- Nghi Thức Hộ Niệm Khi Lâm Chung

27 Tháng Hai 201100:00(Xem: 27490)


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ


NGHI THỨC HỘ NIỆM KHI LÂM CHUNG

Người sắp chết, xung quanh phải tuyệt đối im lặng. Ngoài tiếng chuông mõ, niệm Phật, không có một tiếng gì loạn động, nhất là khóc lóc kể lể.

Chư tăng hoặc cư sĩ trước hết, nếu còn tỉnh thì tụng ba biến kinh Vô thường, hoặc kinh Di Đà và niệm Phật. Nếu kể lại công đức người sắp chết đã làm, giảng Bát nhã tâm kinh hoặc Mười hai nhân duyên cho nghe được càng quý. Tuyệt đối không kể những chuyện đời giàu nghèo sang hèn. Nếu không đủ thời giờ, người ấy đã tắt thở thì chỉ niệm Phật, tụng kinh Di Đà, kinh Vô thường. Không nên động chạm vào thân thể mà phải để nằm yên trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ mới vuốt ve và tắm rửa thay áo quần.

Kinh dạy: nếu thấy bụng, đầu gối và gót chân nóng sau hết, thì nhờ chư tăng chú tâm niệm Phật, đưa hai tay (đừng đụng vào da) vuốt lên, may nhờ Phật, ra khỏi địa ngục.

NGHI NHẬP LIỆM NGƯỜI MẤT

Sửa soạn quan tài xong, đốt một lò trầm hoặc thắp nhang để vào trong quan tài. Vị chủ lễ dùng một chén nước tung cành hoa, chú tâm, tay bắt ấn tam muội niệm vào chén nước 108 biến chú tịnh pháp giới ... Tóa ha. Cử bài tán Dương chi tịnh thủy. Tụng Đại Bi, Thập chú, Bát nhã; trong khi đó chủ lễ sái tịnh vẽ chữ án lam và rảy nước Đông Tây Nam Bắc, từ duy thượng hạ. Hồi hướng, nguyện trú cát tường...

Lễ xong vị chủ lễ dẫn tăng ni đến chỗ thi thể; trước hết niệm chú tẩy tịnh, rảy nước rồi đọc: 

Không không sắc sắc bản đồng nhiên

Sanh tử na năng một bạn biên

 Hương hồn tu trượng Như lai giáo

 Cử bộ cao đăng Bát nhã thiền.

Niệm Phật tiếp dẫn đưa thi thể vào quan tài. Hồi hướng, nguyện sanh Tây phương. Đậy nắp quan tài xong là thiết linh sàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn