Quyển 2. Nhận Thức Phật Giáo

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12481)

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển 2

Nhận Thức Phật Giáo

(Trích trong bài giảng ở Úc, tháng giêng 1996) 

 

Chương một:

Một nền giáo dục đạo đức và hoàn hảo

Ngày nay chúng ta thấy càng lúc càng có nhiều người trên khắp thế giới tin theo Phật Giáo. Tuy nhiên, không có bao nhiêu người thực sự hiểu Phật giáo có nghĩa là gì. Vì vậy, điều này trở thành một đề tài rất quan trọng. Thật sự Phật giáo có nghĩa là gì? Chúng ta cần phải hiểu rõ về Phật Giáo. Phật giáo được xem là một nền giáo dục đạo đức nhất và hoàn hảo nhất do Đức Phật truyền dạy cho chúng sinh trong chín cõi. Làm sao có thể nói rằng "Phật giáo là một nền giáo dục? Trước hết, chúng ta đã gọi Phật Thích Ca là "Đức Bổn Sư", do đó chúng ta có thể nói rằng ngài là vị sáng lập Phật Giáo, và chúng ta là đệ tử của ngài. Như vậy, Đức Phật và chúng ta có liên hệ thầy trò, mà liên hệ này thì chỉ có ở trong ngành giáo dục.

Nếu Phật giáo là giáo lý của ngài thì Đức Phật là ai? "Phật", tiếng Sanskrit có nghĩa là trí huệgiác ngộ. Nhưng trí huệ này không phải là trí huệ thế gian mà chúng ta biết ngày nay. Nói một cách đại lược, trí huệ Phật là khả năng biết đúng và trọn vẹn về chân lý của cuộc đời và vũ trụ trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Người nào đã khai mở trí huệ này thì được gọi là Phật. Phật Thích Ca nói rằng tất cả chúng sinh đều có trí huệ và khả năng tiềm ẩn này. Vậy Phật giáo xem chúng sinh đều bình đẳng. Mọi người bình đẳng với nhau từ khởi thủy, nhưng hiện tại chúng ta không thấy như vậy, vì trí huệ và khả năng của mỗi người đều khác nhau.

Trong xã hội, có người thông minh, có người kém thông minh, người thì có nhiều khả năng, người thì không. Tại sao lại như vậy? Đức Phật nói rằng đó là do người ta khác nhau ở mức độ vô minh. Vì vô minh mà chúng ta tạm thời mất trí huệ và khả năng nội tại của mình, nhưng không thực sự bị mất vĩnh viễn. Nếu thoát khỏi vô minh thì chúng ta sẽ có thể lấy lại được những khả năng này. Giáo lý của Đức Phật dạy chúng ta cách giải trừ vô minh và tìm lại những khả năng tiềm ẩn của mình.

Kinh sách Đại Thừa thường nói rằng Đức Phật không trực tiếp cứu độ chúng sinh. Như vậy làm sao chúng sinh có thể trở thành Phật? Chúng sinh thành Phật bằng tự lưïc. Đức Phật chỉ giúp đỡ bằng cách khai thị cho chúng ta thấy nguồn gốc của sự vô minh. Khi đã biết như vậy, chúng ta sẽ tinh tấn thực hành giáo lý của ngài để tảo trừ vô minh, để đạt đến giác ngộ và thành Phật. Đức Phật đã nói rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật là như vậy đó.

Vì thế, chúng ta có thể thấy Phật giáo là một nền giáo dục. Tuy nhiên, một vị thầy chỉ có thể dạy chúng ta về những nguyên tắc, cho chúng ta biết về những kinh nghiệm tu tập và chứng đắc của ngài, còn việc ứng dụng và thực hành là tùy thuộc vào chính mình, vì vậy chúng ta cần phải có sự nhiệt thành và tinh tấn để đưa đến thành tựu. Khi hiểu rằng Phật giáo là một nền giáo dục, tự nhiên chúng ta sẽ xem Đức Phật là thầy của mình. Từ đó chúng ta cũng hiểu rằng ở trong những ngôi chùa chúng ta không coi tranh, tượng Phật, Bồ Tát là những vị thần cần phải thờ phụng. Nhưng chúng ta vẫn dâng cúng những tranh, tượng Phật, Bồ Tát với hai lý do. Lý do thứ nhất là để nhớ ơn các Ngài đã ban cho mình một nền giáo dục vĩ đại mà mình đã may mắn được thọ nhận trong kiếp này. Câu mở đầu trong kinh điển là: "Phật Pháp cao siêu rất thậm sâu, trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu”. Chúng ta nhớ ơn Đức Phật cũng giống như người Trung Hoa nhớ ơn tổ tiên. Chúng ta nghĩ về nguồn gốc của mình và thấy rằng nếu không có tổ tiên thì cũng không có mình. Lý do thứ hai là chúng ta dâng cúng Đức Phật để làm theo gương đạo đức. Phật Thích Ca cũng là một người bình thường giống như chúng ta, vậy mà ngài đã đạt giác ngộ, thành Phật, tại sao chúng ta lại không thể làm được như ngài. Vì vậy, tranh và tượng Đức Phật nhắc nhở chúng ta cố gắng đạt mục tiêu này. Không nên coi tranh tượng là những vị thần thánh có tính cách mê tín dị đoan.

Trong ngôi chùa Phật Giáo, các vị Phật và Bồ Tát có nhiều hình dạng khác nhau. Điều này thường làm cho người ta hiểu lầm Phật giáo là một tôn giáo, mà lại là một tôn giáo thờ đa thần. Sự thật là chư Phật, Bồ Tát có nhiều danh hiệu khác nhau. Thí dụ, trong Tam Tạng Kinh Điển có cuốn “ Kinh Vạn Phật” (Ten Thousand Buddha Names Sutra), kể ra mười ngàn danh hiệu của các vị Phật và nhiều danh hiệu khác nữa của các vị Bồ Tát. Tại sao lại có nhiều Phật và Bồ Tát như vậy? Trong chân tính của chúng ta có vô số những khác nhau về trí huệ, đạo đức, và nghệ thuật mà nếu chỉ dùng một danh hiệu thì không thể nói lên hết được, cũng giống như một người có nhiều tài năng và ở địa vị quan trọng thì trên danh thiếp của người đó có ghi nhiều danh hiệu và chức vụ. Danh hiệu của các vị Phật nói lên những đức tính hoàn hảo ở bên trong chân tâm của chúng ta. Tên của các vị Bồ Tát nói lên sự tu luyện những đức tính khác nhau. Bên trong chân tính của chúng ta có vô số khả năng nguyên thủy, nhưng chúng ta đã tạm thời bị mất những khả năng đó. Nếu không biết tu tập đúng cách thì chúng ta sẽ không thể tìm lại được. Danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát không có gì khác với chính chúng ta. Khi hiểu điều này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng giáo lý của Đức Phật được tượng trưng bằng một nền nghệ thuật cao cấp. Thí dụ, những bức tranh và những bức tượng Phật có thể biểu lộ Giáo Pháp. Khi hiểu ý nghĩa của những hình ảnh này chúng ta sẽ đạt được những lợi ích trong giáo lý của Đức Phật.

Nếu Phật giáo không phải là một tôn giáo thì tại sao Phật giáo cũng không phải là một triết lý. Trong triết học có chủ thể và đối tượng. Trong Phật giáo Đại Thừa không có sự khác biệt giữa chủ thể và đối tượng, tâm và vật, mà hai thứ chỉ là một. Điều này rất thâm diệu và khó hiểu. Một vị thầy nói: "Lấy vàng để chế tạo một vật dụng thì vật dụng là vàng". Vàng và vật dụng là một hay là hai thứ khác nhau? Nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ là hai vật khác nhau, nhưng khi xét tính chất của chúng, chúng ta sẽ thấy chúng là một.

Chúng ta cần phải có trực giác sâu xa để hiểu đúng như thật của đời sống và vũ trụ vạn vật. Tất cả các kinh Đại Thừa đều có ý định giải thích sự thật này. Khi chứng ngộ sự thật này chúng ta sẽ có cùng tri kiến với Đức Phật. Phàm phu như chúng ta đều vô minh, nhưng chúng ta vô minh như thế nào? Chúng ta vô minh ở chỗ chỉ nhìn thấy sự khác biệt nhau của vạn vật mà không biết rằng thực thể của vạn vật là một chứ không phải là khác..

 

 

Chương hai:

Mục đích của Phật Giáo

Sau khi tìm hiểu tính chất thật của Phật Giáo, chúng ta tiếp tục xét mục tiêu của Phật Giáo. Mục đích của Phật giáo là giải trừ vô minh, đạt giác ngộ. Đức Phật nói cho chúng ta biết về nguyên nhân của sự khổ và lý do có sự hiện hữu của sáu cõi luân hồi. Chúng ta lăn trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi là vì chưa khám phá ra những khả năng trí huệ và đức hạnh vốn có của mình. Như vậy chúng ta đã có quan niệm và cách hành xử sai lầm với cuộc đời và vũ trụ, và những sự sai lầm này gây ra mọi đau khổ trong vòng luân hồi.

Mục đích của những lời dạy của Đức Phật là hướng dẫn chúng ta phá trừ vô minh đạt đến giác ngộ và thoát khổ. Chúng ta tìm cái gì trong Phật Giáo? Chúng ta đang tìm về quả vị “Chánh Đẳng Chánh Giác” tức sự giác ngộ viên mãn. Đức Phật truyền dạy Giáo Pháp để chúng ta cũng đạt giác ngộ vô thượng và thành Phật.

Có thể xem Giác Ngộ Viên Mãn có ba cấp là La Hán, Bồ Tát, và Phật (Arhats, Bodhisattvas and Buddhas). Thứ nhất là "Giác Ngộ Chân Chính". Trên thế giới có những người rất thông minh và khôn ngoan, như những nhà khoa học, những triết gia và những nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ đã đạt mức tri thức cao hơn những người khác. Tuy nhiên, dù họ có thể đạt một mức giác ngộ nào đó, Đức Phật cũng không xem tri kiến của họ là sự giác ngộ đích thực vì họ chưa giải trừ được phiền não. Họ vẫn còn chấp vào điều phải và điều trái của người khác, vẫn còn tham, sân, si, và kiêu ngạo. Họ vẫn còn những tư tưởng tán loạn, phân biệt, và chấp thủ. Nói cách khác, tâm của họ xao động, không thanh tịnh. Nếu tâm không thanh tịnh thì dù đạt được tri kiến cao bao nhiêu cũng không phải là giác ngộ chân chính.

Trong Phật Giáo, tiêu chuẩn của sự giác ngộ chân chính là tâm thanh tịnh, từ đó trí huệ phát khởi. Chư Phật đều muốn chúng ta đạt sự giác ngộ chân chính này. Các La Hán không còn những ảo tưởng, những ý nghĩ sai lầm hay tà kiến. Các vị này không chấp vào điều phải hay điều trái của người khác, cũng không có những ý nghĩ tham, sân, si, hay kiêu ngạo.

Xét như vậy, chúng ta có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Phật giáo và nền giáo dục thông thường. Nhờ Phật giáo mà chúng ta được biết những giáo lý thâm diệu và sự giác ngộ chân chính. Chỉ khi nào đạt được sự giác ngộ đích thực này thì chúng ta mới thoát mọi đau khổ và hưởng hạnh phúc thực sự. Là con người, chúng ta đều phải chịu những nỗi khổ sinh, lão, bệnh, và tử. Chúng ta không có được những gì mình muốn có, phải sống xa cách những người mình thương yêu, và phải sống chung đụng với những người mình ghét. Chúng ta vị bủa vây bởi tất cả những sự đau khổ này mà không có cách nào để thoát khỏi chúng. Chỉ khi nào đã học Phật Pháp, chúng ta mới có thể đạt giải thoát thực sự.

Kinh Hoa Nghiêm có dạy rằng: "Tất cả chúng sinh đều có những khả năng về trí huệ và đức hạnh giống như Đức Phật, nhưng do vọng niệm vaø chấp thủ mà đã mất những khả năng này". Đó là nguyên nhân của mọi vấn đề của chúng ta. Tu tập theo Phật giáo là áp dụng lời dạy của Đức Phật để giải trừ mọi vọng niệm, mọi ý nghĩ phân biệt và chấp thủ. Chúng ta sẽ giữ cho tâm ta thanh tịnh để trí huệ phát sinh. Đó là sự giác ngộ chân chính. Vì vậy, chư Phật , Bồ Tát không nói đến sự thông minh và trí khôn của thế gian, vốn nó không phát xuất từ tâm thanh tịnh. Khi đạt được giác ngộ chân chính chúng ta sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề hằng ngày cũng như khả năng vượt thoát luân hồi.

Trong nền giáo dục thông thường của thế gian, để có thể đạt đến thành tựu, người học phải theo đuổi riêng một ngành học nào đó. Trong nền giáo dục Phật giáo cũng vậy, người có ý nguyện đạt thành tựu phải theo học với một vị thầy và thực hành một pháp môn duy nhất. Nếu theo học hai vị thầy với hai pháp môn khác nhau, chuùng ta sẽ lưỡng lự giữa hai ngã đường. Tệ hại hơn nữa, nếu theo học ba vị thầy một lúc, chúng ta sẽ đứng lại ở ngã ba đường. Với bốn vị thầy, chúng ta sẽ hoang mang ở giữa ngã tư. Ngày nay, giới trẻ muốn học nhiều nhưng lại không đạt được kết quả tốt, vì họ đang bị kẹt ở giữa những ngã đường này, không biết phải đi theo hướng nào. Để thành công và đạt thành tựu trong quá trình tu học Phật, chúng ta cần phải nhất tâm theo học một vị thầy và tập trung tâm trí vào một pháp môn mà thôi.

Nhưng chúng ta sẽ thành tựu cái gì? Thành tựu thực sự là đạt được tâm thanh tịnh. Khi đã đạt được một mức độ thanh tịnh nào đó, chúng ta sẽ giảm bớt phiền não và trí huệ đích thực được gia tăng, có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong thế gian này cũng như ngoài thế gian. Nếu không có trí huệ đích thực này thì không thể thực sự giải quyết được những vấn đề.

