness is our own realization of wisdom. 

The Core of the Buddha's Teaching 

The Buddha's teaching contains three major points: discipline, meditation and wisdom. Wisdom is the goal and deep meditation or concentration is the crucial process toward achieving wisdom. Discipline through observing the precepts, is the method that helps one to achieve deep meditation; wisdom will then be realized naturally. Buddha's entire teachings as conveyed in the sutras never really depart from these three points. Buddhism encompasses the entire collection of works by Buddha Shakyamuni and is called the Tripitaka. This can be classified into three categories: sutra, vinaya (precepts or rules), and sastra (commentaries) which emphasize meditation, discipline, and wisdom respectively. 

The Buddhist Educational Organization in China 

Buddhist education is based on filial piety, as is the Chinese culture. Prior to the introduction of Buddhism to China, filial piety was the pillar of society and was supported by the wise men of ancient China. When Buddhist monks from India came to China and started to discuss Buddhism with government officials, it was immediately apparent to everyone that Buddhism shared numerous similarities with the indigenous Confucian traditions. Consequently, the government embraced them and requested that the monks stay in China permanently.

The first two monks, who came to China, Moton and Chufarlan, were received by the "Hong-Lu-Si" which is equivalent to our present Foreign Ministry or State Department. "Si" was designated as a ministry of the government. The Chief of Hong-Lu-Si is equivalent to a foreign minister or Secretary of State. However, Hong-Lu-Si could only receive foreign guests temporarily. In order to allow them to stay permanently, the Emperor added another ministry, "Bai-Ma-Si," to take charge of Buddhist education. Originally, the "Si" had nothing to do with a temple, but merely denoted a ministry of the imperial court, now it denotes a temple in contemporary Chinese. So, there were two ministries in charge of education. The "Li-Bu," managed by the Prime Minister, was in charge of the traditional Confucian educational system. This organization served the same function until the early 1900's. As the Emperor had given enormous support to the "Bai-Ma-Si," Buddhist education rapidly spread throughout China. In many instances, it had even far exceeded the efforts to educate people than the traditional education system of "Li-Bu." Consequently, there may not have been a Confucian or Manfucian school in every village, but there was a "Si" everywhere. Again, the Buddhist "Si", or temple, used to be an educational institution and did not perform religious ceremonies at all, unlike what often takes place in contemporary temples nowadays.

Another important mission for the original "Si" was sutra translation. The scale of the translation effort is hard to imagine today. During the seventh century, the famous monk Xuan-Tsuang had supervised six hundred scholars in sutra translation. Prior to this, a monk named Kumaraja had a translation team of about four hundred scholars. Therefore, the "Si" was a large governmental organization. Unfortunately, it was completely transformed into a place to deal with superstition and spirits around two hundred years ago. Its educational characteristics totally disappeared, which was truly regretful.

The Four Current Types of Buddhism 

Today, there are four types of Buddhism being practiced. First, there is the religious Buddhism, which can be witnessed in temples throughout Taiwan. However, this does not represent the real Buddhism. Second, there is the academic Buddhism being taught in many universities today, where we see Buddhism being treated purely as philosophy, an academic pursuit, especially in Japan. This is not exactly Buddha's education either. Third, and the most unfortunate of all, is the total degeneration of Buddhism into a cult. This third type of Buddhism is much more damaging to the public than the first two types. Finally, there is the traditional Buddhism, the teachings of Buddha Shakyamuni in its true essence, which is very rare in our day and age. 

Chapter 3:

The Author's Own Experience with Buddhism 

When I was a young student in Nanjing, I did not believe in any religion. I went to church with some classmates to learn about Christianity. Although I tried to understand it, I could not find a way to accept it. My favorite religion at that time was Islam because its emphasis was on moral principles and ethics, and I thought that this was rare among religions. When I encountered Buddhism back then, the monks were not very convincing. Therefore, I could not accept Buddhism either and it was the one I resisted the most. I was too young at that time and had not met a true practitioner. 

