Phần Thứ Ba: Tuệ - Chương Xiv: Mô Tả Về Các Uẩn

15 Tháng Hai 201100:00(Xem: 14560)

THANH TỊNH ĐẠO 

Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa (Phật Âm)
Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải


Phần Thứ Ba.

Tuệ Mô Tả Về Đất Cho Tuệ Sinh Trưởng

Chương XIV (a)
Mô Tả Về Các Uẩn
(Khandha-Niddesa)

A. TUỆ

1. Định được mô tả dưới đề mục Tâm trong bài kệ:

Người trú giới có trí
Tu tập tâm và tuệ (Ch. I, đ. 1)
Và tâm đó đã được tu tập trong mọi khía cạnh bởi vị tỷ kheo đã tu tập đến mức phát huy định lực đưa tới thần thông (Ch. XII-XIII). Nhưng tiếp theo đó, vị ấy cần phải tu tập tuệ. Mà tuệ không dễ gì biết được, huống nữa là tu tập, nếu nó được dạy quá vắn tắt. Bởi thế muốn đề cập chi tiết phương pháp tu tập tuệ, có loạt vấn đề sau đây:
Gì là tuệ?
Tuệ có nghĩa gì?
Thế nào là đặc tính, nhiệm vụ, thể hiện và nhân gần của tuệ?
Có bao nhiêu thứ tuệ?
Tuệ đươc tu tập như thế nào?
Gì là những lợi ích của việc tu tuệ?
2. Đây là những giải đáp:

Tuệ (pannà) có nhiều loại và nhiều khía cạnh. Một câu trả lời nhằm giải thích mọi sự sẽ không hoàn tất được ý định của nó mà cũng khó đạt đến mục tiêu, lại còn đưa đến tán loạn. Bởi thế chúng ta sẽ chỉ giới hạn vào loại tuệ muốn đề cập ở đây, là tuệ với nghĩa là quán trí đưa đến thiện tâm.

3. Tuệ có nghĩa gì? Đó là hành vi hiểu biết (pajànana) khác với những kiểu tưởng tri (sanjànana)thức tri (vijànana). Vì mặc dù trạng thái biết cũng có mặt trong tưởng, trong thức, và trong tuệ, song tưởng chỉ là sự nhận biết một đối tượng, như xanh hay vàng, nó không đem lại sự thấu hiểu sâu xa bản chất của đối tượng ấy là vô thường, khổ, vô ngã. Thức biết được đối tượng là xanh, vàng, vv. và cũng phát sinh được sự thấu hiểu bản chất, nhưng không phát sinh do tinh cần, sự xuất hiện đạo lộ siêu thế. Tuệ vừa biết đối tượng theo cách đã nói, vừa phát sinh sự thấu hiểu sâu xa, mà vừa đem lại sự thể hiện đạo lộ siêu thế do tinh cần tinh tấn.

4. Giả sử có ba người, một đứa trẻ không biết gì, một người nhà quê, và một người đổi tiền, cùng thấy một đồng tiền kim loại nằm trên quày của người đổi tiền.Đứa trẻ chỉ biết đồng tiền là có hình vẽ, trang trí, hình dài, vuông hay tròn, song nó không biết những đồng tiền ấy được xem là có giá trị cho con người xử dụng, hưởng thụ. Người nhà quê thì biết chúng có hình, có trang trí, có giá trị cho người hưởng dụng, nhưng không biết phân biệt đồng này thật, đồng này giả, đồng này bằng nửa giá trị, vv. Còn người đổi tiền thì biết tất cả những điều trên bằng cách nhìn đồng tiền, nghe tiếng kêu của nó khi gõ, ngửi, nếm, thử trọng lượng nó trong lòng tay, và biết nó được chế tạo tại làng nào, thành phố, đô thị nào, trên đỉnh núi hay bên bờ sông, do bậc thầy nào làm ra.

5. Tưởng tri là giống như đứa trẻ không biết gì khi trông thấg đồng tiền, vì nó chỉ thấy cái tướng của đối tư?ng như màu xanh, vv. Thức tri là như người nhà quê trông thấy đồng tiền biết được nó màu gì, và còn đi xa hơn, thấu hiểu những đặc tính của nó. Còn tuệ tri là như người đổi tiền thấy đồng tiền biết được màu sắc, vv. mà còn đi xa hơn, đạt đến sự thể hiện đ?o lộ.

Đó là lý do hành vi hiểu biết này cần được hiểu là "sự thấy biết ở dưới một hình thát đặc biệt, tách rời với những hình thái tưởng tri và thức tri" Đây là ý nghĩa mà câu "đó là trí tuệ trong nghĩa hành vi hiểu biết" ám chỉ.

6.Tuy nhiên, tuệ không phải luôn luôn được tìm thấy chỗ nào có tưởng trithức tri.

[Chú thích: Trong những khởi tâm có hai nhân, là vô tham, vô sân chứ không vô si, thì tuệ không sanh khởi. (Pm.432) ].
"Cũng như lạc thú không phải luôn đi đôi với hạnh phúc, tưởng tri và thức tri không phải luôn luôn bất ly với tuệ. Nhưng hạnh phúc thì luôn luôn kèm theo lạc thú, cũng vậy, tuệ luôn luôn có thể tách rời tưởng và thức tri."(Pm. 432).

Nhưng khi tuệ có mặt (trong tưởng tri và thức tri) thì nó không phải tách rời rời tưởng tri, thức tri. Và bởi vì không thể tách rời "đây là tưởng, đây là thức, đây là tuệ", cho nên sự khác nhau giữa chúng rất tế nhị khó nhận ra. Do vậy, tôn giả Nagasena nói:" Đại vương, đức Thế tôn đã làm được một việc rất khó, là phân biệt những pháp vô sắc như tâm và tâm sở khi chúng khởi lên với một đối tượng duy nhất, rồi tuyên bố: "Đây là xúc, đây là thọ, tưởng, hành, thức." (Miln.87)

7. Gì là đặc tính, nhiệm vụ, thể hiện và nhân gần của tuệ? Tuệ có đặc tính là đi sâu vào bản chất của sự vật. Nhiệm vụ nó là từ bỏ bóng tối của si che đậy tự tính của sự vật. Tuệ có biểu hiện là vô si. Do câu "Một người tâm định tĩnh thì biết và thấy đúng" (A. v, 3), nhân gần của tuệ là định.

8. Có bao nhiêu loại tuệ?

Trước hết, vì có đặc tính là đi sâu vào tự tính các pháp, tuệ chỉ có một loại.

Nếu kể tuệ thế gianxuất thế, nó thuộc hai loại. Hoặc hai loại là hữu lậu, vô lậu. Hai loại, là phân biệt danh và phân biệt sắc. Hai loại, là câu hữu hỉ và câu hữu xả. Hai loại, là tuệ ở bình diện kiến đạo và tuệ ở bình diện tu đạo.

Tuệ thuộc ba loại là tuệ do suy luận (tư tuệ) do học hỏi ( văn tuệ), và do tu tập (tu tuệ). Ba loại, là tuệ có một đối tượng hữu hạn, đại hành và vô lượng. Ba loại, là tuệ thiện xảo về tăng ích, thiện xảo về tổn giảm và thiện xảo về phương tiện. Ba loại, là tuệ giản biệt nội thân, ngoại sắc và cả nội thân lẫn ngoại sắc.

Tuệ thuộc bốn loại, là trí về bốn chân lý, và bốn vô ngại biện.

9. Tuệ một loại ý nghĩa đã rõ.

Tuệ hai loại: Tuệ thế gian là tuệ liên hệ đạo lộ thế gian, còn tuệ xuất thế gian là tuệ liên hệ đạo lộ siêu thế.

10. Tuệ hữu lậu là tuệ làm mục tiêu cho ô nhiễm, và tuệ vô lậu là không làm mục tiêu cho ô nhiễm. Hữu lậu vô lậu đồng mục tiêu cho ô nhiễm, đồng nghĩa với thế gian và xuất thế.

11. Khi một người muốn khởi sự tu tuệ, thì sự hiểu biết do phân biệt bốn uẩn vô sắc gọi là tuệ phân biệt danh, và sự hiểu về tâm gọi là tuệ phân biệt danh, biết do phân biệt sắc uẩn gọi là tuệ phân biệt sắc.

12. Tuệ thuộc hai loại trong những loại thiện tâm dục giới, và tuệ thuộc đạo lộ bốn thiền trong 5 thiền, là câu hữu hỉ, còn lại với thiền thứ năm thì câu hữu với xả. lộ gồm 16 loại với 4 trong 5 thiền, là câu hữu hỉ. Tuệ hai loại thiện dục giới, và tuệ thuộc 4 đạo tâm còn lại trong 5 thiền, là câu hữu xả.

[Chú thích: 16 loại là 4 đạo lộ với sơ thiền, và với nhị, tam, tứ trong 5 thiền.]
13. Tuệ thuộc về đạo thứ nhất (dự lưu) là bình diện kiến đạo, tuệ thuộc ba đạo còn lại là bình diện tu tập.

14. Tuệ có được không do nghe người khác thì gọi là tư tuệ (tuệ do suy luận) vì nó được phát sinh do chính sự suy luận của mình. Tuệ có được do nghe người khác gọi là văn tuệ. Tuệ đã đạt đến an chỉ, đã được phát sinh nhờ tu thiền định, gọi là tu tuệ. Và điều này được nói: "Ở đây, thế nào là tuệ do suy luận? Trong những phạm vi công việc được phát minh nhờ trí thông minh, hoăc trong những phạm vi công nghệ được phát minh nhờ trí thông minh, hoặc trong những thứ khoa học được phát minh nhờ trí thông minh, bất cứ sự ưa thích quan điểm, chọn lựa, quan niệm, phán đoán, tính ưa suy tư về sự vật nào mà liên hệ đến sở hữu của nghiệp (hành động) hay phù hợp với chân lý, hay có tính cách thích hợp với định lý "sắc là vô thường" hay "thọ, tưởng, hành, thức là vô thường", mà người ta có được không do nghe người khác, thì gọi là tư tuệ hay tuệ do suy luận.

"Trong những phạm vi (như trên) mà người ta có được do nghe người khác, thì gọi là văn tuệ." Và tất cả tuệ nơi một người đã đắc thiền, gọi là tuệ do tu tập hay tu tuệ." (Vbh. 324)

Do đó, tuệ thuộc ba loại đầu tiên là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.

15. Tuệ khởi lên liên hệ các pháp dục giới là tuệ với đối tượng hữu hạn. Tuệ sinh khởi liên hệ các pháp sắc giới hay vô sắc giới có một đối tượng đại hành. Đó là quán trí thế gian (minh sát tuệ). Tuệ sinh khởi liên hệ Niết bàn, thì gọi là tuệ có một đối tượng vô lượng. Đấy là quán trí xuất thế. Vậy tuệ ba loại thứ hai là tuệ có một đối tượng hữu hạn, đại hànhvô lượng.

16. Sự tốt hơn được gọi là tăng ích. Có hai:bỏ điều hại và phát sinh điều lợi. Thiện xảo về tăng ích là thiện xảo trong những điều này, như Luận nói: "Gì là thiện xảo về tăng ích? Khi một người tác ý đến những pháp này, thì những bất thiện pháp chưa sinh không sinh, những bất thiện pháp đã sinh được từ bỏ nơi vị ấy, hoặc khi vị ấy tác ý những pháp này, thì những thiện pháp chưa sinh được sinh, những thiện pháp đã sinh càng tăng trưởng, lớn mạnh, phát triển, viên mãn nơi vị ấy. Bất cứ gì thuộc tuệ, thuộc hành vi hiểu biết, ... (xem Dhs. 16)... thuộc vô si, thuộc trạch pháp, chánh kiến, gọi là thiện xảo về tăng ích. (Vbh. 325-6)

17. Không tăng ích gọi là tổn giảm, cũng có hai: giảm điều lợi ích mà sinh khởi điều hại. Thiện xảo về tổn giảm là thiện xảo về hai việc này, như Luận nói " Gì là thiện xảo về tổn giảm? Khi một người tác ý các pháp này, những thiện pháp chưa sinh không sinh, vv".(Vbh. 326)

18. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào trong hai trường hợp trên, thiện xảo nào về phương tiện làm phát sinh các pháp này nọ, thiện xảo phát sinh vào lúc ấy được khởi lên vào lúc ấy, gọi là thiện xảo về phương tiện, như được nói:"Và tất cả trí tuệ về phương tiện làm phát sinh tuệ gọi là thiện xảo về phương tiện." (Vbh. 326)

Vậy tuệ thuộc ba loại là thiện xảo về tăng ích, thiện xảo về tổn giảm, và thiện xảo về phương tiện.

19. Về tuệ ba loại, thứ tư: tuệ khởi sinh do quán sát ngũ uẩn nơi chính bản thân gọi là tuệ giản biệt nội thân, do quán sát ngũ uẩn người khác hoặc các sắc pháp ở ngoài không liên hệ đến các căn (tức thân thể) thì gọi là tuệ giản biệt ngoại sắc, do quán cả hai thì gọi là tuệ giản biệt nội thân và ngoại sắc.

20. Về tuệ bốn loại, đầu tiên là trí phátsinh liên hệ đến chân lý về khổ gọi là khổ trí, liên hệ nguồn gốc khổ là khổ tập trí, liên hệ đến diệt khổ là khổ diệt trí, liên hệ đến đạo lộ đưa đến diệt khổ là khổ diệt đạo trí.

21. Nhóm bốn loại thứ hai: bốn trí liên hệ đến nghĩa, vv. gọi là bốn biện tài (patisambhidà). Luận nói: " Trí về nghĩa, gọi là biện tài về nghĩa (attha-patisambhidà). Trí biết về pháp gọi là biện tài về pháp (dhamma-patisambhida) Trí biết về sự trình bày ngôn ngữ nói đến pháp và nghĩa, gọi là biện tài về từ (nirutti-patisambhidà). Trí biết về các loại trí gọi là biện tài về trí (patibhàna- patisambhidà - Vbh. 293)

22. "Nghĩa" nói gọn là danh từ chỉ kết quả của một nhân(hetu). Vì phù hợp với nhân, nó được đạt đến, được phục vụ (arìyati) nên gọi là nghĩa hay mục đích (attha). Nhưng đặc biệt năm thứ: một bất cứ gì do duyên sinh, hai Niết bàn, ba ý nghĩa những gì được nói, bốn nghiệp quả và năm, tâm duy tác - năm thứ ấy cần được hiểu là nghĩa. Khi một người quán sát nghĩa này, bất cứ hiểu biết nào của vị ấy thuộc về phạm trù liên hệ đến ý nghĩa, gọi là biện tài về nghĩa.

23. Pháp nói gọn, là danh từ chỉ điều kiện hay duyên (paccaya). Vì điều kiện thì cần đến (dahati) một cái khác làm cho nó phát sinh, khiến nó xảy ra, nên gọi là pháp, dhamma. Nhưng đặc biệt năm thứ, một bất cứ nhân nào phát sinh quả, hai thánh đạo, ba cái gì đươc nói lên, bốn cái gì thiện, năm, cái gì bất thiện, năm thứ này cần hiểu là pháp. Khi một người quán sát pháp ấy thì bất cứ hiểu biết nào của vị ấy về pháp gọi là biện tài về pháp.

24. Cùng ý nghĩa này được nêu trong Abhidhamma với sự phân tích như sau:

"Trí biết khổ là biện tài về nghĩa.Trí biết tập khởi của khổ là biện tài về pháp. Trí biết về khổ diệt là biện tài về nghĩa. Trí biết về đạo diệt khổ là biện tài về pháp...

"Trí biết nhân là biện tài về pháp. Trí biết quả của nhân là biện tài về nghĩa.

"Trí biết về bất cứ gì được sinh ra, trở thành, đưa đến sự sinh khởi, phát xuất, viên mãn,, làm cho hiển lộ cái gì thì gọi là biện tài về pháp.

"Trí biết già chết là biện tài về nghĩa. Trí biết về nguồn gốc già chết là biệntài về pháp. Trí biết về sự chấm dứt già chết là biện tài về nghĩa.

"Trí biết về con đường chấm dứt già chết là biện tài về pháp. Trí biết về sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... trí biết về hành là biện tài về nghĩa.Trí biết về nguồn gốc của hành là biện tài về pháp. Trí biết về sự chấm dứt các hành là biện tài về nghĩa. Tr íbiết về con đường đưa đến ái... thọ... xúc... 6 xứ... danh sắc... thức... trí biết vế hành là biện tài về nghĩa. Trí biết về nguồn gốc của hành là biện tài về pháp. Trí biết về sự diệt các hành là biện tài về nghĩa. Trí biết về con đường đưa đến hành diệt là biện tài về pháp...

"Ở đây, một tỷ kheo biết pháp - kinh trường hàng, kệ tụng, luận thuyết, kệ tán, pháp cú, bổn sanh, vị tằng hữu, vấn đáp, gọi là biện tài về pháp. Biết ý nghĩa của những gì được nói, gọi là biện tài về nghĩa...

"Những pháp nào là thiện? Vào khi thiện tâm dục giới đã sinh khởi, câu hữu với hỉ, liên hệ đến trí, có một sắc pháp hay tâm pháp làm đối tượng, hay liên hệ đến vấn đề gì, vào lúc đó có xúc... (xem Dhs. 1)... có sự không giao động,, thì những pháp ấy là thiện. Trí biết về những pháp ấy là biện tài về pháp. Trí biết về kết quả của chúng là biệntài về nghĩa." (Vbh. 293-5)

25. Trí về sự truyền đạt ngôn ngữ đề cập đến nghĩa và pháp (đ. 21): Có ngôn ngữ "tự tánh", nghĩa là cách xử dụng nó không có ngoại lệ, chỉ đề cập đến nghĩa ấy, pháp ấy. Bất cứ trí gì thuộc phạm trù liên hệ đến sự nói lên ngôn ngữ ấy, thốt ra, phát ngôn nó, liên hệ đến ngữ ngôn căn để của mọi loài, ngôn ngữ Magadha tự tính, nói cách khác, ngôn ngữ của pháp, bất cứ trí gì biết được, - vừa khi nghe ngôn ngữ ấy được nói lên - rằng đây là ngôn ngữ có tự tính, đây không phải ngôn ngữ có tự tính - trí như vậy gọi là biện tài về ngôn ngữ. Một người đã đạt biện tài về ngôn ngữ (từ vô ngại biện) thì khi nghe những chữ phasso, vedanà sẽ biết ngay rằng đó là ngôn ngữ có tự tính (đúng), và khi nghe phassà, vedano, biết đó không phải ngôn ngữ có tự tính (sai).

26. Trí biết về các loại trí (đ. 21): Khi một người xét lại và lấy bất cứ loại nào trong các loại trí trên, làm đối tượng cho sự hiểu biết của mình, thì bất cứ sự hiểu biết nào của vị ấy có đối tượng là trí thì gọi là biện tài về trí.

27. Và bốn loại biện tài trên đây có thể xếp vào hai bình dịện: hữu họcvô học. Bốn biện tài của chư đại đệ tử và của những đệ tử xuất sắc thuộc bình diện vô học. Biện tài của tôn giả Ananda, gia chủ Citta, cư sĩ Dhammika, gia chủ Upali, tín nữ Khujjuttara... thuộc bình diện hữu học.

28. Mặc dù thuộc hai bình diện chúng vẫn có thể phân biệt theo năm khía cạnh là thành tựu, nắm vững kinh điển, nghe, hỏi, và tiền nỗ lực. Ở đây, thành tựu nghĩa là đắc quả A-la-hán. nắm vững kinh điển là thiện xảo về lời dạy của đức Phật. Nghe là học pháp một cách chăm chú. Hỏi là thảo luận về những đoạn khúc mắc và những giải thích trong kinh luận. Tiền nỗ lực là chuyên tu quán trong giáo lý của chư phật trước kia, cho đến gần giai đoạn thuận thứ và chuyển tánh nơi một người đã thực hành khất thực và trở về với một đề mục thiền.

29. Những người khác lại nói:

Tiền nỗ lực, trí lớn
Biết ngôn ngữ, kinh điển,
Học hỏi và thành tựu
Phục vụ một bậc thầy
Thành công về bạn hữu
Đấy là những điều kiện
Phát sinh những biện tài.
30. Ở đây, tiền nỗ lực là như đã nói. Trí lớn là thiện xảo về một môn học hay lãnh vực công nghệ nào đó. Ngôn ngữ là 101 loại thổ ngữ, nhất là tiếng nói xứ Magadha. Kinh điển là lời dạy của Phật, dù chỉ là lời dạy trong kinh Pháp cú, chương Thí dụ (Phẩm Song đối). Hỏi có nghĩa là hỏi về sự định nghĩa dù chỉ một bài kệ. Thành tựu là quả dự lưu cho đến A-la-hán. Phục vụ một bậc thầy là cư trú với những bậc thầy thông minh uyên bác. Thành công về bạn hữu là có những người bạn thông minh uyên bác.

31. Chư Phật và những vị độc giác đạt đến biện tài nhờ tiền nỗ lực và nhờ thành tựu. Chư đệ tử thanh văn đạt đến biện tài nhờ tất cả những phương tiện trên. Và không có một cách đặc biệt nào để tu tập một đề mục thiền để đạt đến biện tài. Nhưng với những bậc hữu học, sự đạt đến biện tài phát sinh kế tiếp quả giải thoát của hữu học, và với bậc vô học, nó phát sinh tiếp theo quả giải thoát vô học. Vì những biện tài chỉ đi đến thành công nơi các bậc thánh nhờ thánh quả, cũng như mười lực đối với chư Phật.

Đấy là những biện tài được ám chỉ khi đoạn 8 trên đây nói: " Nó thuộc bốn loại ... là bốn biện tài."

32. Tuệ được tu tập như thế nào? Những pháp được phân loại thành uẩn, xứ, giới, căn, đế, duyên khởi vv. là đất của tuệ này, và hai thanh tịnh đầu tiên tức Giới thanh tịnh và tâm thanh tịnh, là những gốc rễ của tuệ, trong khi năm thanh tịnh kia, tức kiến tịnh, đoạn nghi tịnh, đạo phi đạo tri kiến tịnh, đạo tri kiến tịnh, và tri kiến tịnh, là thân cây. Do vậy, một người muốn kiện toàn những điều này trước hết cần phải tăng cường trí mình bằng cách học hỏi về những điều làm đất cho tuệ sau khi đã viên mãn hai thanh tịnh kia là thân của tuệ. Đấy là tóm tắt. Chi tiết như sau.

B. Mô Tả Về Năm Uẩn

Sắc Uẩn

33. Khi nói rằng "những pháp được xếp loại là uẩn, xứ, giới, căn, đế, duyên khởi vv. là đất" cho tuệ, thì uẩn chính là năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

34. Bất cứ pháp nào có đặc tính bị quấy nhiễu (ruppana) bởi lạnh nóng, vv. đều được bao gồm trong sắc uẩn. Sắc thuộc một loại duy nhất nếu kể về đặc tính " bị quấy nhiễu". Nó thuộc hai loại khi phân thành đại chủng (bhùta) và sở tạo sắc do chấp thủ (upàdàya).

35. Ở đây, đại chủng sắc gồm bốn loại là địa giới thủy giới hỏa giới và phong giới. Đặc tính nhiệm vụ biểu hiện của chúng đã dược đề cập trong phần Định nghĩa Bốn đại ở chương XI, đoạn 87 và 93. Nhưng về nhân gần, thì mỗi đại đều có ba đại kia làm nhân gần.

36. Sở tạo sắc có 24 loại là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, thanh, hương, vị, nữ căn, nam căn, mạng căn, tâm cơ, thân biểu, ngữ biểu, không giới, khinh khoái, nhu nhuyến, kham nhậm, sanh, trú, lão, vô thường, và đoàn thực.

37. Đặc tính của mắt là sự nhạy cảm của tứ đại trước sự va chạm với sắc pháp, hoăc tính nhạy cảm của tứ đại phát sinh bởi nghiệp bắt nguồn từ dục vọng muốn thấy. Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng trong số những sắc pháp. Nó được biểu hiện là đất đứng cho nhãn thức. Nhân gần của nó là tứ đại sinh từ nghiệp bắt nguồn từ dục vọng muốn nhìn.

38. Đặc tính lỗ tai là sự nhạy cảm của tứ đại trước sự tiếp xúc với âm thanh, hoặc nhạy cảm của tứ đại sinh từ nghiệp có nguồn gốc ở dục vọng muốn nghe.Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng giữa những âm thanh. Nó được biểu hiện là chỗ đứng cho nhĩ thức.Nhân gần của nó là tứ đại sinh từ nghiệp, nghiệp ấy bắt nguồn từ dục vọng nghe.

39. Đặc tính của mũi là nhạy cảm của tứ đại đối với sự xúc chạm của mũi, hoăc nhạy cảm của tứ đại phát sinh từ nghiệp muốn ngửi.Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng giữa các mùi. Nó được biểu hiện bằng căn cứ của tỉ thức. Nhân gần của nó nó là tứ đại sinh từ nghiệp muốn ngửi.

40. Đặc tính của lưỡi là nhạy cảm của tứ đại trước xúc cham với vị. Hoặc đặc tính của lưỡi là nhạy cảm của bốn đại phát sinh từ nghiệp muốn nếm. Nhiệm vụ nó là chọn lấy một đối tượng giữa các vị. Nó được biểu hiện là căn cứ cho thiệt thức. Nhân gần của nó là tứ đại phát sinh từ nghiệp muốn nếm.

41. Đặc tính của thân là tính nhạy cảm của tứ đại trước xúc chạm với những vật sờ được. Hoặc dặc tính nó là tính nhạy cảm của tứ đại phát sinh từ nghiệp muốn sờ.

42. Tuy nhiên, một số người nói rằng con mắt là cảm tính của tứ đại có hỏa thịnh, lỗ mũi là cảm tính của tứ đại có địa thịnh, lỗ tai là cảm tính tứ đại có phong thịnh, lưỡi là cảm tính tứ đại có thủy thịnh, và thân là cảm tính của tất cả bốn đại quân bình .

[Chú thích: "một số người"chỉ bộ phái Mahàsanghika, vì Vasudhamma thuộc bộ phái này bảo:"Trong con mắt, lửa thạnh, trong lỗ tai phong thạnh, trong lỗ mũi địa thạnh, trên lưỡi thủy thạnh, trong thân thì bốn đại đồng đều."-- Pm. 444]
Một số khác nói rằng con mắt là tính nhạy cảm của những người có hỏa tăng thạnh, còn tai mũi lưỡi thân là tính nhạy cảm của những người có không, phong, thủy, địa tăng thạnh. Những người chủ trương điều này đáng được yêu cầu trích dẫn kinh. Chắc chắn họ không tìm thấy một kinh nào nói thế.

43. Nhưng một số đưa ra lý lẽ rằng, chính vì những cảm tính này tuần tự được trợ lực bởi sắc pháp vv. kể như những tính chất của lửa vv.

[Chú thích: được trợ lực bởi những sắc pháp như tính soi sáng của hơi nóng, bởi âm thanh kể như tính của phong, bởi mùi kể như tính của địa, bởi vị kể như tính của thủy gọi là nước miếng, đó là theo lý thuyết đầu.Nó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thuyết thứ hai, vì những cảm tính này cần được giúp đỡ bởi những đặc tính của tứ đại, nghĩa là chúng cần có sự giúp đỡ mới thấy được sắc, vv. Thuyết này cho rằng đặc tính chính là khả năng của mắt để thắp sáng sắc pháp, vv. chỉ khi liên hệ những lý do phụ thuộc như ánh sáng, vv và khoảng trống cần thiết cho nhĩ thức. Khoảng không được kể như hỏa vì nó là sự vắng mặt của bốn đại. Hoặc khi những người khác ấn định rằng khoảng trống là một tính chất của bốn đại, như sắc, thì khi ấy những tính của bốn đại có thể phân tích theo thứ tự sau:được trợ giúp bởi sắc pháp và ánh sáng kể như tính của hỏa, bởi thanh kể như tính của khoảng trống gọi là hư không, bởi mùi kể như tính của phong, bơỉ vị kể như tính của thủy, bởi xúc kể như tính của đất.-- Pm. 445]
Nên hỏi lại họ: "Ai bảo sắc pháp là đặc tính của hỏa đại, vv.? Vì không thể nói về bốn đại, vốn luôn luôn bất khả phân, rằng đây là đặc tính của đại này, đó là đặc tính của đại kia... "

44. Khi ấy họ có thể bảo: "Đúng như ông nói, do sự tăng thịnh của một đại chủng trong các s?c pháp này khác, mà những nhiệm vụ nâng đỡ, vv.của địa, vv. được nói đến, cũng vậy, do tính chất "dễ thấy" vv. trong tình trạng tăng thịnh ở nơi vật có hỏa thịnh, mà người ta có thể cho rằng sắc pháp, vv. là đặc tính của đại này". Hãy nói lại với họ: "Chúng ta có thể cho như vậy, nếu có nhiều mùi trong bông vải (cái có địa thịnh) hơn trong rượu men, cái có thủy thịnh, và nếu màu của nước lạnh là yếu hơn màu của nước nóng, cái có hỏa thịnh."

45. Nhưng vì không có chuyện như thế trong cả hai thí dụ trên, vậy ông hãy bỏ chuyện đoán mò cho rằng sự khác nhau là do tứ đại làm nền tảng nâng đỡ. Cũng như những bản chất của sắc pháp vv. là khác nhau mặc dù không có khác nhau giữa các đại chủng tạo nên một nhóm, cũng thế tính nhạy ở mắt, vv. không giống nhau mặc dù không có nguyên nhân nào về sự khác nhau của chúng. Đây là cách nên hiểu.

Nhưng nếu vậy thì cái không chung trong tất cả các cảm tính của năm căn là gì? Chính nghiệp là lý do làm nên sự sai khác ấy, chứ không phải bốn đại, vì nếu có sự khác nhau của tứ đại, cảm tính sẽ không sinh, như được nói: "Cảm tính là của những người quân bình, không phải thuộc những ngưòi không quân bình."

46. Trong những cảm tính có sự khác biệt do nghiệp khác biệt ấy, thì con mắt và lỗ tai nhận biết những đối tượng không ở gần sát chúng, vì thức vẫn sanh khởi dù tứ đại làm nền tảng cho trần không liên kết với tứ đại làm nền cho căn. Mũi lưỡi và thân thì nhận biết những đối tượng sát kề chúng, vì thức chỉ sanh khởi nếu bốn đại của trần liên kết với bốn đại của căn.

47. Có cái thế gian gọi là con mắt. Nó giống như một cánh hoa sen xanh được bao quanh bằng những lông mi đen, có hai vòng tròn tối, sáng. Con mắt đích thực, nhãn tinh, được tìm thấy ngay giữa vòng tròn đen được bao quanh bởi vòng tròn trắng, trong nhãn tinh (đồng tử hay con ngươi) xuất hiện hình ảnh những người đứng trước nó. Nó thấm khắp bảy lớp của mắt giống như dầu rưới trên bảy lớp vải. Nó được trợ giúp bởi bốn đại chủng có nhiệm vụ nâng đỡ, tắm rửa, băng bó và quạt. Nó được củng cố bởi thời tiết, tâm, đoàn thực. Nó được duy trì bởi mạng căn, được cung cấp màu, mùi, vị, vv. (xem Ch. XVIII, đoạn 5), nó chỉ bằng cái đầu con rận, mà vừa là căn cứ vật lý vừa cửa ngỏ cho nhãn thức và những tâm còn lại của lộ trình tâm.

48. Điều này được nói bởi vị tướng quân chánh pháp: "Nhãn tinh nhờ đó người ta trông thấy sắc thì rất nhỏ và vi tế, không lớn hơn đầu con rận."

49. Nhĩ tinh (cảm tính của tai) được tìm thấy bên trong cái dạng của tai với những phụ tùng của nó, ở nơi có hình dạng cái bịt đầu ngón tay, được vây quanh bởi những lông mịn màu nâu.Nó được trợ giúp bởi tứ đại như đã nói, được củng cố bởi thời tiết, tâm và đoàn thực, được duy trì bởi mạng căn, được trang bị với màu, vv. và nó vừa làm căn cứ vật lý vừa làm căn môn cho nhĩ thức và những tâm còn lại trong lộ trình tâm.

50. Tỉ tinh được tìm thấy bên trong cái dạng của lỗ mũi với những phụ tùng của nó, tại chỗ có hình dạng một cái móng dê. Nó được trợ giúp, củng cố, duy trì theo cách đã nói, và nó vừa làm căn cứ vật lý vừa là cửa ngỏ cho tỉ thức, vv.

51. Thiệt tinh được tìm thấy ở giữa cái lưỡi với những phụ tùng của nó, tại chỗ có hình dạng cái đầu của một cánh sen. Nó được trợ giúp, củng cố duy trì theo cách đã nói, và vừa làm căn cứ vật lý vừa là cửa ngõ cho thiệt thức và những tâm còn lại trong tâm lộ trình.

52. Thân tinh được tìm thấy khắp nơi như nước thấm bông vải, trong thânxác vật lý này, chỗ mà sắc bị chấp thủ. Nó được trợ giúp củng cố duy trì theo cách đã nói, vừa làm căncứ vật lý vừa là cửa ngõ cho thân thức và các tâm còn lại trong lộ trình tâm.

53. Như những con rắn, cá sấu, chim, chó, chồn hoang tiến về hướng những nơi chúng thường lui tới, là tổ kiến (rắn bò tới), nước (cá sấu), không gian (chim), làng mạc (chó), nghĩa địa (chồn hoang), cũng thế, mắt tai... hướng đến những hành xứ riêng của chúng là sắc thanh...

54. Sắc có đặc tính là đập vào mắt. Nhiệm vụ nó là làm đối tượng cho nhãn thức. Biểu hiện (tướng) của nó là hành xứ cho nhãn thức.Nhân gần của nó là bốn đại chủng.Và tất cả các sở tạo sắc kế tiếp (thanh, hương, vị... ) đều giống như ở đây, trừ chỗ khác biệt sẽ được nói. Sắc pháp có nhiều màu như xanh vàng..

55. Thanh có đặc tính là đập vào tai. Nhiệm vụ nó là làm đối tượng cho nhĩ thức. Nó được biểu hiện là sở hành của nhĩ thức.Thanh có nhiều loại như tiếng trống lớn, trống nhỏ...

56. Mùi có đặc tính là đập vào mũi, nhiệm vụ nó là làm đối tượng cho tỉ thức. Nó được biểu hiện là sở hành của tỉ thức. Mùi thuộc nhiều loại, như mùi rễ cây, mùi gỗ cây...

57. Vị có đặc tính là đập vào lưỡi. Nó có nhiệm vụ làm đối tượng cho thiệt thức, có biểu hiện là sở hành của thiệt thức. Nó có nhiều loại, như vị của rễcây, của thâncây.

58. Nữ căn có đặc tính là nữ tánh, có nhiệm vụ chỉ ra "đây là phụ nữ". Nó được biểu hiện là căn do cho đặc điểm, tướng trạng, công việc và cách xử sự của phái nữ. nữ. Nam căn có đặc tính là nam tánh.Nhiệm vụ nó là chỉ ra "đây là một nam nhân". Nó được biểu hiện làm lý do cho đặc điểm, tướng, công việc, và cách xử sự của phái nam. Cả hai căn sau cùng đều đồng hiện hữu với toàn diện thân thể, cũng như thân tính. Nhưng không phải vì vậy mà có thể nói "chúng ở khoảng không gian mà thân tính ở" hoặc "chúng ở khoảng không gian mà thân tính không ở". Như bản chất của sắc, vv. những thứ này không lẫn lộn với nhau.

59. Mạng căn có đặc tính là duy trì các loại sắc cu sanh. Nhiệm vụ nó là làm cho các sắc ấy sinh ra. Nó được biểu hiện là tướng trú của sắc. Nó có nhân gần là các đại chủng phải duy trì. Và mặc dù nó có khả năng duy trì, song nó chỉ duy trì các sắc cusanh vào lúc trú, như nước duy trì hoa sen . Mặc dù các pháp sinh khởi tùy theo các duyên (điều kiện), mạng căn duy trì chúng, như bà vú bảo dưỡng một em bé. Chính mạng căn thì chỉ sinh khởi theo các pháp sinh khởi, như một thủy thủ; nó không gây ra sự sanh sau khi diệt, vì khi ấy chính nó cũng vắng mặt, mà những gì cần làm cho sanh cũng vắng mặt. Nó không kéo dài sự trú vào lúc diệt, bởi vì chínhnó đang diệt, như ngọn đèn của một cây đèn khi bấc và dầu đã hết. Nhưng không nên xem nó không có năng lực duy trì, làm sinh ra, làm an trú, bởi vì quả thực nó có những năng lực này vào lúc đã nói.

60. Tâm cơ có đặc tính làm điểm tựa vật chất cho ýgiới và ý thức giới. Nhiệmvụ nó là làm phương tiện cho chúng. Nó được biểu hiên là sự mang chở chúng. Nóđược tìm thấy phụ thuộc vào máu, môtả trong phần thân hành niệm (Ch. VIII) bên trong trái tim. Nó được trợ giúp bởi bốn đại với nhiệm vụ nâng đỡ, vv. Nó được củng cố bởi thời tiết, tâm và đoàn thực, được duy trì bởi mạngcăn, và nó làm cơ sở vật lý cho ý giới và ý thức giới và cho các pháp liên hệ.

61. Thân biểu là hình thái thích ứng và sự thay đổi hình dạng trong phong giới do tâm sanh, chính nó làm nhân cho sự di chuyển tới lui, vv. hình thái và sự biến đổi này là điều kiện cho sự cứng đờ, sự nâng đỡ và sự chuyển động của sắc thân cu sanh. Nhiệm vụ nó là bày tỏ ý định. Nó được biểu hiện là nhân của sự kích động thânthể. Nhân gần nó là phong giới do tâm sanh. Nhưng nó được gọi là thân biểu (kàyavinnatti) vì nó là nhân của sự biểu trưng ý định ngang qua sự chuyển động của thân thể. Sự di chuyển tới lui, vv. cần được hiểu là phát sinh do chuyển động của các loại sắc do thời sanh, vv. liên kết với những loại sắc do tâm sanh, được điều động bởi thân biểu ấy.

62. Ngữ biểu là hình thái thích ứng và biến đổi hình dạng trong địa giới do tâm sinh làm nhân cho sự phát ngôn. Sự thích ứng và biến đổi này là một điều kiện cho sự gõ lại với nhau cái sắc bị chấp thủ. Nhiệm vụ nó là bày tỏ ý định. Nó được biểu hiện là nhân cho tiếng nói. Nhân gần của nó là địa giới do tâm sanh.Nhưng nó được gọi là ngữ biểu vì nó là nhân của sự biểu trưng ý định ngang qua lời nói, nói cách khác là ngang qua âm thanh của lời. Như khi thấy một cái sọ bò treo trên cây rừng, dấu hiệu ấy ám chỉ "ở đây có nước", cũng vậy, khi thấy thân tướng lay động, hoặc nghe âm thanh của lời, ta biết chúng ám chỉ một sự việc.

63. Không giới có đặc tính là định giới hạn cho sắc. Nhiệm vụ nó là bày ra những ranh giới của sắc. Nó được biểu hiện là những giới hạn của sắc, hoặc biểu hiện bằng tính không thể sờ chạm, bằng tình trạng những khe hở và những chỗ mở ra.Nhân gần của nó là sắc được phân giới hạn.Và nhờ nó mà người ta có thể nói về các sắc pháp là "cái này ở trên, dưới, hay xung quanh cái kia".

64. Khinh khoái của sắc có đặc tính là không chậm chạp. Nhiệm vụ nó là xua tan tính cách nặng nề của sắc. Nó được biểu hiện là tính dễ biến đổi, nhẹ nhàng. Nó có nhân gần là vật chất nhẹ (sắc khinh khoái).

Nhu nhuyến của sắc có đặc tính là không cứng đờ. Nhiệm vụ nó là xua tan tính cứng đờ của sắc. Nó được biểu hiện bằng sự không chống đối bất cứ loại hoạt động nào. Nhân gần của nó là sắc nhu nhuyến.

Kham nhậm của sắc có đặc tính là dễ sử dụng thuận tiện cho hành động của thân. Nó có nhiệm vụ là xua đuổi tính khó sử dụng. Nó được biểu hiện là tính không yếu ớt. Nhân gần nó là sắc dễ sử dụng.

65. Ba đặc tính sau cùng này, tuy vậy, không tách rời nhau. Nhưng sự khác biệt giữa chúng có thể được hiểu như sau. Khinh khoái là sự thay đổi của sắc như tình trạng nhẹ nhàng trong thân thể người khỏe mạnh, tìnhtrạng không chậm chạp, tình trạng dễ biến đổi nơi sự vật, nhờ có những điều kiện ngăn sự rối loạn tứ đại đưa đến tính uể oải chậm chạp c?a sắc. Nhu nhuyến của sắc là sự thay đổi của sắc như bất cứ tình trạng mềm mại nào trong sắc pháp, như trong một tấm da thuộc khéo đập, bất cứ tính dễ uốn nào, dễ sử dụng vào mọi công việc.

Tính ấy phát sinh do những tình trạng ngăn chận sự xáo trộn tứ đại có thể gây ra tính cứng đờ của sắc. Kham nhậm của sắc là sự thay đổi của sắc như bất cứ tình trạng dễ sử dụng nào của sắc pháp, như vàng khéo luyện. Đó là sự thuận tiện cho công việc của thân xác, nhờ có điều kiện ngăn chận xáo trộn tứ đại gây bất tiện cho công việc.

66. Sanh của sắc có đặc tính là dựng nên. Nhiệm vụ nó là làm cho các sắc pháp nổi lên đầu tiên. Nó được biểu hiện là sự tung ra, khởi đầu, hoặc tình trạng đã hoàn thành. Nhân gần nó là sắc sanh.

Tương tục của sắc có dặc tính là sinh khởi. Nhiệm vụ nó là neo lại. Nó được bieuå hiện bằng sự không gián đoạn. Nhân gần nó là vật chất cần được neo lại. Cả hai từ ngữ này đều chỉ sắc vào lúc sanh ra, nhưng do sự khác nhau về hình thái, và do giáo hóa những hạng người khác nhau, mà giáo lý trong Uddesa và trong Dhammasangani nói "sanh và tương tục". Nhưng vì ở đây không có gì khác nhau về ý nghĩa, nên trong phần mô tả (niddesa) về những tiếng này, nói "Sự lập thành các căn là sự sanh của sắc, và sự sanh ra của sắc là sự tương tục của nó".

67. Và trong luận, sau khi nói "Chính nguồn gốc gọi là lập thành, và tăng trưởng gọi là sanh, phát sinh gọi là tương tục", có cho một ví dụ: "Lập thành là như thơì gian nước vào một lỗ đào bên bờ sông, tăng trưởng là như thời gian nước đầy lỗ, tương tục là thời gian nước tràn ra", và cuối ví dụ nói: "Vậy muốn nói cái gì? Lập thành là căn, căn dụ cho sự lập thành". Chính sự sanh ra đầu tiên của sắc pháp gọi là thành lập, sự sinh ra những thứ khác thêm vào sắc này gọi là tăng trưởng, sự sinh thêm các pháp sau nữa là tương tục, vì nó xuất hiện trong khía cạnh neo lại. Đấy là điều cần hiểu.

68. Già có đặc tính là làm chín mùi sắc pháp. Nhiệm vụ nó là tiếp tục dẫn đến sự chấm dứt. Nó được biểu hiện là sự mất tính cách mới mẻ mà không mất tự tính, như cái già của lúa. Nhân gần nó là sắc đang chín mùi. Đây là nói đến loại già rõ rệt do thấy thay đổi về răng, vv. như gãy, rụng. Nhưng cái già của vô sắc pháp thì không có những đổi thay rõ rệt như vậy, gọi là già ngấm ngầm. Và sự già ở trong đất, đá, trăng, trời... gọi là già không ngừng.

69. Vô thường của sắc có đặc tính là tan rã hoàn toàn. Nhiệm vụ nó là làm cho sắc pháp chìm xuống. Nó được biểu hiện bằng sự hoại diệt rụng rơi, nhân gần nó là sắc hoàn toàn tan rã.

70. Đoàn thực có đặc tính làm dưỡng chất. Nhiệm vụ nó là nuôi dưỡng những loại sắc. Nó được biểu hiện bằng sự làm cho rắn chắc. Nhân gần nó là một thân căn cần được nuôi dưỡng bằng đoàn thực. Đấy là một danh từ chỉ dưỡng chất nhờ đó hữu tình sống được.

71. Trên đây là những sắc pháp đã được truyền tụng qua kinh điển. Nhưng trong Luận, có những pháp khác đã được thêm vào như sau: sắc kể như năng lực, sắc kể như sự sinh sản, sắc kể như sự sanh ra, và sắc kể như bệnh, và một số người kể thêm, sắc kể như sự hôn trầm. Trước tiên, "sắc kể như hôn trầm" bị bác bỏ vì câu: "Chắc chắn khi ông là bậc thánh đã giác ngộ, thì không có triền cái nào nơi ông." Những cái còn lại, thì "sắc kể như bệnh" được bao gồm trong lãovô thường, "sắc kể như sự sanh ra" gồm trong tăng trưởng và tương tục, "sắc kể như sinh sản" gồm trong thủy giới, và "sắc kể như năng lực" gồm trong phong giới. Vậy xét từng pháp riêng rẻ thì không một pháp nào trong đây thực hữu. Đây là điểm đã được đồng ý. Vậy sở tạo sắc gồm trong 24 món trên, và đại chủng sắc gồm bốn, tất cả cọng thành 28 thứ không hơn không kém.

72. Và tất cả sắc pháp gồm 28 loại trên đều thuộc một loại là vô nhân, phi nhân, tách rời nhân, hữu duyên, thuộc thế gian, hữu lậu, vv. Nó thuộc hai loại, là nội sắc và ngoại sắc, thô tế, xa gần, sở tạo phi sở tạo, tịnh sắc phi tịnh sắc, căn sắc phi căn sắc, hữu chấp thủ phi hữu chấp thủ vv...

73. Năm thứ mắt tai mũi lưỡi thân gọi là nội sắc vì chúng sinh ra như một phần của toàn thể con người, những gì còn lại là ngoại sắc vì ở ngoài con người. Chín thứ gồm năm thứ trên, cộng thêm sắc thanh hương vị, và địa hỏa phong ba giới, làm thành 12 thứ được xem là sắc thô vì có sự tiếp xúc, còn lại là tế vì ngược lại. Cái gì tế gọi là viễn sắc vì khó vào sâu, thô là cận sắc vì dễ vào. Mười tám thứ gồm bốn đại, đoàn thực và 13 thứ khởi từ mắt, gọi là tịnh sắc vì chúng là điều kiện để nhận biết các pháp sắc, vv., vì chúng sáng như mặt gương. Còn lại là phi tịnh sắc vì ngược với tịnh sắc. Tịnh sắc, nam, nữ căn và mạng căn gọi là căn sắc vì tính nổi bật, còn lại là phi căn sắc vì ngược lại với căn sắc. Những thứ đề cập sau đây, kể như nghiệp sanh, gọi là hữu chấp thủ, còn lại là phi hữu chấp thủ.

74. Lại nữa, tất cả sắc đều thuộc ba loại theo bộ ba hữu kiến, vv. bộ ba nghiệp sanh, vv. Ở đây, về sắc thô, thì một vật có thể thấy được gọi là sắc hữu kiến, hữu đối, còn lại là vô kiến, hữu đối. Tất cả tế sắc là vô kiến vô đối.

75. Theo bộ ba nghiệp sanh vv. thì sắc do nghiệp sinh gọi là nghiệp sanh, do duyên nào khác gọi là phi nghiệp sanh, không do cái gì sanh cả gọi là phi nghiệp sanh, phi phi nghiệp sanh. Sắc do tâm sinh gọi là tâm sanh, do duyên ngoài tâm gọi là phi tâm sanh, không do cái gì trong tâm ngoài tâm gọi là phi tâm sanh phi phi tâm sanh.

Sắc do đồ ăn sanh gọi là thực sanh, ngoài đồ ăn là phi thực sanh, không thuộc hai loại này gọi là phi thực, phi phi thực sanh.

Sắc do thời tiết sanh gọi là thời sanh, ngoài thời tiết là phi thời sanh, loại thứ ba là phi thời sanh, phi phi thời sanh

76. Lại nữa sắc thuộc bốn loại là kiến văn giác tri; là sắc sắc, hạn giới sắc, biến hóa sắc, tướng sắc; là căn sắc, môn sắc, căn môn sắc, phi căn phi môn sắc. Sắc xứ là được thấy vì là đối tượng của sự thấy (kiến). Thanh xứ là được nghe vì là đối tượng của nghe (văn); hương vị xúc xứ là được biết (giác) vì là đối tượng cảm giác. Còn lại là được nhận thức (tri) vì là đối tượng của tâm mà thôi.

77. Sở tạo sắc gọi là sắc sắc, không giới là hạn giới sắc. Sắc kể từ thân biểu cho đến kham nhậm gọi là biến hóa sắc, sanh già chết là tự tánh sắc.

78. Cái được gọi là sắc của nhục đoàn tâm là căn sắc, phi môn sắc, hai biểu sắc là môn, phi căn. Tịnh sắc vừa là căn vừa là môn. Còn lại là phi căn phi môn.

79. Sắc thuộc năm loại là sanh từ 1 pháp, từ 2, 3, 4 pháp, và không sanh từ pháp nào. Từ 1 pháp là chỉ do nghiệp sanh hoặc chỉ do tâm sanh. Như sắc của các căn, cùng tâm cơ, là chỉ do nghiệp sanh. Hai biểu sắc là chỉ do tâm sanh. Còn cái gì khi do thời tiết sanh, khi do tâm sanh, gọi là sanh từ hai pháp. Đây chỉ cho thanh xứ. Sắc sanh từ thời tiết, tâm và thực tố, gọi là sanh từ ba pháp: gồm ba thứ kể từ khinh khoái. Sắc sanh từ bốn pháp (nghiệp, tâm, thời, thực) gọi là sanh từ bốn pháp, chỉ cho tất cả loại sắc còn lại ngoại trừ tướng sắc.

80. Nhưng tướng sắc thì gọi là không do gì sanh. Tại sao? Vì không có sự sinh khởi của sinh, còn già và chết chỉ là sự chín mùi và tan rã của cái đã sanh. Mặc dù có đoạn nói: "Sắc, thanh, hương, vị, xúc, không giới, thủy giới, khinh khoái, nhu nhuyến, kham nhậm, sanh, tương tục, thực sắc: những pháp này là do tâm sanh" điều muốn nói trong đoạn này (Dhs. 667) là cái sát-na trong đó những duyên sinh ra các loại sắc đang làm nhiệm vụ.

Trên đây là giải thích chi tiết về sắc uẩn.

Tâm Uẩn

81. Trong những uẩn còn lại, cái gì có đặc tính cảm thọ cần được hiểu là thọ uẩn. Cái gì có đặc tính nhận thức, cần được hiểu là tưởng uẩn, có đặc tính tạo tác là hành uẩn, có đặc tính phân biệt là thức uẩn. Vì những cái khác sẽ trở nên dễ hiểu khi đã hiểu thức uẩn, nên ở đây ta sẽ bàn thức uẩn trước hết.

82. "Bất cứ gì có đặc tính biết, nói chung đều gọi là thức uẩn", trên đây dã nói. Và cái gì có đặc tính nhận biết? Chính là tâm thức. Những danh từ thức, tâmý đều có cùng một nghĩa.