Vậy, trí huệ chân thực là điều thiết yếu để đạt đời sống hạnh phúc và mãn nguyện. Ở tầm mức lớn hơn, trí huệ này có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề của xã hội.

Trong thời đại này, có nhiều nhà chính trị cho rằng mình rất khôn ngoan, nhưng họ đã đưa đất nước của họ tới bờ vực tai họa, làm cho nhân dân của họ chịu nhiều khốn khổ. Tại sao lại như vậy? Tại vì những nhà lãnh đạo này đã không trừ bỏ những phiền não, những vọng niệm, những phân biệt và chấp thủ của mình. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi bản thân một cách vị kỷ, ngã chấp.

Đức Phật dạy chúng ta đạt trí huệ đích thực bằng cách trước hết thoát ra khỏi những tà kiến của mình. Nếu không có trí huệ này, chúng ta sẽ không hiểu đúng ý nghĩa trong kinh sách Đại Thừa. Nếu có thể buông bỏ tâm vị kỷ thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được ích lợi thực sự. Chỉ khi nào không còn tâm ngã chấp thì chúng ta mới có khả năng nhận xét sự thật vaø sự giả, điều đúng và điều sai, phải và trái, điều lợi ích và điều độc hại. Nếu không phá bỏ những tà kiến của mình thì sẽ không có khả năng đó, Đó là sự giác ngộ đích thực.

Ở mức cao hơn giác ngộ chân chính là "Chánh Đẳng Chánh Giác". Chánh Đẳng là bằng với Phật nhưng chưa thành Phật. Cấp này cao hơn cấp La Hán. Chánh đẳng giác đòi hỏi chúng ta giải trừ một mức độ vô minh và đạt được một mức độ Pháp thân. Ở mức này, tri kiến của chúng ta về cuộc đời và vũ trụ rất gần với tri kiến của chư Phật. Người đạt được chánh đẳng giác thì được gọi là Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm nói về bốn mươi mốt cấp Bồ Tát, tất cả đều có những mức giác ngộ này. Sau khi đã giải trừ trọn vẹn vô minh, hoàn thiện hóa trí huệ và giác ngộ, hành giả đạt giác ngộ viên mãn tức Phật

Khi hiểu ý nghĩa của Phật Giáo, chúng ta sẽ thấy rằng mục đích của thực hành tu tập là đạt trí huệ. Trong Thiền Tông, mục tiêu này được gọi là "minh tâm kiến tánh"(in pursuit of clarity of mind to see into one’s self-nature), tức "giác ngộ viên mãn" (Complete Enlightenment). Trong Tịnh Độ Tông, điều này được gọi là "Nhất tâm bất loạn" (One Mind Undisturbed). Tịnh Độ Tông độc đáo ở chỗ chúng ta không chỉ tu tập để đạt nhất tâm bất loạn mà còn để được vãng sinh Tịnh Độ. Các tông phái khác thì dựa vào tự lực để đạt một mục tiêu mà thôi. Pháp môn Tịnh Độ có hai mục tiêu để đạt ngay trong kiếp này.

Người nào quen thuộc với Kinh Vô Lượng Thọ và hiểu ý nghĩa của kinh này sẽ thoát khỏi mọi nghi ngờ. Tên đầy đủ của cuốn kinh này nói lên những mục tiêu của việc tu tập. "Phật nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, và Giác Ngộ. Thọ mạng vô lượng và sự trang nghiêm là mục tiêu của các hành giả Tịnh Độ. "Vô lượng thọ" hàm ý đức hạnh của chân tính của hành giả. "Trang nghiêm" là trí huệ viên mãn với sự tự tại và mãn nguyện. "Thanh tịnh", "Bình đẳng", và "Giác ngộ" là ba phương tiện thực hành. Khi đạt được một điều thì đạt được cả ba điều này. Trong tất cả các tông phái Phật Giáo, không có phương tiện nào vượt qua ba phương tiện này.

Thiền Tông dùng pháp thức tỉnh để đạt đại giác ngộ, và sự trong sáng nhìn thấy chân tính của mình. Các tông phái khác chú trọng sự hiểu biết chân chánh cho tới khi đạt tri kiến hoàn hảo. Tịnh Độ Tông thì tập trung vào việc tịnh hóa tâm trí. Người có tâm thanh tịnh thì sẽ tự nhiên vô phân biệt và thức tỉnh. Người thức tỉnh thì sẽ tự nhiên có tâm thanh tịnh và vô phân biệt. Những con đường này có thể khác nhau nhưng đều dẫn tới cùng một mục tiêu. Trong Thiền Tông, mục tiêu này được gọi là "minh tâm kiến tánh". Các tông phái dùng những ngôn từ khác nhau nhưng kết quả hai mức trạng thái tâm đạt được là một. Vì vậy, chỉ trích tông phái khác là phỉ báng Đức Phật cũng như giáo pháp của Ngài. Tất cả những pháp môn này đều do Đức Phật truyền dạy cho chúng ta. Chúng ta hãy chọn một pháp môn nào thích hợp với mình để tu tập và thành tựu. Làm sao chúng ta có thể nói pháp môn này tốt hơn pháp môn kia? Nếu pháp môn mình chọn quá cao sẽ khó thực hành. Một pháp môn cần phải thích hợp và thuận tiện cho lối sống của chúng ta. Pháp môn đoù cũng cần phải khế hợp với xã hội ngày nay, vì chúng ta không thể xa rời xã hội hay người khác. Vậy chúng ta cần phải xét những điều này khi chọn một pháp môn để tu tập.

Tuy nhiên, dù áp dụng pháp môn nào chúng ta cuõng cần phải giải trừ ngã chấp và pháp chấp để có thể đạt được lợi ích trong tu tập. Nếu không như vậy thì dù có đặt hết sức lực vào việc hành trì cũng vô ích, giống như nhiều người đã kinh nghiệm. Có những hành giả cảm thấy sau nhiều năm tu tập mình vẫn gần như không thành tựu gì cả. Có khi họ còn cảm thấy mình thua kém hơn lúc chưa tu tập. Hình như càng tu tập họ càng cảm thấy tệ hơn. Tất cả những điều này là do họ đã chọn một pháp môn không thích hợp với mình, cũng giống như ở trường học người ta chọn một môn học không thích hợp với căn cơ hay khả năng của mình, và như vậy sẽ rất khó thành công trong việc học. Chọn đúng môn học thì việc học sẽ dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội thành đạt hơn. Tu tập theo Phật giáo cũng vậy, nếu không biết khả năng của mình, chúng ta có thể tự trắc nghiệm. Lấy trường hợp của chính tôi làm thí dụ. Sau khi đọc nhiều kinh điển Đại Thưøa tôi đã nghĩ là mình không khả năng thành tựu một chút nào cả. Tôi rất muốn đoạn lìa những ý nghĩ tán loạn, phân biệt và những sự chấp thủ của mình, nhưng tôi không thể thực hiện được việc này. Sau cùng tôi đã chọn pháp môn Tịnh Độ để cố gắng thành tựu. Pháp môn này không đòi hỏi hành giả phải giải trừ hoàn toàn những chướng ngại, chỉ đè nén chúng. Chừng nào có thể đè nén tất cả những phiền não chúng ta vẫn có thể sinh vào Tịnh Độ Tây Phương mang theo những nghiệp quả xấu còn sót lại của mình và nơi đó chúng ta vẫn tiếp tục tu tập và giải trừ cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn.

Tôi chọn pháp môn này vì thấy nó rất thích hợp với mình. Trước đó, tôi đã thử Thiền Tông, Mật Tông, và các tông phái khác cũng như thực hành trì giới, nhưng đã không đạt được kết quả nào cả. Vì vậy tôi trở lại vói pháp môn Tịnh Độ, toàn tâm thâm nhập pháp môn Niệm Phật trong khi tập trung vào việc giảng thuyết về các kinh Tịnh Độ. Đó là những kinh nghiệm của tôi trong mấy chục năm tu tập.

 

Chương ba:

Biểu tượng học và mỹ học

Sau khi đã hiểu rõ mục đích của Phật giáo, chúng ta sẽ nhìn kinh điển với một nhãn quan khác trước. Kinh điển Phật giáo là một trong những bộ sưu tập văn học lớn nhất thế giới. Tôi tin rằng khi xét tất cả những học thuật, chúng ta sẽ thấy không có học thuật nào vượt qua Phật Giáo. Để coù thể thọ nhận lợi ích từ kinh điển Phật giáo, chúng ta cần phải biết và hiểu ý nghĩa nội dung của những cuốn kinh này, vốn là chân lý của Giáo Pháp. Chân lý của cuộc đời và vũ trụ vạn vật. Cuộc đời, hay nhân sinh, là con người chúng ta. Vũ trụ là môi trường sống xung quanh chúng ta. Nếu cho rằng Phật giáo là những giáo lý trừu tượng, khó hiểu, không ăn nhằm gì tới đời sống hằng ngày thì như vậy là không đúng. Mỗi lời kinh đều liên quan mật thiết tới đời sống hằng ngày của chúng ta. Thêm nữa. kinh điển Phật giáo chắc chắn không phổ biến những điều mê tín dị đoan.

Chúng ta sẽ bắt đầu ở đâu, và như thế nào? Phương tiện truyền dạy giáo lý của Phật giáo có tính cách sáng tạo ở mức độ cao. Từ hai ngàn năm trước Phật giáo đã dùng biểu tượng học và mỹ học để truyền bá giáo lý. Thí dụ, tất cả những danh hiệu và hình tượng Phật đều tượng trưng những đức tính và nhưõng tài năng mỹ thuật của con người chúng ta. Tất cả các danh hiệu và hình tượng Bồ Tát đều tượng trưng sự tu luyện của chúng ta, nói lên cho chúng ta biết cách ứng dụng giáo lý trong đời sống hằng ngày và làm hiển lộ những tự tánh của mình.

Theo Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa, bốn vị Đại Bồ Tát tượng trưng cho trình tự tu tập và chứng đắc. Thứ nhất là Bồ Tát Địa Tạng. Dù là giáo lý thế gian, hay Phật Pháp, không có gì có thể được thành tựu nếu không có đất sống hay một nơi để cư ngụ. Sự hiện hữu của con người sống không thể tách rời khỏi đất lớn, vì chúng ta nương tựa vào trái đất để tồn tại. Thực phẩm, y phục, đời sống hay công việc, tất cả dựa vào sự sản sinh của đất. Vậy, những kho tàng vô tận ở trong đất là dành cho chúng ta sử dụng. Chữ "địa" trong danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng có nghĩa là tâm trí, và chữ "tạng" có nghĩa là kho tàng.

Giáo lý của Đức Phật dạy chúng ta bắt đầu việc thực hành tu tập ở tâm, vốn là chân tánh bao gồm trí huệ vô lượng và những khả năng đạo đức không khác trí huệ và đức hạnh của chư Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên, ngày nay hình như chúng ta đã mất trí huệ và đức hạnh vốn có của mình. Nhưng Đức Phật nói rằng những phẩm tính đó không mất thực sự mà chưa được chúng ta khám phá. Hiện tại, chúng ta đang chìm đắm trong những ý nghĩ tán loạn, phân biệt, và những tham muốn, vì vậy mà chúng ta tạm thời bị mất những khả năng nguyên thủy đó. Bên trong chân tâm thì không có những ý nghĩ xao động nào cả. Nếu tâm trí có những vọng niệm thì đó là giả tâm chứ không phải là chân tâm. Chúng ta vốn đã có chân tâm, vì vậy thực hành tu tập là chỉ để làm hiển lộ chân tâm này. Vậy, mục tiêu đích thực của việc tu tập là tìm kiếm và khai mở kho tàng trong tâm của mình. Phật giáo không tìm cái gì ở bên ngoài mà chỉ tìm cái ở bên trong chân tánh của mình.

Bồ Tát Địa Tạng tượng trưng cho sự hiếu kính, và Kinh Địa Tạng là một bản kinh nói về đạo hiếu, một ý niệm căn bản mà mọi người nên bắt đầu ở chỗ này. Cha mẹ đã hết sức yêu thương chúng ta qua việc các ngài ban cho chúng ta đời sống và nuôi dưỡng chúng ta. Có hiếu và phụng dưỡng cha mẹ tất nhiên là bổn phận căn bản của mỗi người. Chúng ta cần phải chăm lo cho nhu cầu vật chất cũng như đời sống tinh thần của cha mẹ. Thêm nữa, chúng ta cần phải nuôi dưỡng ý nguyện của các vị đối với chúng ta, và đây là bổn phận khó khăn nhất. Cha mẹ muốn con cái của mình thành công trên đường sự nghiệp, có đạo đức, và được thế hệ này cũng như thế hệ sau kính trọng, vì vậy chúng ta phải làm sao để cho cha mẹ hãnh diện về mình, và sự thành tựu vô thượng viên mãn của đạo hiếu là đắc Phật Quả. Chúng ta bắt đầu công trình tu tập ở đạo hiếu và mở rộng lòng hiếu kính của mình để bao gồm toàn thể chúng sinh.

Vị Đại Bồ Tát thứ hai là Quan Âm, tượng trưng cho sự trưởng dưỡng đại bi tâm. Việc dâng cúng Bồ Tát Quan Âm có nghĩa gì? Chúng ta dâng cúng Bồ Tát Quan Âm là để tự nhắc nhở mình phát tâm đại từ bi với tất cả mọi người, giúp đỡ chúng sinh một cách vô điều kiện.

Thứ ba là Bồ Tát Văn Thù, tượng trưng trí huệ và lý trí, nhắc nhở chúng ta rằng trong thực hành tu tập cũng như trong việc cư xử với người khác, chúng ta cần phải thực hiện bổn phận hiếu kính, phải dựa vào trí huệ và lý trí chứ không dựa trên những cảm xúc nhất thời.

Vị Bồ Tát thứ tư là Phổ Hiền, tượng trưng sự thành tâm tu tập, ứng dụng đạo hiếu, từ bi, và lý trí trong đời sống hằng ngày. Khi thành tựu viên mãn đạo pháp của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng ta sẽ thành Phật.