After I arrived in Taiwan, I heard of Professor Dong-Mei Fang, who was then a famous philosopher and a professor at the National Taiwan University. Having become an admirer of his, I wrote him a letter asking about taking a class from him at the university. Professor Fang was only in his forties at that time. He invited me to his house and told me, "Nowadays in school, professors do not act like professors, and students do not act like students either. If you come to the university and expect to learn something, you will be sorely disappointed." When I heard this, I was pretty upset since he had basically poured cold water over my plans. Finally, he told me: "Well, why don't you come to my house every Sunday, and I will give you personal instruction for two hours." I could not believe that he was so compassionate towards me. I learned about philosophies at Professor Fang's small table in his little living room, one on one. This was extremely precious to me. He introduced the philosophies of the West, China, India and finally Buddhism. He taught me that Buddhism is the pinnacle of the world's philosophy and that it provides the greatest enjoyment for humanity. What he told me was fascinating and soon I realized that Buddhism contained something magnificent. I started to visit the temples in Taipei. However, the monks I met in those temples just could not clearly explain Buddhism to an intellectual skeptic like me. However, the monks are much better in teaching Buddhism today. Then I set my first sight on Shan-Dao-Si, which was a large temple in Taipei with a vast collection of sutras. During that period of time, the wide publication and circulation of Buddhist books was very rare. The monks at Shan-Dao-Si were extremely kind to me as they allowed me to borrow many of the precious and rare sutras. This was a great help to me. Soon after I started to learn Buddhism seriously, I was fortunate to meet Master Zhang-Jia. He was a well-accomplished Esoteric practitioner who taught and guided me in my study and practice. Just like Mr. Fang, he taught me two hours every week for three years until he passed away. I then went to Taizhong to follow Mr. Bing-Nan Lee and started studying and practicing with him. 

Buddhism is a special kind of knowledge; it is not a religion. In order to derive true benefit from it, we have to understand it's true nature. I have the utmost respect for Buddhism and I believe Buddha Shakyamuni to be the foremost educator in the history of the world. He was just like Confucius in that he taught everyone tirelessly and without discrimination.

Chapter 4:

The Methodology and Symbolism of the Buddhist Educational System

 

The Continuing Education System for Teachers 

The continuing education system for teachers was first established by Buddha Shakyamuni. Many of his students were well accomplished under his instruction. Every year, these students were assigned to teach at different places for nine months. In India, the rainy season runs from mid-April to mid-July. Since it was inconvenient to travel and teach during those three months, all the students would come back to meet with the Buddha to receive additional teachings and to learn from each other in class discussions. This was called the summer retreat and it parallels what is currently known as continuing education for teachers. The modern continuing educational system is necessitated by the advancement in technology. However, twenty-five hundred years ago, Buddha had already adopted this idea in bringing his students back for additional teachings. 

The Artful Buddhist Teaching 

Buddhist teaching is full of artistic expressions. It was originally an education, which combined what was equivalent to today's museum and school system. Therefore, the "Si" combined the traditional school, library and museum. In ancient China, the traditional school system was not universal. Most students went to a "Si" to study because it usually had a complete collection of books, similar to today's library. The collections included not only sutras, but also almost every kind of publication. The monks were familiar with Buddhism, Confucianism, Taoism and ancient Chinese texts. They were capable of answering questions and were well versed on various subjects. Consequently, Buddhist institutions began to take over the educational mission for China. 

Typical Buddhist buildings are expressions of art, which are called "Expressions of Buddhism." However, Buddha and Bodhisattva statues do not represent polytheism, the worship of more than one god. Each statue serves to inspire wisdom and awakening in each of us. They also represent certain aspects of Buddhism, which remind practitioners of the particular topic of teaching. For example, Guan Yin Bodhisattva, the most popular Bodhisattva in China, represents Infinite Compassion. When we see this statue, it reminds us to apply compassion when dealing with the world, its people and surroundings. However, people nowadays worship Guan Yin Bodhisattva as a god and pray for the relief of suffering and to eliminate obstacles. This is a superstitious view and misconception because people forget the fact that the statues are expressions of concepts in Buddhism. 