89 Loại Tâm

Tâm thức ấy mặc dù chỉ là một trong tự tánh với đặc tính là nhận biết, song có ba loại là thiện, bất thiện và bất định.

83. Thiện tâm gồm bốn loại theo cõi là dục, sắc, vô sắc và siêu thế.

Tám tâm thuộc dục giới được xếp loại theo hỉ, xả, trí, và nhắc bảo, nghĩa là:

(1) Khi câu hữu với hỉ, tâm ấy hoặc tương ưng với trí, cần nhắc bảo hoặc
(2) không cần nhắc bảo.
(3) câu hữu hỉ, không tương ưng trí, cần nhắc bảo
(4) câu hữu hỉ, không tương ưng trí, không cần nhắc bảo
(5) câu hữu xả, tương ưng trí, cần nhắc bảo
(6) câu hữu xả, tương ưng trí, không cần nhắc bảo
(7) câu hữu xả, không tương ưng trí, cần nhắc bảo
(8) câu hữu xả, không tương ưng trí, không cần nhắc bảo.
84.

(1) Khi một người sung sướng vì gặp được một tặng phẩm tuyệt hảo để làm quà, hay vì gặp được một người nhận, vv. hay một nguyên nhân nào tương tự làm phát sinh hỉ, và đặt chánh kiến lên hàng đầu, như nghĩ rằng "bố thí có công đức lớn", người ấy không do dự, không cần nhắc bảo khi làm những công đức bố thí, vv.thì tâm ấy là câu hữu với hỉ, tương ưng trí, không cần nhắc bảo.

(2) Khi một người sung sướng hài lòng như trên, và cũng đặt chánh kiến hàng đầu nhưng làm với sự do dự vì tâm không rộng rãi, hoặc cần được người khác nhắc bảo, thì tâm vị ấy thuộc loại thứ hai. "Nhắc bảo" là một nỗ lực của chính người ấy hay người khác.

85. (3) Khi những em bé có thói quen tự nhiên do bắt chước người lớn, khi gặp tỷ kheo thì cúng dường bất cứ gì đang cầm trong tay, hoặc đảnh lễ, thì đó là loại tâm thứ ba.

(4) Khi các em ấy chỉ xử sự như thế vì người lớn bảo "cúng đi, đảnh lễ đi", đó là loại tâm thứ tư.

(5) - (8) Khi không có hỉ trong bốn trường hợp trên, thì những tâm này gọilà câu hữu xả.

86. Tâm sắc giới có năm, xếp loại theo thiền chi. Đó là

(9) tương ưng với cả năm thiền chi (tâm sơ thiền)
(10) tương ưng tứ, hỉ, lạc, nhất tâm.
(11) tương ưng hỉ, lạc, nhất tâm
(12) tương ưng lạc, nhất tâm.
(13) tương ưng xả và nhất tâm, vì lạc đã lắng xuống.

87. Tâm vô sắc giới có bốn, tương ưng bốn vô sắc là

(14) tâm tương ưng với Không vô biên xứ

(15) - (17) tương ưng Thức vô biên, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

88. Tâm siêu thế có bốn, là:

(18-21) tương ưng với bốn đạo lộ.

Vậy thiện tâm có 21 loại.

89. Bất thiện tâm có một loại theo cõi, vì chỉ thuộc dục giới. Nó có ba loại nếu kể theo nhân, là tham, sân, si.

90. Tâm bất thiện do tham có 8 loại, theo hỉ, xả, tà kiến và nhắc bảo. Đó là:

(22) câu hữu vơí hỉ, tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(23) câu hữu vơí hỉ, tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.
(24) câu hữu vơí hỉ, không tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(25) câu hữu vơí hỉ, không tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.
(26) câu hữu với xả, tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(27) câu hữu với xả, tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo
(28) câu hữu với xả, không tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(29) câu hữu với xả, không tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.

91. Khi một người sung sướng hài lòng, đặt tà kiến lên hàng đầu, như bảo: "Dục lạc không nguy hiểm gì", và hưởng dục với tâm trạng hăng hái không cần nhắc bảo, hoặc tin vào những điềm triệu, vv. đấy là loại tâm thứ nhất (22). Khi làm thế với tâm yếu ớt cần được nhắc bảo, đó là loại tâm thứ hai(23). Nhưng khi một người hài lòng sung sướng, mà không đặt tà kiến lên hàng đầu, thọ hưởng nhục dục hay sự may mắn của người, trộm cắp của người với tâm hăng hái không cần nhắc bảo, thì đó là loại tâm thứ ba (24). Khi làm thế với tâm uể oải cần nhắc bảo, đó là loại tâm thứ tư (25). Khi tâm không có hỉ đi kèm trong cả bốn trường hợp nói trên, do không thấy gì tuyệt hảo trong dục lạc, hoặc thiếu cái nhân để gợi hoan hỉ, thì bốn loại tâm câu hữu xả sinh khởi.

Vậy bất thiện tâm có nhân là tham, gồm có tám loại như trên.

92. Tâm có nhân sân thuộc hai loại:

(30) câu hữu với ưu, tương ưng với hận, cần nhắc bảo
(31) câu hữu với ưu, tương ưng với hận, không cần nhắc bảo. Đó là loại tâm khởi lên khi giết chúng sinh, vv. với tâm nhanh nhẹn (không cần nhắc bảo) hoặc uể oải (cần nhắc bảo).

93. Tâm có nhân si thuộc hai loại:

(32) câu hữu với xả, tương ưng với nghi, và
(33) câu hữu với xả, tương ưng với trạo cử. Đó là loại tâm khởi lên vào những lúc không quyết định (nghi) hoặc lúc bị chia trí (tán loạn). Như vậy, bất thiện tâm gồm 12 loại như trên.

94. Tâm bất định có hai loại, là dị thục và duy tác. Dị thục có bốn loại phân theo cõi, là dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế.

Tâm thuộc dục giới có hai loại là thiện dị thục và bất thiện dị thục.

Thiện dị thục có hai loại là vô nhân và hữu nhân.

95. Thiện dị thục vô nhân là tâm không có vô tham, vv. làm nhân cho quả dị thục. Có tám loại, là

(34)-(38) nhãn thức, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức.
(39) ý giới với nhiệm vụ tiếp thọ.
(40)-(41) hai ý thức giới với nhiệm vụ suy đạt, vv.

96. Nhãn thức (34) có đặc tính được hỗ trợ bởi con mắt, và nhận biết sắc pháp. Nhiệm vụ nó là chỉ có sắc pháp làm đối tượng. Nó được biểu hiện là sự quan tâm đến sắc pháp. Nhân gần nó là sự ra đi của ý giới duy tác (70) lấy sắc pháp làm đối tượng. Tai, mũi, lưỡi, thân thức (35-38) có các đặc tính được trợ giúp b?i tai, mũi, lưỡi, thân, và nhận biết các đối tượng tiếng, mùi, vị, xúc. Chúng có nhiệm vụ đặc trách về tiếng, mùi, vị, xúc. Biểu hiện của chúng là sự quan tâm đến các đối tượng này, và nhân gần của chúng là sự ra đi của duy tác ý giới (70) có đối tượng là thanh, hương, vị, xúc.

97. Dị thục ý giới (39) có đặc tính là nhận biết sắc, vv. kế tiếp nhãn thức, vv. vụ nó là nhận biết sắc, vv.Nó được biểu hiện bằng tình trạng thu nhận sắc, vv. Nhân gần nó là sự ra đi của nhãn thức, vv. Nhiệm vụ nó là nhận biết sắc, vv. Nó được biểu hiện bằng tình trạng thu nhận sắc, vv. Nhân gần nó là sự ra đi của nhãn thức, vv.

Dị thục ý thức giới vô nhân (40-41), với nhiệm vụ suy đạt cũng thế, có đặc tính là tính nhận biết sáu loại đối tượng. Nhiệm vụ nó là suy đạt, nó được biểu hiện là trạng thái suy đạt tương đương với nhiệm vụ trên. Nhân gần nó là tâm cơ.

98. Nhưng nó được phân loại tùy theo tương ưng với hỉ hay với xả, và tùy theo nó được chia thành lộ trình tâm với hai vị trí hay với năm vị trí. Vì trong hai tâm dị thục vô nhân này thì một tâm (40) tương ưng với hỉ, hiện diện khi có những đối tượng hoàn toàn đáng ưa khởi lên, và có hai vị trí trong lộ trình tâm: khởi lên ở năm căn môn (ngũ môn hướng tâm) gọi là tâm suy đạt (santirana), khởi cuối tốc hành tâm gọi là đồng sở duyên (tad-àrammana). Tâm kia (41) tương ưng với xả vì nó hiện diện khi có những đối tượng khả ý và trung tính khởi lên, và có năm vị trí: ở tâm suy đạt, đồng sở duyên, kiết sanh, hữu phần và tử tâm.

99. Tám tâm dị thục vô nhân nói trên thuộc hai loại, tùy đối tượng bất biến hay hằng biến. Nó thuộc ba loại nếu xếp theo thân lạc, tâm hỉ, và xả. Năm tâm từ số (34) đến (38) mỗi thứ có một đối tượng bất biến. Những tâm khác, từ (39) đến (41), thì có một đối tượng hằng biến, vì ý giới (39) sinh khởi tương ưng với cả năm đối tượng (sắc, vv.) và hai ý thức giới (40), (41), có hai vị trí như đã nói trên, tương ưng với hỉ và xả.

Như vậy, tâm thiện dị thục vô nhân có tám loại.

100. Thiện dị thục hữu nhân:

(42) đến (49) là những tâm tương ưng vô tham vô sân vô si làm nhân cho quả dị thục. Nó thuộc tám loại vì xếp theo hỉ, xả, trí và nhắc bảo, y như thiện tâm dục giới (1) đến (8). Nhưng nó không khởi tương ưng sáu đối tượng (sáu đối tượng được xếp loại thành hữu hạn, vv. quá khứ, vv.nội, vv.-Pm.474) qua sự bố thí, vv. như thiện tâm, vì nó chỉ khởi lên tương ưng với sáu đối tượng được gồm trong những tâm hữu hạn, như kiết sanh, hữu phần, tử tâm và đồng sở duyên tâm. Nhưng những tâm cần nhắc bảo và không cần nhắc bảo ở đây là do nguồn gốc nó từ đâu đến.

[Chú thích: "nguồn gốc nó từ đâu đến" có nghĩa là nguồn gốc và điều kiện của nó. Theo quan điểm vài vị thầy, thì quả dị thục của thiện không cần nhắc bảo là không cần nhắc bảo, còn dị thục của cần nhắc bảo là có cần nhắc bảo. Như sự di động của cái bóng phản chiếu trong gương khi mặt di động, nên nói "do nguồn gốc từ đâu đến".Nhưng theo quan điểm vài vị khác, thì tâm không cần nhắc bảo khởi lên khi có nghiệp cường thịnh làm duyên, và tâm cần nhắc bảo là do nghiệp yếu kém, nên nói là "do điều kiện của nó". -- Pm. 474]
Và trong khi không có sự dị biệt nào trong những trạng thái tương ưng, "dị thục" cần hiểu là thụ động, như ảnh trong gương, còn "thiện" là chủ động, như cái mặt.

101. Bất thiện dị thục chỉ có vô nhân mà thôi, gồm bảy loại:

(50) nhãn thức
(51)-(54) nhĩ, tỉ, thiệt thân thức.
(55) ý giới với nhiệm vụ tiếp thọ
(56) ý thức giới với nhiệm vụ suy đạt, vv. và có năm vị trí. Về đặc tính, vv. tương tự thiện dị thục vô nhân, (34-41).

102. Nhưng thiện dị thục thì chỉ có những đối tượng khả ý hoặc khả ý trung tính mà thôi, trong khi bất thiện dị thục chỉ có những đối tượng bất khả ý hoặc bất khả ý trungtính mà thôi. Thiện dị thục thì có ba loại, được xếp theo xả, thân lạc và tâm hỉ, còn bất thiện dị thục thì có hai loại, xếp theo thân khổ và xả. Vì ở đây chỉ có thân thức là câu hữu với thân khổ, những thức khác câu hữu với xả. Và xả trong những thức này thấp kém, không sắc mạnh như khổ, trong khi ở thiện dị thục, xả cao độ hơn và không sắc mạnh như lạc.

Như vậy, với bảy loại bất thiện dị thục này và 16 thiện dị thục trước, tâm dị thục dục giới có 23 loại.

103. Tâm sắc giới thuộc năm loại;

(57)-(61) giống như tâm thiền (9-13), nhưng thiền phát khởi ở một lộ trình tâm với những tốc hành tâm kể như sự chứng thiền, trong khi tâm này khởi lên ở một hiện hữu trong sắc giới kể như kiết sanh, hữu phần và tử tâm.

104. Và cũng như tâm sắc giới giống như thiền tâm thuộc giới ấy, tâm vô sắc giới cũng có bốn:

(62)-(65) là tâm thuộc về không vô biên xứ, vv. như (14-17). Sự sanh khởi của nó cũng được xếp loại như đã nói về tâm sắc giới.

105. Tâm dị thục siêu thế có bốn:

(66-69), đó là quả của những tâm tương ưng bốn đạo lộ, (18-21). Nó sanh khởi theo hai cách, kể như quả trong tâm lộ trình thuộc đạo, và kể như sự chứng quả (sẽ đề cập ở Ch. 22). Như vậy, tâm dị thục trong cả bốn phạm vi gồm có 36 loại.

106. Duy tác tâm thuộc ba loại theo cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Dục giới gồm hai loại, vô nhân và hữu nhân. Vô nhân là tâm không có vô tham, vv. làm nhân cho quả dị thục. Có hai loại là ý giới và ý thức giới.

107.

(70) Ý giới có đặc tính làm tiền đạo cho nhãn thức, vv. và nhận biết các đối tượng sắc thanh vv. Nhiệm vụ nó là hướng tâm đến sắc pháp, vv. Nó được biểu hiện là sự chạm xúc với các đối tượng ấy. Nhân gần của nó là sự gián đoạn dòng hữu phần tương tục. Nó chỉ tương ưng với xả.

108. Nhưng ý thức giới thì có hai loại, chung và không chung (cộng, bất cộng):

(71) Chung là ý thức giới duy tác vô nhân câu hữu với xả. Nó có đặc tính nhận biết sáu loại đối tượng. Nhiệm vụ nó là xác định ở ngũ môn và hướng tâm ở ý môn. Nó được biểu hiện bằng trạng thái xác định và trạng thái hướng tâm ấy. Nhân gần nó là sự ra đi của ý thức giới dị thục vô nhân(40-41) trong trường hợp đầu, hoặc của một trong các loại hữu phần trong trường hợp sau. (72) Không chung là ý thức giới duy tác vô nhân câu hữu với hỉ. Nó có đặc tính nhận biết sáu loại đối tượng. Nhiệm vụ nó là làm phát sinh nụ cười nơi vị La hán về những chuyện không có gì cao siêu. Nó được biểu hiện bằng trạng thái tương ưng với nhiệm vụ ấy. Nhân gần nó là tâm cơ.

Vậy, tâm duy tác vô nhân thuộc dục giới có ba loại.

109. Tâm duy tác hữu nhân ở dục giới có tám loại:

(73)-(80): giống như thiện tâm dục giới (1-8) được xếp theo câu hữu với hỉ, vv. Nhưng trong khi thiện tâm chỉ khởi lên ở bậc phàm phu hữu học, thì tâm duy tác hữu nhân chỉ khởi lên nơi vi A-la-hán. Đó là sự khác biệt.

Như vậy tâm duy tác dục giới có 11 loại.

Tâm duy tác sắc giới có năm loại:

(81)-(85) và vô sắc giới có bốn:
(86)-(89), cả hai loại đều giống thiền tâm sắc giới và vô sắc, nhưng tâm duy tác thì chỉ khởi lên nơi vị A-la-hán.

Tóm lại, tâm duy tác ở cả ba cõi gồm 20 loại.

110. Như thế, 21 loại thiện tâm, 12 bất thiện, 36 dị thục và 20 duy tác cộng thành 89 loại tâm. Tất cả tâm này sanh khởi theo 14 kiểu là: kiết sanh, hữu phần, tác ý (hướng tâm), thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, tiếp thọ, suy đạt, xác định, tốc hành, đồng sở duyên, và tử tâm. 


Chương XIV (b)

 

Mười bốn hình thái khởi tâm

111. Khi chúng sinh được tái sinh ở loài người và chư thiên do ảnh hưởng của tám loại thiện tâm dục giới (1-8), vào lúc ấy tám loại tâm dục giới dị thục hữu nhân (42-49) phát sinh, đồng thời cũng phát sinh ý thức giới vô nhân tương ưng với xả (41), tâm này là quả thiện yếu ớt với hai nhân (nghĩa là chỉ có vô tham vô sân) nơi những người đang đi vào tình trạng những kẻ bán nam bán nữ trong loài người. Như vậy tất cả có chín loại tâm dị thục sanh, kể như kiết sanh và chúng khởi lên với bất cứ gì làm đối tượng trong ba thứ nghiệp, nghiệp tướng hay thú tướng xuất hiện vào lúc chết (xem đoạn 120, Ch. 17).