Phật giáo dạy chúng ta cách sống hợp với chân lý của cuộc đời và vũ trụ vaïn vật, tức là sống một đời sống hoàn hảo và siêu diện giống như đời sống của chư Phật, Bồ Tát. Đó là giáo lý Đại Thừa đích thực, vô thượng và hoàn hảo.

Tu theo Phật Giáo, hành giả phải bắt đầu bằng: 1.- Hiếu kính với cha mẹ, các vị thầy và những bậc trưởng thượng, 2.- Phát tâm đại từ bi, 3.- Trưởng dưỡng tư duy và trí huệ, 4.- Mở rộng tâm trí

Tuy được xếp theo thứ tự trước sau những những điều này có thể được thực hành cùng một lúc, vì điều này bổ túc cho điều kia. Thí dụ, có hiếu với cha mẹ, bao gồm từ bi, lý trí và trí huệ. Trí huệ bao gồm hiếu kính và từ bi.

Khi đã hiểu tổng quát về Phật Giáo, làm sao để ứng dụng sự hiểu biết này trong sinh hoạt hằng ngày? Trước hết chúng ta cần phải biết mỗi vị Phật và mỗi vị Bồ Tát tượng trưng cho điều gì. Nếu không biết như vậy thì Phật giáo của chúng ta chỉ là một sự mê tín, không mang lại một lợi ích nào cả. Tất cả những bộ kinh Phật giáo đều chứa đựng những phẩm tính, những đặc điểm và những cách tu tập này, vì vậy chỉ cần học một bộ kinh là đủ. Chúng ta cần phải hiểu và biết cách ứng dụng những giáo lý một cách hiệu quả.

Thông thường, ở giữa chánh điện của một ngôi chùa là một pho tượng Phật và hai tượng Bồ Tát, tượng trưng chân tánh và bản thể của mỗi chúng ta. Nếu pho tượng ở giữa là Phật Thích Ca thì hai tượng ở hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền, tượng trưng trí huệ và phương tiện ứng dụng, sự hiểu biết và sự thực hành, và như vậy là tri và hành hợp nhất. Nếu pho tượng Phật trong chánh điện là Phật A Di Đà tượng trưng chân tánh, hai tượng hai bên là Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Bồ Tát Quan Âm tượng trưng đại từ bi. Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng đại trí huệ. Hai vị là sự phối hợp trí huệ và từ bi biểu trưng cho phẩm tính trong mỗi chúng ta.

Tên của các vị Phật và Bồ Tát có những ý nghĩa giáo dục thâm diệu. Thí dụ, tên của Phật Thích Ca Mâu Ni tức là "Shakyamuni" nói lên những nguyên lý của nền giáo dục Phật Giáo. Thích Ca (Sakya) nghĩa là “năng nhơn”, “năng” tưùc là “ năng lực” và “nhơn” nghĩa là “từ bi”;Mâu Ni” (Muni) nghĩa là “ tịch mặc, vắng lặng và thanh tịnh”. Hai phẩm tính này được đề cao vì thế gian này thiếu từ bi và thường vị kỷ, tâm thường không vắng lặng, thanh tịnh, luôn luôn xao động với những tham, sân, si, và ganh tị. bất cứ vị Bồ Tát nào đắc Phật quả trong thế gian này cũng được gọi là Sakyamuni để dạy chúng sinh phương cách giải quyết những vấn đề của mình. Khi ý nghĩa của những bưùc tượng Phật và Bồ Tát được trực nhận bằng cách ngắm những pho tượng này, chúng ta sẽ hiểu trọn vẹn mục đích của Phật Giáo.

Khi bước vào điện thứ nhất của một đạo đường, được gọi là Điện Hộ Pháp, chúng ta sẽ thấy tượng Bồ Tát Di Lặc với bốn vị Hộ Pháp ở giữa điện. Bồ Tát Di Lặc mà ở các nước Tây Phương thường gọi là Phật Phúc Lạc, có nụ cười lớn biểu lộ sự hoan hỷ. Cái bụng lớn của ngài tượng trưng sự bao dung và sự rộng lượng, khuyên dạy chúng ta nên cư xử với người và sự việc một cách hoan hỷ, vô phân biệt, và khoan dung. Bốn vị Hộ Pháp dạy chúng ta cách tự bảo hộ mình.

Hộ pháp Đông Phương tượng trưng sự thi hành bổn phận và nhiệm vụ, dạy chúng ta rằng dù ở địa vị nào chúng ta cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngài cầm một cây đàn trong tay. Những sợi dây đàn không quá căng, dễ đứt, cũng không quá chùng, tiếng đàn sẽ không hay. Khi đàn được điều chỉnh đúng, tiếng nhạc sẽ du dương. Điều này muốn nói chúng ta cần phải đi theo trung đạo trong việc đối nhân xử thế. Nếu người nào cũng làm tròn nhiệm vụ và bổn phận của mình thì làm sao quốc gia có thể không thịnh vượng được?

Vị Hộ Pháp Nam Phương tượng trưng sự phát triển và sự tiến bộ hằng này. Không những mọi việc cần phải được làm đúng mà lại còn phải có sự phát triển liên tục. Tay phải của vị Hộ Pháp này cầm thanh gương trí huệ, tay trái cầm một cái vòng tượng trưng trí huệ hoàn hảo, cho thấy rằng chúng ta cần phải dùng trí huệ trong việc tu tiến. Thanh gươm muốn nói rằng cần phải đoạn lìa phiền não để tâm trí được an lạc.

Vị Hộ Pháp Tây Phương tượng trưng sự nhìn bao quát, và vị Hộ Pháp thứ tư, Bắc Phương tượng trưng sự nghe bao quát. Hai vị này dạy chúng ta thấy và nghe cẩn thận hơn, cũng như đọc nhiều kinh sách và đi nhiều nơi để có cái học bao quát, làm công việc hoàn hảo, đạt được những đức tính, và không bới móc những khuyết điểm của người khác. Vị Hộ Pháp Tây Phương tượng trưng sự quan sát bao quát, một tay cầm "Naga", tức là rồng hay rắn thần. Naga là biểu tượng của sự biến dịch, tay kia cầm chuỗi hạt tượng trưng những nguyên lý. Người và sự vật trong trời đất luôn luôn biến đổi. Chúng ta cần phải quan sát rất cẩn thận và kỹ lưỡng những nguyên lý trong nội tâm để có thể kiểm soát "Naga" này. Vị Hộ Pháp Bắc Phương cầm một cái lọng để che cho chúng ta không bị nhiễm ô. Điều này nhắc nhở cho chúng ta rằng trong một xã hội phức tạp chúng ta cần phải biết cách bảo hộ thân tâm của mình chống lại sự ô nhiễm và hư hoại.

Từ những điều trên chúng ta có thể thấy phương diện mỹ thuật của nền giáo dục Phật giáo quả là tuyệt đẹp. Có điều đáng tiếc là nhiều người coi các vị Hộ Pháp này là những vị thần để thờ phụng, như vậy là hoàn toàn sai lầm.

 

Chương bốn:

Năm sự hướng dẫn thực hành

Ba Điều Kiện: Sau khi thiết lập những Trung Tâm Tịnh Độ Học ở một số quốc gia, chúng ta đặt ra năm sự hướng dẫn cho các hành giả Tịnh Độ. Năm sự hướng dẫn này được rút ra từ năm bộ kinh Tịnh Độ để ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự hướng dẫn thứ nhất là Ba Điều Kiện được rút ra từ Kinh Quán Vô Lượng Thọ, cung cấp những điều rất quan trọng để làm nền móng cho việc thực hành tu tập. Trong cuốn kinh này Đức Phật nói rằng Ba Điều Kiện là những nguyên nhân tốt để chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, và tương lai tạo thiện nghiệp. Nói cách khác, tất cả những người nào muốn đắc quả Phật đều phải thực hành hoàn hảo những điều này để làm nền móng cho việc tu tập của mình. Vậy chúng ta không thể coi thường Ba Điều Kiện này.

Điều kiện thứ nhất liên quan tới việc tu tạo phước báo của người thế gian cũng như các vị thần ở các cõi trời. Muốn đắc quả Phật hay Bồ Tát, một Phật tử chân chánh phải thực hành các điều sau đây:

1.- Có hiếu với cha mẹ, 2.- Tôn kính Thầy Tổ, 3.- Từ bi, không sát sinh. 4.- Tu mười thiệp nghiệp.  

Điều Kiện Thứ Hai, bao gồm: 5.- Quy Y Tam Bảo, 6.- Tuân giữ luật pháp, phong tục và các giới điều, 7.- Cư xử đúng đắn và nghiêm chỉnh. 

Điều Kiện Thứ Ba, gồm những điều sau đây: 8.- Phát Bồ Đề Tâm, 9.- Thâm tín giáo lý nhân quả, 10.- Tụng đọc và đề cao kinh điển Đại Thừa.11.- Khuyến khích người khác đi theo con đường Giác Ngộ. 

Trước khi tu theo Phật giáo Đại Thừa, chúng ta cần phải phát Bồ Đề Tâm, tức tâm giác ngộ. Nếu quan sát kỹ xã hội, chúng ta sẽ đi tới những kết luận đáng buồn. Nhìn lại ba mươi năm trước, chúng ta thấy thời đó người ta thường tử tế và hiểu biết hơn, còn người bây giờ thì vị kỷ hơn, chỉ nghĩ tới việc lợi dụng người khác để làm lợi cho riêng mình. Chính tâm ích kỷ đã này tạo ra một thế giới hỗn loạn làm cho cả thời tiết cũng trở nên bất bình thường. Vì vậy, khi phát Bồ Đề Tâm, hành giả nhận thức được rằng thế gian này đầy đau khổ, còn Tịnh Độ Tây Phương là cõi cực lạc. Người ta thức tỉnh thực sự khi tìm cách thoát khỏi và tu tập đạt được an lạc.

Khi thức tỉnh, hành giả cũng phát nguyện giúp đỡ chúng sinh. Quan tâm tới người khác và không ích kỷ nữa. Chúng sinh có nhu cầu cấp thiết nào? Điều quan trọng nhất mà chúng sinh cần phải có là giáo lý của Đức Phật. Vì vậy việc khẩn cấp mà chúng ta phải làm là đào tạo những người có khả năng thuyết giảng để tiếp tục nhiệm vụ truyền bá Phật Giáo. Ngày nay, do sự tiến bộ của ngành in và xuất bản sách, vô số kinh sách đã được phát hành khắp thế giới, nhưng có điều đáng tiếc là ít có người giảng thuyết về kinh điển Phật Giáo. Vì người ta thường hiểu không đúng ý nghĩa của kinh điển nên chúng ta cần những người có khả năng giảng dạy và giải thích kinh sách. Ngày nay, cách tốt nhất làm lợi ích cho người khác là đào tạo giảng sư, giảng viên để dạy giáo lý. Chúng ta hãy thực hiện điều này với tâm bao dung, không chỉ cho riêng một đạo tràng, một khu vực, hay một quốc gia, mà cho toàn thế giới. Nếu chỉ có một nước thịnh vượng, còn những nước khác nghèo nàn, thì họ sẽ ganh tị và thù ghét nước giàu, gây ra tranh chấp. Khi suy nghĩ như vậy làm sao chúng ta có thể sống một cách bình thản được? Nếu mọi người đều thịnh vượng thì tất cả sẽ có hòa bình và hạnh phúc.

Khi có nhiều giảng viên giúp người khác hiểu rõ những nguyên tắc trong giáo lý của Đức Phật, đến lượt những người đó sẽ dần dần giúp những người khác xuyên phá màn vô minh, thoát khổ và đạt hạnh phúc. Đây là cách ích lợi nhất để chúng ta thực thi Bồ Đề Tâm và Bồ Tát hạnh.

Thâm tín luật nhân quả không chỉ là sự tin rằng "cái gì phải tới sẽ tới". Ý nghĩa sâu xa ở đây là: "Ghi nhớ rằng Phật A Di Đà là nhân, và thành Phật là “quả". Đối với hành giả Tịnh Độ thì việc tụng đọc và đề cao kinh điển Đại Thừa có thể được thành tựu chỉ bằng cách tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Một hành giả có thể đạt sự thuần thục một pháp môn bằng cách tập trung tâm trí vào một cuốn kinh độc nhất. Nếu thấy một bộ Kinh Vô Lượng Thọ không đủ, chúng ta có thể tụng đọc thêm bốn bộ kinh khác và một bộ chú giải của Tịnh Độ Tông. Sáu cuốn này là quá đủ. Chỉ cần để cho ý tưởng này bám rễ và lớn mạnh. Sau cùng, chúng ta khuyến khích người khác cùng thực hành để đạt giác ngộ. Vậy, ba phần đầu của Điều Kiện Thứ Ba là làm lợi ích cho bản thân, còn phần thứ tư là dành những lợi ích mà mình đã đạt được cho mọi người khác, giúp họ hiểu, thực hành, vaø đạt thành tựu trên đường đạo tu tập theo Phật Giáo.

 

Lục Hòa: Ba Điều Kiện nói ở trên là phần thứ nhất của Năm Sự Hướng Dẫn căn bản cho việc thực hành pháp môn Tịnh Độ. Chúng ta chưa thành Phật và cũng chưa rời bỏ thế gian này. Ngay cả khi thành Phật chúng ta cũng không bỏ lại tất cả ở phía sau, vì chư Phật đều muốn cứu độ chúng sinh khắp mười phương.

Làm sao để sống hòa hợp với mọi người? Đức Phật đặt ra sáu nguyên tắc sống hòa hợp, tức Lục Hòa, cho chúng ta làm theo. Lục Hòa không những có thể được ứng dụng trong cộng đồng Phật giáo mà còn có thể được ứng dụng trong tất cả những tổ chức khác.

Điều thứ nhất trong Lục Hòa là có cùng ý kiến, hay Kiến hòa. Mọi người trong nhóm có cùng ý kiến với nhau, làm nền móng vững chắc cho việc sống hòa hợp với nhau. Nếu có sự bất đồng ý kiến trong nhóm thì chắc chắn sẽ có sự tranh chấp, không còn sự hòa hợp nữa. Vậy, có ý kiến hòa hợp là điều rất quan trọng.

Điều thứ nhì trong Lục Hòa là cùng nhau tuân theo những giới điều chung, hay Giới Hòa. "Giới" có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là năm giới hay mười giới của Phật tử tại gia, những giới điều của các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, giới điều của bậc Bồ Tát và giáo lý của Đức Phật. "Trì Giới" theo nghĩa rộng là làm theo phép lịch sự, phong tục, và pháp luật của mọi xứ trên thế giới.

Ngày nay, do sự tiến bộ kỹ thuật trong ngành truyền thông, tầm hoạt động của chúng ta không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà đã mở rộng ra những nước khác. Khi đi tới xứ khác để du lịch, công tác hay thăm viếng người thân, chúng ta cần phải tôn trọng tập quán và luật pháp địa phương để sống hòa hợp với người ở xứ đó. Vậy, tuân theo giới điều Phật giáo thì cũng làm theo tập quán và luật pháp quốc gia. Chính phủ nào cũng hoan nghênh những người dân biết trọng pháp luật, vì vậy tuân theo giới luật là một cách biểu dương và làm lợi ích cho Phật Giáo. Với Giới Hòa làm căn bản, người ta có thể sống hòa hợp và cùng thực hành tu tập với nhau. Khi sống cùng với nhau và lại có cùng ý kiến thì tự nhiên mọi người trong nhóm sẽ không có một sự tranh chấp nào cả? Một cộng đồng tu tập với cùng một mục tiêu, cùng nhau đạt thành tựu mỗi ngày thì chắc chắn cộng đồng đó sẽ được an lạc.

Điều cuối cùng trong Lục Hòa là chia xẻ lợi ích một cách hòa hợp với nhau, hay Lợi Hòa. Tăng Đoàn không chỉ có nghĩa là một cộng đồng tăng sĩ. Đối với Phật tử tại gia, một gia đình cũng có thể thực hành tu tập cùng với nhau theo Lục Hòa để làm thành một tăng đoàn. Cả trong một công ty, mọi người từ chủ nhân cho tới nhân viên cũng có thể thực hành Phật Pháp và làm thành một tăng đoàn. Vậy, tăng đoàn có ý nghĩa rất rộng. Ở trong một tăng đoàn, chúng ta cùng chia xẻ lợi ích với nhau. Đối với người xuất gia thì điều này có nghĩa là mọi người trong đoàn thể có cùng một lối sống, từ vị sư trưởng cho đến người không có trách vụ chính thức trong cộng đoàng, và không có đặc quyền đặc lợi nào cả.

Chúng ta nên sống theo Lục Hòa để có thể sống hòa hợp với mọi người. Khi ở cùng với những tổ chức hay những đoàn thể khác, dù họ có sống theo Lục Hòa hay không, bản thân chúng ta cũng cần phải cư xử theo tinh thần của Lục Hòa để tuân theo những lời dạy của Đức Phật.

Chư Phật, Bồ Tát là những khuôn mẫu tốt nhất của chúng ta, và chúng ta cũng phải trở thành những khuôn mẫu tốt cho những người ở ngoài Phật Giáo. Đây là tinh thần của Phật Giáo, tức là dùng hành vi của chính mình để gây ảnh hưởng và làm lợi ích cho người khác, và do đó, biểu dương Phật Giáo. Chúng ta không dạy bảo người khác, mà chỉ để cho họ quan sát chúng ta. Như vậy hành vi và lối sống hằng ngày của chúng ta có thể tự nhiên gây ảnh hưởng và làm lợi ích cho người khác, cũng giống như chư Phật, Bồ Tát thị hiện ở thế gian này để giáo hóa chúng sinh.

Tam học: Sự hướng dẫn thứ ba là Tam Học tức ba môn học: giới luật, thiền định, và trí huệ. Tam học bao gồm tất cả những giáo lý của Phật Thích Ca và chư Phật quá khứ, hiện tại, và tương lai. Đại Tạng Kinh gồm ba phần: kinh, luật, và luận. Kinh bao gồm những giáo lý về thiền định. Luật bao gồm những nguyên tắc về giới luật. Luận bao gồm những giáo lý về trí huệ. Tam Học giới, định, huệ là cốt tủy của Phật Giáo.

Giới luật là những luật lệ được quy định cho các Phật tử tại gia và xuất gia. Trái đất có bốn mùa thay đổi là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chúng ta cần phải có những luật lệ để cư xử đúng đắn với người và sự vật, do đó làm cho mọi người trong xã hội được hưởng đời sống an lạc và mãn nguyện. Một thế giới không có luật pháp và trật tự thì đó là một thế giới hổn loạn. Dù có may mắn và nhiều tiền của, chúng ta vẫn có thể không hạnh phúc, sống trong lo sợ và sự bất an. Tại sao? Tại vì chúng ta đã buông bỏ luật pháp và trật tự. Giới luật trình bày thấu đáo những nguyên tắc, những phương pháp, và mức tâm trí mà chúng ta cần phải có để mang lại trật tự và an lạc. Tam Học trình bày rõ ràng ý niệm này. Chúng ta thực hành giáo lý của Đức Phật là để đạt trí huệ vô thượng. Khi đã khám phá trí huệ nội tâm này, chúng ta sẽ biết chân lý của cuộc đời và vũ trụ, và cũng biết cách khôi phục lại nhưõng khả năng vốn có từ khởi thủy của mình.

Đức Phật dạy rằng chúng sinh đều có trí huệ và đức tính của một vị Phật. Tri kiến về hiện tại, quá khứ, và tương lai là một phần quan trọng trong khả năng nguyên thủy của chúng ta, nhưng không may là chúng ta đã bị vô minh che phủ. Vô minh xuất hiện khi tâm trí không an tĩnh, còn tâm giác ngộ thì không chịu một ảnh hưởng nào cả. Khi sáu giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh, tâm trí của chúng ta sẽ xao động, phát sinh những ý nghĩ tán loạn.

Đức Phật đã dạy vô số pháp môn để thực hành để được an tĩnh trong mọi hoàn cảnh, không sinh ra những vọng niệm phân biệt hay chấp thủ, và do đó tái khám phá những khả năng nguyên thủy của mình. Trạng thái tâm an tĩnh này là thiền định. Tu tập tức là điều chỉnh những ý nghĩ, lời nói, và hành vi sai lầm của mình, nhưng chúng ta tu tập theo những tiêu chuẩn nào? Đó là giới luật và thiền định. Giới luật là tiêu chuẩn bên ngoài, trì giới là tiêu chuẩn bên trong, còn thiền định thì là tiêu chuẩn để đạt tâm thanh tịnh. Tiêu chuẩn bên ngoài là quan trọng, nhưng tiêu chuẩn bên trong còn quan trọng hơn nhiều, vì nó giúp chuùng ta thành tựu trong việc thực hành tu tập đạt trí huệ.

Với sự trì giới, chúng ta sẽ đạt trạng thái thiền định phát sinh trí huệ. Trí huệ hoàn hảo tối hậu này được gọi là "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác". Làm sao để đạt tri kiến đúng, rồi tri kiến đúng và bình đẳng và sau cùng là tri kiến hoàn hảo? Ba mức thành tựu này tùy thuộc vào lực thiền định, hay trình độ thanh tịnh của tâm trí. Là Phật tử, chúng ta thực hành tu tập là để đạt Giác Ngộ Viên Mãn. Nếu xa rời giới luật và sự thanh tịnh, sẽ không bao giờ đạt được kết quả. Dù hành trì bất cứ pháp môn nào, như Niệm Phật A Di Đà, trì giới, trì chú hay thiền định, nếu không làm theo những điều hướng daãn này thì chúng ta không thể đạt được sự định tâm, nếu có cũng chỉ là những món trang trí bên ngoài mà thôi.

Sáu Ba La Mật: Sự hướng dẫn thứ tư là Sáu Ba La Mật tức sáu hạnh hoàn hảo của bậc Bồ Tát. Mỗi hạnh bao gồm tất cả lối sống của chúng ta. Thí dụ, Ba La Mật thứ nhất là Bố Thí. Người ta thường cho rằng bố thí chỉ có nghĩa là cho tiền bạc. Thực ra cho tiền bạc chỉ là một trong vô số loại bố thí. Nhìn bên ngoài thì bố thí là sự hy sinh vì người khác, nhưng tính chất thật của bố thí là sự xả ly, hay buông bỏ.

Chúng ta có thể bố thí của cải hay sức khỏe của mình. Thí dụ, một người nội trợ giữ cho ngôi nhà của mình là chỗ ở tiện nghi cho gia đinh. Nếu không hiểu biết đúng thì người nội trợ có thể cảm thấy những công việc hằng ngày như giặt quần áo, nấu ăn là nhàm chán. Nhưng nếu người nội trợ hiểu ra rằng mình đang tu tập Bồ Tát đạo bằng việc thực hành Sáu Ba La Mật thì người đó sẽ vui mừng ngay. Làm một việc gì đó cho người khác với tâm xả ly, không chấp thủ thì đó là thực hành hạnh bố thí hoàn hảo. Một người nội trợ giỏi không những phục vụ gia đình của mình mà còn làm gương cho tất cả những người trong gia tộc cũng như những người láng giềng, và như vậy mọi người đều được lợi ích. Một gia đình như vậy là gia đình kiểu mẫu cho mọi gia đình. Dù trông coi một tiệm tạp hóa hay quản lý một doanh nghiệp, làm khuôn mẫu cho người khác noi theo chính là thực hành Bồ Tát Đạo vì lợi ích của chúng sinh. Hạnh Bố Thí Ba La Mật có thể được mở rộng để bao trùm toàn thể vũ trụ và các cõi. Với tâm quảng đại này người ta sẽ là một vị Bồ Tát Đại Thừa.

Bố thí có ba loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí (wealth, teaching and fearlessness). Bố thí tài vật gồm bố thí bên trong và bố thí bên ngoài. Bố thí bên trong là dùng công sức tâm trí và thể xác của mình làm lợi ích cho người khác. Bố thí bên ngoài là hiến tặng những thứ như tiền bạc, thực phẩm, v.v... Bố thí tài vật sẽ có kết quả tốt là được hưởng tài vật về sau. Bố thí pháp là sẵn lòng truyền đạt những kieán thức của mình cho người khác, và không giấu giếm một chút nào cả. Bố thí pháp là làm hết sức để truyền dạy cho những người muốn học với mình. Kết quả tốt của việc bố thí pháp là chúng ta sẽ đạt được sự thông minh và thông tuệ. Vô úy thí là giải tỏa sự lo sợ của người khác và làm cho họ cảm thấy an tâm. Quả tốt của việc bố thí vô úy là có sức khỏe, trường thọ và thân tâm được tự tại. Đa số người ta đều muốn giàu có, thông minh, trí huệ, sức khỏe, sống lâu và an lạc. Khi người ta tạo nghiệp tốt thì quả báo tốt sẽ tới với mình. Muốn được hưởng quả tốt thì trước hết phải gieo nhân lành. Do thực hành tài thí, pháp thí, và vô úy thí chúng ta sẽ được hưởng tất cả những nghiệp quả tốt này.

Khi quan sát cẩn thận chúng ta sẽ thấy rằng không có bao nhiêu người đạt được tất cả những điều mình mong ước. Có những người chủ giàu có nhưng không thông minh, tuy nhiên lại có những nhân viên thông minh và khôn ngoan ở dưới quyền họ, làm theo lệnh của họ. Những nhân viên thông minh và khôn ngoan này đã gây dựng trí huệ trong những kiếp trước, nhưng đã không tu tạo phước báo. Ngược lại, các chủ nhân thì vun bồi phước báo nhưng không tu tạo trí huệ. Nhân và quả rất phức tạp và rất khó phân biệt. Vậy, khi dùng những nguyên tắc của Phật giáo để quan sát xã hội, chúng ta sẽ biết cách hành xử trong tương lai.

Thật ra, trí huệ đích thực quan trọng hơn là phước báo. Của cải là phước báo, nhưng chúng ta phải có trình độ trí huệ cao để biết dùng và phân phối tài sản của mình đúng cách. Nếu không có trí huệ, sự sở hữu của cải có thể đưa chúng ta tới chỗ tạo nghiệp xấu mà lại tưởng là mình đang làm những việc tốt. Nếu không có trí huệ, chúng ta sẽ không thể phân biệt thật giả, đúng sai, phải trái, lợi và hại. Chúng ta vẫn thường không biết đến những sai lầm của mình.

Tất cả những nguyên tắc này được trình bày rất rõ ràng trong "Liễu Phàm Tứ Huấn". Trong điều tốt và điều xấu có sự thật và giả dối, một nửa và trọn vẹn, đúng và sai. Nhìn bên ngoài, một việc có vẻ là nghiệp tốt nhưng do có sự biến đổi tính chất sau đó, có thể là một nghiệp xấu. Ngược lại, một việc có vẻ là nghiệp xấu nhưng đó lại là một thiện nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải có sự tinh tế để hiểu hệ quả của tất cả những việc làm tốt hay xấu, chứ không xét theo vẻ bên ngoài ban đầu của chúng. Chúng ta cần phải có mức trí huệ cao để có thể hiểu sâu xa và có khả năng nhận ra chân lý.

Ba La Mật thứ nhì là Trì Giới, vốn có nghĩa rộng. Chúng ta làm theo lời dạy của Đức Phật, và tuân hành luật pháp của một quốc gia, Mọi luật lệ cần phải được làm theo trong tinh thần cũng như trong văn tự.

Ba La Mật thứ ba là Nhẫn Nhục, là sự kiên nhẫn lâu bền trong hành xử với người và sự việc. Như Đức Phật đã giảng giải trong Kinh Kim Cương, vạn pháp đều có thể đạt được do nhẫn nhục và chịu đựng. Để thành công trong pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, chúng ta phải có nhẫn nhục, nếu không thì khó thể đạt thành tựu. Có sự nhẫn nhục để chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng, chúng ta sẽ đạt được những gì người khác không thể đạt được. Chỉ khi đó chúng ta mới thành tựu được những việc lớn.

Ba La Mật thứ tư là Tinh Tấn. Tinh tấn là tập trung vào sự tu tập hằng ngày, không tìm cách tiến theo nhiều hướng khác nhau. Tu tiến với sự tinh tấn một mức nào đó, chúng ta sẽ đạt được trạng thaùi thiền định.

Ba La Mật thứ năm là Thiền Định, thiền ở đây  có nghĩa là tham thiền với thế ngồi hoa sen, quay mặt vào vách. Thiền định là nhiếp phục được tâm trí của mình, không chịu ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Điều này phuø hợp với Kinh Kim Cương, tức là không xao động và không bị tác động bởi bất cứ một hiện tượng nào. Không chấp thủ một hiện tượng nào có nghĩa là không chịu sự cám dỗ từ những ảnh hưởng bên ngoài. Chúng ta đạt sự định tâm khi không bị lay động bởi tất cả những hiện tượng, thí dụ như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phức tạp mà sáng chói đối với mắt nhìn của chúng ta. Trông thấy rõ tất cả và biết tất cả thì đó là trí huệ trực giaùc tức trí huệ Bát Nhã (Ba La Mật thứ sáu là Trí Tuệ) Như vậy, chúng ta sẽ sống một cách an lạc và giải thoát.

Mười Đại Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền: Sự hướng dẫn thứ năm và cuối cùng là Mười Đại Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền không giống bất cứ một vị Bồ Tát nào khác, vì tâm trí quảng đại của ngài. Mọi ý nghĩ của ngài đều hướng về sự cứu độ chúng sinh. Ngài không nghĩ đến bản thân, gia đình, xứ sở, hay thế giới, mà nghĩ đến vũ trụ các cõi, đạt tới sự hoàn hảo đích thực. Với tâm quảng đại này, tất cả những gì ngài làm đều vĩ đại.Tu theo Phật giáo có nghĩa là tin tưởng, thông hiểu, tu tập, và chứng đắc. Trước hết, chúng ta cần phải có niềm tin kiên cố, nếu không chúng ta sẽ không thể tiếp nhận những giáo lý của Đức Phật. Không dễ gì có niềm tin vững chắc, vì nó tùy thuộc vào nhân duyên. Trong Phật Giáo, nhân duyên hay những điều kiện là: caên cơ tốt, phước báo, công đức, đức hạnh, và nguyên nhân. Nếu không có những điều này thì sẽ rất khó được niềm tin không lay chuyển. Thứ hai, chúng ta phải tin tưởng vào Đức Bổn Sư Phật Thích Ca, vì biết rằng ngài không lừa dối chúng ta. Chúng ta cũng cần phải tin rằng những gì các vị thầy tổ truyền dạy đều là sự thật. Tuy nhiên, chỉ tin tưởng không thôi thì chưa đủ.

Một điều cũng quan trọng là chúng ta phải có sự hiểu biết đúng và hoàn hảo. Sau khi hiểu giáo lý, chúng ta cần phải ứng dụng thực hành những nguyên tắc, những pháp môn, và những mức chứng đắc của Phật giáo trong sinh hoạt hằng ngày. Sau cùng, chứng đắc là chứng minh trong đời sống hằng ngày rằng tất cả những giáo lý cũng như sự hiểu biết của chúng ta là đúng.

Một hiện tượng đáng buồn trong Phật giáo là người ta không hiểu tính chất thật và ý nghĩa của những nghi thức. Một đạo sư Mật Giáo là Ông Nian Chu Huang đã nói rất rõ ràng trong bộ sớ giải Kinh Vô Lượng Thọ rằng: "Lễ quán đảnh là một sự gia hộ từ bi. Nghi thức quán đảnh tượng trưng sự truyền vào hành giả những giáo lý thâm diệu của Đức Phật".

 

Chương năm:

Tịnh Độ Tông

Ngày nay, khi tu tập theo pháp môn Tịnh Độ, chúng ta có ý thức rằng Kinh Vô Lượng Thọ là một bộ kinh rất quan trọng, và là Pháp vô thượng. Truyền bá Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà cho người khác là mang lại cho họ một lễ quán đảnh lớn. Một lần tụng kinh này là một lần nhận được sự gia hộ của chư Phật mười phương. Hai lần tụng là hai lần được gia hộ. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu phương pháp thực hành bắt đầu từ căn bản Ba Điều Kiện.

Như đã nói, điều kiện thứ nhất là hiếu kính với cha mẹ và các vị thầy của mình, từ bi không sát sinh, và làm mười điều lành. Việc tu tập bắt đầu từ đây. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình không thể làm tròn những điều này thì dù có tu tập bao nhiêu chúng ta cũng không đạt được một kết quả nào cả. Chúng ta cần phải thành tâm thi hành và thành tựu những điều kiện này, nếu không thì không thể đạt những lợi ích của Phật Giáo.

Cuối cùng chúng ta quy y pháp môn Tịnh Độ. Tại sao? vì chư Phật khuyên chúng ta làm như vậy. Trong Kinh A Di Đà, chư Phật sáu phương đều ca tụng Tịnh Độ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thích Ca tán tụng Phật A Di Đà, vị Phật đáng tôn kính nhất, có hào quang sáng nhất và là vua của chư Phật. Khi quy y một vị Phật, chúng ta sẽ chọn vị Phật nào? Phật Thích Ca không bảo chúng ta quy y ngài mà hãy quy y Phật A Di Đà vì ngài là Phật Vô Thượng của chư Phật.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, cả hai Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đều muốn được sinh vào Tịnh Độ Tây Phương. Nếu Tịnh Độ Tây Phương không có gì đặc biệt thì tại sao hai vị Bồ Tát của cõi Hoa Tạng này lại muốn tái sanh vào đó? Kinh Vô Lượng Thọ giải thích lý do chúng ta muốn niệm Phật A Di Đà và sinh vào Tịnh Độ. Nếu chúng ta tụng Kinh Vô Lượng Thọ thường xuyên và nghe thuyết pháp về kinh này chúng ta sẽ hiểu và tu tập sâu xa hơn.

Nếu chúng ta không muốn mất nhiều thời giờ và sức lực để tìm hiểu chân lý sự sống và vũ trụ thì làm theo những giáo lý trong kinh này cũng đủ và cũng có kết quả. Tại sao? Vì trong tương lai, sau khi sinh vào Tịnh Độ, trí huệ, đức năng, và phước báo của chúng ta sẽ bằng với phẩm tính này của Phật A Di Đà. Lúc đó chúng ta sẽ thông hiểu chân lý của cuộc đời và vũ trụ. Vậy như các Thầy Tổ thường nhắc, pháp môn Tịnh Độ là con đường tắt dẫn tới Giác Ngoä Vô Thượng - Với những pháp môn khác, chúng ta sẽ phải đi đường vòng để đạt giác ngộ. Tái sinh vào Tịnh Độ là con đường tắt giúp chúng ta đạt Giác Ngộ ngay trong kiếp này. Vậy, chúng ta biết rằng pháp môn này là độc đáo và siêu thắng hơn hết. Chư Phật, Bồ Tát và chư Tổ ca tụng pháp môn này. Đây là một cơ hội hiếm có cho chúng ta gặp được trong kiếp này. Như câu mở đầu trong các kinh đã nói: "Khó gặp trong vô số đại kiếp". Đã gặp trong kiếp này mà lại bỏ qua thật là đáng buồn và đáng tiếc cho chúng ta. Một pháp môn tốt và hiếm có như vậy trong vô số đại kiếp thì chúng ta cần phải nắm chặt, không buông bỏ, phải học và thực hành một cách chân thành. Nếu làm được như vậy, kết quả giác ngộ và giải thoát đang nằm trong tầm tay của chúng ta.

 

To Understand Buddhism

Excerpts From a Talk by Venerable Master Chin Kung, Australia

January, 1996

 

Chapter 1. 

A Virtuous and perfected Education

Today, we see an increasing number of people around the world starting to practice Buddhism. However, not many people truly understand what Buddhism is. Therefore, this becomes a very important topic. What exactly is Buddhism? We need to understand it clearly. Buddhism is a most virtuous and perfect education directed by the Buddha towards all sentient beings in the nine realms. How can we tell that Buddhism is an education? First, we can tell from the way we call Buddha Shakyamuni our "Original Teacher" that he is the founder of Buddhism and that we are his students. From this, it is very apparent that the Buddha and we share a teacher-student relationship. This is only found in education.

If Buddhism is his teaching, who then is the Buddha? Buddha is a Sanskrit word meaning wisdom and enlightenment. However, this wisdom is not the worldly wisdom we think of today. Broadly speaking, the Buddha's wisdom is the ability to ultimately, perfectly and correctly comprehend the true reality of life and the universe in the past, present and future. One who has perceived this wisdom is called a Buddha. Buddha Shakyamuni told us that all sentient beings, including ourselves, possess this innate wisdom and ability. Thus Buddhism regards all beings equally. Although we are equal in origin, presently we cannot see this because everyone's wisdom and abilities differ.

In our society, there are those who are intelligent and those who are not, those with great ability and those with less. How do these things come about? The Buddha told us that they are due to our varying degrees of delusion. Our innate wisdom and abilities are temporarily lost due to this delusion, but are not truly or permanently lost. If we can break through this delusion, then we will be able to recover these abilities. Therefore, the Buddha's teachings show us how to rid ourselves of delusion and to uncover our innate abilities.

It is often stated in Mahayana sutras that the Buddha did not directly help sentient beings. Then how do sentient beings become Buddhas? By themselves. The Buddha only assists from the side by explaining the true reality of how we delude ourselves. After realizing this, we diligently put his teachings into practice to attain enlightenment of true reality. We then become Buddhas. Buddha Shakyamuni clearly explained that becoming a Buddha is attainable by all sentient beings.

From this, we can see that Buddhism is a teaching. However, a teacher can only educate us about the principles, tell us of his/her experiences in practice and attainment, and suggest various methods for our attainment. The rest ultimately depends upon us. We are the ones who need to be enthusiastic and diligent in order to attain achievement. Once we understand that Buddhism is an education, we will logically regard the Buddha as our teacher. From this, we understand that in proper Way Places, we do not regard the Buddha or Bodhisattva images as gods to be worshipped. We make offerings to these images for two reasons. First, to remember and repay our gratitude for this truly great education, which we have so fortunately encountered and accepted in this lifetime.

The opening verse to sutras says it very well; "It is extremely difficult to encounter this teaching in infinite eons." The debt of gratitude we owe the Buddha is similar to the remembrance, which some Chinese have toward their ancestors. We reflect on our origins for without these ancestors we would not exist. The second reason we make offerings to the Buddha is to follow the examples of the virtuous. Buddha Shakyamuni was an ordinary person like us; yet, he was able to be awakened and become a Buddha. What is there to stop us from achieving this as well? Therefore, the pictures or statues of the Buddha serve to remind us every moment to advance diligently towards this goal. The images are not to be regarded as gods or objects of superstition.

In Buddhist Way Places, the images of Buddhas and Bodhisattvas have many appearances. This has often led to the misconception that not only is Buddhism a religion but one that worships multi-deities as well. Indeed Buddhas and Bodhisattvas have many names. For example, in the Tripitaka there is the Ten Thousand-Buddha Names Sutra, which gives us over twelve thousand Buddha's names and even more names for Bodhisattvas. Why are there so many Buddhas and Bodhisattvas? Within our original-nature there exists infinite wisdom, virtuous and artistic abilities that cannot be completely represented by merely one name. It is similar to a highly accomplished person in a prominent position; his or her business card could have numerous titles.

 

The names of the Buddhas represent the complete, innate and virtuous abilities within our self-nature. All the Bodhisattva names represent cultivation of different virtues. The original abilities within our self-nature are infinite, but temporarily lost. Without genuine cultivation, we will not be able to uncover any of them. All the Buddha and Bodhisattva names are none other than ourselves. Once we understand this, we will realize that a high level of artistry represents the styles of the Buddha's teachings. For example, sculptures and pictures can express the Dharma. Understanding the true meaning of these images will help one to gain the true benefits of the Buddha's teachings.

If Buddhism is not a religion, why is it not then a philosophy? In philosophy, there is both a subject and an object. In Mahayana Buddhism, there is no difference between subject and object; they are one. This meaning is very profound and difficult to understand. For example, a great master said, "Utilizing gold to form utensils, all utensils are of gold." Are the gold and the utensil the same thing or different? From their appearances they look like two different things. However, from their composition we realize that they are the same. One needs a profound intuitive comprehension to truly understand the reality of life and the universe. All of the Mahayana Sutras try to explain this concept and truth. One will share the same viewpoints with the Buddha when one truly understands and clearly recognizes this truth. Ordinary people, like we are deluded. In what way? Because we see everything in opposition to the other, not knowing that in reality that everything is actually one and not two.

Chapter two:

The goal of the Buddha’s teaching

From the intrinsic nature of Buddhism, we proceed to the goal of the Buddha's teachings. This goal is to break through delusion and achieve enlightenment. The Buddha pointed out to us why we are leading lives of suffering and why the six realms of reincarnation exist. It is so, because the wisdom and virtuous abilities in our original nature have yet to be uncovered. Thus, all our viewpoints and ways of interacting with life and the universe are incorrect. The erroneous acts committed due to these incorrect viewpoints and ways have resulted in the suffering of reincarnation within the six realms.

The goal of the Buddha's teachings is to help and guide us to break through our delusion, to be awakened and escape this suffering and to obtain happiness. What do we seek in Buddhism? We seek Annuttara-Samyak-Sambodhi, the Perfect Complete Enlightenment. The Buddha teaches and hopes that all of us will attain this ultimate enlightenment, in other words, will become a Buddha.

The Perfect Complete Enlightenment can be explained as three levels: Arhats, Bodhisattvas and Buddhas. The first is "Proper Enlightenment." In our world, there are some very intelligent and wise people, such as scientists, philosophers and religious leaders. They have reached higher realization than most people have. However, although they may have reached a certain level of realization, the Buddha would not recognize their knowledge as the proper enlightenment, because they have not severed their afflictions. They still dwell on the rights and wrongs of others, on greed, anger, ignorance and arrogance. They still harbor wandering, discriminatory thoughts and attachments. In other words, their minds are not pure. Without the pure mind, no matter how high the level of realization one reaches, it is still not the proper enlightenment.

In Buddhism, the standard for proper enlightenment is the pure mind from which wisdom arises. It is the wish of all Buddhas that we attain this proper enlightenment. This is the level or degree of an Arhat and is similar to attending a university to earn an undergraduate degree. Therefore, Arhat, Bodhisattva and Buddha are titles similar to degrees of enlightenment attained in Buddhism. Those who achieve proper enlightenment are called Arhats. Arhats do not have illusory or misleading thoughts and viewpoints. They do not dwell on the rights and wrongs of others, or on thoughts of greed, anger, ignorance or arrogance.

From this, we can comprehend intuitively the difference between Buddhism and worldly education. From the Buddha, we learn the true teachings and proper enlightenment. Only with this proper enlightenment can one escape all sufferings to obtain true happiness. As human beings, we undergo the sufferings of birth, old age, sickness and death. We do not attain what we seek, are parted with our loved ones and find ourselves in the presence of those whom we resent or even hate. We are surrounded by all these sufferings with no apparent way of being truly free. Only after learning Buddhism will we be able to reach genuine liberation.

The Flower Adornment Sutra explains to us, "All sentient beings possess the same wisdom and virtuous capabilities as the Buddha, but these qualities are unattainable due to wandering thoughts and attachments." This clearly explains the root cause of our problems. Practicing Buddhism is to accord with the teachings of the Buddha, to rid us of wandering, discriminating thoughts and attachments. Thus, we uncover our pure mind, in turn giving rise to true wisdom, which is proper enlightenment. Therefore, Buddhas and Bodhisattvas would not recognize the intelligent and worldly wisdom, as it lacks the pure mind, the proper enlightenment. Upon attaining proper enlightenment, one has the ability to transcend the endless cycles of birth and death, not to mention the ability to solve everyday problems.

Whether talking about the Buddha's education or worldly education, it is essential to understand the concept of delving deeply into one method in order to attain achievement. This is especially so in Buddhism. One who truly wishes to learn effectively needs to follow only one teacher and practice only one path to ensure a smooth journey. When following two teachers with two different paths, one is bound to become confused as to which path to take. Even worse, following three teachers catches one at a T street. With four teachers one is caught at a cross street. Today's young people like to learn a lot, but fail to attain a good result. The problem lies with being caught at those cross streets, confused as to which way to take. For one to succeed and attain achievement in practicing Buddhism, one needs to follow just one teacher and concentrate on just one method.

What is this achievement? True achievement is attaining a pure mind. Upon achieving some degree of pure mind, one will have fewer afflictions and thus an increase in true wisdom, enabling one to solve problems in this world and beyond. Without this true wisdom, there is no way to truly solve problems. Therefore, true wisdom is essential in leading a happy and fulfilling life. On a broader scale, it can help us to solve society's problems.

Today there are many intelligent politicians who thought they were very smart but have ended up bringing their countries to the brink of disaster, as well as putting their citizens through much misery. What is the reason for this? These leaders have not severed their afflictions, discriminating and wandering thoughts, and attachments. Consequently, their first consideration is their own benefit, their self-attachment.

The Buddha taught us to attain true wisdom by first breaking free of our own viewpoints. Without this wisdom, one could misinterpret the meanings within the Mahayana sutras. If one is able to part from the selfish mind, then true benefits will definitely be received. With proper enlightenment, only when one has no ego or self-attachment, will one be able to differentiate true from false, proper from deviated, right from wrong and beneficial from harmful. Without breaking through one's own viewpoints, one will not have these abilities. From this, we understand there is a standard to the proper enlightenment.

One level above the proper enlightenment is the "Equal and Proper Enlightenment." Equal means equal to the Buddha, but not yet having become a Buddha. This level is higher than that of an Arhat. The equal and proper enlightenment requires one to break through one degree of ignorance, to attain one degree of Dharma body. At this point, the way one views the reality of life and the universe is very close to that of the Buddhas. One who achieves the equal and proper enlightenment would be called a Bodhisattva.

The Flower Adornment Sutra explains the forty-one levels of Bodhisattvas, all of which have these levels of enlightenment. After breaking through the very last degree of ignorance, perfecting wisdom and enlightenment, one achieves the "Perfect, Complete Enlightenment" that is Buddhahood. Therefore, Buddha, Bodhisattva and Arhat are common titles, not a specific name for a specific person. They are titles similar to those of Doctorate, Master or Graduate degrees. For example, in the name Guan Yin Bodhisattva, Guan Yin represents great compassion and kindness. The title of Bodhisattva is similar to a Masters Degree. Presently, people have misconceptions about Buddhas and Bodhisattvas, thinking these names are specific beings. They do not understand that these titles refer to any being who possesses those characteristics. Buddha or Bodhisattva, when added to a name is simply referring to a specialty.

From the intrinsic nature of Buddhism, we realize that our purpose of practice is to seek wisdom. In Zen, this goal is called, "In pursuit of clarity of mind to see into one's self-nature." In other words "Complete Enlightenment." In the Pure Land School, this is called "One Mind Undisturbed." The Pure Land School is unique in that not only does one seek to have One Mind Undisturbed but also seeks birth into the Western Pure Land. This is unlike other schools, which rely on one's own strength of cultivation in seeking solely one goal. The Pure Land method has two goals that can be achieved in one lifetime.

One who is very familiar with the Infinite Life Sutra and understood its teachings would be free of doubt. The full title of this sutra reveals the goals of our practice: The Buddha Speaks of the Infinite Life Sutra of Adornment, Purity, Equality and Enlightenment of the Mahayana School. Infinite life and adornment are what Pure Land practitioners seek. Infinite life refers to the merits and virtues of one's perfect self-nature. Adornment refers to perfect complete wisdom with great ease and fulfillment. Purity, equality and enlightenment are the methods, the three ways of practice. Upon attaining any one, all three are attained. Of all the schools of Buddhism, none surpass these three ways of practice.

The Zen School uses the awakening path to reach the great enlightenment and attain the clarity to see into one's true nature. Buddhist schools other than Zen stress the practice of understanding or proper viewpoints, until reaching great complete understanding. The Pure Land School, on the other hand, concentrates on the pure mind. A person with purity of mind will naturally be non-discriminating and awakened. An awakened person will naturally have a pure and non-discriminating mind. The route chosen may be different but all reach the same goal. In Zen practice it is expressed as "obtaining clarity of mind and seeing into one's true nature."

Different schools may use different names but the results or the level of the state of mind are the same. Therefore, to criticize any other schools would be to slander both the Buddha and the Dharma. All these methods were passed down to us from Buddha Shakyamuni. Choosing any path will enable one to attain achievement. How can we say that one method is better than another? From all these different methods we just need to know how to choose the one method that is most suitable for us and our level.

First, if the level of the method we chose were beyond us, making it difficult to practice, we would not succeed easily with that method. Second, it needs to be suitable and convenient for our manner of living. Third, it needs to be compatible with modern society, because we cannot separate ourselves from society or other human beings. Therefore, we need to consider these factors to choose our method of cultivation.

However, no matter which method one practices, it is essential to be rid of self-viewpoint and attachment in order to obtain the benefits from practice. Or else, like so many have experienced, the great efforts put into the practice will have been in vain. Some practitioners have felt that even after years of practice they have achieved virtually nothing, even to the point of feeling that they were better off before they practiced. It seemed as if the more they practiced, the worse they felt. All this comes from having chosen a method that was unsuitable for them. This is similar to choosing an unsuitable major in school. When one chooses a major that is not suited to one's foundation and ability, one has an extremely difficult time trying to succeed. Choosing the right major makes studying much easier, so one will have a much better chance of success. The same thing goes for practicing Buddhism. If one does not know one's own capacity, one can test oneself.

Like myself, for example. After reading many Mahayana sutras, I thought myself incapable of any achievement. I wanted very much to sever my wandering, discriminating thoughts and attachments, but was unable to. Finally, I chose the Pure Land method to attain achievement. It does not require one to be completely rid of but rather to suppress these hindrances. As long as one is able to suppress all afflictions, one can still be born into the Western Pure Land carrying over one's existing karma.

This method suits me very well and thus is how I chose it. Previously, I had tried Zen, the Teaching Schools, the Esoteric School and the practice of following the precepts, but could not reach achievement with them. Thus, I came back to the Pure Land method and wholeheartedly delved deeply into the Buddha Name Chanting Method while concentrating solely on lecturing on the Pure Land sutras. These are my experiences from decades of practice.

Chapter three:

Symbolism and the arts

After we understand clearly the goal of the Buddha's teachings, we will view the sutras differently. These sutras are one of the world's largest literary collections. I believe that when considering the range of all academia, none of them surpass Buddhism. To obtain the benefits from this vast collection, it is necessary for us to know and understand the essence of it's content, which is the true reality of all Dharma, the true reality of life and the universe. Life refers to ourselves. Universe refers to the living environment that surrounds us. It would be incorrect to treat Buddhism as an abstract and obscure learning that had nothing to do with our daily lives. Every word in the sutra closely relates to our daily living. Furthermore, it is definitely not superstition.

How and where do we start? For convenience, the perfection in the methods of the Buddha's teaching, uses a high level of creativity. Buddhism of two thousand years ago had already taken an artistic path. For example, all the Buddha's names and sculptures represent our virtuous nature, innate qualities of wisdom, virtuous abilities and artistic talents. All of the Bodhisattva's names and forms represent our cultivation of virtue. They instruct us how to apply the teachings in our daily lives to bring out our virtuous nature so that we may receive Buddhism's benefits.

In Chinese Mahayana Buddhism, four great Bodhisattvas represent our order of practice and level of achievement. The first is Earth Store Bodhisattva. Whether we are thinking of worldly teachings, the dharma or Buddhism; nothing can be accomplished without the earth or a place of existence. The existence of humans cannot be separated from our great earth as we rely upon it for survival. Whether clothing, food, living or working, all rely on the production of the land, thus the infinite treasures t1hat the great earth encompasses are seemingly endless for us to use. The word "earth" in the name Earth Store Bodhisattva represents the mind and the word "store" means treasure.

The Buddha's teachings guide us to first start the practice from our mind, as our true nature encompasses the infinite wisdom and virtuous abilities that are no different from those of Buddhas or Bodhisattvas. However, today it seems as if we have lost our innate wisdom and virtuous abilities. The Buddha told us that all these qualities are not truly lost, just not yet uncovered. In the present moment, we endlessly immerse ourselves in wandering, discriminating thoughts and attachments, which have resulted in this temporary loss of abilities. However, inside the true mind, no wandering thoughts exist. If a mind has wandering thoughts then that mind is a false one. We originally possessed this true mind, so practicing Buddhism is simply recovering it. Therefore, our first goal in practice is to uncover and look for the treasure in our mind. In other words, the Buddha's teachings do not seek from the outside but rather they seek from within our self-nature.

Earth Store Bodhisattva represents filial piety; thus, the Earth Store Sutra is about filial piety, a basic concept that everyone would do well to start from. The kindness that our parents have shown by giving us life and nurturing us is beyond description. To be filial and take care of our parents is naturally our basic responsibility. Not only do we need to take care of their material needs but of their spiritual life as well. Moreover, we need to nurture their aspirations for us and for us, this is the hardest of all. Parents wish their children to have successful careers, behave well, and to be respected by current and future generations. In other words, we would do well to act in a manner, which will make them proud of us. Therefore, the ultimate and perfect achievement of filial piety is to become Buddha. We begin our practice from here and expand our filial piety and respect to include all sentient beings.

The second Bodhisattva, Guan Yin, represents the cultivation of great compassion and kindness. What is the meaning of making offerings to Guan Yin Bodhisattva? It is to remind us that we would do well to treat all people with great compassion and kindness, to use unconditional love and care to help all sentient beings.

The third Bodhisattva, Manjusri, represents wisdom and rationale, reminding us that when we practice and interact with others we need to fulfill our filial duty, to rely upon wisdom and rationale, not on emotion. The fourth Bodhisattva, the Great Samantabhadra (Universal Worthy) represents carrying out the cultivation truthfully, applying filial piety, compassion, kindness and rationale in our daily lives. When one perfectly achieves the way of Universal Worthy Bodhisattva, one becomes a Buddha. Buddhism teaches us how to live in harmony with the true reality of life and the universe. In other words, we would live perfect and wonderful lives similar to those of Buddhas and Bodhisattvas. This is the true, ultimate and perfect Mahayana teaching.

To practice Buddhism, we start by:

(1) Being filial and respectful toward parents, teachers and elders,

(2) Having the great compassionate mind,

(3) Nurturing one's thinking and wisdom and

(4) Broadening one's mind.

 

Although in sequence, they also can be practiced simultaneously, as each encompasses the others. For example, being filial to parents includes compassion and kindness, reasoning and wisdom. Wisdom includes being filial, compassionate and kind.

Once we have a general understanding of Buddhism, how do we apply it to our daily living? First we need to know what each Buddha and Bodhisattva represents. If we do not, then Buddhism would be reduced to superstition and we would not receive its true benefits. All Buddhist sutras contain these qualities, characteristics and the ways of practice; therefore, learning only one sutra will be enough. One needs to know how to understand and apply the teachings effectively.

Usually in the center of the main hall of a way place, there are statues of one Buddha and two Bodhisattvas, which represent our self-nature and original entity. The two Bodhisattvas represent our virtuous abilities within our self-nature; one is understanding and the other is practice. If the Buddha in the middle is Buddha Shakyamuni, then the two figures on either side of him will be Manjusri and Universal Worthy Bodhisattvas, representing wisdom and application respectively. Thus, understanding and practice are combined into one. If the hall has the three sages of the Western Pure Land, with Buddha Amitabha in the middle, representing self-nature, then the two figures on either side of him will be Guan Yin and Great Strength Bodhisattvas. They respectively represent compassion and wisdom, completely symbolizing the infinite wisdom and virtuous capabilities. Therefore, we again see that Buddhism is a teaching.

There are profound teachings within the names of the Buddhas and Bodhisattvas, for example the name of Buddha Shakyamuni tells us the principles of the Buddha's education. "Shakya" means humanity and kindness. "Muni" means purity of mind. The teaching of these two qualities are advocated because people in our world lack compassion and kindness, and are often selfish. Moreover, all sentient beings lack purity of mind, constantly dwelling in wandering thoughts, greed, anger, ignorance and arrogance. Any Bodhisattva who becomes a Buddha in this world will be named Shakyamuni to teach us the remedy for our problems. Once the representations of Buddha and Bodhisattva statues are understood intuitively just by looking at them, one will perfectly comprehend the goal of the Buddha's teachings.

When we enter the first hall of a way place, the Hall of Heavenly Guardians, we will see the statue of Maitreya Bodhisattva surrounded by the four Heavenly Guardians in the middle of the hall. Maitreya Bodhisattva, known in the west as the Happy Buddha, has a huge smile representing joyfulness. His great stomach represents enormous tolerance and broad-mindedness, teaching us to interact with others and matters with joy, to be non-discriminating and tolerant. Next to him are four Heavenly Guardians or Dharma Protectors who teach us how to protect ourselves.

The Eastern Dharma Protector, symbolizes fulfilling one's duty and responsibility, teaching us that regardless of position, one needs to fulfill one's duties. He is holding a lute in his hand. The strings of the instrument should not be too tight, or else they will break; nor should they be too loose or they will not play well. When properly adjusted and balanced, the instrument will play beautifully, clearly symbolizing that we need to take the middle path when interacting with matters, people and objects. When each of us fulfills our responsibilities and obligations, how could the nation not prosper?

The Southern Dharma Protector symbolizes improvement and daily advancement. Not only do matters need to be taken care of appropriately; continuous improvement also needs to be sought. In his right hand, the Southern Dharma Protector holds the sword of wisdom and in his left hand a ring symbolizing the perfection of wisdom, showing us that one needs to use wisdom in seeking improvement. The sword symbolizes how one needs to sever afflictions before they are out of control.

The third and fourth Heavenly Guardians are the Western and the Northern Dharma Protectors, representing comprehensive vision and listening respectively. Both teach us to observe and listen more carefully as well as to read numerous books and travel to many places for comprehensive learning. They teach us to do well in our job, toadopt the good qualities as well as to disregard the shortcomings of others.

The Western Dharma Protector represents far-sighted observation and holds a dragon or snake. The dragon or snake symbolizes constant change. In his other hand, he holds a bead, symbolizing principles. People, matters and objects in society undergo changes constantly. One needs to observe very carefully and thoroughly, to have a firm grasp on the principles within in order to be able to control this "dragon or snake." The Northern Dharma Protector holds an umbrella to prevent one from being contaminated. This reminds us that within a complex society, one needs to know how to protect one's body and mind from pollution and corruption. From these examples, we can see that the artistic aspects of the Buddha's education are truly beautiful. Unfortunately, many people regard these Dharma protectors as gods to be worshipped, which is totally wrong.

Chapter four:

The five guidelines of practice

After establishing Pure Land Learning Centers in several countries, we set five guidelines for Pure Land practitioners to follow. These five guidelines were extracted from the five Pure Land sutras to be applied in daily living. The first guideline is the Three Conditions, extracted from the Visualization Sutra, which provides a very important foundation for cultivation. The Buddha stated in the sutra that these Three Conditions are the proper causes of which all the Buddhas from the past, present and future practice their pure karma. In other words, all the people who became Buddhas perfected these as their foundation; thus, we cannot disregard them.

The First Condition concerns the good fortune of heavenly beings and humans. Before one can become a Buddha or a Bodhisattva, one needs to first become a good person. The criteria for this are:

(A) Being filial and respectful toward parents, teachers, and elders,

(B) Being compassionate and not killing any living being and

(C) Practicing the Ten Good Conducts.

With this first step, we begin to practice Buddhism.

The Second Condition includes:

(A) Taking the Three Refuges,

(B) Abiding by laws, customs, and precepts and

(C) Conducting oneself in proper and dignified manner.

The main principle of our practice is awakening, proper thoughts and viewpoints, and purity. A beginning step in learning Buddhism is to Take Refuge in the Triple Jewels. After one generates the heart to Take Refuge in the Triple Jewels by accepting, learning and practicing Buddhism, one finds a Dharma Master to pass on the principle, goal and direction of practicing Buddhism. The Triple Jewels are the Buddha, the Dharma and the Sangha. In appearance, they are pictures or sculptures of Buddhas, Buddhist sutras, and monks and nuns, respectively. Another way of understanding them is that they are the true Triple Jewels within our true mind.

The Buddha taught us to take refuge in the Triple Jewels of our self-nature. To return and rely upon the Buddha is to rely on the awakening in our self-nature. What is this awakening? Currently, we are deluded and not awakened. How did we become deluded? Delusion is due to our discriminating mind and attachments. If we part from this discriminating mind and attachments, can we still see objects clearly? We cannot say we do not see them, but if we see them very clearly without discriminating thoughts and attachments, then we are awakened. When there is the slightest discrimination or attachment, one is deluded.

The same applies to our attaching to the form we are looking at; it is delusion. Initially, objects do not have names but are given them by people. The names, like the object, are not real. Apart from the names and appearances, what we see is the true form. We are deluded about these forms, their physical features and their names. Consequently, when we rid ourselves of these delusions, we will not be attached. This is how we can train ourselves to return and rely upon the Buddha Jewel or Enlightenment.

If someone points to a table and asks what it is, we will naturally say it is a table because that is what everybody calls it. We go along with everybody's attachment but if we are not attached to it ourselves, then we will be awakened. Therefore, the minds of the Buddhas and Bodhisattvas are pure and without the slightest pollution for they are completely without these attachments. When with others, we can go along with them but maintain our purity inside. In this way, we return and rely upon awakening. After taking refuge, when we apply this concept to our daily living, whether interacting with people, matters or objects, we will no longer be deluded. Our mind will always be pure, non-discriminating and able to help all sentient beings. This is to return and rely upon awakening or the Buddha Jewel.

The Dharma that we return to and rely upon refers to proper thoughts and viewpoints, which is hard to accomplish. Only when we are truly enlightened, will our thoughts and viewpoints be correct. Before we reach enlightenment, we can adopt the proper thoughts and viewpoints of Buddha Shakyamuni as ours. All the thoughts and viewpoints within the sutras are correct. We can at first rely on Buddha Shakyamuni, but only for a while, as he does not want us to rely upon him forever. This is like a student relying on teachers in school but becoming independent after graduation. Likewise, before we attain great enlightenment, we need to rely on Buddha Shakyamuni and Buddha Amitabha as our teachers.

Where is the Buddha? The Buddha is within the sutras, as Buddha Shakyamuni stated in the Infinite Life Sutra and Buddha Amitabha relayed to us through the Forty-eight Great Vows. Relying on the teachings within the sutra is relying on the Buddha. We would do well to practice earnestly what the Buddha taught us to do or refrain from doing. In this way we will be true and good students. Applying this concept in our daily living is to return and rely upon the Dharma Jewel.

The Sangha of the Sangha Jewel represents purity and harmony as in the Six Principles of Harmony. Consequently, whenever we see a monk and nun, we do not want to dwell on whether this person is a great cultivator or a violator of precepts. Whether they are or are not is not our concern. Seeing a monk or a nun reminds us to see whether we ourselves have lived by the Six Principles of Harmony, or have cultivated purity of mind. To truly take refuge is to know how to reflect on ourselves, since we still have all the same bad habits and are committing the same offenses, having been deluded for infinite eons.

It would be helpful for Buddhists to set up the Triple Jewels in their home. When we make offerings to the Buddha statue or picture, we will be reminded that we need to be awakened. How? When our six senses encounter the external environment, we would not discriminate or attach, or give rise to any thoughts. For example, meditation is not giving rise to any discriminating thoughts or attachments. Thus one achieves a high level of wisdom and is able to see all situations clearly. However, ordinary people like us, use the false mind and constantly give rise to wandering and discriminating thoughts and attachments in these situations. The appearance of everything we see is false. Once we have understood these principles and learned how to not have wandering thoughts and attachments, we can also become a Bodhisattva or Buddha.

Taking the Three Refuges is a beginning step in practicing Buddhism. From there, we proceed on to the foundation of Theravada Buddhism then to Mahayana Buddhism for the Third Condition, which is comprised of:

(A) Generating the Bodhi mind,

(B) Deeply believing in the Law of Cause and Effect,

(C) Reciting and upholding Mahayana sutras and

(D) Encouraging others on the path to Enlightenment.

Before practicing Mahayana Buddhism, we need to generate the Bodhi mind. Bodhi means awakening, thus, the Bodhi mind is an awakened mind. How will one be awakened? When one first realizes and understands that this world is full of sufferings.

 

Upon careful and rational observation of society, we may find our conclusions frightening. Looking back over the last thirty years, we see that people used to be kinder and more considerate. Whereas, people nowadays are more selfish and usually only think of benefiting oneself at the expense of others. This selfishness has created a chaotic world making even the climate abnormal. Therefore, the first thing in generating the Bodhi mind is to realize that this world is filled with suffering and that the Western Pure Land is filled with bliss. True awakening is when one seeks to escape these sufferings then to attain happiness.

 

Second, awakening is the aspiration to benefit and help all sentient beings, to think of others and not of oneself. What are the urgent needs of sentient beings? There is nothing more important than the Buddha's teachings. Thus, our most pressing need is nurturing and training lecturers to continue to pass on Buddhism. Today due to our advanced printing skills, numerous sutras have been distributed throughout the world, but regretfully, few people lecture on them. Since people have the tendency to misunderstand the meanings within the sutras, we need qualified people to lecture and explain them. Today the best way to benefit others is to train lecturers and at the same time gain innumerable merits. We work toward this goal with a great tolerant mind, not just for one Way Place, area or country but for the whole world. If only one country prospers and the others are poor, the poor will envy and resent the prosperous, leading to conflicts or worse. How could one pass the days peacefully knowing this? If everyone is prosperous, then all will be happy and peaceful.

 

Once there is a good number of lecturers to help others clearly understand the principles of the Buddha's teachings, they will in turn gradually help others in reaching awakening to break through delusion and escape suffering thus attaining happiness. This is the most beneficial way for one to put the Bodhi mind into practice.

 

To believe deeply in the Law of Cause and Effect does not simply refer to "What goes around comes around." The profound meaning is, "Being mindful of Buddha Amitabha is the cause and becoming Buddha is the consequence."

 

For the Pure Land practitioner, reciting and upholding Mahayana Sutras can be accomplished by reciting the Infinite Life Sutra. Delving deeply into one method can be achieved by concentrating on one sutra. If one does not think this is sufficient, the four other sutras and one commentary of the Pure Land School could also be recited. These six are more than enough. Simply allow them to take root and flourish. Finally, one encourages others on the path to enlightenment. The first three parts of the Third Condition benefit the self. The last one teaches us to dedicate the benefits we have received to all others; to help them to understand, practice and succeed in their cultivation of Buddhism. When attaining achievement in the Buddha's teachings, one succeeds in attaining infinite wisdom.

The Six Harmonies

The Three Conditions are the first of The Five Guidelines of the foundation for Pure Land practice. We have yet to become Buddhas or to depart from this world. Even when one becomes a Buddha, one does not leave all behind as Buddhas want to help all sentient beings in the ten directions.

 

How does one get along with others harmoniously? The Buddha set six principles for us to follow. Not only are these applicable within a Buddhist community but also in all organizations or groups. When we take refuge in the Triple Jewels, there is a saying, "To return and rely upon the Sangha, the most worthy of respect of all groups." Group means a gathering of people. In our society, the smallest group of people is a family, a larger one is a nation and the largest is the union of many nations. Actually, the whole world is a group of which we all are a part. Why is a Buddhist community the most precious of all groups? The six rules that the Buddha set for Buddhist communities are something all its members follow, making this group the most worthy of respect and of being a role model for all.

 

The first of the Six Principles of Harmony is to share the same goals and viewpoints, in other words to establish a common consensus. Everyone within this group shares similar thoughts and viewpoints, providing the foundation for living in harmony. If everyone has different viewpoints and ideas, then conflicts would be unavoidable, making the group discordant. Therefore, sharing the same goals and viewpoints is very important, making this the first of the Six Principles.

 

The second of the Principles is to observe the same precepts and rules. There are both broad and narrow meanings within the word "Precept." The narrow meaning includes upholding the five or ten layperson precepts, monk's or nun's precepts, or Bodhisattva precepts and the Buddha's teachings. In a broader sense, "Observing precepts" includes abiding by etiquette, customs, rules and laws of the entire world.

 

Today, through the advancement of technology in travel and communication, our sphere of activity is not limited to our country but expands to other countries as well. Whether sightseeing, on business, or visiting others, it is essential to observe the local customs and laws, to live in harmony, thus being welcomed and respected by others. This principle is practical and brings joy to others; therefore, upholding Buddhist precepts also includes following the customs and laws of the country. All governments welcome law-abiding citizens, so to truly promote and be a benefactor of Buddhism is to uphold the precepts. With this as a base, people could then harmoniously live without arguments and share the joy of practicing together. When living together and sharing a common consensus, a group would naturally not have any conflicts. To practice with the same goal and to achieve improvement daily would ensure that the community would experience joy and inner peace.

 

The last of the Six Principles is to share benefits equally. Benefits refer to our daily necessities. A Sangha does not merely represent a community of monks and nuns. At home, the family can also practice Buddhism and accord with the Six Principles of Harmony to make up a sangha. Even within a company, everyone, from the employer to the workers, can practice Buddhism to make up a sangha. Therefore, sangha has a very broad meaning. Within a Sangha, one strives to share benefits. For left-home people it means having the same manner of living, from the abbot to one with no formal responsibilities within the community, everyone shares the same manner of living, with no special treatment. We would do well to live by the Six Principles of Harmony to learn how to better get along with others. When with other organizations or groups, regardless of whether or not they follow the Six Principles of Harmony, we ourselves need to accord with the spirit of these Principles to truly follow the Buddha's teachings.

 

Buddhas and Bodhisattvas are our best role models while we are to be good role models for others who are not Buddhists. This is the spirit of Buddhism, using our own behavior to influence and benefit others, thus promoting Buddhism. We do not teach others in the formal sense but simply let them observe us. Thus our daily conduct and practice can unobtrusively and imperceptibly help to influence and change others like Buddhas or Bodhisattvas manifesting in this world to teach sentient beings.

The Three Learnings

 

The third guideline is the Three Learnings: self-discipline, concentration and wisdom. The Three Learnings summarize all the teachings from Buddha Shakyamuni and all the Buddhas in the past, present and future. The Great Canon of Sutras is divided into three sections: sutras, vinaya or precepts, and sastras or commentaries. Sutras include the teachings of meditation, vinaya includes the teachings of self-discipline or precepts, sastra includes the teachings of wisdom. These Three Learnings of self-discipline, concentration and meditation represent the core of the Buddha's teachings.

The teachings of precepts place most emphasis on rules, regulations and laws. The earth has four seasonal changes: spring, summer, autumn and winter. We need rules and laws to successfully interact with people and matters, thus enabling the members of society to enjoy a wonderful and fulfilling life. A world absent of law and order is a world of chaos. Although one may possess good fortune and wealth, one may still be unhappy, living in fear and insecurity. Why? We have discarded law and order. The precepts thoroughly explain the principles, methods and the level of mind we need to bring about law and order. The Three Learnings clearly explain this concept. We practice the Buddha's teachings in order to attain the ultimate, perfect wisdom. Once we uncover this inner wisdom, we will know the true reality of life and the universe, including how to restore our original abilities.

 

The Buddha told us that all sentient beings possess a Buddha's wisdom and virtuous abilities. While the knowledge of the past, present and future is part of our original ability, they are unfortunately covered and hidden by our delusion. Delusion occurs when the mind/heart is not still, while an enlightened one remains unaffected. When our six senses encounter the environment, our mind/heart moves, giving rise to wandering thoughts.

 

The Buddha taught numerous ways to practice so we can remain unaffected in all situations, not giving rise to any wandering, discriminating thoughts or attachments, thus recovering our original capabilities. This state of mind is deep concentration. Cultivation is correcting one's erroneous thoughts, speech and behavior. What are the standards for these? They are discipline and concentration. Discipline is the external standard and precept observation is the internal standard; concentration is the standard for the pure mind. The external standard is very important, but much more important is the internal standard, because it helps us to achieve our goal in the practice to attain wisdom.

 

With self-discipline, we attain the concentration that gives rise to wisdom. This ultimate, perfect wisdom is "Annuttara-Samyak-Sambodhi." How does one first attain proper realization, then equal and proper realization, and finally perfect, complete realization? These levels of attainment depend on the strength of concentration, the extent of the purity of mind. As Buddhists, the goal of our practice is Perfect, Complete Enlightenment. If one departs from rules of order and purity of mind, one is not practicing Buddhism. No matter which method one practices, whether Buddha Name Chanting, precept observing, mantra chanting, or Zen meditation; if one does not follow the guidelines, one cannot attain the pure mind. All would be just window dressing. With one degree of pure mind, we attain one degree of wisdom. With two degrees of pure mind, we attain two degrees of wisdom, etc. Therefore, practicing accordingly and maintaining and protecting the pure mind, which gives rise to true wisdom, is exceptionally important.

 

The Six Paramitas or Principles

 

The fourth guideline is the Six Principles or Paramitas that are the primary living principles of Bodhisattvas. Each principle encompasses our whole way of living; for example, the first of the Six Principles is "Giving." Some people think of giving as simply donating money. Actually, this is only one of the infinite kinds of giving. From the appearance, giving is sacrificing oneself to give to others. However, from its intrinsic nature, giving is letting go.

 

We can practice giving of our wealth or physical strength. For example, a homemaker keeps house daily providing a comfortable environment for the family. Without proper understanding, this homemaker may feel these daily chores are repetitive; that washing clothes and cooking meals are boring. If however, the homemaker clearly understands that he or she is cultivating the Bodhisattva Way by practicing the Six Principles, then he or she will be filled with joy. Changing one's perception of doing the same chores with a giving, non-attaching heart is practicing the principle of giving. Not only does one serve the whole family by keeping the house neat, but one also serves as a role model for all relatives and neighbors. In this way, not just one but all beings benefit. One is thus a family role model for all families. Whether managing a store or business, being a role model for others is practicing the Bodhisattva Way in guiding sentient beings. The principle of giving can be expanded to the infinite universe and beyond. With this extensive broadmindedness, one is a Mahayana Bodhisattva.

 

Giving is comprised of three categories: wealth, teaching and fearlessness. The giving of wealth includes internal and external wealth. Internal wealth involves all of our mental and physical labors that benefit others. External wealth is the giving of all other things, e.g. money, food, etc. Gaining wealth is the result of giving wealth. The giving of teaching is the willingness to instruct others while not selfishly holding back any knowledge. It is to do one's best in educating willing students. As a result, one gains intelligence and wisdom. The giving of fearlessness includes soothing away other's fears and providing a feeling of security. As a result, one gains health and long life. Most people wish for wealth, intelligence, wisdom, health and long life. When there is a good cause, a good reward will follow. One does not receive a reward without first planting the good cause. By practicing all three kinds of giving, one perfectly attains all these rewards.

 

Observing carefully, we will see that there are not many who have all they wish for. Some wealthy employers do not possess great intelligence or wisdom, but have intelligent and wise employees working under them, following their instructions. These intelligent and wise employees have cultivated wisdom in their past lives but did not cultivate good fortune. On the other hand, these employers cultivated good fortune but did not cultivate wisdom. Cause and effect may be complex, but not hard to distinguish. Thus, using Buddhist principles to observe society enables one to know how to conduct oneself in the future.

 

In reality, true wisdom is more important than good fortune. Wealth is good fortune, but how one uses and allocates wealth requires a high level of wisdom. Without wisdom, possessing wealth may lead one to create infinite bad karma from bad deeds, thinking one is doing good. Without wisdom, one is unable to distinguish true from false, proper from deviated, right from wrong or beneficial from harmful. Often one is ignorant of having conducted oneself in an erroneous manner.

 

All these principles are explained very clearly in Liao Fan's Four Lessons. Within good and bad there exists true and false, half and full, right and wrong. From its appearance, what may appear to be a true good deed, due to changes in its nature some time later, can turn out to have been a bad one. On the other hand, what may initially appear to be a bad deed can turn out to have been a good one. Therefore, one needs insight to understand the outcome of all good and bad deeds and not to judge them by their initial appearance. One needs a high level of wisdom to understand deeply and to be far-sighted enough to distinguish correctly the truth.

 

The second principle is "Precept Observation," which also has a broad meaning. One follows the Buddha's teachings, accords with the customs of society, and abides by the rules and laws of a country. In both the spirit of the law as well as the letter, all rules and laws need to be followed.

 

The third principle is "Patience." Patience includes long-term patience whether interacting with people, matters or objects. As the Buddha explained in the Diamond Sutra, all dharma is attained from patience and endurance. To succeed in either worldly or spiritual dharma, one must have patience. Without it one cannot attain achievement. Having this patience to endure what others cannot, one achieves what others cannot. Only then will one accomplish great deeds.

 

The fourth principle is "Diligence." Diligence is seeking focused improvement daily, not trying to advance in many different directions. Advancing with diligence to a certain level, one attains concentration. This concentration does not simply mean cultivating while sitting in a lotus position facing a wall. It is to have a firm hold of one's mind and not to be influenced by external conditions. This accords with the Diamond Sutra, to remain unmoved by and unattached to any phenomenon. Not attaching to any phenomenon is to not be enticed by temptations from external influences. One achieves concentration when one is unmoved by all phenomena, such as the advancement of scientific technology, so confusing yet dazzling to our eyes. It is seeing everything clearly and knowing that all is intuitive wisdom, the prajna wisdom. In this way, one will then live happily.

 

For example, when we buy a refrigerator, use and maintain it nicely, it can last at least ten years. During these ten years, there will be improvements and changes in refrigerator manufacturing. Will we want to exchange it for a new one? When there is no need for a new one and we continue to use it, we have concentration. When we are moved upon seeing a new model in the store and want to buy it to replace the old one, afraid that guests will laugh at the latter's appearance; we have neither concentration nor wisdom. Living in this way, one would not be happy because one's income would slip through one's fingers just trying to keep up with new products. Buddhism calls this Mara, what comes to make one suffer, in this case, to tempt one to spend all their hard-earned money. A truly wise person would be unmoved and live a happy fulfilling life without worries or afflictions, unlike ordinary people.

 

The Ten Great Vows of Universal Worthy Bodhisattva

 

The fifth and last of the guidelines is the Ten Great Vows of Universal Worthy Bodhisattva. Universal Worthy Bodhisattva is unlike any other Bodhisattva due to his great broadmindedness, where his every thought is of helping all sentient beings. He does not think of himself, his family, country or world but of the infinite universe and beyond, reaching true perfection. With this great broad mind, all that he practices is great.

 

The order in practicing Buddhism is belief, understanding, practice and attainment. First, one needs to have unwavering belief, for without it one is unable to accept the Buddha's teachings. It is not that easy to instill this belief, as it depends on affinity or condition. In Buddhism, these conditions include good roots, good fortune, merits, virtues and cause. Without these, it would be extremely difficult to have this unwavering belief. In believing, one needs to first believe that one possesses the Buddha nature and that one can definitely become a Buddha. Second, we need to have confidence in our original teacher, Buddha Shakyamuni, knowing that he would not lie to us. We also need to believe that what the great masters and Patriarchs have passed down to us is truthful. However, simply believing is not enough.

 

Equally important is that one seeks the correct and perfect understanding. After understanding, one needs to accomplish, to practice, to apply Buddhist principles, methods and levels of attainment into one's daily living. Lastly, the attainment is to prove within our daily lives that all the teachings and understandings are correct.

 

Lately, I have heard some fellow practitioners mention that lacking a blessing from an Esoteric Master would seem to make one inferior to others. In reality, are these kinds of blessing all that effective? In America, many fellow practitioners were so enthusiastic about this ritual that they would even drive ten hours or more just to find a Master to obtain a consecration. After they came back, I asked them if they had uncovered their wisdom and had fewer afflictions. They honestly shook their heads and said no. I said, if a consecration is achieved by sprinkling a few drops of water on the head, then one might as well go take a shower to receive a great consecration.

 

Not understanding the true characteristics and meanings behind all the rituals reveals a very sad phenomenon in Buddhism. Mr. Nian-Chu Huang who was an Esoteric master, stated very clearly in his commentary of the Infinite Life Sutra, "The consecration is a blessing of compassion and kindness; one's head symbolizes the act of instilling in the person the outstanding teachings of the Buddha."

Chapter five:

The pure land school

Today, as we practice the Pure Land method, we know that the Infinite Life Sutra is a very important sutra, thus is a supreme Dharma. Passing on the Infinite Life Sutra and the Amitabha Sutra to others brings them a great consecration. Reciting the sutra once is to receive consecration once from all the Buddhas in the ten directions. Reciting the sutra twice is to receive consecration twice from all the Buddhas. Therefore, one needs to understand the method in practicing, to start from the foundation of the Three Conditions.

 

As I said earlier, the first condition is to be filial and respectful toward parents and teachers; to be compassionate and not kill any living being; and to cultivate the Ten Good Conducts. Cultivation begins from here. If one thinks that one cannot accomplish the above, then no matter how one practices, it is only superficial. It is important for one to practice earnestly to accomplish these conditions or one may not attain the true benefits from the Buddha's teachings.

 

Ultimately, we return to the Pure Land method. Why? To return to the Pure Land method is what all Buddhas recommend we do. In the Amitabha Sutra, all the Buddhas in the six directions praise the Pure Land. In the Infinite Life Sutra, Buddha Shakyamuni was very clear in praising Buddha Amitabha as the most respected, with the brightest of light, the king of all Buddhas. When returning to and relying upon a Buddha, who would be better than the best? Buddha Shakyamuni did not ask us to return and rely upon himself but rather upon Buddha Amitabha, for he is the ultimate Buddha of all Buddhas.

 

In the Flower Adornment Sutra, we see that Manjusri and Universal Worthy Bodhisattvas sought birth into the Western Pure Land. If the Western Pure Land were not so remarkable, why would these two Bodhisattvas of the Hwa Dzan world want to go to this particular Pure Land? The Infinite Life Sutra explains why one would want to chant Buddha Amitabha's name and be born into the Pure Land. If one would recite the Infinite Life Sutra more often and listen to lectures on it, one would come to a deeper and more meaningful understanding and cultivation.

 

If we do not wish to spend more time and energy to seek the truth of life and the universe, then following the teachings within this sutra would be sufficient and perfect. Why? In the future, after we are born into the Pure Land, our wisdom, virtuous abilities and enjoyments will be equal to those of Buddha Amitabha. We will then clearly understand the truth of life and the universe. Thus, as ancient wise people often said, the Pure Land method is a short cut to the ultimate Enlightenment.

 

Using other methods, we take a long circuitous route to achieve Enlightenment. Seeking birth into the Pure Land is the short cut that ensures us of attaining Enlightenment in one lifetime. From this, we know that this method is outstanding and beyond comparison. All Buddhas, Bodhisattvas and past Patriarchs praised this method. It is a rare opportunity for us to encounter it in this lifetime. As is said in the opening verse of the sutras, "Difficult to encounter in infinite eons." Having encountered it in this lifetime, it would be unbearably sad to let this rarest of opportunities pass us by. It occurs so infrequently in infinite eons, we need to hold on tight, to not let go, to learn and practice it as earnestly and sincerely as we can.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8177)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)