Buddhist architecture is also an artistic expression, with the temple's main cultivation hall being similar to a large meeting or teaching hall. From the exterior, it appears to have two stories, but there is only one story inside. The external two stories represent "absolute truth" or the true reality of life and the universe, and "relative truth" or worldly views still clouded with delusion. The interior single story illustrates that both are the same truth. To the deluded, the two appear distinct and different; however, to the enlightened, they are one and the same. 

In the center of the main cultivation hall, there are three statues, one Buddha and two Bodhisattvas. Buddha represents the true nature of the universe and human life, which is called "Buddha nature" or true mind. "Buddha" is translated from Sanskrit, and means someone who is totally enlightened. The Buddha statue represents our original enlightenment and the Bodhisattvas statues represent the application of our original enlightened mind. All the representations and applications are infinite and can be classified into two categories: wisdom and practice. For example, the Pure Land School pays respect to the Buddha and two Bodhisattvas of the Western Paradise. Amitabha Buddha (Infinite Life and Infinite Light) represents the infinite enlightenment that is an intrinsic part of our nature. Bodhisattvas Guan Yin (Avalokiteshvara) and Da Shi Zhi (Great Strength or Mahasthamaprapta) respectively portray compassion with kindness and great wisdom. We should be compassionate and kind toward all beings. Our thoughts, views and behavior should be rational rather than emotional, for emotional behavior spells trouble. Therefore, we should not treat the Buddha and Bodhisattvas as gods. But will they help us? Yes, they will by providing us with the knowledge of how to protect ourselves from delusion, thereby obtaining release from suffering. Once we have learned the background of the artistic components in Buddhist architecture, music and statues, we will gain an enriched experience when paying a visit to a traditional Buddhist temple.

However, nowadays many people do not understand the meaning and teachings of Buddhism. They mistake the multi-representations of Bodhisattvas as a sign of polytheism. What people fail to understand is the fact that the statues in Buddhism are teaching aids and not statues of gods. All Buddhas and Bodhisattvas represent our nature and cultivation of virtue. We have infinite capabilities within our true nature that cannot be expressed by just one single term. Therefore, we have multiple representations; for instance, a capable person today may have many titles on his/her business cards to show his/her positions and accomplishments. The Buddha and Bodhisattvas are actually representations of the nature within ourselves: Buddha, as in our true nature of mind, and the Bodhisattvas, in our virtue of cultivation. We all possess these qualities. Not until we come to realize the meaning of Buddhist symbolism, will we appreciate the sophistication and completeness of its education. 

Typical "Si" buildings are rare today. The first hall of a "Si" is the hall of Heavenly Guardians, also known as Dharma Protectors. Situated in the center of the hall, facing the front door, is Mi Le Pu Sa (Maitreya Bodhisattva) who is represented by the image of the historical monk Bu-Dai. Mi Le Pu Sa has a big smile that conveys the idea that in order to truly learn Buddhism, one should learn to be cheerful and courteous to all. He also has a huge belly that represents fairness, flexibility, impartiality, patience and tolerance.

Standing beside Mi Le Pu Sa are the four Heavenly Guardians or Dharma Protectors. They are symbolic guardians of the practitioners of the Buddhist way. Whom do they protect? They protect us by reminding us to educate ourselves and to safeguard the proper knowledge, which we should learn. Each guardian portrays a different aspect of thought or action. 

The Eastern Dharma Protector (holding a lute) symbolizes responsibility and safeguards the territory, which means that all of us are responsible for ourselves, our family, society and the country as a whole. If each of us performs our duties well, fulfilling our obligations, we support each other and ourselves as well. The Southern Dharma Protector (holding a sword) symbolizes progress and teaches us diligence. He emphasizes the importance of constantly cultivating and advancing our virtue, wisdom and knowledge, and to improve performance in ourselves and our duties. This is similar to Confucian ideas of daily self-improvement. 