[Chú thích: Nghiệp là thiện nghiệp tích lũy ở dục giới đã được cơ hội chín mùi, nên nói "xuất hiện". Nghiệp tướng là của bố thí đã cho, làm duyên cho ý hành vào lúc tích lũy nghiệp. Thú tướng là sắc xứ ở trong cõi (thú) mà người ấy sắp tái sanh vào. -- Pm. 477]
112. Khi hữu tình được sanh vào các cõi sắc và vô sắc do ảnh hưởng của thiện tâm thuộc sắc (tức là năm thiền tâm, 9-13) và vô sắc (14-17), vào lúc ấy chín loại tâm dị thục thuộc sắc giới (57-61) và vô sắc giới (62-65) khởi lên kể như kiết sanh, với đối tượng là nghiệp tướng xuất hiện vào lúc chết.
["Nghiệp tướng" ở đây là như một kasina đất, vv. xuất hiện trong tâm thức người tu thiền biến xứ.]
113. Khi hữu tình tái sanh vào đọa xứ do ảnh hưởng của 12 tâm bất thiện (22-33), thì lúc ấy một loại tâm dị thục bất thiện là ý thức giới vô nhân (56) sanh khởi kể như kiết sanh, lấy đối tượng là một trong ba thứ nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng xuất hiện vào lúc chết.

Trên đây là sự sanh khởi 19 loại tâm dị thục vào lúc kiết sanh, kể như tâm kiết sanh.

114. Khi tâm kiết sanh đã ngưng, thì lúc đó, tiếp theo bất cứ loại kiết sanh nào có thể xảy đến, xuất hiện những loại tâm tương tự, vì là hậu quả của cùng một nghiệp, những tâm này được kể như tâm hữu phần với cùng đối tượng, và lại tiếp theo cùng những loại ấy.

[Chú thích: "Với cùng một đối tượng": nếu nghiệp là đối tượng của hưũ phần, thì đối tượng là nghiệp ấy, nếu nghiệp tướng hay thú tướng là đối tượng, cũng vậy]
Và bao lâu không có loại tâm nào khác khởi lên ngăn dòng tương tục, thì chúng cứ sanh khởi bất tận trong những thời gian ngủ không mộng mị, vv. như dòng nước ngầm của một con sông. Trên đây là sự sanh khởi của 19 loại tâm hữu phần.

115. Với sự tương tục hữu phần sanh khởi như vậy, khi các căn của hữu tình đã đủ khả năng nắm lấy một đối tượng, thì khi đó, tỉ dụ có một sắc pháp đi vào tầm mắt, tức thì nó sẽ đập vào tịnh sắc của mắt. Lập tức, do ảnh hưởng sự xúc chạm này, sẽ có một xáo trộn trong dòng tương tục hữu phần. Rồi khi hữu phần ngưng, thì ý giới duy tác (70) sanh khởi, lấy chính sắc pháp ấy làm đối tượng, gián đoạn dòng hữu phần và hoàn tất nhiệm vụ tác ý. Trường hợp ở các căn môn khác cũng thế.

116. Khi một đối tượng thuộc bất cứ loại nào trong sáu loại, đi vào ý môn, thì kế tiếp sự xáo trộn hữu phần, ý thức giới duy tác vô nhân (71) khởi lên câu hữu với xả, gián đoạn dòng hữu phần hoàn tất nhiệm vụ tác ý.

Trên đây là sự sanh khởi hai loại tâm duy tác được hiểu là sự tác ý.

117. Kế tiếp sự tác ý, lấy nhãn môn trước, nhãn thức khởi lên hoàn tất nhiệm vụ "thấy" trong nhãn môn, với mắt tịnh sắc làm cơ sở vật lý. Cũng vậy tai, mũi, lưỡi và thân thức sanh, hoàn tất nhiệm vụ nghe, ngửi, vv. ở nhĩ môn, vv. Những loại này bao gồm các tâm thiện dị thục (34-38) tương ưng với các cảnh khả ý và khả ý trung tính, cùng những bất thiện dị thục (50-54) tương ưng với các cảnh bất khả ý và bất khả ý trung tính. Đấy là sự sanh khởi mười loại tâm dị thục thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ.

118. Do câu "Sau khi nhãn thức khởi và diệt, liền đó khởilên ý thức, ý, tâm... nghĩa là ý giới thích ứng" (Vbh. 88), ý giới tiếp liền sau nhãn thức, vv. tiếp thọ những đối tượng của năm thức trước. Nó được gọi là thiện dị thục ý giới (39) nếu kế tiếp thiện dị thục nhãn thức, và bất thiện dị thục ý giới (55) nếu kế tiếp bất thiện dị thục nhãn thức, vv.

Trên đây là sự sanh khởi hai loại dị thục tâm kể như tiếp thọ tâm.

119. Do câu "Sau khi ý giới khởi và diệt, kế tiếp lại khởi lên ý thức, ý, tâm... tức là ý thức giới thích ứng (Vbh. 89)", khi ấy ý thức giới dị thục vô nhân khởi lên, suy đạt cái đối tượng đã được ý giới tiếp thọ. Nếu nó tiếp theo sau dị thục ý giới bất thiện (55) thì nó là dị thục ý thức giới bất thiện (56), và khi nó tiếp theo thiện dị thục ý giới (39) thì nó là thiện dị thục ý thức giới câu hữu với hỉ (40) nếu đối tượng là khả ý, hoặc nó là thiện di thục ý thức giới câu hữu với xả (41) nếu đối tượng là khả ý trung tính. Đấy là sự sanh khởi ba loại tâm dị thục được hiểu là suy đạt tâm.

120. Tiếp theo suy đạt, ý thức giới duy tác vô nhân (71) khởi lên câu hữu xả, xác định đối tượng ấy. Đây là sự sanh khởi của một loại dị thục tâm kể như xác định tâm.

121. Tiếp theo xác định, nếu đối tượng là sống động, thì khi ấy có sáu bảy tốc hành tâm khởi lên tương ưng với đối tượng được xác định.

[Chú thích:"sống động" có nghĩa là nó kéo dài 14 tâm sát-na, và cần hiểu rằng đối tượng đã đi vào hai hoặc ba sát-na rồi tâm mới sanh khởi.-- Pm. 479]
Những tốc hành tâm này là một trong tám loại thiện tâm dục giới (1-8), hoặc 12 bất thiện tâm dục giới (22-33), hoặc chín tâm duy tác dục giới (72-80). Đấy là trường hợp đối với ngũ môn. Nhưng trong trường hợp ý môn, thì cũng những tốc hành tâm ấy sanh khởi kế tiếp ý môn hướng tâm (71).

Sau giai đoạn chuyển tánh, bất cứ loại nào trong 26 loại tốc hành tâm sau đây - loại nào đủ duyên để sanh khởi kế tiếp chuyển tánh - sẽ sanh:đó là một trong 5 thiện tâm (9-13), 5 duy tác tâm (81-85) thuộc sắc giới, bốn thiện tâm vô sắc (14-17), 4 duy tác vô sắc (86-89), 4 đạo tâm (18-21) và 4 quả tâm (66-69) thuộc siêu thế.

Trên đây là sự sanh khởi của 55 loại tâm thiện, bất thiện, dị thục và duy tác kể như tốc hành tâm.

122. Cuối những tốc hành tâm, nếu đối tượng là rất sống đống động ở ngũ môn, hoặc rất rõ rệt ở ý môn, thì khi ấy, nơi loài hữu tình dục giới, dị thục tâm khởi lên do bất cứ duyên nào có được, như nghiệp về trước, hoặc tốc hành tâm, vv. với đối tượng khả ý hoặc bất khả ý.

[Chú thích: Một đối tương rất sống động là đối tượng có đời sống dài 16 tâm sát-na. Vì tâm 'đồng sở duyên' chỉ khởi lên tương ưng với đối tượng này mà thôi. -- Pm. 479]
Vậy dị thục tâm khởi lên kể như một trong tám loại (42-49) dị thục vô nhân thuộc dục giới, hoặc ba loại (40, 41, 56) ý thức giới dị thục vô nhân, khởi lên hai lần hoặc một lần, tiếp theo sau những tốc hành tâm đã khởi, và tương ưng với một đối tượng khác với đối tượng của hữu phần, như một ít nước đi theo một lát sau đuôi một con thuyền đi ngược dòng. Mặc dù sẵn sàng để sanh khởi với đối tượng của hữu phần sau khi những tốc hành tâm đã chấm dứt, nó lại sanh khởi với đối tượng là đối tượng của những tốc hành tâm, nên nó được gọi là "đồng sở duyên" tâm (nghĩa là, có cùng một đối tượng). Đấy là sự sanh khởi của 11 loại dị thục tâm được hiểu là đồng sở duyên tâm.

123. Ở cuối tâm đồng sở duyên, hữu phần trở lại sự sanh khởi của nó. Khi hữu phần tâm lại bị gián đoạn, thì sự tác ý (hướng tâm) lại khởi lên, và nếu đủ điều kiện (duyên), tính tương tục của tâm lại sanh khởi kể như hướng tâm, thấy nghe, vv., theo quy luật lộ trình tâm, mãi mãi như vậy cho đến khi hữu phần của một hữu tình kiệt quệ. Tâm hữu phần cuối cùng nơi một hữu tình gọi là "tử tâm" do vì nó rơi khỏi hữu ấy ("tử tâm" tiếng Pàli là cuticitta, chữ cuti do chữ cavati là rơi). Tử tâm cũng thuộc vào 19 loại như kiết sanh và hữu phần. Đấy là sự sanh khởi của 19 loại dị thục tâm kể như tử tâm.

124. Và sau khi chết, có kiết sanh trở lại, sau kiết sanh là hữu phần. Cứ thế dòng tâm tương tục của các hữu tình vội vã chảy qua các loại hữu, thú, thức trú, hữu tình cư, tiếp tục sanh khởi không gián đoạn. Nhưng khi một người chứng quả A-la-hán, thì dòng tương tục ấy chấm dứt với sự chấm dứt của tử tâm nơi vị ấy.

Trên đây là giải thích chi tiết về thức uẩn.

Thọ Uẩn

125. Ở trên có nói: "Bất cứ gì có đặc tính được cảm thấy, cần được hiểu là thọ uẩn."(đ.81). Và đây cũng vậy, cái gì có đặc tính dược cảm giác, chính là cảm giác, như kinh dạy, "Này chư hiền, vì nó được cảm nhận, nên gọi nó là thọ" (M. i, 293).

126. Mặc dù nó chỉ có một, xét theo tự tính nó là "được cảm nhận", thọ vẫn có ba loại là thiện, bất thiện và bất dịnh. Ở đây, khi tương ưng với thiện tâm được kể trong Đoạn 83: "Tâm dục giới có 8 (1-8), được xếp theo hỉ, trí và sự nhắc bảo", thì nó là thiện, thọ tương ưng với bất thiện tâm là bất thiện, và thọ tương ưng với tâm bất định là bất định.

127. Thọ có năm loại phân tích theo tự tánh nó là thân lạc, thân khổ, tâm hỉ, tâm ưu và xả. Lạc tương ưng với thiện dị thục thân thức(38) và khổ tương ưng với bất thiện dị thục thân thức (54). Hỉ tương ưng với 62 loại tâm là: dục giới 4 thiện tâm (1-4), 4 dị thục vô nhân (42-45), 1 dị thục vô nhân (40), 4 duy tác hữu nhân(73-76), 1 duy tác vô nhân (72), và 4 bất thiện (22-25); sắc giới 4 thiện tâm (9-12), 4 dị thục (57-60), và 4 duy tác (81-84), để ra ngoài tâm của thiền thứ năm trong mỗi trường hợp. Nhưng không có tâm siêu thế nếu không có thiền, do đó tám loại tâm siêu thế (18-21 và 66-69) nhân cho năm thiền thành ra 40, bỏ ra ngoài 8 tương ưng với thiền thứ năm, thì hỉ tương ưng với 32 loại thiện dị thục còn lại. Ưu tương ưng với hai loại bất thiện tâm (30-31). Xả tương ưng với 55 loại tâm còn lại.

128. Lạc có đặc tính là cảm nhận một xúc pháp khả ý. Nhiệm vụ nó là tăng cường những tâm sở tương ưng. Nó được biểu hiện bằng sự vui sướng của thân. Nhân gần nó là thân căn. Khổ có đặc tính là cảm thọ một xúc pháp không đáng ưa. Nhiệm vụ nó là làm héo tàn những trạng thái tương ưng. Nó có biểu hiện là sự đau đớn của thân. Nhân gần nó là thân căn. Hỉ có đặc tính là cảm thọ một đối tượng khả ý. Nhiệm vụ nó là khai thác bằng cách này hay khác, những khía cạnh đáng ưa. Nó được biểu hiện bằng sự vui mừng trong tâm.

Nhân gần nó là khinh an. Ưu có đặc tính là cảm thọ một đối tượng không đáng ưa. Nhiệm vụ nó là khai thác cách này hay khác, những khía cạnh đáng ghét. Nó được biểu hiện bằng sự đau khổ về tâm. Nhân gần nó là tâm cơ. Xả có đặc tính là cảm thọ không vui không khổ. Nó có nhiệm vụ không tăng cường cũng không giảm bớt những trạng thái tương ưng. Nó được biểu hiện bằng sự an tĩnh. Nhân gần nó là tâm không có hỉ.

Trên đây là chi tiết về thọ uẩn.

Tưởng Uẩn

129. Trên đây đã nói: "Bất cứ gì có đặc tính nhận thức, nói chung cần hiểu là tưởng uẩn" (đoạn 81). Mặc dù chỉ có một xét theo tự tánh là nhận thức, tưởng gồm ba loại là thiện, bất thiện và bất định. Cái gì tương ưng với thiện tâm gọi là thiện, tương ưng với bất thiện tâm là bất thiện. Vì không có tâm tách rời với tưởng, nên tưởng có cùng một cách phân loại như tâm, nghĩa là gồm 89 loại.

130. Nhưng mặc dù được phân thành 89 loại như tâm thức, song về đặc tính, vv. tưởng chỉ có một, là nhận biết. Nhiệm vụ nó là làm một dấu hiệu trở thành điều kiện để lần sau có thể nhận ra "đây là một thứ như trước", như khi thợ mộc nhận ra gỗ. Nó được biểu hiện bằng hành động giải thích nhờ phương tiện các tướng đã nhận được, như người mù "thấy" một con voi. Nhân gần nó là một đối tượng khách quan xuất hiện bất cứ cách nào, như tưởng khởi lên nơi một con diều hâu khi trông thấy "người" bù nhìn.

Trên đây là giải thích về tưởng uẩn.

Hành Uẩn

131. Ở một đoạn trước đã nói: "Bất cứ gì có đặc tính tạo tác, nói chung gọi là hành uẩn" (đoạn 81). Cái gì có đặc tính tạo tác, chính là cái có đặc tính tích tụ. Cái gì có đặc tính tích tụ? Chính là các hành, như kinh dạy: "Này các tỷ kheo, vì chúng tạo tác ra các pháp hữu vi, nên chúng được gọi là các hành." (S. iii, 87).

132. Chúng có đặc tính tạo tác. Nhiệm vụ chúng là tích tụ. Chúng được biểu hiện bằng sự can dự vào. Nhân gần chúng là ba uẩn vô sắc kia (thọ, tưởng, thức). Vậy, theo đặc tính, các hành là một, nhưng theo loại thì có ba là thiện, bất thiện và bất định. Khi tương ưng với thiện tâm thì hành ấy là thiện, tương ưng bất thiện tâm là bất thiện và khi tương ưng với tâm bất định thì hành là bất định.

Hành Tương Ưng Với 89 Loại Tâm

133. Đầu tiên, tương ưng với thiện tâm dục giới có 36 hành, gồm 27 biến hành tâm sở, bốn bất định và năm không thường.

27 tâm sở biến hành là: xúc (phasso), tư (cetanà), tầm (vitakko), tứ (vicàca), hỉ (pìti), tinh tấn (viriyam), mạng căn (jìvitindriyam), định (samàdhi), tín (saddhà), niệm (sati), tàm (hiri), quí (ottappam), vô tham (alobho), vô sân (adoso), vô si (amoha), tâm sở thư thái (kàyapassaddhi), tâm thư thái (cittapassaddhi), tâm sở khinh an (cittalahutà), tâm khinh an (cittalahutà), tâm sở nhu nhuyến (kàyamudutà), tâm nhu nhuyến (cittamudutà), tâm sở kham nhậm (kàyakammannatà), tâm kham nhậm (cittakammannatà), tâm sở tinh luyện (kày-apàgunnatà), tâm tinh luyện (ciàtapàgunnatà), tâm sở chánh trực (kàyujjukatà), tâm chánh trực (cittujjukatà).

Bốn bất định là: dục (chanda), thắng giải (adhimokkha), tác ý (manikàra), trung tánh (tatramajjattatà).

Năm tâm sở không thường (inconstant) là: bi (karunà), vui vẻ (mudità), vô thân ác hành, vô ngữ ác hành, vô tà mạng. Năm tâm sở này thỉnh thoảng khởi lên (không phải luôn luôn), và không khởi cùng lúc.

134. Xúc là chạm đến. Nó có đặc tính xúc chạm. Nhiệm vụ nó là tác động. Nó được biểu hiện bằng sự gặp gỡ. Nhân gần nó là một ngoại trần đi vào sự chú ý.

