Vi. Một Vài Đề Nghị Để Cải Tiến

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15243)

PHẬT GIÁO NỀN TẢNG CỦA KHOA HỌC
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch


VI. MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ ĐỂ CẢI TIẾN

QUÁ ÍT

Bây giờ chúng tôi hầu như gần kết thúc, chúng tôi muốn có một vài đề nghị làm sao khoa học có thể cải tiến.

Điểm thứ nhất mà chúng tôi muốn nói đến là điểm đã nói trước đây, về sự " thiếu thốn". Khoa học không đầy đủ để giải quyết các khó khăn trên thế giói hiện đại. Chúng tôi muốn lấy môi sinh làm thí dụ, vì vấn đề bảo vệ môi sinh là một trong những vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta, và khoa học phải giữ một vai trò lãnh đạo để giải quyết vấn đề, nhất là về phương diện nghiên cứu và đề nghị các giải pháp.

Kiến thức khoa học không giá trị. Khoa học có thể báo động cho chúng ta về những nguy hiểm hiện hữu, nguyên nhân, và những phương cách mà chúng ta phải đối đầu. Kỹ thuật, bắt nguồn từ khoa học, là khí cụ thiết yếu trong công việc này. Nhưng dù chúng ta có những khí cụ có giá trị như trên vẫn chưa đủ cho chúng ta giải quyết vấn đề. Hơn thế nữa, khi chúng ta xét nguyên nhân của những khó khăn này, chúng ta tìm thấy chúng phát xuất từ khoa học và kỹ thuật.

Khoa học và kỹ thuật không thể sửa chữa công việc làm của chính mình. Mặc dù chúng ta có đủ kiến thức cần thiết, nhưng chúng ta lại không sử dụng. Thay vì có khả năng kỹ thuật giải quyết vấn đề, chúng ta lại tiếp tục loại kỹ thuật làm trầm trọng thêm. Đơn giản, kiến thức khoa học không thể thay đổi tư cách đạo đức của con người thay vì sự kiện là nếu kỹ thuật đứng đắn được sử dụng chúng ta có thể giải quyết những khó khăn mà chúng ta phải đối đầu. Những toan tính dể giải quyết những khó khăn ấy đều bị tắc nghẽn vì lưỡng lự. Trong khoa học tương lai ngay tức khắc, khoa học phải tự mình bằng lòng làm việc với sự rèn luyện trí óc khác, cung cấp các dữ kiện cho một nỗ lực tập thể để giải quyết những khó khăn ấy.

Bây giờ cái gì có thể sử dụng để giải quyết khó khăn của nhân loại thêm vào khoa học và kỹ thuật? Từ quan điểm Phật giáo, giải quyết khó khăn của nhân loại, bất kỳ loại nào, bao giờ cũng phải thực thi với ba phương pháp trọng yếu vì những khó khăn của nhân loại phát xuất trên mức độ khác nhau .

Về phương cách môi sinh chẳng hạn, có ba mức độ phải được hội nhập là:

1. Mức độ về tư cách đạo đức.
2. Mức độ về tâm.
3. Mức độ về sự hiểu biết.

Ba mức độ phải được hợp nhất trong tiến trình giải quyết khó khăn:

1. Trên mức độ tư cách đạo đức, phải có sự kiềm chế xã hội, đó là kiềm chế sự phóng khoáng thân thể ra phía ngoài và tư cách cách đạo đúc về nói năng.

Có hai phương cách kiềm chế cách cư xử ngoài xã hội:

- Thứ nhất, kiềm chế không cần đến điều lệ hay luật gồm hình phạt cho những kẻ phá luật lệ vân vân. Trong Phật Giáo gọi là 'vinaya' (luật).

- Phương cách thứ hai kiềm chế từ trong phạm vi cá nhân, do ý định. Hầu hết trong những trường hợp ý định phát xuất từ tín ngưỡng tôn giáo. Nếu, thí dụ, có đức tin, và tin tưởng trong tôn giáo, có sự sẵn lòng và thiện chí để kiềm chế tư cách đạo đức. Phương cách này trong Phật Giáo gọi là sila (giới).

Tóm lại phương cách thứ nhất là vinaya (luật) - Điều lệ và tiêu chuẩn để ngăn ngừa các hành động phá hoại, và phương cách thứ hai là sila (giới)- dụng ý có lý trí để kiềm chế hầu khỏi vi phạm những giới cần phải tôn trọng.

Cả hai phương cách này đều liên hệ đến việc kiểm soát và huấn luyện tư cách đạo đức. Trên phương diện xã hội, rất cần thiết thiết lập những luật lệ, nhưng cũng chưa đủ. Chúng ta phải cần phải có giới để tuân theo vâng giữ cho đến khi hạnh kiểm của chúng ta không còn vương mắc và được điều hòa.

2. Vì tâm là yếu tố tạo nguyên nhân của các vấn đề: Nếu chúng ta muốn mọi người tham gia vào việc bảo vệ thiên nhiên, trước tiên chúng ta phải đặt sự ham thích này trong tâm của mọi người. Cho nên từ "việc bảo vệ thiên nhiên", chúng ta đi đến "ham thích bảo vệ thiên nhiên".

Từ đâu sự ham thích bảo vệ thiên nhiên phát xuất? Sụ ham muốn này phát xuất từ lòng mến yêu thiên nhiên. Nếu có sự cảm kích với thiên nhiên, ham thích bảo vệ thiên nhiên tự nhiên sẽ bộc phát theo sau. Nhưng chưa phải là hết - người dân chỉ cảm kích thiên nhiên khi họ sống hạnh phúc với thiên nhiên.

Dường như hầu hết mọi người đã nhận thức được sự quan trọng việc cảm kích thiên nhiên, nhưng tất cả những gì họ nhìn thấy đều chỉ rất ngắn ngủi. Họ không nhìn thấy cả chuỗi những điều kiện. Bao lâu mà họ không nhìn được tất cả các yếu tố liên đới, những dự tính để giải quyết vấn đề đều sẽ thất bại. Chúng ta phải nghiên cứu sâu xa để tìm ra đầu mối của chuỗi ấy, để nhìn thấy nhu cầu gì cần phải làm để khuyến khích người dân cảm mến thiên nhiên.

Lòng mến yêu thiên nhiên sẽ phát xuất với khó khăn nếu người dân sống không hạnh phúc với thiên nhiên. Người dân phải có tâm sống thoải mái với thiên nhiên trước khi họ có thể mến yêu thiên nhiên, và từ đó họ có thể phát triển lòng ham thích bảo vệ thiên nhiên và sẽ dẫn đến công việc bảo vệ ngày nay.