The Western Dharma Protector (holding a dragon or snake) symbolizes comprehensive vision and knowledge gained through exposure to the world. He represents the need to open our eyes to observe nature and man, to refine what we see and learn, and to distinguish good from ill. The Northern Dharma Protector (holding an umbrella) symbolizes comprehensive study and learning. Both teach ways of practice and how to achieve the goals in responsibility fulfillment and self-improvement. As the ancient Chinese have said: "To read ten thousand books and to travel ten-thousand miles." We read to gain more knowledge and travel to observe more effectively. We will then be able to improve ourselves and to perform our duties most effectively. 

Today, people visit the Hall of Dharma Protectors to burn incense, prostrate and offer flowers and fruit praying for protection and safety. This is superstition. All the facilities, images of Buddha and Bodhisattvas and any offerings made are teaching tools designed to inspire our mind and wisdom. They also serve to remind us of the importance of being enlightened instead of deluded, virtuous instead of deviated, pure instead of polluted. These are the three principles of Buddhist teaching and practice 

Methods of Practicing Buddhism

The ways in practicing Buddhism are numerous, about eighty-four thousand. Each path is different from the others but ultimately leads to the same goals: enlightenment, proper thoughts and viewpoints, and purity. As such, all paths are equal without one being superior to the other. People have different abilities and levels of accomplishment. Furthermore, they are from different environments and should choose a path most suited to them. We can choose any one of the three goals to concentrate our practice on. When we achieve any one of them, the other two will come naturally. 

There are ten schools of practice in Chinese Buddhism. Zen stresses the pursuit of the perfect clear mind or enlightenment. The Pure Land and Tibetan Buddhism or Vajrayana school stress obtaining the pure mind. Other schools concentrate their practice on proper thoughts and viewpoints. Regardless of which method or school one chooses, they all lead to the same outcome. In other words, once we become expert in one method, we will become an expert in all methods. 

The purity of the world comes from an individual's inner purity. With a pure mind, a mind without discrimination or attachment, a higher level of wisdom arises in which the world around us naturally comes into harmony. By reciting the Buddha's name, meditating, reciting sutras or mantras, and practicing in accordance with Buddha's teaching, one will attain enlightenment, proper thoughts and viewpoints, and purity of mind thus becoming void of all deluded thoughts. 

On the other hand, one is totally on the wrong path if one chants Buddha's name in the hope of gaining a promotion or wealth. That is religion and superstition, and it goes against the teaching of Shakyamuni Buddha.

How Buddhist Terminology Illustrate that Buddhism is an Education 

Buddhism is the teaching of Buddha Shakyamuni as he was its founder. We call Him the "Original teacher," just like the Chinese call Confucius the "Greatest sage and teacher." The relationship between Buddha and ourselves is a teacher-student relationship, which is not religious in nature. In religion, there is not a teacher-student relationship but that of father-son or master-servant.

About twenty years ago I gave a series of lectures in Fu-Ren Catholic University and taught in the Thomas Monastery for one semester. I told my students, who were mainly priests and nuns, to take refuge in the Buddha and to learn Buddhism well. There is absolutely no conflict between Buddhism and religion, for one is teacher-student and the other father-son. If the priests and nuns were to practice Buddhism and in turn abandon their own religion, I believe that even Buddha would not accept them, for it is against human ethics to discard the parent for the teacher. Therefore, religious followers will benefit if they practice Buddhism. As we practice, we will attain the true wisdom to know exactly what Heaven is like and will be able to decide when and how we want to go there. Thus, Buddhism is a way of teaching as it teaches us how to regain our true wisdom. 

When a monk is called "He-Shang," he is equivalent to the principal in today's school, for he is the director of educational strategies. All other faculty members are teachers who execute the principal's educational strategies and act as role models for the students' behavior and speech. My late teacher, Professor Fang constantly assured me that Buddhism is an education. Later in my studies of the sutras, I reaffirmed his statement that Buddhism is the pinnacle of the world's wisdom. It provides the greatest enjoyment for humankind. I have experienced the unsurpassable joy of being free from afflictions, delusions and wandering thoughts. My body and mind are clean and pure, totally at ease. I am the happiest person in the world. Therefore, I feel indebted to Professor Fang, for without him, I would not have learned Buddhism nor would I have such complete happiness derived from practicing Buddha's teaching.

 

Chapter Five:

The Integration of Confucianism and Buddhism 

Buddhism successfully merged into Chinese culture; they became inseparable. The basic concept that they share is to give up one's own interest for the sake of others. Confucianism and Buddhism advocate the enhancement and glorification of filial piety, the respect and devotion of an individual for their parents and teachers. Filial piety is a major element in accomplishing world peace. 

What is education? It is the meaning and the value of human life, the relationships between human beings as well as those between humans and the universe. Confucian teaching encompasses three main points. First, it is important to understand the relationship between humans, once this is understood we will learn to love people. Second, it is important to understand the relationship between humans and heaven, once this is understood we will learn to respect heavenly beings and spirits. Third, it is important to understand the relationship between humans and the environment, once this is understood we will learn to take care of the environment and to appreciate every single thing around us. There are four studies within Confucian teachings: virtue, speech, skills for earning a living and the arts. The teaching of virtue is the core of Confucianism; it is absolutely crucial, for without morality and proper conduct we become selfish and concerned only with ourselves at the expense of society. Such behavior can result in world chaos. Today, our education has lost that emphasis. Schools only teach skills that are superficial and not the root of education. When the root is rotten, it shakes the foundation of society and causes the chaos that we are experiencing today. Elementary schools are like the root of education: junior highs, high schools, and colleges are the flowers and leaves. Teachers can start teaching filial piety to our children as early as possible. 

By looking at the way Chinese characters were created, we cannot but admire our ancestor's high level of wisdom. We thank them for having given us something that is so valuable and exquisite. The Chinese character "piety" embraces the spirit of Buddhism and the foundation of education as it is a combination of the characters for "old" and "son." Nowadays, people talk about the generation gap between parents and children, which is something traditional families did not have. In the Chinese tradition, not only are father and son one unit; grandfathers and grandsons, etc. are all part of the same continuum. This is a unique concept. Westerners often ask why Chinese people pay respect to ancestors since we barely know them. The remembrance of our ancestors is the foundation of Confucianism and Buddhism, which is the source of harmony in society and peace in the world.

Today everyone longs for world peace, but we need to start from the foundation of filial piety to obtain it. Buddhism emphasizes unconditional compassion for all sentient beings in the universe and beyond; in the past, present and future. The continuum of time and space is inseparable from oneself, for We Are All One Entity. One does not find this extensive concept in religion. "Thus Come One", one of the ten names for Buddha, stands for an enlightened being, which is our basic nature, and also the essence of the universe and human life. This concept is embodied by the Chinese character "piety" and the name of Amitabha Buddha in the Pure Land School. The names may be different but the meanings are the same: unconditional love for all beings that surpasses space and time. 

The Five Human Relationships 

Confucian teachings are based on five human relationships that are founded on moral principles. The five human relationships include those between husband/wife, parent/child, siblings, friends, and political leaders and the public. Husband/wife represents the smallest and the most intimate circle of human relationships. Outside the small circle is the extended family, which includes the relationships between father and son and those among the siblings. Outside the family there is society which includes additional relationships between the individual and his leader and circles of friends. We now often talk about the need to unite people. In ancient times, the Chinese had no use for the word "unite," for the five human relationships define the union of all people. Everyone on this earth is our brother. Each is responsible for the other; parents being compassionate, sons and daughters being filial to their parents, siblings and friends being respectful to each other. In this way, the country and its people are already a perfect union. The relationships between people also define responsibilities from one to the other. Everyone has his own duty and responsibility to fulfill. 