Về đặc tính, thì mặc dù đây là một pháp vô sắc, tâm sở này khởi lên tương ưng với một đối tượng, kể như hành vi chạm xúc (mặc dù không có sự chạm xúc thực, như miệng chảy nước bọt khi thấy người khác cắt một trái xoài). Về nhiệm vụ thì, mặc dù nó không liênkết phía nào như mắt liên kết với sắc, tai với tiếng, xúc vẫn là yếu tố làm nên tác động giữa tâm và đối tượng. Xúc biểu hiện bằng sự gặp gỡ của ba thứ là mắt, sắc và nhãn thức (xem M. i, 111). Nhân gần nó là một ngoại trần đã đi vào sự chú ý, vì nó khởi lên một cách tự nhiên qua phản ứng tâm thức thích hợp, và với một cảm quan, khi ngoại trần có mặt. Nhưng xúc nên xem như con bò bị lột da (S. ii, 99) vì đó là trú xứ của cảm thọ.

135. là mong muốn, suy nghiệm. Đặc tính nó là trạng thái mong muốn. Nhiệm vụ nó là tích lũy. Nó được biểu hiện bằng sự phối hợp. Nó hoàn thành nhiệm vụ của nó và những tâm sở khác, như một học sinh trưởng lớp hay thợ chính. Nhưng tâm sở này rõ rệt nhất khi nó khởi lên điều động những tâm sở tương ưng để làm môt côngviệc cấp bách như nhớ lại, vv.

136. Về tầm, tứ, hỉ, đã đưọc nói trong phần Biến xứ Đất, sơ thiền. (Ch. IV, đoạn 88-98).

137. Tinh tấn là trạng thái của một người mạnh (virà). Đặc tính nó là điều động. Nhiệm vụ nó là củng cố những pháp cu sanh. Nó được biểu hiện bằng sự không sụp đổ. Do câu: "Bị kích động, vị ấy nỗ lực với trí tuệ" (A. ii, 115), nhân gần nó là một ý thức về tình trạng khẩn trương, hoặc lý do để nỗ lực.Khi được hướng dẫn một các thích đáng, tinh tấn đáng được xem là căn nguyên của mọi sự thành tựu.

138. Mạng căn là cái nhờ đó người ta sống, hay chính nó sống. Đặc tính nó cần được hiểu như đã nói dưới mục Mạng căn đoạn 59, bởi đoạn ấy nói đến đời sống của sắc pháp còn đoạn này nói về đời sống của vô sắc, chỉ khác nhau có chừng ấy.

139. Định gọi là samadhi vì nó đặt tâm (àdhiyatu) một cách bình thản, bằng phẳng (samam) trên đối tượng, hay đặt tâm một cách chân chánh (sammà) trên đối tượng. Hoặc nó là sự tập ttrung (samàdhàna) của tâm. Đặc tánh nó là không lang thang, không phân tán. Nhiệm vụ nó là hòa hợp những pháp cu sanh như nước hòa bột tắm. Nó được biểu hiện là sự bình an. Thông thường, nhân gần của định là lạc. Định cần được hiểu là sự vữngchải của tâm, như sự vững chải của ngọn đèn khi không có gió lay động.

140. Tín là tâm sở qua đó chúng ta tin tưởng, hoặc đó là lòng tin, hành vi tin tưởng. Đặc tính nó là có lòng tin, tin cậy. Nhiệm vụ nó là làm sáng tỏ, như viên ngọc làm nước trong, hoặc nhiệm vụ nó là đi vào, như sự khởi hành vượt qua bộc lưu (xem M., Sn.184). Nó được biểu hiện bằng sự không mù mờ, hay sự quyết định. Nhân gần nó là một điều gì đáng để tin tưởng, hoặc do lắng nghe Diệu pháp, vv. các yếu tố tạo nên quả Dự lưu.

[Chú thích: Bốn yếu tố của quả Dự lưu là: thân cận thiện tri thức, nghe diệu pháp, khéo tác ý và thực hành pháp. Hoặc: có lòng tin tuyệt đối vào Phật, Pháp, Tăng và có giới. -- S. v, 343].
Tín nên xem như một bàn tay, vì nó nắm giữ thiện pháp được xem như là tài sản (Sn. 182), và như hạt giống (Sn. 77).

141. Niệm là tâm sở nhờ đó ta nhớ lại, hoặc chính nó nhớ lại. Hoặc, niệm là sự nhớ lại. Nó có đặc tính là không tuột mất. Nhiệm vụ nó là không quên. Nó được biểu hiện là sự duy trì hay trạng thái xúc tiếp một đối tượng. Nhân gần nó là tưởng mạnh, hoặc các niệm trú về thân hành, vv. Tuy nhiên, niệm cần xem như cột vì nó có nền tảng vững chắc, hoặc như người giữ cửa vì nó giữ gìn căn môn như nhãn môn vv.

142. Tàm là dè dặt về thân ác hành, vv. Đấy là danh từ chỉ sự khiêm tốn. Qúy là hổ thẹn về những ác hành này. Đó là danh từ chỉ sự áy náy về tội lỗi. Tàm có đặc tính chán ghét tội lỗi, qúy có đặc tính sợ hãi đối với sự vi phạm. Tàm có nhiệm vụ không làm ác, dưới hình thức sự khiêm cung, quý có nhiệm vụ không làm ác dưới hình thức sợ hãi. Chúng được biểu hiện bằng sự tránh né tội lỗi theo cách đã nói. Nhân gần của chúng là tự trọng (tàm) và khính trọng người khác (quý). Một người từ bỏ tội ác do tàm như con gái nhà lành từ bỏ điều quấy, và từ bỏ điều quấy do quý thì như dâm nữ khước từ việc xấu xa (giữa côngchúng). Nhưng hai tâm sở này đều đáng được xem là những vị hộ trì thế gian. (A.i, 51).

143. Vô tham là tâm sở nhờ nó ta không thèm, là trạng thái không thèm khát. Vô sân, vô si cũng được giải thích tương tự. Trong đó, vô tham có đặc tính là tâm không thèm khát một đối tượng hoặc không dính mắc, như giọt nước trên lá sen. Nhiệm vụ nó là không nắm giữ, như một tỷ kheo đã giải thoát. Nó được biểu hiện bằng trạng thái không xem là chỗ an trú, như một người rơi xuống đống phân. Vô sân có đặc tính là không tàn hại, không đôí kháng, như thái độ một người bạn hiền. Nhiệm vụ nó là bỏ sự bực bội, xua đuổi cơn sốt, như huơng trầm. Nhân gần nó là sự dễ chịu, như ánh trăng rằm. Vô si có đặc tính đi vào bản chất hay tự tính của sự vật, sự thâm nhập chắc chắn như mủi tên nhà thiện xạ. Nhiệm vụ nó là thắp sáng đối tượng, như ngọn đèn. Nhân gần nó là không hoang mang, như người hướng đạo trong rừng. Cả ba tâm sở này cần được xem như gốc rễ của mọi điều thiện.

144. Thân thư thái gọi là tâm sở thư thái. Tâm thư thái thì gọi là tâm thư thái. Ở đây, thân có nghĩa là ba tâm uẩn thọ, tưởng và hành. Nhưng cả hai sự thư thái của thân ấy và của tâm đều có đặc tính và nhiệm vụ là làm lắng dịu sự giao động của thân tâm. Chúng được biểu hiện bằng sự yên tĩnh và mát lạnh của thân tâm. Nhân gần của chúng là cái thân (ba tâm uẩn) và tâm. Chúng cần được xem như đối lập với những cấu uế là trạo cử, vv. gây nên sự bất an trong thân 3 uẩn, và trong tâm.

145. Tâm sở khinh an là trạng thái nhẹ nhàng linh lợi của thân gồm ba tâm uẩn. Tâm khinh an là trạng thái nhẹ nhàng của tâm. Chúng có đặc tính là làm lắng dịu sự nặng nề trong thân 3 uẩn và trong tâm. Nhiệm vụ chúng là nghiền nát sự nặng nề ấy. Chúng được biểu hiện bằng sự không lừ đừ uể oải của thân ba uẩn và tâm. Chúng cần được xem là đối lập với những cấu uế của sự cứng đờ và buồn ngủ gây nên sự nặng nề của thân và tâm.

146. Tâm sở nhu nhuyến là tình trạng mềm mại của thân ba uẩn. Tâm nhu nhuyến là tình trạng mềm mại của tâm. Chúng có đặc tính làm lắng dịu sự cứng đờ trong thân tâm. Nhiệm vụ chúng là nghiến nát sự cứng đờ ấy. Chúng được biểu hiện bằng sự không đối kháng. Nhân gần chúng là thân và tâm. Chúng cần được xem là đối lập với cấu uế do kiêu mạn vv.gây nên sự cứng đờ của thân ba uẩn và tâm.

147. Tâm sở kham nhậm là tính thích ứng của thân ba uẩn, và tâm kham nhậm là tính thích ứng của tâm. Chúng có đặc tính là làm lắng dịu tính không thích ứng của thân và tâm. Nhiệm vụ chúng là nghiền nát tính không thích ứng trong thân và tâm. Chúng được biểu hiện là thành công trong việc lấy một pháp gì làm đối tượng. Nhân gần chúng là thân ba uẩn và tâm. Chúng cần được xem như đối lập với những triền cái còn lại, gây nên tính thiếu thích ứng trong thân ba uẩn và trong tâm, vì chúng đem tin tưởng vào những việc đáng được tin tưởng, và làm cho những hành vi thiện dễ được thi hành.

148. Tâm sở tinh luyện là tình trạng thuần thục của thân ba uẩn, tâm tinh luyện là tình trạng thuần thục của tâm. Chúng có đặc tính là tình trạng khỏe mạnh của thân ba uẩn và tâm. Nhiệm vụ chúng là nghiền nát sự thiếu lành mạnh của thân ba uẩn và tâm. Chúng được biểu hiện bằng sự vắng mặt của tính vô năng. Nhân gần chúng là thân ba uẩn và tâm. Chúng cần được xem là đối nghịch với sự bất tín, vv. gây nên tình trạng thiếu lành mạnh của thân tâm.

149. Tâm sở chánh trực là tình trạng ngay thẳng của thân ba uẩn. Tâm chánh trực là tình trạng ngay thẳng của tâm (thức uẩn). Chúng có đặc tính là sự thẳng thắn của thân 3 uẩn và tâm. Nhiệm vụ chúng là nghiền nát tính cong quẹo của thân ba uẩn và tâm. Chúng được biểu hiện bằng tính không cong. Nhân gần chúng là thân ba uẩn và tâm. Cần xem chúng như là tình trạng ngược lại với lừa dối, gian lận gây nên tính cong quẹo trong thân ba uẩn và tâm.

[Chú thích: "Ở đây, khi nói "tâm thư thái, khinh an... thì chỉ có tâm được như vậy, còn khi tâm sở thư thái, khinh an... chánh trực, thì cả cái cơ thể vật lý cũng được như thế. Đó là lý do đức Thế tôn nêu lên cả hai trạng thái ở đây chứ không nơi nào khác." -- Pm. 489]
150. Dục chỉ cho sự ham muốn hành động. Nó có đặc tính là muốn hành động. Nhiệm vụ nó là dò tìm một đối tượng. Nó được biểu hiện là nhu cầu một đối tượng. Nó có nhân gần là chính đối tượng ấy. Nó cần được xem như sự đưa ra bàn tay (tâm) để nắm lấy đối tượng.

151. Thắng giải là hành vi quyết định, xác tín. Nó có đặc tính là niềm tin chắc. Nhiệm vụ nó là không sờ soạng. Nó được biểu hiện bằng sự quyết định, nhân gần nó là một cái gì để tin chắc. Nó cần được xem như cái cọc phân định ranh giới, do tính bất động của nó đối với đối tượng.

152. Tác ý là cái tạo nên những gì sẽ được tạo, cái tạo nên trong tâm ý. Nó làm cho tâm khác với tâm hữu phần trước đấy, nên gọi là tác ý. Nó có ba cách làm việc này: kiểm soát đối tượng, kiểm soát lộ trình tâm và kiểm soát những tốc hành tâm. Kiểm soát đối tượng là tạo tác trong tâm, nên gọi là tác ý, chú ý. Nó có đặc tính hướng dẫn. Nó có nhiệm vụ buộc những tâm sở tương ưng vào đối tượng. Nó được biểu hiện bằng sự chạm xúc với một đối tượng. Nhân gần nó là một đối tượng. Nó cần được xem như người hướng dẫn lèo lái những tâm sở tương ưng bằng cách kiểm soát đối tượng, vì chính nó được bao gồm trong hành uẩn. Kiểm soát lộ trình tâm là một danh từ chỉ ngũ môn hướng tâm (70). Kiểm soát những tốc hành tâm là danh từ chỉ ý môn hướng tâm (71). Hai thứ sau này không bao gồm trong hành uẩn.

153. Trung tính là tình trạng trung lập đối với những tâm và tâm sở khởi lên tương ưng với nó. Nó có đặc tính truyền đạt tâm và tâm sở một cách quân bình. Nó có nhiệm vụ ngăn ngừa sự bất cập và thái qúa, ngăn chận tính thiên vị. Nó được biểu hiện bằng trung tính. Nó cần được xem như một người đánh xe bình thản nhìn những con ngựa tốt tiến về phía trước một cách đều đặn.

154. Bihỉ cần được hiểu như đã mô tả trong chương 9 về các phạm trú (đoạn 92, 94, 95) ngoại trừ điểm này, là bi và hỉ ở đấy thuộc sắc giới và đã đạt đến an chỉ, trong khi bi và hỉ ở đây thuộc dục giới. Nhưng có người lại muốn gồm luôn trong loại tâm sở này hai tâm sở từxả. Điều này không thể chấp nhận, vì nói về ý nghĩa thì vô sân chính là từ, và trung tính là xả.

155. Không làm thân ác hành, vv. Về đặc tính, ba tâm sở này có đặc tính không vi phạm về thân lời và ý. Nhiệm vụ chúng là tránh né tà hạnh về thân, lời và ý. Chúng được biểu hiện bằng sự không làm những tà hạnh ấy. Nhân gần chúng là những đức tính đặc biệt tín, tàm, quý, thiểu dục, vv. Chúng cần được xem như cái tâm ghét làm điều quấy.

156. Vậy, trên đây là 36 hành tương ưng với thiện tâm đầu tiên thuộc dục giới.(1) Với thiện tâm thứ hai cũng vậy, chỉ khác là ở đây thì cần được nhắc bảo.(2) (3-4) Những hành tương ưng với thiện tâm thứ ba cần được hiểu là tất cả hành nói trên, trừ vô si. Cũng vậy, với thiện tâm thứ tư, chỉ khác là cần nhắc bảo. (5-6) Tương ưng với thiện tâm thứ năm là tất cả tâm sở nói trên trừ hỉ. Cũng vậy với tâm thứ sáu, chỉ khác cần nhắc bảo.

(7-8) Những tâm sở tương ưng với tâm thứ bảy cũng giống như trên, trừ vô si. Cũng vậy tâm thứ tám, chỉ khác cần nhắc bảo.

157. (9-13) Tương ưng với tâm đầu (9) trong những thiện tâm sắc giới, là tất cả các tâm sở nói trong trường hợp đầu tiên trừ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Với tâm thứ hai (10) bỏ thêm tầm. Với tâm thứ ba (11) bỏ thêm tứù. Với tâm thứ tư (12) bỏ thêm hỉ. Với tâm thứ năm (13) bỏ bivui vẻ (mudità).

(14-17) Trong trường hợp bốn thiện tâm thuộc vô sắc, giống như tâm đề cập cuối cùng trên đây, chỉ khác là tình trạng vô sắc.

158. (18-21) Về những tâm siêu thế, trước hết trong trường hợp đao tâm thuộc sơ thiền, thì như đã nói trong tâm đầu tiên sắc giới (9). Các đạo lộ thuộc thiền thứ hai vv. cần hiểu như đã đề cập trong trường hợp nhị thiền vv. thuộc sắc giới (10-13). Sự khác biệt ở đây là không có bi, hỉ, sự luôn luôn từ bỏ ba ác hành về thân, ngữ, mạng, và tình trạng siêu thế.

159. (22) Về bất thiện tâm, trước hết có 17 tâm sở tương ưng với tâm bất thiện đầu tiên có gốc ở tham, đó là 13 biến hành tâm sở được kể trong các bản kinh và 4 bất định tâm sở. 13 đó là: Xúc, tư, tầm, tứ, hỉ, tinh tấn, mạng căn, định, vô tàm, vô quý, tham, si, tà kiến. Bốn bất định là: dục, thắng giải, trạo cử, tác ý.

160. Ở đây, vô tàm là không biết tự hổ thẹn, vô quý là không biết thẹn với người. Vô tàm có dặc tính không ngán ác hành về thân ngữ ý, hoặc không biết sỉ nhục. Vô quý có đặc tính không sợ hãi vì những ác hành này, không lo ngại về chúng. Đấy là nói vắn tắt. Chi tiết thì, đó là những gì đối nghịch với những điều đã nói dưới mục tàmquý đoạn 142.

161. Do tâm sở này chúng thèm muốn, hoặc chính nó là thèm muốn, gọi là tham (39). Si là tâm sở do đó ta bị lừa dối, hoặc chỉ là sự bị đánh lừa.

162. Trong số này, tham có đặc tính chấp thủ một đối tượng, như nhựa bẫy chim. Nhiệm vụ nó là làm dính, hư thịt đặt trong một cái chảo nóng. Nó được biểu hiện bằng sự khôngbuông bỏ, như thuốc nhuộm đen bằng khói đèn. Nhân gần nó là thấy thíc hthú trong những pháp dẫn đến sự trói buộc. Cuốn theo dòng khát ái, tham cần được xem như pháp đưa hữu tình đến các đọa xứ, như dòng sông chảy xuôi về biển cả.

163. Si có đặc tính là sự mù quáng, vô trí. Nhiệm vụ nó là không vào sâu, khuất lấp tự tính của một đối tượng. Nó được biểu hiện bằng sự thiếu chánh thuyết (xem Ch. XVII, 52) hoặc bằng sự đen tối. Nhân gần nó là phi như lý tác ý. Nó cần được xem là cội gốc của mọi bất thiện.

164. Tà kiến là cái do nó mà người ta thấy sai, hay chính nó thấy sai, hay chỉ là hành vi thấy sai. Đặc tính nó là giải thích không như lý. Nhiệm vụ nó là đặt trước giả thuyết. Nó được biểu hiện bằng sự giải thích sai lạc. Nhân gần nó là không muốn yết kiến những bậc thánh. Nó cần được xem là tâm sở đáng trách nhất.

165. Trạo cử là sự giao động. Nó có đặc tính là không an ổn, như nước bị gió đánh. Nhiệm vụ nó là sự không vững vàng, như cái cờ hay phan lung lay trước gió. Nó được biểu hiện bằng sự xáo trộn, như tro tung lên khi bị đá ném vào. Nhân gần nó là sự tác ý không như lý đối với nỗi bất an tâm thần. Nó cần được xem là sự xao lãng tâm.

166. Những hành còn lại ở đây cần được hiểu như đã nói trong phần các thiện tâm sở. Vì chỉ có tính cách bất thiện là chỗ khác biệt. Vậy đấy là 17 hành tương ưng với bất thiện tâm đầu tiên (22).

Với tâm thứ hai (23) cũng vậy, chỉ khác là cần nhắc bảo, và không luôn luôn sanh khởi hôn trầm thụy miên.

167. Hôn trầm thụy miên (thìna-middha) là sự cứng đờ, chậm chạp. Ý nghĩa ở đây là tình trạng tê liệt vì không có gì cấp bách, sự mất hết nghị lực. Danh từ ghép này cần phân tích thành thìnan ca middhan ca (cứng đờ và chậm chạp). Cứng đờ có đặc tính là thiếu năng lực điều động. Nhiệm vụ nó là lấy hết nghị lực. Nó được biểu hiện là sự hạ thấp, rút xuống. Chậm chạp có đặc tính là không kham nhậm. Nhiệm vụ nó là bóp nghẹt. Nó được biểu hiện bằng sự lười biếng, ngủ gà ngủ gật. Nhân gần nó là không như lý tác ý đối với sự buồn chán uể oải.

168. Với bất thiện tâm thứ ba (24), những tâm sở tương ưng là những tâm sở đã nói trong phần những tâm sở tương ưng với bất thiện tâm thứ nhất (22), trừ tà kiến. Nhưng sự khác biệt ở đây là có sự sanh khởi không thường cúa mạn. Tâm sở này có đặc tính là cao ngạo. Nhiệm vụ nó là kiêu căng. Nó được biểu hiện bằng sự khoa trương rỗng tuếch. Nhân gần nó là tham không tương ưng với tà kiến. Nó cần được xem như gần với bệnh điên.

Với bất thiện tâm thứ tư (25), những tâm sở tương ưng là những tâm đã kể ở bất thiện tâm thứ hai (23) trừ tà kiến. Và ở đây cũng có mạn trong số những tâm không thường khởi.

169. Với bất thiện tâm thứ năm (26), những tâm sở tương ưng là giống như những tâm tương ưng với (22) trừ hỉ. Với bất thiện tâm thứ sáu (27), tâm sở tương ưng cũng như trên, chỉ khác cần nhắc bảo, và hôn trầm thụy miên không thường khởi. Với bất thiện tâm thứ bảy (28), tâm sở tương ưng cũng như ở bất thiện tâm thứ năm, trừ kiến, nhưng ở đây mạn khi có khi không.

Với bất thiện tâm thứ tám (29) tâm sở tương ưng cũng như với tâm bất thiện thứ sáu, trừ kiến, và ở đây cũng vậy, mạn khi khởi khi không .

170. Với hai loại tâm bất thiện có gốc ở sân, thì tâm bất thiện thứ nhất (30) có 18 tâm sở tươn gưng, là 11 biến hành đã kể trong kinh, bốn bất định, và ba không thường khởi. Sau đây là 11 tâm sở kể trong kinh: Xúc, tư, tầm, tứ, tinhtấn, mạng căn, định, vô tàm, vô quý, sân, si. Bốn bất định là: dục, thắng giải, trạo cử, tác ý. Ba tâm không thường khởi là: ganh tị, bỏn sẻn, trạo cử.

171. Sân là tâm sở do đó chúng thù hận, hoặc nó là sự thù hận. Nó có đặc tính là sự tàn hại, như một con rắn bị khiêu khích. Nhiệm vụ nó là lan rộng như một giọt thuốc độc, hoặc nhiệm vụ nó là đốt cháy hết nơi nương tựa của chính nó, như một đám cháy rừng. Nó được biểu hiện bằng sự theo đuổi để làm hại, như kẻ thù được cơ hội. Nhân gần của nó là lý do để bực tức (A. v, 150). Nó cần được xem như nước tiểu đã thối hòa lẫn với độc chất.

172. Tật đố là ganh tị. Nó có đặc tính ganh tị với thành công của người khác. Nhiệm vụ nó là bất mãn trước thành công ấy. Nó được biểu hiện bằng sự đối kháng lại thành công ấy. Nhân gần nó là sự thành công của người khác. Nó cần được xem như một xiềng xích.

173. Xan lẩn là bỏn sẻn keo kiệt. Đặc tính nó là che giấu thành công mà mình đã được hay có thể được.

Nhiệm vụ nó là không chịu đựng được san sẽ thành công đó với những kẻ khác. Nó được biểu hiện bằng sự tránh né hoặc bằng sự bần tiện nhỏ nhen. Nhân gần nó là thành công của chính mình. Nó cần được xem như một sự què quặt của tâm hồn.

174. Trạo hối (kukkucca) là sự xấu xa (kucchita) đã được làm (kata), tình trạng ấy gọi là trạo hối. Nó có đặc tính là sự hối hận sau đó. Nhiệm vụ nó là buồn bã về những gì đã làm hay đã không làm. Nó được biểu hiện bằng sự cắn rứt lương tâm Nhân gần nó là điều đã làm và đã không làm. Nó cần được xem như là tình trạng nô lệ..

175. Những tâm sở còn lại thuộc loại đã được mô tả.

Vậy 18 hành này cần được xem là những tâm sở tương ưng với bất thiện tâm thứ nhất có gốc ở sân, (30).

Với bất thiện tâm thứ hai (31) cũng thế, chỉ khác là cần nhắc bảo, và hôn trầm thụy miên thuộc tâm sở không thường hằng.

176. (32-33) Về hai bất thiện tâm có gốc ở si, thì tâm nghi (32) có 13 tâm sở tương ưng được kể trong kinh: xúc, tư, tầm, tứ, tinh tấn, mạng căn. trú tâm, vô tàm, vô quý, si, nghi; và hai tâm bất định là trạo cử và tác ý.

177. Ở đây, trú tâm (cittatthiti) là định yếu kém chỉ gồm trong sự trú tâm khi sanh khởi. Nghi (vicikicchà) là không mong muốn nghĩ cho ra lẽ. Nó có đặc tính là hoài nghi. Nhiệm vụ nó là lung lay giao động. Nó được biểu hiện bằng sự bất định, hoặc bằng sự đứng về nhiều phe khác nhau. Nhân gần nó là tác ý phi như lý. Nó cần được xem như chướng ngại cho lý thuyết. (xem Ch. XVII, 52). Những cái còn lại đã được giải thích ở trước.

178. Tâm bất thiện thứ hai có gốc ở si là tâm trạo cử (33), những tâm sở tương ưng với nó cũng giống như với nghi (32), chỉ trừ tâm sở "nghi" (xem đoạn 176). Nhưng thay vì nghi, có thắng giải khởi lên ở đây. Bởi thế, với tâm sở này (trạo cử) cũng có 13 hành tương ưng, và định mạnh hơn vì sự có mặt thắng giải. Lại nữa, trạo cử được kể như vậy trong kinh, còn thắng giải và tác ý thì ở trong số những tâm sở bất định.

Như vậy các hành bất thiện cần được hiểu.

179. Về bất định, trước hết, dị thục bất định (34-69) gồm hai loại là vô nhân và hữu nhân. Những hành tương ưng với tâm dị thục vô nhân (34-41) gọi là các hành vô nhân. Trước tiên những hành tương ưng với thiện dị thục (34) và bất thiện dị thục (50) nhãn thức là bốn hành được kể trong kinh như sau: xúc, tư, mạng căn, trú tâm cùng với tác ý là năm, trong đây tác ý là hành duy nhất thuộc về bất định. Tương ưng với nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức, thiện dị thục (35-38) và bất thiện dị thục (51-54) cũng là những loại hành đã nói trên.

180. Những hành tương ưng với cả hai loại dị thục ý giới thiện (39) và bất thiện (55) gồm có tám, là năm thứ đã kể cọng thêm tầm, tứ và thắng giải.

Những hành tương ưng với ba ý thức giới hữu nhân (40, 41, 56) cũng vậy. Nhưng ở đây hành (40) câu hữu hỉ cần được hiểu là còn thêm lạc.

181. Những hành tương ưng với tâm dị thục hữu nhân (2-49) là những hành hữu nhân. Về những hành này trước hết, các hành tương ưng với tâm dục giới dị thục hữu nhân là giống như các hành tương ưng với tám tâm dục giới (1-8). Nhưng trong những hành không thường khởi, thì bihỉ không thuộc về dị thục, vì lấy chúng hữu tình làm đối tượng. Vì nhựng hành dị thục của dục giới chỉ có những đối tượng hữu hạn. Và không chỉ bi và hỉ mà thôi, cả ba hành là từ bỏ thân ác hành, ngữ ác hành và tà mạng, cũng đều không ở trong số những tâm dị thục vì Luận nói: "Năm học giới chỉ là thiện mà thôi" (Vbh. 291).

182. (57-69) Các hành tương ưng với tâm dị thục sắc giới (57-61)vô sắc giới (62-65) và siêu thế (66-69) là tương tự các hành tương ưng với thiện tâm cùng loại (9-21).

183. (70-89) Các hành bất định duy tác cũng được phân loại thành vô nhân (70-72) và hữu nhân (73-80). Vô nhân tương ưng với tâm duy tác vô nhân, và những hành vô nhân này cũng như những hành tương ưng với thiện dị thục ý giới (39) và hai ý thức giới vô nhân (40-41). Nhưng trong trường hợp hai ý thức giới (71) và (72), tinh tấn được thêm vào, và vì sự có mặt của tinh tấn nên định mạnh. Đấy là chỗ khác biệt.

184. Những hành tương ưng với tâm duy tác hữu nhân (73), (80) là những hành hữu nhân. Trong số này trước hết, những hành tương ưng với tám tâm dục giới duy tác (73-80) tương tự những hành tương ưng với 8 thiện tâm dục giới (1-8), trừ ba cái là vô thân tà hạnh, ngữ tà hạnh và tà mạng.

Những hành tương ưng với tâm duy tác sắc giới (81-85) và vô sắc (86-89) là tương tự trong mọi mặt, với các hành tương ưng thiện tâm (9-17).

Trên đây là những hành cần được hiểu là bất định.

Đấy là giải thích chi tiết về hành uẩn.

Phân Loại Năm Uẩn Dưới 11 Đề Mục

185. Đoạn trên trước hết là cách phân loại theo A tỳ đàm về các uẩn. Nhưng trong Kinh tạng, đức Thế tôn đã phân loại các uẩn một cách chi tiết như sau. "Phàm có sắc nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hoặc tế, xa hay gần, hạ liệt hay cao sang, tất cả gồm chung lại đều gọi là sắc uẩn. Phàm thọ nào... tưởng nào... hành nào... thức nào, quá khứ vị lai hay hiện tại, ... tất cả gồm chung lại, đều gọi là ... thức uẩn." (M. iii, 17).

Sắc

186. Ở đây, chữ "phàm" bao gồm tất cả không trừ. Chữ "sắc" đề phòng sự bao gồm quá trớn. Như vậy, sắc được bao gồm trong hai từ ấy, không ngoại lệ. Rồi ngài giải thích nó là quá khứ, vị lai, và hiện tại, vì sắc được phân loại như vậy. Th?, tưởng, hành, thức cũng thế. Sắc được gọi là quá khứ có bốn, tùy theo giới hạn giữa hai khoảng, theo sự tương tục, theo thời kỳ và theo sát-na. Cũng vậy sắc vị lai và hiện tại.

187. Trước hết theo giới hạn, trong trường hợp một hiện hữu của chúng sinh, thì trước kiết sanh gọi là quá khứ, sau cái chết là vị lai, giữa hai cái đó là hiện tại.

188. Theo tương tục, thì sắc nào do thời tiết sanh tương tự và đơn điệu, và do thức ăn đơn điệu sanh, mặc dù nó sanh khởi liên tục, đều gọi là hiện tại.

[Chú thích: Thời tiết lạnh bên ngoài tương tự với lạnh, nóng tương tự với nóng. Nhưng thời tiết ấy khi rơi xuống thân xác, dù nóng hay lạnh, mà xảy ra liên tục theo một điệu, không nhiều hơn hay ít hơn, thì gọi là thời tiết "đơn điệu". Sở dĩ từ này được dùng vì có nhiều thời tiết "tương tự". Thức ăn cũng vậy. Một "lộ trình" chỉ ngụ môn hướng tâm và một "tốc hành" chỉ ý môn hướng tâm. Sự giải thích về "tương tục" và "thơì kỳ" được nói trong các Luận sớ là để trợ gíup việc tu quán. -- Pm. 496.]
Sắc nào do thời tiết và đồ ăn sanh mà không tương tự thì gọi là quá khứ. Sắc kế tiếp sau đó là vị lai. Sắc do tâm sanh và có nguồn gốc nó ở trong một tâm lộ trình, trong một tốc hành tâm, trong một thiền chứng thì gọi là hiện tại. Tiếp theo đó là vị lai. Không có phân loại đặc biệt nào thành tương tục qúa khứ, vv. của sắc có nguồn gốc ở nghiệp, nhưng tính cách qúa khứ, vv. của nó cần được hiểu là tùy theo nó nâng đỡ những sắc có gốc ở thời tiết, đồ ăn và tâm.

189. Theo thời kỳ: Bất cứ thời khoản nào như một phút, buổi sáng, chiều, ngày, đêm, vv. xảy ra theo một tương tục, thì gọi là hiện tại, trước đó là quá khứ, sau đó là vị lai.

190. Theo sát-na: Cái gì được gồm trong ba sát-na là sanh trú và diệt khởi đầu bằng sanh, thì gọi là hiện tại, trước đó là vị lai, sau đó là quá khứ.

[Chú thích: Trong hai đoạn này, "quá khứ" và "vị lai" không ám chỉ thời gian mà ám chỉ sắc.]
191. Lại nữa, sắc nào mà nhiệm vụ làm nhân và duyên đã qua đi, thì gọi là quá khứ, sắc nào nhiệm vụ làm nhân đã xong làm duyên chưa xong, gọi là hiện tại. Sắc nào chưa đạt đến nhiệm vụ nào trong hai nhiệm vụ ấy thì gọi là vị lai. Hoặc, sát-na làm nhiệm vụ gọi là hiện tại, trước đó là vị lai, sau đó là quá khứ. Và ở đây, chỉ có những giải thích bắt đầu từ đ. 190 là có nghĩa đen, còn lại đều có nghĩa tương đối hay nghĩa bóng.

192. Sự chia thành nội, ngoại sắc thì như đã nói ở đoạn 73. Ngoài ra, sắc nội là của mình, ngoại là của người khác. Thôtế cũng đã nói ở đoạn 73.

193. Hạ liệtcao sang có hai nghĩa: nghĩa tương đối hay nghĩa bóng, nghĩa tuyệt đối hay nghĩa đen. Ở đây, sắc của chư thiên Thiện hiện thấp hơn sắc của chư thiên cõi Sắc cứu cánh, nhưng thù thắng hơn sắc chư thiên Thiện kiến. Như vậy sự cao thấp tương đối xuống cho đến các dân địa ngục. Nhưng về phương diện tuyêt đối, nghĩa đen, thì sắc là hạ liệt khi nó khởi lên kể như quả dị thục bất thiện, và thù thắng khi nó là thiện dị thục.

194. Xagần cũng như đã nói trong đoạn 73. Ngoài ra tính xa gần tương đối ở đây cần được hiểu là theo địa điểm.

195. Tất cả gồm chung lại ; tập họp tất cả các loại sắc đã được mô tả riêng biệt thành quá khứ, vị lai, vv... thành một tập thể bằng cách hiểu theo tính cách duy nhất của nó, nghĩa là đặc tính bị quấy nhiễu, thì nó được gọi là sắc uẩn.

196. Nó còn có nghĩa là, sắc uẩn là toàn sắc, tất cả sắc gồm trong đặc tính bị quấy nhiễu, bức bách, vì không có sắc uẩn bên ngoài sắc.

Và cũng như sắc, thọ vv. cũng vậy, vì những uẩn này có những đặc tính là bị cảm nhận, vv., vì không có thọ uẩn ngoài cảm thọ, vv.

Thọ

197. Trong sự phân loại thành qúa khứ, vị lai, hiện tại, tình trạng quá khứ vị lai hiện tại của cảm giác cần được hiểu là tùy theo sự tương tục và theo sát-na, vv.

Tùy theo tương tục là gồm trong một lộ trình tâm duy nhất, một tốc hành tâm duy nhất, một chứng đắc duy nhất, và thọ khởi lên tương ưng với đối tượng thuộc một loại duy nhất, gọi là hiện tại. Trước đó là quá khứ, sau đó là vị lai.

198. Sự phân thành nội, ngoại cần hiểu là "nội" khi xảy ra trong thân của một người.

Thôtế cần hiểu theo loại, theo tự tính, theo người, và theo cõi thế gian hay siêu thế, như Vibhanga nói: "Cảm thọ bất thiện là thô, thiện và bất định là tế" vv.

199. Theo loại, trước hết, bất thiện cảm thọ là một trạng thái bất an, vì nó là nhân của những hành vi đáng trách và vì nó phát sinh ra phiền não bốc cháy, bởi vậy nó là thô so với thiện cảm thọ. Và bởi vì nó câu hữu với sự thủ lợi và dục vọng cùng quả dị thục, và vì sự bốc cháy của phiền não, vì đáng khiển trách, nó là thô so với duy tác bất định. Nhưng theo nghĩa ngược lại, thì cảm thọ thiện và bất định là tế so với cảm thọ bất thiện. Lại nữa, hai thứ cảm thọ thiện và bất thiện bao hàm sự vị lợi, dục vọng và quả báo, nên chúng là thô so với hai cảm thọ bất định. Và theo nghĩa ngược lại, thì hai cảm thọ bất định là tế so với chúng. Đây là ý nghĩa thô và tế tùy theo loại.

200. Theo tự tánh, cảm thọ khổ là thô so với những cảm thọ khác vì nó không có sự vui sướng, nó cần đến sự can thiệp, nó gây xáo trộn, tạo nên sự lo âu, và nó khống chế. Hai cảm thọ kia là tế so với khổ thọ, bởi vì chúng làm thỏa mãn, an bình, và thù thắng hơn. Chúng tương đối dễ chịu hơn, và trung tính. Cả hai cảm thọ lạc và khổ là thô so với bất khổ bất lạc vì chúng bao hàm sự can thiệp, phát sinh xáo trộn, và chúng rõ rệt. Cảm thọ bất khổ bất lạc là tế so với hai cảm thọ kia theo cách đã nói. Như vậy thô và tế cần được hiểu theo tự tính của cảm thọ.

201. Theo người, cảm thọ nơi người chưa chứng đắc là thô so với người đã có một thiền chứng vì cảm thọ của người chưa chứng bị phân tán bởi nhiều đối tượng. Với nghĩa ngược lại thì cảm thọ của người chứng đắc là tế.

202. Theo thế giansiêu thế, cảm thọ còn lậu hoặc là thế gian thô so với cảm thọ hết lậu hoặc, vì cảm thọ trước là nhân tố phát sinh lậu hoặc, liên hệ đến bộc lưu và liên hệ đến kiết sử, hệ phược, triền cái chấp thủ, và cấu uế mà tất cả phàm phu đều có. Cảm thọ siêu thế ngươc lại là tế so với cảm thọ còn lậu hoặc.

203. Ở đây, người ta nên coi chừng lẫn lộn những cách phân loại theo loại, vv. vì mặc dù cảm thọ tương ưng với bất thiện dị thục thân thức là tế, theo loại, vì là bất định, nhưng nó lại là thô nếu phân theo tự tính.Và điều này được nói:" Cảm thọ bất định là tế, khổ thọ là thô. Cảm thọ không lậu hoặc là tế, câu hữu với lậu hoặc là thô."(Vbh. 3) Và cũng như khổ, lạc thọ, vv. là thô tùy theo loại, và tế theo tự tính.

204. Bởi thế tính cách thô tế được hiểu thế nào để khỏi lẫn lộn về cách phân theo loại vv. Ví dụ khi nói "cảm thọ bất định phân theo loại là tế, so với thiện bất thiện" thì tự tính, vv. không được nhấn mạnh đến, như:"Loại bất định nào? Bất định khổ? Bất định lạc? Bất định nơi người có đắc thiền? không đắc? còn lậu hoặc? không còn? Và ở mỗi trường hợp đều như vậy.

205. Lại bữa, do câu: "Hoặc cảm thọ nên xem là thô hay tế so với cảm thọ này hay cảm thọ kia? (Vbh. 4) trong những cảm thọ bất thiện, vv.cảm thọ câu hữu với sân cũng vậy, là thô so với cảm thọ câu hữu với tham, vì cảm thọ sân đốt hết chỗ nương tựa của nó như một đám cháy, còn cản thọ câu hữu với tham thì tế. Cũng vậy, cảm thọ câu hữu với sânlà thô, khi sân ấy thường khởi, và tế khi không thường khởi. Và cái thường khởi (constant) là thô nếu nó đem lại quả dị thục kéo dài một kiếp và không cần nhắc bảo, ngoài ra là tế. Nhưng cảm thọ câu hữu với tham là thô, khi nó tương ưng với tà kiến còn cảm thọ khác là tế. Cảm thọ tương ưng tà kiến nếu thường khởi, đem lại quả dị thục dài một kiếp và không cần nhắc bảo là thô, những cảm thọ khác là tế. Và không phân biệt, tất cả bất thiện cảm thọ là thô khi có nhiều quả báo dị thục, là tế nếu ít quả dị thục. Còn thiện cảm thọ với ít dị thục là thô, nhiều dị thục là tế.

206. Lại nữa, thiện cảm thọ thuộc dục giới là thô, thuộc sắc giới là tế, kế đó là vô sắc, và kế đó nữa là siêu thế. Cần được hiểu tương đối như vậy. Thiện cảm thọ ở dục giới là thô trong sự bố thí, là tế trong sự trì giới, tế hơn trong thiền tập. Lại nữa, thiện cảm thọ trong thiền tập là thô nếu có hai nhân, là tế nếu có ba nhân. Lại nữa, với ba nhân thì cảm thọ là thô khi cần nhắc bảo, tế khi không cần bảo. Thiện cảm thọ thuộc sắc giới là thô ở sơ thiền so với nhị thiền, nhị thiền là thô so với tam thiền, vv.

Cảm thọ vô sắc giới tương ưng không vô biên xứ là thô so với cảm thọ tương ưng thức vô biên, vv... cảm thọ vô sắc giới tương ưng phi tưởng phi phi tưởng xứ là tế. Cảm thọ siêu thế tương ưng Dự lưu đạo là thô... Chỉ có cảm thọ tương ưng A-la-hán đạo là tế. Cùng phương thức ấy áp dụng cho cảm thọ dị thục và duy tác trong những cảnh giới khác nhau và cho những cảm thọ được xếp loại thành khổ lạc, vv

207. Rồi tùy theo xứ sở thì khổ thọ ở địc ngục là thô ở súc sinh là tế. Chỉ những cảm thọ ở chư thiên tha hóa tự tại là tế. Và lạc thọ cần được giải thích cặn kẽ như khổ thọ, chỗ nào thích hợp.

208. Và theo sắc căn thì bất cứ cảm thọ nào có căn hạ liệt là thô, căn thù thắng là tế.

Những gì là thô cần xem là hạ liệ và cái gì tế là thù thắng khi phân loại thành hạ liệt, thù thắng.

209. Xa, gần: Chữ "xa" được Vibhanga giải thích: "Cảm thọ bất thiện là xa đối với thiện và bất định" (Vbh. 4) và chữ "gần" được giải thích là "bất thiện cảm thọ là gần đối với bất thiện cảm thọ". Bất thiện cảm thọ là "xa" với thiện và bất định, vì không giống nhau, không tương quan tương tự. Thiện cảm thọ và bất định cũng thế, là "xa" với bất thiện. Tương tự, trong mọi trường hợp. Nhưng bất thiện cảm thọ là gần với bất thiện cảm thọ, vì tương ưng và giống nhau.

Trên đây là giải thích chi tiết về những cách phân loại thọ uẩn.

Tưởng Hành Và Thức

210. Tưởng, hành, thức tương ưng với loại cảm thọ nào, cần được hiểu như trên.

Những Loại Trí Về Năm Uẩn

Lại nữa trí về năm uẩn được xếp loại như sau: theo thứ tự, theo phân biệt, theo sự không ít hơn không nhiều hơn, theo ví dụ, theo hai lối nhìn, và theo lợi ích của lối nhìn ấy.

211. Trước hết về thứ tự, có nhiều loại là thứ tự sanh khởi, thứ tự từ bỏ, thứ tự tu tập, thứ tự cảnh giới, thứ tự giáo lý.

Theo kinh Tương ưng (S. i, 206): "Trước hết là bào thai trong giai đoạn đầu, kế đến là bào thai giai đoạn hai" là thứ tự sanh khởi. "Các pháp được từ bỏ do thấy, các pháp được từ bỏ do tu tập" (Dhs. 1) là thứ tự từ bỏ. "thanh tịnh giới, thanh tịnh tâm" (M. i, 148) vv. là thứ tự tu tập. "Dục giới, sắc giới... " là thứ tự cảnh giới. "Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, "vv. hay câu chuyện về thí, giới" vv. là thứ tự giáo lý.

212. Trong những thứ trên, thứ tự sanh khởi không được áp dụng ở đây, vì các uẩn không sanh khởi theo thứ tự như chúng được đề cập trong trường hợp bào thai vào thời kỳ đầu vv, thứ tự từ bỏ cũng không áp dụng, vì thiện và bất định không cần từ bỏ, thứ tự tu tập cũng không áp dụng, vì cái gì bất thiện không cần tu tập làm gì, thứ tự cảnh giới cũng không áp dụng vì thọ tưởng hành thức được bao hàm trong cả bốn cảnh giới.

213. Nhưng thứ tự giáo lý có thể áp dụng, vì có những người trong khi có thể được giáo huấn, lại bị rơi vào chấp ngã trong năm uẩn vì không phân tích chúng. Đức Thế tôn muốn giải tỏa họ khỏi chấp trước bằng cách cho họ thấy làm thế nào để phân chẻ cái toàn khối có vẻ chắc chắn đó tức năm uẩn. Vì muốn chúng được an lạc, trước hết để giúp chúng dễ hiểu, ngài dạy sắc uẩn, cái phần thô, vì đó là đối tượng của mắt, vv. rồi kế tiếp dạy thọ uẩn, cái cảm nhận được sắc là đáng ưa hay không đáng ưa, kế đó là tưởng, cái hiểu được những khía cạnh cúa đối tượng cảm thọ, vì "cái gì ta cảm thọ, cái đó ta tưởng"(M. i, 293), kế đó là hành, cái tạo tác một cách có ý chí nhờ phương tiện tưởng, và cuối cùng dạy thức, điểm tựa cho thọ, tưởng, hành. Thức này dẫn đầu th?, tưởng, hành: "Các pháp lấy tâm làm chủ" (Dh. 1). Đây trước hết la sự trình bày về thứ tự.

214. Về phân biệt: giữa uẩn và thủ uẩn. Nhưng giữa uẩn và thủ uẩn khác nhau chỗ nào? Trước hết, uẩn được nói lên không phân biệt. Thủ uẩn là nói để phân biệt ra những uẩn bị chấp thủ và còn lậu hoặc. Như kinh nói: "Này các tỷ kheo, ta sẽ dạy các ông năm uẩn và năm thủ uẩn. Hãy nghe kỹ... Này các tỷ kheo, gì là năm uẩn? Phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... xa gần, đó là sắc uẩn.Phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... thức gì... xa hay gần, đó là thức uẩn. Gì là năm thủ uẩn? Phàm sắc nào, ... xa hay gần, mà có lậu hoặc, bị chấp thủ, đây là sắc thủ uẩn. Phàm thọ nào, tưởng nào, hành thức nào... xa hay gần, mà còn lậu hoặc, bị chấp thủ, đấy gọi là thức thủ uẩn. Đây, này các tỷ kheo, gọi là năm uẩn bị chấp thủ, hay năm thủ uẩn." (S. iii, 47)

215. Nhưng trong khi thọ tưởng hành thức có thể là đã giải thoát khỏi lậu hoặc hay còn bị chi phối, thì sắc không vậy. Nhìn tổng quát thì sắc chỉ là "uẩn" nhưng vì nó kể như một uẩn làm đối tượng cho chấp thủ, thì nó còn được gọi là "thủ uẩn". Thọ tưởng hành thức chỉ được kể là "uẩn" đơn thuần, khi chúng không còn bị lậu hoặc chi phối. Chúng được kể vào những "thủ uẩn" khi còn lậu hoặc, và ở đây danh từ "thủ uẩn" cần được hiểu là uẩn làm điểm tựa cho chấp thủ. Nhưng ở đây, tất cả gồm chung đều gọi là uẩn.

216. Về sự không ít hơn không nhiều hơn . Nhưng sao đức Thế tôn nói chỉ có năm uẩn? Một là vì tất cả pháp hữu vi tương tự đều bao hàm trong đó. Hai vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp ngã và những gì thuộc ngã. Ba là vì chúng bao gồm tất cả những thứ nhóm khác.

217. Khi nhiều loại pháp hữu vi được nhóm lại với nhau theo tính tương đồng, thì sắc lập thành một uẩn theo tính cách giống nhau ở khía cạnh vật chất, thọ hợp thành một uẩn do giống nhau về phương diện cảm thọ, các uẩn khác cũng vậy.

218. Và đây là giới hạn cùng tột kể như căn cứ cho sự chấp ngã và ngã sở, tức năm uẩn . Vì Kinh nói: "Này các tỷ kheo, khi sắc hiện hữu, thì do chấp thủ sắc, cố chấp vào sắc, nên tà kiến này khởi lên: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi." (S.iii, 181) Vậy uẩn được nói là gồm năm, vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp thủ bản ngã và những gì thuộc ngã.

219. Lại nữa vì năm uẩn giới định tuệ giải thoát và giải thoát tri kiến nằm trong hành uẩn, nên năm uẩn này được kể là bao hàm các loại khác. Trên đây là trình bày tại sao chỉ có năm uẩn, không thêm bớt.

220. Về ví dụ, thì sắc thủ uẩn ví như cài phòng bệnh, vì nó là chỗ ở, là căn cứ vật lý, là cửa ngỏ và đối tượng của người bệnh, tức thức thủ uẩn. Thọ thủ uẩn ví như cơn bệnh vì nó đem lại đau khổ. Tưởng thủ uẩn ví như sự khiêu khích của cơn bệnh vì nó làm sanh khởi cảm thọ tương ưng với tham, vv. do tưởng về sắc dục vv. Hành thủ uẩn ví như sự dùng những thứ không thích hợp, vì nó là nguồn gốc của cản thọ tức cơn bệnh, vì kinh nói: "Cảm thọ là pháp hữu vi, chính vì chúng tạo tác." (S. iii, 87) Và "Do bất thiện nghiệp đã được tạo và tích lũy mà dị thục thân thức khởi thù tuốt gươm thì không lo ngại về năm uẩn, thấy chúng như bọt, bóng, ảo tượng, cây chuối, huyễn sự thì không như kẻ đối với vật không thực chất cho là có thực chất.

226. Người thấy nội sắc là bất tịnh thì hiểu rõ về thức ăn đoàn thực (vật chất). Người ấy từ bỏ cái thấy sai lầm là bất tịnh thấy tịnh, vượt qua dục bộc lưu, thoát khỏi dục kiết sử, ra khỏi dục lậu, bẽ gãy hệ lụy của dục tham, không rơi vào dục thủ (tức một trong bốn thủ).

227. Một người thấy thọ là khổ, thì hiểu rõ xúc thực. Người ấy từ bỏ cái thấy sai lầm là trong khổ thấy vui. Người ấy vượt hữu bộc lưu, thoát hữu kiết sử, ra khỏi hữu lậu, bẽ gãy thân hệ phược là sân nhuế. Người ấy không rơi vào giới cấm thủ (không bám vào lễ lạc)

228. Một người thấy tưởng, hành là vô ngã thì hiểu rõ tư niệm thực. Người ấy từ bỏ tà kiến trong phi ngã thấy ngã. Người ấy vượt bộc lưu kiến chấp, thoát khỏi kiết sử tà kiến, bẽ gãy trói buộc của sự cố chấp "đây là chân lý duy nhất". Người ấy không rơi vào ngã luận thủ.

229. Một người thấy thức là vô thường, thì hiểu rõ thức thực. Người ấy từ bỏ tà kiến thấy thường trong vô thường, vượt bộc lưu vô minh, thoát kiết sử vô minh, giải thoát vô minh lậu, bẽ gãy hệ phược của sự bám vào lễ nghi tế tự. Người ấy không chấp thủ tà kiến, thoát khỏi kiến thủ.

230.

Vì những lợi lạc ấy
Khi thấy năm uẩn là sát nhân, vv.
Do đó người có trí
Nên quán sát như vậy.
Chương XIV này "Mô tả các uẩn", trong Luận về tu tập Tuệ, được soạn thảo vì mục đích làm cho người lành được hoan hỉ. 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8178)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)