Dù vậy có nhiều yếu tố khác hay những ngăn ngại trong chuỗi điều kiện của chúng ta, điều này quá đủ đưa đến ý kiến tổng quát. Cho đến nay khoa học đã có một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tiến trình này hoạt động. Đó là lòng ham thích tìm hạnh phúc từ sự khai thác thiên nhiên khiến cho người ta cảm thấy, sâu xa trong phạm vi của mình, là con người chỉ hạnh phúc nhờ kỹ thuật, và thiên nhiên là một trở ngại cho hạnh phúc này.

Nhiều trẻ em trong hiện tại cảm thấy hạnh phúc của chúng nằm nơi kỹ thuật, và cảm thấy không thoải mái với thiên nhiên. Thậm chí, chúng có thể đi xa hơn nữa coi thiên nhiên như kẻ thù, một trở ngại cho hạnh phúc của chúng. Thiên nhiên phải được chinh phục để có thể vui hưởng hạnh phúc của kỹ thuật. Hãy nhìn vào tâm của người ta trong thời đại này. Bạn có thể nhìn thấy hầu hết mọi người trong xã hội đều nghĩ như vậy. Đó là kết quả từ ảnh hưởng của khoa học trong Thời Đại Kỹ Nghệ mới đây.

Tin tưởng chinh phục thiên nhiên và tìm hạnh phúc trong hàng hóa vật chất biểu hiện và chủ trương bởi kỹ thuật đã ngự trị trong tâm con người một thời gian lâu khiến con người có cảm nghĩ thiên nhiên là kẻ thù, một chướng ngại cho sự tiến bộ của nhân loại. Bao lâu mà cảm nghĩ này còn lan tràn, sẽ rất khó khăn cho con người mến yêu thiên nhiên vì con người không thể tìm được hạnh phúc trong thiên nhiên.

Vì lý do này, đường lối suy nghĩ của chúng ta phải thay đổi. Nếu chúng ta tiếp tục sống trong thế giới thiên nhiên, chúng ta phải tìm thấy điểm quân bình, và để chúng ta có thể làm được việc đó, chúng ta phải phát triển lòng cảm mến thiên nhiên, ít nhất cũng nhìn thấy điều thiên nhiên cho chúng ta hạnh phúc. Có rất nhiều cái đẹp trong thiên nhiên, và kỹ thuật có thể sử dụng để nâng cao sự cảm kích thiên nhiên.

Để được hữu hiệu hơn, sự chế ngự cách hành xử của chúng ta rất cần thiết được hỗ trợ bởi sự nhận thức tinh thần. Nếu thừa nhận một hành động khéo léo hay một ý tưởng đẹp đẽ trong cách hành xử như vậy, hay có đủ động lực khiến chúng ta tự nguyện bắt đầu rèn luyện nhân cách của chúng ta trong một đường lối xây dựng, rồi nhu cầu tự huấn luyện không cần phải bắt buộc hay cần đến một thao tác khó khăn.

3. Mức trí tuệ liên hệ tới sự hiểu biết nhân quả, hay nguyên nhân và điều kiện trong thiên nhiên. Điều này quan trọng hàng đầu. Để hiểu rõ việc ủng hộ hay bác bỏ giải pháp bảo vệ thiên nhiên, chúng ta phải hiểu biết một phần nào về thiên nhiên. Về phương diện này, Khoa Học Thuần Túy có thể là lợi ích to lớn, cung cấp các dữ kiện giúp chúng ta nhìn được những yếu tố xác đáng liên hệ đến việc phá hoại môi sinh, đến đường lối nào mà môi sinh bị phá hoại, và những hậu quả gì sẽ sẩy ra từ sự phá hoại này.

Hiểu được tình trạng này sẽ mở rộng tâm ý con người và làm cho con người lãnh hội được. Nếu có sự hiểu biết ta thấy được một hành động nào đó có thể là nguyên nhân gây tại hại cho môi sinh dẫn đến hiệu quả tai hại cho con người, chúng ta sẽ cảm thấy khích lệ để thay đổi cách hành xử của chúng ta.

Tuy nhiên, đôi khi, mặc dù hiểu biết hậu quả xấu của việc gì đó, chúng ta vẫn không thể thay đổi cách hành xử của chúng ta vì tâm chúng ta không chấp nhận vì còn nông cạn. Do đó tại sao tâm chúng ta quan trọng phải có cả sự hiểu biết tình trạng ở một mức trí thức lẫn tình cảm, sự thừa nhận, một thiện chí sống hạnh phúc với thiên nhiên. Kiến thức khoa học không thôi không đủ để lôi cuốn con người thay đổi đường lối, vì từ luyến ái đến thói quen, lợi dưỡng cá nhân, xã hội ưu tiên vân vân... Với niềm vui về thiên nhiên là căn bản, bất luận một sự thấu hiểu bằng trí thức nào, chẳng hạn như sự hiểu biết hệ thống sinh thái học, sẽ giúp việc hiểu biết xâu xa hay làm vững mạnh tất cả những phẩm tính về mức độ cảm xúc.

Để thực sự đối đầu với tình thế, chúng ta phải có một giải pháp hiểu biết. Những phương pháp của Phật Giáo là một giải pháp hiểu biết cho vấn đề trên tất cả các mức độ. Có ba mũi nhọn, hay phân chia (bậc) của Phật đạo. Trong Phật Giáo bậc thứ nhất chúng tôi gọi là giới (sila) tức sự kiềm chế hay kiểm soát nhân cách trong phạm vi luật (vinaya), luật lệ và điều lệ. Thu thúc hành động đạt được do dụng ý là cốt tủy của giới. Cả hai mức độ, điều luật và ý định tinh thần đều nằm trong tiêu đề tổng quát của giới để rèn luyện tư cách đạo đức.

Bậc thứ hai liên quan đến tâm để rèn luyện cảm nghĩ, phẩm tính và thói quen của tâm phải có đạo đức và khéo léo. Đó là định (samadhi), cách rèn luyện tâm.

Bậc thứ ba là huệ (trí tuệ panna) hay kiến thức hiểu biết. Trí tuệ là phẩm tính điều hành hoạt động của bậc thứ nhất và bậc thứ hai, xem xét chúng và đem chúng vào con đường chính đáng. Trí tuệ có khuynh hướng không tích cực, cho nên trí tuệ phải đưọc hỗ trợ bởi việc rèn luyện, đạo đức và thiền định.

Trí tuệ không những giám sát việc thực hành kiềm chế tinh thần và thiền định, mà cũng còn khảo sát mặt tiêu cực của sự vật, cái thấy thí dụ như hậu quả tai hại của cách hành sử không khéo léo, cả đến những trường hợp cách hành xử đem niềm vui và lợi ích trong đường lối nào đó. Nếu lạc thú như vậy lại đem lại tai hại, trí tuệ là tiếng nói cho chúng ta biết ta phải loại bỏ cách hành xử ấy hay phải sửa lại cách hành xử cho đúng cách.

Ba bậc trên đây cùng nhau hoạt động và tùy thuộc lẫn nhau. Trước tiên chúng ta rèn luyện các hành động, trau dồi cách hành xử khéo léo, và loại bỏcách hành xử vụng về. Đồng thời chúng ta rèn luyện tâm, thấm nhuần tâm với nỗ lực khéo léo và cảm nghĩ hỉ lạc hay thỏa mãn trong việc thực hành, mở mang chánh kiến và lý do thực hành thấy được đúng lợi ích hay tai hại của những hành động của chúng ta.

Khi tu tập và thực hành chúng ta càng ngày càng trở nên kiên định hơn, tâm sẽ thấy hỉ lạc trong việc tu tập khiến niềm tin tăng trưởng. Khi niềm tin gia tăng, tâm sẽ sáng suốt nhận định và hiểu thấu được hành động của chúng ta. Khi trí tuệ và sự hiểu biết phát sinh, thấy sự lợi ích trong việc tu tập và sự tai hại không tu tập, niềm tin lại tăng trưởng, chúng ta có thể kiểm soát đưọc cách hành xử của chúng ta, đem áp dụng và làm cho cách hành xử phù hợp hơn với chánh đạo.

QUÁ TRỄ

Bây giờ chúng ta đi đến phẩm chất của "Quá Trễ". Chúng tôi muốn quý vị rõ được ý nghĩa chúng tôi muốn nói trong câu này để trình bày điều liên quan đến khoa học. Một thí dụ, chúng tôi muốn so sánh quan điểm trong Đạo Phật với quan điểmcủa khoa học có một số tương đồng.

Trong khoa học chúng ta có kiến thức khoa học ở một mặt, và thái độ khoa học ở một mặt. Trong nhiều trường hợp quan điểm khoa học quan trọng hơn kiến thức khoa học. Lý do này là tại sao? Vì dữ kiện hay kiến thức đạt được do khoa học nhiều khi cho thấy sai và phải điều chỉnh lại. Điều này cho thấy sự tiến hành đang xẩy ra. Đó là quan điểm khoa học hay mục tiêu là một nguyên tắc không thay đổi, nguyên tắc đã đem lợi ích lớn lao cho nhân loại. Dù từng mảnh kiến thức của cá nhân có thể được sử dụng ngày nay hay không, tuy không phải là một điều chắc chắn, nhưng thái độ này là một điều kiện có thể dùng được ngay và có lợi ích ngay. Quan điểm của khoa học và đạo Phật cũng có một số dị biệt.

Trước nhất, chúng tôi xin được giải thích. Cái gì là quan điểm Phật Giáo và quan điểm khoa học? Quan điểm của cả Phật Giáo lẫn khoa học có cùng một mục tiêu, đó là nhìn tất cả sự vật theo nhân và quả, hay nguyên nhân và các điều kiện. Đương đầu với bất cứ trường hợp nào, cả hai quan điểm Phật Giáo và quan điểm khoa học đều cố gắng nhìn vào nguyên nhân và điều kiện để thấy rõ chúng đúng như thế nào.

Thí dụ, bạn nhìn người bạn đang tiến về phía bạn với bộ mặt đau khổ. Với hầu hết chúng ta, nhìn nét đau buồn trên khuôn mặt người bạn thường làm cho bạn không vui. Chúng ta có thể nghĩ rằng người bạn này giận chúng ta, và chúng ta thường phản ứng lại bằng cách tiêu cực. Một nhận thức về kinh nghiệm không vui nảy sanh và phản ứng không thích sanh khởi vì nghĩ rằng: "người bạn này giận dữ, vậy sao ta không giận dữ". Và chúng ta lại cũng mang một tâm trạng buồn đau để phản ứng lại.

Nhưng với quan điểm Phật giáo hay khoa học, khi chúng thấy một người bạn chúng ta tiến về phía chúng ta với bộ mặt đau buồn, chúng ta không nhìn vào bộ mặt ấy với một tâm trạng bực dọc thương hay ghét mà mục tiêu là khám phá ra sự thật tại sao người bạn có nét mặt giận dữ. Đó là quan điểm nhìn vào sự vật theo nguyên nhân và điều kiện... "Chà, anh có vẻ giận dữ, tôi lấy làm lạ sao bạn tôi hôm nay trông có vẻ giận dữ. Tôi lo lắng có điều gì sẩy ra làm phiền anh. Có lẽ có người nào đó ở nhà đã làm anh bực bội, hay có lẽ tại anh không tiền, hay có lẽ anh ...." Đó là chúng ta tìm nguyên nhân thực sự gây ra cho anh. Đó là cái mà chúng tôi gọi là quan điểm Phật Giáo, áp dụng đến hiện tượng tinh thần, quan điểm này tương quan với quan điểm khoa học áp dụng trên bình diện vật chất. Đó là một quan điểm tìm hiểu, một quan điểm nhìn vào sự vật theo nguyên nhân và điều kiện.

Nếu cách nhìn vào tình trạng như vậy, không có vấn đề gì phát xuất. Quan điểm như vậy sẽ dẫn đến giải quyết vấn đề và mở mang trí tuệ. Tìm kiếm nguyên nhân và điều kiện về cái đau buồn của người bạn, chúng ta có thể hỏi anh về nguyên nhân hay hành động bằng một cách tế nhị nào đó khiến anh cho ta câu trả lời đưa đến cách giải quyết vấn đề.

Đó là quan điểm thông thường trong cả Phật Giáo lẫn khoa học. Nhưng quan điểm này khác biệt nhau thế nào? Quan điểm của khọc là quan điểm chỉ dùng đạt kiến thức, nhưng quan điểm Phật Giáo lại được coi như một phần và một mảnh của chính đời sống. Quan điểm này là một phần của đời sống khôn ngoan khéo léo, đó là cách sống hòa hợp trong xã hội, Tóm lại, đó là đạo đức.

Quan diểm của khoa học điển hình rõ ràng khoa học tránh vấn đề đạo đức hay những giá trị thực ra chứa đựng trong đó. Quan điểm khoa học chính trong nó là đạo đức, nhưng vì khoa học phủ nhận hoàn toàn nó, khoa học hoàn toàn không biết đến sự lợi ích đạo đức đem lại . Quan trọng hơn nữa, khoa học không nhìn thấy đạo đức là yếu tố thiết yếu trong tiến trình tìm hiểu sự thật của thiên nhiên.

Quan điểm Phật Giáo không chỉ đơn giản dùng để đạt kiến thức, mà còn áp dụng trong đời sống hàng ngày, ngay trong hiện tại. Khi chúng ta áp dụng chặt chẽ hàng ngày vào sự việc, chúng ta đi đến phẩm chất mà chúng ta gọi là "Quá Trễ" . Vì quan điểm khoa học chỉ là một quan điểm đơn giản tìm kiến thức, tất cả mọi áp dụng thực hành phải đợi cho đến khi khoa học có được tất cả những câu trả lời. Bao lâu mà chúng ta chưa có câu trả lời chúng ta bị bó tay. Nếu chúng ta chưa biết được điều gì nó ra sao, chúng ta không biết cách hành xử với nó.

Nhưng trong thế giới này có quá nhiều sự vật mà khoa học chưa có câu trả lời và cũng không cho biết bao giờ khoa học mới có câu trả lời. Đồng thời, nhân loại, cả cá nhân lẫn xã hội, phải sống trong hiện tại. Nói một cách đơn giản, cuộc sống cho chúng sanh trong một đường lối thích nghi và khéo léo, trong không gian này quãng đời của một cá nhân trong xã hội, đúng thời điểm, không thể chờ đợi những câu hỏi ấy từ thế giới khoa học.

Quan điểm Phật Giáo là tìm kiếm kiến thức liên kết với cuộc sống, nhằm vào nhìn sự vật theo nhân quả là một phần và một mảnh của tiến trình cho một cuộc sống tốt đẹp, không phải đơn giản chỉ là một khí cụ để tìm kiến thức. Cho nên, với quan điểm Phật Giáo, bất cứ bao giờ chúng ta gặp điều gì mà chúng ta chưa biết rõ ràng, hay chưa kiểm chứng được, chúng ta phải có một nhân sinh quan giúp chúng ta thực hành khéo léo đối với việc đó. Chúng ta không mất mẫu mực trong đời sống.

Quan điểm khoa học là chỉ tìm kiếm kiến thức mà không có một nhân sinh quan về đời sống. Phật Giáo dạy cả hai lãnh vực, đưa con đường thực hành trong việc tương quan vói sự vật trong đời sống hiện tại. Chúng tôi xin đưa ra một chứng minh, một vấn đề khó khăn của nhân loại qua các thời đại, và đối với vấn đề đó, ngay cả chúng tôi là Phật Tử, không sử dụng một nhân sinh quan Phật Giáo thích đáng. Chúng tôi muốn nhắc đến vấn đề về những chúng sinh cõi trời (Chư Thiên).

Vấn đề chư thiên là một vấn đề có thể nhận xét trong phạm vi tương quan với sự thật có thể xác minh, hay nó có thể nhận xét trong mối tương quan với xã hội loài người, dưới ánh sáng của đời sống mỗi ngày. Nhìn vào vấn đề với quan điểm khoa học, chúng ta nghĩ trong phạm vi sự thật có thể xác minh, đó là những điều đó thực có hay th?c không có. Rồi chúng ta tìm một phương cách kiểm tra vấn đề. Vấn đề trở thành một của những sự thật 'đang chờ đợi phải được xác minh', hay có lẽ là 'không thể xác minh được'.

Nhưng chẳng cần phải lưu ý đến vấn đề đang chờ đợi xác minh hay không xác minh, hay vấn đề được coi như không xác minh được, vấn đề vương mắc lại ngay tại đây, và nhân loại không có cách giải quyết thực tiễn. Bao lâu mà vấn đề không xác minh được, vấn đề đơn giản trở thành một vấn đề của niềm tin. Nhóm này tin những sự vật này hiện hữu, nhóm kia không tin sự vật đó hiện hữu. Mỗi bên đều có ý kiến riêng của mình. Hãy ghi nhận là nhũng ai tin là không có những sự vật như vậy không vượt qua mức độ của niềm tin - họ vẫn còn bị kẹt về niềm tin là những sự vật như vậy không hiện hữu. Cả hai nhóm này đều sống trong một xã hội. Bao lâu mà họ còn có những dị biệt và niềm tin không giải quyết được, sẽ có trạng thái tinh thần căng thẳng.

Chẳng hạn, khoa học không đưa ra lời khuyên dặn gì, nhưng trong Phật Giáo có nhiều cách thực tập cho nhiều trình độ. Trên mức độ thứ nhất, tìm kiếm sự thật bằng kinh nghiệm bất kể là ai muốn chúng minh vấn đề theo cách này hay cách khác, không có khó khăn gì. Những ai muốn tìm kiếm những dữ kiện, tự do tiếp tục việc nghiên cứu của họ, hoặc tán thành có sự hiện hữu của chúng sinh cõi trời hoặc không tán thành.

Trên mức độ thứ hai, tìm ra một quan điểm chính đáng về cách cư xử trong đời sống hàng ngày, chúng ta nên làm gì? Trong Phật Giáo có cách thực hành không gây mẫu thuẫn gì dù có sự hiện hữu hay không có sự hiện hữu của chư thiên. Đời sống của chúng ta có một tiêu chuẩn rõ ràng có thể áp dụng ngay tức khắc. Chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận sự thật, dù có chứng minh được có sự hiện hữu của chư thiên hay không có sự hiện hữu của chu thiên., và đưòng lối sống của chúng ta không ảnh hưởng gì đến việc khám phá đó.

Đa số người dễ dàng bị thống trị hay bị dồn vào thế phòng thủ vì nghi ngờ về giải pháp là như vậy khiến bị lôi cuốn về một trong hai quan điểm cực đoan - chư thiên hiện hữu thực sự hay không hiện hữu thực sự . Nếu bạn tin các chư thiên hiện hữu, bạn phải cầu khẩn, và thi triển lễ nghi để làm vừa lòng họ. Nếu bạn không tin các chư thiên hiện hữu, bạn phải lý luận với những người tin chư thiên hiện hữu.