The Practice of Confucianism and Buddhism

Human beings differ from animals by adhering to human relationships and basic moral principles. The practice of Confucianism is based on having sincere and proper thoughts, correct behavior, a well-organized family and country, and peace for all. This is identical to the views of Buddhism, which also emphasizes practicing and learning. It all starts from generating the Bodhicitta mind. "Bodhi" is a Sanskrit word meaning enlightenment. Enlightenment means an "awakened" mind. It is similar to the sincere thought and proper mind advocated by Confucianism. A Chinese government official defined sincerity very well. He noted that "Sincerity means having no single thought." There will be no sincerity as long as there are corrupted thoughts, wandering thoughts, or even the rise of a single thought. His definition is identical to that of Buddhism. The Sixth Patriarch Hui-Neng once said "...(the pure mind) contains nothing therefore collects no dust". However, people in general have a lot of wandering thoughts. How can one be rid of these wandering thoughts? The Confucian answer is "...to fight against uprising desires and achieve wisdom." This practice was stressed in the elementary school of the Confucian system. Buddha said, severing all desires is to stop all worries and troubles.

The Confucian Elementary School System 

In the past, the Chinese elementary school students were well trained to guard against the uprising of desires. Schools emphasized training in student's concentration and wisdom. Students started school at the age of seven. They stayed with their teachers and only went home during holidays. They were taught the correct way to interact with everyday life and the proper manner to attend to their teachers and elder schoolmates. This was called the education of moral principles based on human relationships. When the children went home, they would then treat their parents and siblings with filial piety and respect.

From the ages of seven to twelve, students were required to memorize and recite fluently the ancient texts. The teacher would first select materials which contained the profound wisdom of sages and saints and then encouraged the students to read and recite the material up to one or two hundred times a day. Children would have scattered thoughts if they were not assigned any tasks to do. The purpose of reciting was to focus their mind so that they would eventually obtain a pure mind, concentration and wisdom; even though, they may not have understood the meanings. However, the current educational system, in existence since the Revolution of 1911, eliminated this two thousand-year-old tradition and adopted the western educational system. This change, upon close examination, leads one to the root of modern China's social problems. 

The Confucian Tai School System 

At the age of thirteen, children were sent to Tai school, as there were no junior or high schools in ancient China. Tai school emphasized the analysis and discussion of the materials students had already memorized in elementary school. The teachers were experts in their fields and would concentrate on that field throughout their entire career. Each of them taught a small class with ten to twenty students and the lectures were not necessarily given in the classroom with textbooks. During that period, all the textbooks were printed in the universal format: twenty words per column and ten columns per page, with no space in between. The format was standard for the entire country regardless of the publisher. Both teacher and students memorized the textbooks so well that they even knew exactly where the study materials were located. Since everything had been memorized earlier, there was no need for books after elementary school. 

Teachers often took their students on field trips to broaden their knowledge and experience. As they traveled, knowledge was imparted to them along the way. Thus, the trips were without textbooks or restraints but accompanied with wine and food and filled with joy. The students would attend to the needs of the teacher. Therefore, as they concluded their travels to the many beautiful places, the course would close as well. For many, attending Tai school was the most joyful time of their lives. 

In Taiwan, those who are in their eighties or nineties may have experienced this kind of education. My late teacher, Mr. Lee, then in his nineties, could still apply materials he had memorized in elementary school when writing articles; no reference materials were needed. This was the method he used to acquire the original wisdom that comes from the pure mind. With the pure mind, true wisdom arises. Having true wisdom is to know a person's past and future and also to understand the laws of cause and effect. One should not judge things by their appearance, but know and understand how events came about. The wisdom of knowing nothing emphasized in Buddhism is the original wisdom. Only when one has a pure mind, which contains nothing, will he also know everything when he is in contact with the external world. Therefore, the practicing and studying of Buddhism begins with eliminating all thoughts in order to obtain a pure mind. 

All this made me think of our children, who are so pure, so innocent and uncontaminated in their thinking which is why it is best for our children to start learning Buddhism early in childhood. With little effort, children can truly and easily benefit from it. The experiences of a person with a pure mind are so different and profound that no ordinary person can truly appreciate them. 

