Lời Giới Thiệu

07 Tháng Sáu 200900:00(Xem: 32900)

LƯỚI TRỜI AI DỆT?
Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học
Nguyễn Tường Bách
Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM 2004

LỜI GIỚI THIỆU

“Vũ trụ là gì, từ đâu mà có” là câu hỏi cổ xưa nhất của loài người. Đó là luận đề quan trọng nhất của khoa học tự nhiên và triết học mà có lẽ con người sẽ không bao giờ có một câu trả lời chung cuộc. Lịch sử tư duy của loài người cho thấy rằng, khoa học tự nhiên và triết học luôn luôn tìm cách lý giải vấn đề này, đi từng bước từ giản đơn đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh tế. Hai ngành này cũng luôn luôn hỗ trợ cho nhau, làm tiền đề cho nhau để phát triển. Trong thế kỷ thứ hai mươi, khoa học tự nhiên mà chủ yếu là ngành vật lý đã đến với những nhận thức vô cùng mới mẻ về thực tại vật lý. Người ta thấy rằng thực tại vật lý tưởng chừng như độc lập và khách quan nay phải được quan niệm như dạng xuất hiện của một thực tại khác, phức tạp hơn, nhiều kích chiều hơn. Ngành vật lý và triết học đứng trước những luận đề vô cùng kỳ lạ và thú vị.

Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phật giáo về vũ trụ và đời người có những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đề của khoa học hiện đại.

Ở tập sách này, tác giả Nguyễn Tưởng Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên của hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Tác giả cho thấy nền vật lý và triết học phương Tây đang tiến đến một luận đề chung về bản thể học, đó là câu hỏi, thực tại trước mắt chúng ta là gì. Thế nhưng, phần đặc sắc nhất của cuốn sách này là những trình bày của tác giả về tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. phần này nêu lên những nhận thức luận của lý thuyết Trung quán và Duy thức để trả lời những câu hỏi hiện đại của ngành vật lý về bản chất của thực tại vật chất. Trong phần này người đọc sẽ thấy tác giả mạnh dạn nêu những nhận thức và ẩn dụ hết sức mới lạ của Trung quán và Duy thức để cho thấy một sự đồng qui bất ngờ với những tri kiến và giả định của khoa học trong thời đại mới.

Tập sách này nói về các vấn đề phức tạp nhất của tư tưởng nên dĩ nhiên nội dung của nó không đơn giản. Thế nhưng, nếu đọc thử vài chương, người đọc sẽ thấy tác giả rất khéo trình bày các vấn đề khó hiểu của khoa học và triết học một cách sáng sủa và dễ hiểu.

Tác phẩm này có ích cho những ai quan tâm đến triết học, khoa học tư tưởng Phật giáo. Tuy không đi sâu vào những chi tiết của các ngành vật lý và triết học nhưng tác phẩm này có thể cung cấp một cái nhìn chung cho những ai muốn nghiên cứu các luận đề được nêu lên trong tập sách.

Trân trọng giới thiêu cùng bạn đọc.
Nhà Xuất Bản Trẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8178)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)