Nhưng trong Phật Giáo chúng tôi phân biệt rõ ràng giữa sự tìm kiếm dữ kiện tiến hành bình thường, và cách xử xự đời trong cuộc sống hàng ngày. Đời sống của chúng ta không tùy thuộc nơi chư thiên. Nếu có chư thiên thì chư thiên cũng chỉ là những chúng sinh trong vũ trụ này giống như chúng ta phải chịu sanh, già, bệnh và chết. Chúng ta những người Phật Tử có giáo lý khuyến khích chúng ta phát triển các tu tưỏng thiện với tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Nếu có các chúng sanh cõi trời, chúng ta phải có tư tưởng thiện với ai là chư thiên.

Cốt lõi của đạo Ph?t là giáo pháp tự phát triển và tự lực. Mục tiêu tự do. Nếu chúng ta thực hành theo nguyên tắc tự lực, chúng ta hiểu trách nhiệm của chúng ta như thế nào. Trách nhiệm của chúng ta là phải tự rèn luyện, phải đạt kết quả tốt hơn. Và trách nhiệm của các chư thiên là chính họ phải đạt kết quả tốt hơn. Cho nên cả hai cùng có trách nhiệm là phải tự cải tiến để đạt kết quả tốt hơn. Chúng ta có thể cùng hiện hũu với chư thiên với cùng loại tư tưởng. Đồng thời dù chư thiên hiện hữu hay không hiện hữu, không phải là mối quan tâm của chúng ta. Giống như con hà mã và con beo - mỗi con đều có thể hiện hữu chung sống hòa bình trên thế giới không có trở ngại gì. Cũng như vậy, Phật giáo có một nhân sinh quan rõ ràng về vấn đề, và người Phật Tử không lo lắng gì về những điều này.

Nếu không có quan điểm này, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong vấn đề có hiện hữu hay không hiện hữu. Nếu chư thiên hiện hữu, chúng ta phải cư xử ra sao? Chúng ta có thể tạo ra các nghi lễ và hy sinh (các con vật), điều này không phải là bổn phận của người Phật Tử. Trách nhiệm của người Phật Tử là tu tập để đạt tốt đẹp hơn. Nếu con người thành công hoàn toàn trong việc tự mình đạt kết quả tốt đẹp hơn, người ấy sẽ trở nên chúng sinh thượng hạng của tất cả chúng sanh - -ngay cả các chư thiên cũng phải tôn kính người ấy.

Đó là một thí dụ quan điểm Phật Giáo, mà cốt lõi giống như thái độ mô tả trong sự so sánh kẻ bị thương bằng mũi tên độc. Nếu bạn bị bắn bởi mũi tên, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là hãy rút mũi ra trước khi độc được có thể lan tràn khắp cơ thể và giết bạn. Về việc tìm kiến dữ kiện liên hệ đến việc sẩy ra này, bất cứ ai nghĩ rằng phải làm, nhưng việc trước nhất cũng vẫn phải là rút mũi tên ra đã.

Việc này tương tự như cách suy nghĩ của Sir Arthur Stanley Eddington. ông có ý kiến tương tự, mặc dù ông không nêu lên trên phương diện Phật Giáo. ông viết:

"Quả thực dễ dàng cho một con lạc đà chui qua một lỗ kim hơn là một khoa học gia đi qua một cái cửa. Dù cửa ấy là cửa của một căn nhà thô sơ hay cửa đó là của một nhà thờ, điều khôn ngoan hơn là một con người khoa học nên coi mình như một người bình thường và bước qua hơn là chờ đợi cho đến khi tất cả những khó khăn liên hệ đến sự thâm nhập thực sự quyến vào khoa học được giải quyết."

Kinh sách của Cơ Đốc Giáo nói rằng quả là dễ dàng cho một con lạc đà chui qua một lỗ kim hơn là một người giàu có lên thiên đàng. Eddington lập lại câu đó: quả dễ dàng cho con lạc đà chui qua lỗ kim còn hơn là một con người khoa học bước qua một cái cửa để vào phòng. ông muốn nói gì đây?

Chúng tôi muốn nhấn mạnh nơi đây là Eddington muốn nói đến con người khoa học chứ không phải là khoa học gia. Lý do là rất khó khăn cho một con người khoa học trước nhất đứng ngay trước cửa và lo lắng, " Chà, tôi lo ngại nếu tôi đi qua cửa này?" ông ấy phải xét tất cả những định luật vật lý. Chẳng hạn ông ấy tính sức ép của không khí là bao nhiêu một inch vuông trên cơ thể ông ta khi đi qua cửa, tốc độ của trái đất vào lúc đó, hậu quả sẩy ra khi ông bước vào phòng.. ông suy nghĩ hoài. Cuối cùng con người khoa học này thấy không thể nào đi qua cửa này được vì ông chẳng bao giờ tính hết được những con tính khoa học của ông. Cho nên tại sao Eddington nói quả là dễ dàng cho con lạc đà chui qua lỗ kim hơn là một con người khoa học đi qua cái cửa.

Eddington kết luận những khoa học gia nên hành xử như một người bình thường. Dù là cái cửa của một nhà thờ, cái cửa của một nông trại, hay bất cứ loại cửa nào đi nữa, hãy cứ đi qua đi. Muốn kiểm soát lại, cứ việc tiếp tục sau. Việc này rất trùng hợp với quan điểm Phật Giáo, cho nên chúng tôi đã bao gồm vào đây.

VÂN ĐỀ PHÁT TRIỂN CHỈ CÓ THỂ ĐỀ CẬP TỚI KHI THỰC SỰ HIỂU ĐƯỢC CÁC GIÁ TRỊ

Khoa Học Thuần Túy giữ vững cho là giá trị rỗng tuếch, nhưng ai cũng biết vai trò khoa học quan trọng như thế nào trong việc mở mang xã hội cận đại, mặc dù việc mở mang là do hoạt động của con người, đã thấm nhuần đầy với giá trị. Khi chúng ta nhìn kỹ vào lịch sử, chúng ta tìm thấy những giá trị đã có một ảnh hưởng tế nhị trong việc sanh khởi và phát triển khoa học, bắt đầu với đức tin và sự khao khát muốn biệt sự thật của thiên nhiên, cho đến giá trị phá hoại nhất, ham muốn chinh phục thiên nhiên và sản xuất thật nhiều hàng hóa vật chất.

Giải pháp về vấn đề những giá trị trong khoa học không phải là nỗ lực để loại bỏ chúng. Khoa học không cần thiết cố gắng để tránh các giá trị. Đó là vấn đề cố gắng làm sáng tỏ những giá trị mà khoa học làm hay nên làm và có. Nếu không, khoa học không biết đến, sẽ trở thành ảnh hưởng tiêu cực, một ảnh hưởng có thể đe dọa phá hủy hoàn toàn nhân loại.

Trong những phần trước của bài này, chúng tôi cố gắng trình bày xin liên hệ của khoa học đến những giá trị trên hai mức độ, giá trị tối thượng và giá trị tạm thời. Giá trị tối thượng là giá trị khoa học phải gắn bó để có thể đạt được chân lý tối thượng, vì giá trị tối thượng tự nó đã là chân lý, và như vậy, nó là một yếu tố cần thiết trong việc đạt được chân lý chủ yếu. Tuy nhiên, giá trị tối thượng, điều thiện cao nhất, hay tự do, là một lý tưởng, là một mục tiêu, và như vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều về phẩm chất của khoa học nói chung.

Giá trị ảnh hưởng nhất và tức khắc với khoa học, là giá trị thứ yếu chia làm hai loại: loại từ đó phát xuất có sự hòa hợp, giá trị tối thượng; và giá trị giả tạo xâm nhập vào khoa học do kết quả của sự thiếu phản ảnh đến các giá trị.

Trong khi các khoa học gia không hiểu gì về các giá trị, và không nhìn thấy sự tương quan giữa những giá trị và chân lý mà họ đang tìm kiếm, thêm vào giới hạn phạm vi kiến thức mong muốn và việc đem lại trong việc tìm kiếm không kết quả của kiến thức tối thượng, khoa học sẽ bị lấy đi bởi các giá trị kém hơn và những giá trị phản ứng, một số thừa hưởng từ những thế hệ trước và một số do dục vọng và ham muốn hạnh phúc trong tâm ngày nay của chính các khoa học gia. Khi những giá trị hạ đẳng này ảnh hưởng đến tâm, sẽ không những đương nhiên quẳng đi sự tìm kiến kiến thức chính đáng, mà còn mang lại ảnh hưởng phá hoại, gây nên những khó khăn ngay trong hiện tại và tương lai.

Ngược lại, nếu các khoa học gia, hay những ai đi tìm sự thật, nhận định được sự liên hệ giữa những giá trị trừu tượng và thế giới vật thể, họ cũng sẽ nhận thức được muốn tìm kiếm và hiểu đưọc sự thật tự nhiên là phải hiểu bản chất con người; đó là con người phải hiểu chính mình và hiểu thiên nhiên chung quanh mình. Khi có sự nhận thức như thế, giá trị thứ yếu bắt nguồn từ giá trị tối thượng tự nó sẽ sanh khởi. Nhiệm vụ tư động sẽ hoàn thành. Khi có chánh kiến, kết quả sẽ gấp đôi là:

1. Sự tìm kiếm kiến thức sẽ không bị giới hạn hay hướng dẫn sai lầm, mà sẽ trực tiếp tiến thẳng trên con đường tìm kiếm loại kiến thức cao nhất.

2. Loại giá trị thứ yếu chính đáng tự động sanh khởi và sự phát triển con người sẽ tiến hành đi đôi với việc tìm kiếm kiến thức.

Nếu sự tìm kiếm căn cứ vào chánh kiến, loại giá trị chính đáng tự động hiện hữu.

Loại giá trị tối thượng là một điều kiện đạt được khi nhận thức được sự thật. Không cần thiết phải tự tranh đấu để đạt giá trị, đơn giản chỉ cần mang trong tâm. Khi điều này nhận thức được, loại giá trị thứ yếu sẽ quân bình, thích hợp với giá trị tối thượng sẽ sanh khởi.

Mặc dù trên con đường đi lên hòa hợp, sự bảo đảm cho giá trị không cần thiết, vì đã bao gồm trong sự tỉnh giác được sự thật, trong thực tế, kiến thức khoa học học như vậy được chuyển vào kỹ thuật, cần thiết nhấn mạnh một số giá trị để làm sáng tỏ hướng đi của sự nghiên cứu và để ngăn chặn sự xâm nhập của các giá trị thấp kém và giá trị phá hoại.

Một vài thí dụ về những giá trị tích cực như: sự tìm kiến kiến thức để đạt tự do từ con người bất toàn, hay tìm kiếm kiến thức để giải quyết các vấn đề, và xa hơn nữa sự phát triển nhân loại....gồm cả các giá trị thấp kém như phải tranh đấu để làm mọi việc thận trọng với kết quả có hại tối thiểu.

Cuối cùng, hiểu được sự quan trọng của giá trị giúp cho các khoa học gia nhận thức được và hiểu phương cách liên kết đến giá trị mà họ phải tiếp xúc trong việc tìm kiếm kiến thức, như tham lam, giận hờn, đau khổ, ghen ghét, thèm muốn vân vân...như trường hợp của Newton. Quan trọng hơn nữa là họ sẽ thấy giá trị của những giá trị chính đáng, và biết cách làm thế nào sử dụng chúng có hiệu quả. Cuối cùng, khoa học gia sẽ có ý thức về đức hạnh và không trở thành chỉ là những đầy tớ cho kỹ nghệ.

Một giá trị đứng hàng đầu cho nhân loại và hoạt động của nhân loại là hạnh phúc, hay phẩm tính của hạnh phúc và khổ đau. Giá trị của hạnh phúc nằm sâu trong tiềm thúc đằng sau tất cả những hoạt động của con người, và đó là một phần thiết yếu của đạo đức. Quan niệm hạnh phúc của ta sẽ tự nhiên ảnh hưởng đến những việc làm của ta. Chẳng hạn, những giá trị của Thời Đại Kỹ Nghệ nhìn thấy hạnh phúc nằm trong sự chinh phục thiên nhiên để sau thiên nhiên có thể được sử dụng theo sự mong muốn của con người. Việc này đã dẫn đến những sự phát triển gây nên quá nhiều khó khăn hiện nay trên thế giới.

Để giải quyết thành công những vấn đề, chúng ta phải nhìn vào sự thật của hạnh phúc và khổ đau và xem chúng đúng ra sao. Ngược lại, nếu chúng ta không điều chỉnh lại những giá trị của chúng ta về hạnh phúc và khổ đau, chúng ta sẽ không có phương cách gì để giải quyết những vấn đề mở mang nhân loại.

Để hiệu chính lại sự giải thích ý nghĩa về hạnh phúc, tóm lại, để thay đổi giá trị xã hội, không nên cố gắng trong việc tìm hạnh phúc trong việc phá hoại thiên nhiên, nhưng nên tìm hạnh phúc trong việc hòa hợp với thiên nhiên. Trong đường lối này, chúng ta có thể giới hạn sự thao tác thiên nhiên, điều sẽ làm cho nhân loại nhẹ bớt khổ đau hơn là thoả mãn lạc thú-tìm kiếm.

Nhân loại phải nhận thức nếu nhân loại tiếp tục tìm kiếm hạnh phúc từ sự phá hoại thiên nhiên, nhân loại sẽ không tìm được hạnh phúc, ngay cả đến khi thiên nhiên hoàn toàn bị hủy diệt. Ngược lại, nếu nhân loại có thể vui sống cùng thiên nhiên, nhân loại sẽ chứng nghiệm hạnh phúc ngay cả trong khi phát triển tự do từ khổ đau.

Nói chung, có ba giá trị chính mà các khoa học gia không tránh khỏi liên hệ là:

1. Giá trị trần thế, mà các khoa học gia, cũng như những người bình thường đều có chung với mọi người. Điều này gồm có sự khích lệ hay động cơ thúc đẩy, cả tốt lẫn xấu, sẩy ra trong đời sống hàng ngày trong sự tìm kiếm và sử dụng kiến thức. Những giá trị như vậy bao gồm lòng vị kỷ, ham muốn của cải, lợi lạc, danh thơm hay nổi tiếng, hoặc mặt khác những giá trị vị tha, như khả ái và từ bi.

2. Những giá trị liên hệ như nguyên tắc, đường hướng học hỏi nào, như ý kiến chinh phục thiên nhiên, hay giá trị kỹ nghệ, niềm tin hạnh phúc chỉ có thể có được do của cải hàng hóa vật chất, hay ngược lại, nguyên tắc giải quyết khó khăn và nâng cao đời sống.

3. Giá trị tối thượng mà khoa học gia phải gắn bó như một thành viên của loài người, đó là giá trị mà lý tưởng của loài người cũng như toàn thể, như chúng tôi đã nói, cho đến nay đã không được thế giới khoa học lưu tâm. Khoa học mới chỉ ở giữa đường, với khát vọng biết nhũng sự thật của thiên nhiên trên mức độ bên ngoài. Khát vọng như vậy không bao gồm vấn đề của con người hay điều thiện tối thượng.

Khoa học còn nhiều việc chưa hoàn tất đối với ba loại giá trị trên đây.

KHUYẾN KHÍCH KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trên mức độ đời sống hàng ngày, hay thỏa mãn nhu cầu nhân loại, khoa học đóng một vai trò thiết yếu dọn đường cho kỹ thuật phát triển và khuyến khích việc sản xuất, phát triển và tiêu thụ của kỹ thuật không cân xứng. Mặt khác, sự ưa chuộng của xã hội cho một loại kỹ thuật đặc biệt khuyến khích nghiên cứu khoa học nhằm vào việc sản xuất, phát triển, và tiêu thụ kỹ thuật đó.

Từ cái mà ta nhìn thấy, khoa học hỗ trỡ bởi niềm tin vào hiệu lực chinh phục thiên nhiên và sản xuất nhiều hàng hóa vật chất, đã thúc đẩy sự sản xuất và phát triển kỹ thuật trên một con đường đem đến những khó khăn nghiêm trọng. Khoa học và kỹ thuật hiện nay đã làm hại hơn là đem lợi ích.

Loại sản xuất, phát triển và tiêu thụ của kỹ thuật gây nên những khó khăn ấy là loại đưa đến Tham (ích kỷ, phục vụ phí phạm cho tham dục trên bình diện nhục dục), Sân (gây nên khai thác, phá hoại, buôn bán quyền lực), và Si (khuyến khích cẩu thả, hoạt động phí phạm thì giờ, tiêu thụ mù quáng và lạm dụng kỹ thuật).

Trong việc phát triển khoa học trên múc độ kỹ thuật, cần thiết phải thay đổi một số mệnh danh căn bản bằng cách khuyến khích sự phát triển kỹ thuật xây dựng, không đem hiệu quả tai hại trong phạm vi kiềm chế của ba nguyên tắc :

1. Kỹ thuật ôn hòa.
2. Kỹ thuật đem lại lợi ích.
3. Kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển hiểu biết và cải tiến con người.

Chúng tôi muốn nói chút ít về điểm này.

1. Chúng ta thừa nhận nhu cầu của một con người bình thường. Con người bình thường muốn thỏa mãn ham muốn lạc thú đối với giác quan. Chúng tôi không muốn loại bỏ hay chối bỏ nhũng lạc thú giác quan này. Điểm quan trọng là khuyến khích kiềm chế cách hành xử đến mức độ không đi đến phá hoại hay quá mức, khuyến khích việc kiềm chế tâm, giữ tâm trong phạm vi giới hạn ôn hòa. Đó là giới hạn mà ham muốn cảm xúc tự tạo được quân bình bằng sự tỉnh thức cái thật sự lợi lạc và thật sự cần thiết cho đời sống. Điều này được diễn tả trong từ ngữ "biết ôn hòa'. Điều này gắn bó với sự phát triển trí tuệ do sự phát triển nhân loại. Đặc biệt phải có một số nguyên tắc điều hành việc sản xuất, phát triển và tiêu thụ hàng hóa vật chất trong lãnh vực những thứ này đem lợi ích thực sự, nhằm vào việc nâng cao đời sống hơn là thỏa mãn các giá trị thấp kém. Nói tóm lại chúng ta có thể gọi là ' kỹ thuật ôn hòa', hay kỹ thuật có một giới hạn không tham lam.

2. Thêm vào ích kỷ và tham lam, nhân loại có khuynh hướng thèm muốn quyền thế của người khác, hay hủy diệt những ai chống lại ham muốn của mình. Tiềm lực của con người về sân đã tìm thấy trong nhiều đường lối, khiến việc sản xuất, phát triển và tiêu thự của kỹ thuật dễ dàng đưa đến sự phá hoại lẫn nhau hơn là sự hợp tác lẫn nhau. Nhân loại phải quay lại, đổi hướng sự phát triển bằng cách thiết lập một mục tiêu rõ ràng, và thiết lập một kế hoặch vững vàng và kiên quyết để khuyến khích việc sản xuát, phát triển và tiêu thụ hàng hóa có tính cách xây dựng và lợi ích cho xã hội loài người. Kỹ thuật đem lợi ích sẽ giúp tránh khỏi hay giảm thiểu sản xuất kỹ thuật đem sân hận.

3. Cho đến nay, sản xuất, phát triển và tiêu thụ của kỹ thuật hầu hết là thứ dẫn con người đến sự bất cẩn, nhiễm độc, và vô tri vô giác nhất là trong hiện tại trong khi nhiều phần đất trên thế giới đã bước vào Thời Đại Thám Hiểm. Nếu nhân loại thực hành lầm lẫn về kỹ thuật thám hiểm này, thay vì phục vụ cho hoạt động giáo dục, kỹ thuật sẽ là một dụng cụ khuyến khích tâm bất cẩn. Thí dụ, hãy chứng kiến những máy chơi trò cờ bạc, và những trò chơi video trên khắp các thành phố trên thế giới, hoàn toàn không một mực đích gì ngoài việc phí phạm thì giờ và tiền bạc. Hãy chứng kiến việc sử dụng ngu muội kỹ thuật, không một ý thức về lợi ích hay nguy hiểm, dẫn đến tai hại cho môi sinh. Những sự việc này không những đã làm suy biến môi sinh mà chúng cũng làm giảm giá trị phẩm cách của con người.

Vì lý do này, chúng ta cần phải thực hiện một sự thay đổi đường hướng có ý thức - nhấn mạnh vào việc sản xuất, phát triển và tiêu thụ của kỹ thuật đem lại tri thúc và mở mang cho con người, dùng nó như một dụng cụ để truyền đạt kiến thức hữu dụng, và khuyến khích người dân dùng thì giờ có tính cách xây dựng. Việc sử dụng kỹ thuật phải có ý thức, hiểu biết sự liên quan đến lợi và hại. Theo đường lối này, kỹ thuật sẽ là một dụng cụ nâng cao phẩm chất của đời sống, và bảo vệ môi sinh. Xã hội sẽ trở thành một môi sinh hỗ trợ và khuyến khích sự mở mang tâm linh. Loại kỹ thuật thứ ba này có thể gọi là "kỹ thuật nâng cao tri thúc và phát triển con người" trục tiếp chống lại kỹ thuật đem si mê.

Nếu sản xuất, phát triển và tiêu thụ của kỹ thuật có thể hướng vào đường lối này, và nếu khoa học mở ra con đường về loại kỹ thuật này, thì sự phát triển xây dựng chắc chắn sẽ trở thành sự thực.

- HẾT -



TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG I:

1- Encyclopedia Britannica, In thứ 15 1988, theo "Lịch Sử Khoa Học" của L Pearce Williams (cuốn 27, Trang 37)

CHƯƠNG 2:

2- Sir Arthur Stanley Eddington, "Bản Chất của Thế Giới Vật Lý" (New York; Macmillan, 1929, Trang 282 (38)

CHƯƠNG 3:

3- Dhammaniyama hay Kinh Uppada, A. I. 286 (57)
4- Kinh Natumba, S II 64-65 (58)
5- Kalama hay Kinh Kesaputtiya A.J. 188 (60)
6- Kinh Mahapadana, D.II.15 (62)
7- Kinh Naga, A. III. 346, Udayitherakatha, Khu., Thag. 689 (63)
8- Kinh Pháp Cú 188-192 (63)
9- Kinh Sisapa, S.V. 347 (66)

CHƯƠNG 4

13- Kinh Puhbakotthaka, Sam. S. V. 220 (79)
14- Rene Descartes, trích bởi Clive Ponting, "Lịch Sử Thế Giới", St. Martin Press, Nữu Ước, 1992 P. 148

CHƯƠNG 5

15- Xem Bản Ghi Chú số 2 (107)
16- Mac Planck, "Sự bí ẩn về chúng sanh", trong "Những câu hỏi vế Quantum", ấn hành bởi Ken Wilbur (Boston: New Science Library, 1984) p. 107
17- Sir James Jeans, "Vũ trụ huyền bí" (CaMbridge Univertsity Press, 1931, p, 11 (107)
18- Roger Penrose, "Tâm Mới của Hoàng Đế", New York, Penguin Books, 1954, p. 40 (120)
20- Ibid., pp 46,52 (120)
21- Ibid., p. 39 (121)
22- Ibid., p 38 (121)
23- Sir Arthur Stanley Eddington, "Sự chống đỡ của Huyền Thoại", trong "Những câu hỏi về Quantum", ấn hành bởi Ken Wilbur (Boston: New Science Library, 1984) p. 208 (143)
 

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

Hòa thượng Prayudh Payutto sinh năm 1939 tại tỉnh Suphanburi, miền Trung Thái Lan. Ngài thọ giới Sa Di năm 13 tuổi. Trong khi còn đang là Sa Di, Ngài đã tốt nghiệp lớp cao cấp nhất về tiếng Pali. Do thành quả này, Ngài được thọ phong Tỳ kheo dưới sự bảo trợ của Hoàng Gia năm 1961.

Sau khi tốt nghiệp ngành Nghiên cứu Phật học tại Viện Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkom, đạt văn bằng cao cấp về Giáo Dục năm 1962, và 1963, Ngài giữ nhiệm vụ Phụ Tá Tổng Thư Ký Đại Học Phật Giáo, đồng thời đi thuyết giảng khắp Thái Lan và ngoại quốc, Ngài đã thuyết giảng tại Đại Học Pensylvania, Đại Học Harvard, và Swarthmore ở Hoa Kỳ.

Những thành quả văn hóa của Ngài tại Thái Lan rất to lớn, nhất là tác phẩm Buddhadamma (Phật Pháp), bao gồm toàn thể giáo lý của Đức Phật cùng nhiều bài giảng về xã hội, khoa học, giáo dục nhìn từ quan điểm Phật giáo, đã được ấn hành. Do những thành quả về những lãnh vực ấy, Ngài đã được trao tặng Tiến Sĩ Danh Dự về nghiên cứu Phật Học của Viện Đại Học Mahachualongkorn năm 1982, Tiến Sĩ Triết Của Viện Đại Học Thammasat năm 1986; Tiến Sĩ Giáo Dục của các Viện Đại Học Sipalakorn năm 1987, Viện Đại Học Kasetsart năm 1987, và Viện Đại Học Srinakarinvirot năm 1990; và Tiến Sĩ Ngôn Ngữ Học của Viện Đại học Chulalongkorn năm 1988 và Viện Đại Học Mahidol năm 1989.

Hiện nay, tác giả vừa làm việc tại Bangkok và tại tỉnh Chacherng Sao, miền Trung Thái, đồng thời đi thuyết giảng tại khắp Thái Lan và ngoại quốc.

Xin xem thêm nguyên tác Anh ngữ: "Buddhism as the Foundation of Science"

Chân thành cám ơn Đạo Hữu Bình Anson
đã gửi tặng phiên bản điện tử tập sách này (Tâm Diệu)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8178)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)