World Peace Can be Achieved if the Mind and Body are Well-trained, the Family is Well-run and the Country is Well-governed. 

A true practitioner will keep himself from being greedy, angry, ignorant and arrogant toward others and his environment. If one has any of the elements just mentioned, then he is neither sincere nor proper. Sincerity and proper thoughts and viewpoints are the basis for training the mind. A person with a pure mind and body will not become ill. We suffer from illnesses because our minds are filled with wandering thoughts and worries that are derived from greed, anger, ignorance and arrogance. 

As mentioned earlier, sincerity and proper thoughts and viewpoints are the basis for purifying one's mind. A purified mind leads to a purified body and naturally, a person will become immune from illness; thus, a realized practitioner would never get seriously ill. Moreover, if a person is determined to follow the path of Buddha, he or she will not die in the conventional manner. A conventional death means a person does not know exactly when they will leave this world, nor where they will go afterwards. On the other hand, true practitioners with confidence in themselves and in Amitabha Buddha, who cultivate in accordance with Buddhist teachings, will be capable of controlling both the time of leaving this world and of being born in the Western Pure Land. This is neither unusual nor a fairy tale, but the simple truth, and can be achieved by cultivating the pure mind and vowing to reach the Western Pure Land. Therefore, one needs to understand how important it is to be free of worries and attachments. Every Buddhist should maintain a pure mind and body at all times, treating everyone and everything with equality and composure. Only then would the family be in harmony, the society in unity and the world at peace. No longer would we have feuds, conflicts or wars. The peace and happiness, which we all wish for today, would no longer be a dream. World peace can be achieved if we combine Confucianism and Buddhism into our educational system.

The Eight Basic Confucian Moral Principles 

Loyalty, filial piety, compassion, love, trust-worthiness, responsibility, peace and equality are the eight basic Confucian moral principles and are represented by four Bodhisattvas in Buddhism. Di Tsang Wang (Earth Store /Kristigharba) Bodhisattva represents filial piety and therefore the Di Tsang Sutra is known as the Filial Piety Sutra. This is because it teaches filial respect for both parents and teachers, who are both equally important in Buddhism and Confucianism. To treat one's parents with filial piety and to respect teachers are the innate virtues of human nature. The goal of Buddhist teaching is for us to realize the true nature of the mind, which can only be achieved by discovering its virtuous nature, without which one will never become enlightened. 

Guan Yin Bodhisattva symbolizes compassion and represents kindness and love. Wen Shu Shi Li (Manjusri) Bodhisattva symbolizes wisdom and represents faith and loyalty. Pu Xian (Universal Worthy/Samantabhadra) Bodhisattva symbolizes great vows and putting the Buddha's teaching into practice including filial piety, compassion and wisdom. He represents peace and equality. With compassion and wisdom, one can generate merits. To enjoy merits is to build upon the foundation of equality and purity - this is the greatest enjoyment for humankind. To cultivate merits in childhood, generate merits in middle age and enjoy merits in old age are described in Chinese as truth, virtue and beauty. One who enjoys merit in old age is called the complete person, which is similar to Buddha. We must understand that Buddhas and Bodhisattvas are not gods but the most perfect and happiest beings for us to learn from. Wise ancestors in China long evoked these principles long ago before Buddhism was introduced there. Buddha Shakyamuni, Confucius and Mencius never met, but they all had identical concepts and teaching methods. That was truly a coincidence and as is said in Chinese, "Heroes would have similar views" or said in the West, "Great minds think alike". 

Chapter Six:

The Buddha's Teachings are for Everyone 

Recently a student came to me and asked how to practice Buddhism. The answer is the Four Universal Vows of Buddhas and Bodhisattvas: 

(1) Sentient beings are innumerable, I vow to help them all;

(2) Afflictions are inexhaustible, I vow to end them all;

(3) Ways to practice are boundless, I vow to master them all;

(4) Enlightenment is unsurpassable; I vow to attain it. 

To help others is to do our best in assisting them to break through delusion and become awakened, then they will be able to attain true happiness and leave suffering behind. In order to help all beings escape from suffering, one should be a good cultivator, excelling in moral and academic achievements. A cultivator can learn by upholding the precepts to guard against harmful consequences created by speech, body and mind, i.e. words, deeds and thoughts. Before comprehensive learning, however, it is necessary to cultivate good virtue by ending our afflictions including greed, anger, ignorance and arrogance, as they are the sources of all desires and delusions. True wisdom arises from cultivation of high moral character, from a pure, non-discriminatory and compassionate mind, and not from knowledge gained from books. Without a pure mind, the knowledge gained leads to deviated views. Therefore, the first priority in practicing Buddhism is to purify our mind and cut off all attachments to erroneous ways. With the pure mind we can then reflect everything clearly and know all, thus attaining true wisdom and enlightenment. 

Buddhism is for everyone, regardless of gender, age, occupation, nationality or religion. Everyone can learn and practice Buddhism, for it is the teaching of ultimate, perfect wisdom. There is a need for Buddha's teaching in all parts of the world. However, it is not easy to nurture Buddhist teachers. The difficulty lies with the fact that most people cannot renounce their worldly fame and wealth, which are the major obstacles in learning and practicing Buddhism. Without a pure mind, there is no way to truly understand Buddha's teachings and to realize the causes of all the problems in this world. Meanwhile, without virtue of merits and good causes and conditions, practitioners cannot find good teachers. Therefore, I always encourage young practitioners to resolve to save our country and the world. 

Chapter Seven:

The Key to the Greatest Treasure 

Recently, we have established a Pure Land Learning Center in the United States. The goal is to introduce the traditional Chinese culture to Westerners and to help them practice Buddhism. Our ancestors invented the most precious and timeless vehicle: a classical Chinese language, called Wen-Yen-Wen, in order to transmit the ancient culture to future generations and us. With this powerful vehicle, we can read the publications of Confucius or Mencius that were written twenty-five hundred years ago. Because our ancestors realized that language would be changing from time to time, they used this classical Chinese language to pass on their wisdom, thoughts, skills and experiences. It is not difficult to learn Wen-Yen-Wen. Mr. Lee, my teacher, has taught us the secret to reading the classical language; one only has to recite fluently fifty chapters of ancient Chinese literature. In order to write in classical Chinese, one needs to memorize one hundred chapters. With this key, Wen-Yen-Wen, we can have access to and learn Buddhism and ancient Chinese wisdom, for the latest translations of the Buddhist sutras were in this classical language. Along with the pure, non-discriminating and compassionate mind, we can thus unlock our ultimate wisdom. 

I have encouraged practitioners to read the Infinite Life Sutra, which is written in a simpler form of this classical Chinese language. The public should easily understand Eighty percent of its content. There are only forty-eight chapters in this compilation of the Infinite Life Sutra, which is close to the amount that Mr. Lee required us to memorize. This is a good way to start learning this classical Chinese language. After reading and memorizing this sutra, I believe there will be no more obstacles in reading other Buddhist sutras. I strongly urge not only practitioners but also Westerners who want to learn the Chinese culture and Buddhism to memorize fifty chapters of Wen-Yen-Wen or the Infinite Life Sutra. With two or three years of effort, one can obtain the key to explore the wonders of ancient Chinese wisdom and at the same time, transform the Buddhist sutras into one's own private treasure. Without this key, having all these collections of sutras and ancient Chinese literature would be futile, for there is no entry into the treasury. 

Elementary School is the Foundation of Happiness 

Ladies and gentlemen, parents and students, elementary school is the foundation for happiness in human life, the root of the country's future and the caretaker of the future society. You have made such contributions to this greatest task in human life and society. It is most meaningful and valuable for society to nurture capable and virtuous youth. I would like to extend my gratitude and highest respect to you. I wish all of you inner peace and happiness. May everyone have great health and prosperity!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn