1. Arahattamagga: Con Đường Trực Tiếp Chấm Dứt Tất Cả Mọi Đau Khổ.

18 Tháng Sáu 201415:54(Xem: 6542)
CON ĐƯỜNG THÀNH TỰU A LA HÁN QUẢ
ARAHATTAMAGGA ARAHATTAPHALA
Tổng hợp các bài pháp thoại của Hòa Thượng Ãcariya Mahã Boowa 
về hành trình tu tập của ngài


PHẦN I

A LA HÁN ĐẠO

(Arahattamagga)

Con đường trực tiếp chấm dứt tất cả mọi đau khổ

Hiện thời, tất cả những gì còn lại của Phật Giáo là lời dạy của Đức Phật. Chỉ có giáo pháp của ngài –những tạng kinh – là còn lại. Hãy làm ơn ý thức điều này. Do sự bại hoại gây ra bởi bản chất cấu uế ô nhiễm của nghiệp, nguyên lý chân thực tâm linh không còn được thực hành trong Phật Giáo vào thời hiện tại. Khi là Phật tử, chúng ta cho phép tâm trí náo động không ngừng, khó chịu bực bội và chìm đắm trong mọi ô nhiễm đang tấn công chúng ta từ mọi phía. Chúng áp đảo tâm trí chúng ta khiến chúng ta không bao giờ có thể vượt trên mọi ảnh hưởng của cấu uế dù chúng ta cố gắng thế nào đi nữa. Đa số mọi người thậm chí không đủ hứng thú để nỗ lực. Họ chỉ đơn thuần nhắm mắt lại cho phép sự tấn công dữ dội này lấn áp họ. Thậm chí họ không một chút kháng cự. Vì không đủ tỉnh giác để ý thức tất cả mọi hậu quả của tư duy, tất cả mọi suy nghĩ, mọi tác hành và lời nói của họ qua nghiệp lực, họ quy phục quyền năng của lực tác hại này quá lâu đến mức họ thiếu động cơ để kiềm chế các vọng tưởng bất thường này. Khi chánh niệm vắng bóng, nghiệp công hành đã không được khắc chế trong mỗi phạm vi tâm hành. Qua quá trình, chúng tăng thêm gánh nặng và đè bẹp trái tim và tâm trí mọi người khắp ngã qua Khổ (dukkha).

Vào thời của Đức Phật, các môn đệ trực tiếp của ngài là những bậc hành giả chân chánh trên lộ trình Phật Giáo. Họ từ bỏ thế gian nhằm mục đích nhanh chóng chuyển hoá đau khổ. Bất chấp địa vị xã hội, tuổi tác hoặc giới tính, khi họ được thọ giới dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, họ thay đổi mọi thói quen tư duy, hành động và ngôn ngữ trên con đường Giáo pháp. Gạt bỏ mọi tác nghiệp qua một bên, các bậc đệ tử này không còn bị chúng lôi kéo nữa từ giây phút đó. Với nỗ lực chân thành, họ hướng tất cả mọi năng lực của họ để thanh lọc tâm và tẩy uế tất cả mọi ô nhiễm gây ra bởi nghiệp.

Chủ yếu, nỗ lực chân thành đồng nghĩa với sự gắng sức duy trì chánh niệm liên tục và vững vàng, không ngừng quán sát tâm trí. Khi chánh niệm giám thị tất cả mọi hoạt động tinh thần và cảm thọ trong tất cả mọi thời và qua mọi tư thế, điều này được gọi là “Chánh tinh tấn”. Dù chúng ta có thực hành qua hình thức tu tập của thiền hay không, nếu chúng ta nhiệt tâm tinh tấn duy trì tâm trí chúng ta chú tâm vững chắc ngay trong thời khắc hiện tại, chúng ta sẽ không ngừng phủ lấp mối đe dọa của nghiệp. Nghiệp làm việc không chút mệt mỏi, không ngừng khuấy động mọi vọng niệm của quá khứ và tương lai. Hiện tượng này khiến tâm trí bị quấy nhiễu, lôi kéo nó khỏi thời khắc hiện tại và từ nhiệt tâm tỉnh giác đang được duy trì qua nỗ lực của chúng ta.

Vì lý do này, hành giả không nên cho phép tâm trí của họ lang thang trong các vọng niệm trần tục của quá khứ hoặc tương lai. Lối tư duy như vậy lúc nào cũng sẽ ràng buộc họ với nghiệp lực, và do vậy, cản trở sự tu tập. Thay vì theo đuổi khuynh hướng của nghiệp hay đặt tâm đến vấn đề bên ngoài của thế giới trần tục, thiền nhân nhất định phải hướng nội và ý thức thế giới nội tại của tâm. Điều này cần yếu.

Trên một qui mô lớn, bởi vì họ không đủ kiên quyết ứng dụng các nguyên lý căn bản của thiền, nhiều thiền nhân đã thất bại trong việc gặt hái những kết quả vừa ý. Tôi luôn luôn dạy các đệ tử của tôi hãy cực kỳ nghiêm ngặt qua sự theo đuổi của họ và phải có sự chú tâm rõ ràng đặc biệt trong pháp thiền của họ. Bằng cách đó, chắc chắn là họ sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. Rất quan trọng trong việc tìm kiếm một đối tượng chú tâm thích hợp, chuẩm bị tâm trí đúng mức cho loại công việc này. Tôi thường khuyến khích họ dự bị một thuật ngữ thiền dành cho sự lặp đi lặp lại không ngừng của tinh thần, hoạt động như một mũi neo để có thể nhanh chóng đặt tâm trí trong trạng thái tĩnh lặng và tập trung của thiền. Nếu thiền nhân đơn giản đặt chú tâm trên sự tỉnh thức hiện tại trong tâm trí mà không ứng dụng một thuật ngữ thiền nào để giữ chặt họ, kết quả chắc chắn là lúc được lúc không. Tính thấy biết hiện tại của tâm trí quá đỗi vi tế khiến chánh niệm không có được một nền tảng vững chắc nên chắc chắn là sẽ bị phóng tâm và tán loạn – lôi kéo bởi tiếng còi báo động của nghiệp. Sự hành thiền sau đó trở nên vá víu. Vào thời điểm nào đó, xem ra nó tiến triển một cách khá trôi chảy, hầu như không cần phải nỗ lực, để rồi bỗng nhiên trở nên khó khăn một cách không ngờ. Nó giao động và tất cả mọi tiến triển hốt nhiên tan biến. Với sự tự tin bị rung chuyển, tâm trí chỉ còn lại sự hoang mang lúng túng. Tuy vậy, nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ thiền như một mũi neo đặt nền móng vững chắc cho chánh niệm thì tâm trí chắc chắn sẽ đạt đến một trạng thái tĩnh lặng và tập trung trong một thời gian ngắn nhất. Nó cũng là một phương tiện duy trì trạng thái tĩnh lặng một cách tinh tế nhẹ nhàng.

Tôi chia sẻ ở đây qua kinh nghiệm cá nhân. Khi tôi mới bắt đầu hành thiền, sự tu tập của tôi đã thiếu sót một nền tảng vững chắc. Vì tôi vẫn chưa khám phá phương pháp đúng đắn để chăm lo tâm trí, sự tu tập của tôi luôn trong trạng thái của một dòng chảy liên tục. Nó tiến triển vững vàng vào một lúc nào đó để rồi sau đó suy sụp thật nhanh chóng, và trở ngược lại tình trạng man khai như chưa từng được dạy dỗ. Qua nỗ lực mãnh liệt mà tôi gắng sức lúc ban đầu, tâm trí của tôi thành công trên quá trình đạt đến trạng thái tĩnh lặng và tập trung của định, vững chắc uy nghi như núi. Tuy nhiên vẫn thiếu sót một phương pháp thích hợp để duy trì trạng thái này, tôi xem nhẹ vấn đề và đã hài lòng với thành tựu mà tôi đã đạt được. Hiện tượng đó khiến sự tu tập của tôi bị sa sút nghiêm trọng. Sự hành trì của tôi bắt đầu trở nên xấu đi, nhưng tôi không biết làm sao để đảo nghịch sự suy sụp này. Tôi đã suy gẫm rất lâu, nỗ lực tìm kiếm một nền tảng vững chắc mà tôi có thể kỳ vọng ổn định được tâm trí. Cuối cùng, tôi đi đến kết luận là chánh niệm đã rời bỏ tôi bởi vì các nền tảng này của tôi đã sai; Tôi thiếu một thuật ngữ thiền xúc tác như là điểm tập trung chính xác cho sự chú ý của tôi. Tôi bắt buộc phải bắt đầu lại cuộc hành trì của tôi. Lần này, trước tiên tôi nỗ lực bám chặt vào điểm trú và giữ chặt dù bất cứ hiện tượng gì xảy ra. Điểm trú đó là Buddo, sự nhớ tưởng đến Đức Phật. Tôi khiến thuật ngữ Buddho là đối tượng chú ý duy nhất của tôi. Tôi đặt tâm trên sự lặp đi lặp lại thuật ngữ Buddho và loại trừ tất cả mọi thứ khác. Buddo trở thành đối tượng duy nhất ngay cả lúc tôi phải chắc chắn rằng chánh niệm đang luôn luôn kiểm soát và hướng dẫn nỗ lực. Tất cả mọi suy tưởng về sự tiến triển hoặc sa sút đều bị gạt hết qua một bên. Tôi sẽ để cho mọi sự việc diễn ra như nó sẽ diễn ra. Tôi kiên quyết không nuông chiều theo thói quen khuôn mẫu cũ kỷ của tâm trí; và phóng tâm vào quá khứ khi sự tu tập của tôi đang tiến triển một cách tốt đẹp – và nó đã sụp đổ như thế nào; sau đó nó lại tư duy đến tương lai, hy vọng rằng bằng cách này hay cách khác qua ước muốn mãnh liệt được thành tựu, sự hài lòng trước kia của tôi sẽ trở về.

Suốt thời gian này, tôi đã thất bại khi tạo ra mọi điều kiện với ý muốn mang lại một kết quả như ý. Tôi đơn giản mong ước thấy sự cải thiện này, để rồi sau đó lại thất vọng não nề khi nó không trở thành hiện thực. Trong thực tế, ham muốn được thành tựu không mang lại thành tựu; mà chỉ với ý chí nỗ lực tỉnh giác. Bực bội về sự tiến triển hoặc sa sút là nguyên nhân gây ra khích động, phân tâm tôi với thời khắc hiện tại và sự hành trì của tôi. Chỉ với sự lặp đi lặp lại nhiệt tâm chuyên chú của Buddho mới có thể ngăn chặn mọi giao động qua sự tham thiền của tôi. Với sự chú ý tột bực, tôi nhiệt tâm tập trung tâm trí tỉnh thức vào thực tại tức thì. Vọng tưởng lan man không thể cho phép phá vỡ sự tập trung đó. 

Nhiệt tâm tham thiền để chấm dứt tất cả mọi đau khổ, quí vị chắc chắn phải hết lòng gia công vào pháp hành ở mỗi giai đoạn tiếp tới của lộ trình. Không có gì quan trọng hơn là sự cam kết tuyệt đối đưa đến thành tựu này. Hãy kinh nghiệm các lãnh vực sâu thẳm nhất của định và hãy thành tựu các tuệ ở mức sâu thẳm thâm thúy nhất. Quí vị không thể nửa vời và lơ đãng thờ ơ, hay luôn mãi lưỡng lự bởi vì quí vị thiếu các nguyên lý vững chắc để hướng dẫn sự tu tập của quí vị. Những thiền nhân thiếu sự cam kết chắc chắn với nguyên lý thực hành thì dù họ có thể hành thiền suốt cả cuộc đời họ nhưng sẽ không thể nào mang đến các kết quả chính đáng. Trong các trạng thái ban đầu của sự tu tập, nhất định quí vị phải tìm kiếm một đối tượng vững chắc của thiền để giữ chặt tâm trí quí vị. Đừng chỉ đặt tâm một cách hời hợt trên một đối tượng mơ hồ, như sự tỉnh giác luôn có mặt như bản chất chân thực của tâm trí. Thiếu một đối tượng chú ý đặc biệt để nắm giữ tâm trí, hầu như không thể nào duy trì được sự chú ý của quí vị không bị lang thang. Đây là công thức cho thất bại. Cuối cùng, quí vị sẽ trở nên thất vọng và không còn gắng sức nữa. 

Khi chánh niệm mất đi sự tập trung của nó, nghiệp lực hối hả lôi kéo vọng niệm của quí vị vào quá khứ đã trôi qua, hoặc tương lai chưa đến. Tâm trí trở nên thiếu ổn định và lang thang vô định trên mảnh đất tinh thần, không bao giờ tĩnh lặng hoặc hài lòng dù chỉ một phút chốc. Đây là cách mà các thiền nhân đánh mất nền tảng khi thấy tinh thần của họ bị sụp đổ. Liều thuốc giải độc duy nhất là một điểm tập trung của sự chú ý, không lắm phức tạp, như thuật ngữ thiền hoặc hơi thở. 

Hãy chọn phương pháp nào xem ra thích hợp với căn cơ của quí vị, và hãy đặt tâm vững chắc trên đối tượng đó và hãy loại bỏ tất cả mọi thứ khác. Sự cam kết toàn triệt là cần yếu cho công việc này.

Nếu quí vị chọn hơi thở làm điểm tập trung, hãy tự mình ý thức hoàn toàn trên từng mỗi hơi thở ra vào. Hãy chú ý đến cảm giác tạo ra bởi sự chuyển động của hơi thở và đặt sự chú ý của quí vị trên điểm mà cảm giác ở đó rõ ràng nhất; nơi mà cảm giác của hơi thở nhạy bén nhất: thí dụ, trên đầu sóng mũi. Hãy chắc chắn là quí vị thấy biết khi nào hơi thở vào và hơi thở ra, nhưng đừng theo đuổi nó – Hãy đơn giản chú tâm ngay điểm mà nó thông qua. Nếu quí vị cảm thấy điều này có thể giúp đỡ được, hãy phối hợp hơi thở của quí vị với sự lặp đi lặp lại thầm lặng của thuật ngữ Buddho. Hãy chú tâm trên Bud hơi thở vào và Dho trên hơi thở ra. Đừng cho phép các vọng niệm lan man can thiệp vào công việc mà quí vị đang làm. Đây là bài tập tỉnh giác trong giây phút hiện tại để duy trì sự cảnh giác và hoàn toàn chăm chú. 

Khi chánh niệm dần dần tự nó thiết lập, tâm trí sẽ không còn chú ý đến các tư tưởng và cảm xúc nguy hại nữa. Nó sẽ mất đi hứng thú mọi ưu tư thường ngày của nó. Không còn bị phân tâm, nó sẽ ổn định xa hơn và xa hơn trong sự trầm mặc và tĩnh lặng. Cùng lúc đó, hơi thở thô tế khi quí vị bắt đầu đặt trọng tâm trên nó – dần dần trở nên thanh nhẹ hơn. Thậm chí có thể nó đạt đến trạng thái hoàn toàn dứt bặt từ ý thức tỉnh giác của quí vị. Nó trở nên cực kỳ vi tế và thanh nhẹ đến mức nó dần tan biến. Không còn hơi thở nào lúc đó - chỉ còn cốt lõi tánh thấy biết của tâm. 

LỰA CHỌN CỦA TÔI LÀ THIỀN BUDDHO. Từ khoảnh khắc đó tôi lập quyết tâm, giữ chặt tâm tôi không lang thang nữa qua sự lặp đi lặp lại thuật ngữ Buddho. Từ lúc tôi thức dậy vào buổi sáng cho đến lúc đi ngủ vào buổi tối, tôi ép mình chỉ tư duy đến Buddho mà thôi. Cùng một lúc, tôi chấm dứt không còn bận rộn với mọi ý nghĩa tiến triển hoặc sa sút nữa. Nếu thiền của tôi tiến triển thì nó sẽ như vậy với Buddho. Nếu nó sút giảm thì nó cũng sẽ đi xuống với Buddho. Trong cả hai trường hợp, Buddho là điều quan tâm duy nhất của tôi. Tất cả mọi vấn đề khác không quan hệ. Đúng là tôi phải cưỡng ép tâm trí tôi.

Duy trì sự chú tâm duy nhất đó không phải là một công việc dễ dàng gì. Tôi phải cưỡng ép tâm trí của mình buộc chặt vào Buddo từng giây phút không ngừng gián đoạn. Dù là tôi đang tọa thiền, kinh hành hoặc chỉ làm các công việc thường ngày, thuật ngữ Buddo âm vang thật sâu trong tâm trí của tôi ở tất cả mọi thời. Qua bản tánh và khí chất, tôi luôn luôn kiên quyết đến mức bất thoả hiệp. Khuynh hướng này đem lại lợi lạc cho tôi. Cuối cùng, tôi trở nên hết lòng và nhiệt tâm với công việc mà không có gì lưu chuyển được tâm kiên cố của tôi, không có một tư tưởng vô định nào có thể tách lìa tâm trí của tôi với thuật ngữ Buddo. 

Thực tập như vậy mỗi ngày và mỗi ngày, tôi luôn nhất định là Buddo âm vang qua sự hài hoà cận kề với sự tỉnh thức trong từng giây phút hiện tại. Chẳng sớm, tôi bắt đầu thấy được kết quả của sự tĩnh lặng và tập trung khởi lên rõ ràng từ tâm, bản chất thấy biết cốt lõi của tâm trí. Ở trạng thái đó, tôi thấy được bản chất vi tế và thanh nhẹ của tâm. Tôi càng hướng tâm đến Buddho thì tâm lại càng vi tế hơn, cho đến cuối cùng tính chất vi tế của Buddho và tâm tan chảy vào nhau và trở thành một và sở hữu cùng bản chất cốt lõi thấy biết. Cố gắng nếu tôi có thể, tôi vẫn không thể nào khiến thuật ngữ Buddo hiện ra trong tâm trí tôi. Qua sự quyết tâm và cần mẫn, Buddo đã gần như hợp nhất với tâm mà chính Buddo không còn hiện ra trong ý thức của tôi nữa. Tâm trí trở nên tuyệt đối trầm tịch và vắng lặng, hoàn toàn vi tế một cách thâm thúy đến mức thậm chí Buddo không còn âm vang ở đó nữa. Trạng thái thiền liên biến với sự biến mất của hơi thở, như được nhắc bên trên.

Khi kinh nghiệm này diễn ra, tôi cảm thấy kinh ngạc. Tôi đã khẳng định toàn bộ tu tập của tôi trên sự buộc chặt vững chắc trên Buddho. Bây giờ thì Buddho không còn rõ ràng nữa thì tôi sẽ đặt tâm chú ý vào đâu? Cho đến điểm này, Buddho trở thành điểm trụ của tôi. Bây giờ nó biến mất. Dù cố gắng như thế nào đi nữa để đem lại sự chú tâm này, nó vẫn bị mất đi. Tôi đang trong tình thế bối rối khó xử. Tất cả những gì còn lại là bản tánh thấy biết thâm thúy của tâm, một sự tỉnh thức thuần khiết và đơn thuần, tỏ chiếu và sáng suốt. Không có gì cụ thể trong sự tỉnh thức đó có thể gài chốt được.

Tôi nhận thức là không có gì thấm nhập phạm vi tỉnh thức của tâm trí khi ý thức – thấy biết thực tại của nó – đạt đến tình trạng vi tế và thâm sâu như vậy. Tôi chỉ còn một sự lựa chọn mà thôi. Buddho bị mất đi thì tôi đặt sự chú ý trên ý thức cốt lõi của sự tỉnh thức và tánh thấy biết đang đồng hiện hữu và rõ rệt ở khoảnh khắc đó. Ý thức đó không biến mất; Ngược lại, tất cả đều đang tỏa khắp. Tất cả sự tỉnh thức chuyên chú đó tập trung trên sự lặp đi lặp lại của Buddho rồi sau đó lại tập trung vững chắc trên tánh thấy biết vi tế này của một cái tâm tĩnh lặng đồng quy. Sự chú ý của tôi duy trì cố định và vững chắc trên cốt lõi thấy biết vi tế này cho đến khi cuối cùng sự rõ ràng của chúng bắt đầu tan biến dần, cho phép sự tỉnh thức bình thường của tôi được tái thiết lập. 

Khi sự tỉnh thức bình thường trở về, Buddho tự nó biến hiện một lần nữa, nên tôi tức thì lại đặt chú tâm trên sự lặp đi lặp lại thuật ngữ thiền này của tôi. Sau đó không lâu, sự tu tập hàng ngày của tôi mang một giai điệu mới. Tôi chú tâm mạnh mẽ trên Buddho cho đến khi ý thức biến thành một trạng thái sáng suốt, kỳ diệu của cốt lõi bản chất thấy biết của tâm, thấm thấu trong tánh thấy biết vi tế này cho đến khi sự tỉnh thức bình thường quay trở lại, và sau đó tôi lại chuyên chú gia tăng mãnh liệt lặp đi lặp lại Buddho.

Trong giai đoạn này, trước tiên tôi gặt hái được nền tảng tâm linh vững chắc trong pháp thiền. Từ đó về sau, sự tu tập của tôi tiến triển một cách vững vàng… không bao giờ còn bị thối lùi nữa. Mỗi ngày trôi qua, tâm trí của tôi càng trở nên tĩnh lặng, an lạc và tập trung hơn. Mọi sự thăng trầm lên xuống gây tai hại lâu dài cho tôi không còn là vấn nạn nữa. Mọi quan tâm về trạng thái hành trì của tôi được thay thế bởi chánh niệm bám rễ ngay trong giây phút hiện tại. Cường độ mãnh liệt của niệm bất khả so sánh với mọi tư tưởng của quá khứ hoặc tương lai. Trọng tâm hoạt động của tôi là giây phút hiện tại – mỗi câu niệm Buddho thầm lặng khi nó sanh lên và diệt đi. Tôi không còn hứng thú với bất kỳ hiện tượng gì khác. Cuối cùng, tôi nhận thấy rằng lý do mà trạng thái thay đổi liên tục trước kia là do tôi thiếu chánh niệm và bởi vì tôi không thể bám trụ sự chú ý của tôi trên thuật ngữ thiền. Thay vì vậy, tôi chỉ tập trung trên cảm xúc bình thường của sự tỉnh thức nội tâm mà không có đối tượng đặc biệt nào, không cho phép tâm trí lang thang vô định một cách dễ dàng như tư tưởng ắp chế.

Một khi tôi thấu hiểu phương pháp đúng đắn cho giai đoạn đầu tiên của thiền, tôi tự mình ứng dụng công việc này qua sự cam kết chân thành và tôi nhất định khước từ không cho phép chánh niệm bị gián đoạn thậm chí dù chỉ trong một sát na. Bắt đầu vào mỗi buổi sáng, khi tôi thức dậy và tiếp tục cho đến khuya. Mỗi khi tôi buồn ngủ, tôi ý thức tỉnh giác trong thiền mỗi và từng sát na trong những giờ khắc tỉnh táo. Đây là một sự thử thách gay go, đòi hỏi sự tập trung cao độ và kham nhẫn. Tôi không thể cho phép mình thả lỏng và thư giản thậm chí dù chỉ một giây phút.

Khi tập trung mạnh mẽ nội quán Buddho, tôi không còn chú ý đến mọi sự kiện đang diễn ra quanh tôi. Mọi tương tác của đời sống thường nhật của tôi trôi qua trong sự mập mờ nhưng Buddho vẫn tập trung một cách nhạy bén. Sự cam kết của tôi với thuật ngữ thiền là toàn triệt. Với nền tảng vững chắc nâng đở sự tu tập của tôi, sự trầm tịch của tinh thần và tập trung trở nên đến mức không còn gì có thể lay chuyển nữa, rắn chắc và cứng cỏi như núi. 

Cuối cùng, điều kiện vững chắc như đá của tâm trí trở nên là điểm tập trung chính cho chánh niệm. Khi tâm kiên định gặt hái được một nội tâm định tĩnh hơn, kết quả là sự hợp nhất ở cấp độ cao hơn, thuật ngữ thiền Buddho tan biến dần từ sự tỉnh thức, lìa bỏ trạng thái định tĩnh và tập trung của bản chất cốt lõi thấy biết của tâm trí.Ở giai đoạn này, tâm trí đã thể nhập trong định – trạng thái tập trung mãnh liệt của tỉnh giác, tự nó có sự sống riêng của nó, độc lập với bất kỳ pháp thiền nào. Định tĩnh và hợp nhất, tánh thấy biết tự nó trở thành trọng tâm duy nhất của sự chú ý, một trạng thái của tâm trí nổi bật và quyền năng đến mức không có gì sanh khởi có thể khiến nó bị đánh bật ra. Kinh nghiệm này được biết như tâm trí trong một trạng thái đại định liên tục. Nói một cách khác, tâm tức là định – cả hai là một và như nhau.

Nói theo định nghĩa của những lãnh vực thâm sâu hơn của thiền, có một nền tảng khác biệt tồn tại giữa trạng thái định tĩnh của thiền và trạng thái đại định. Khi tâm trí đồng quy và rơi vào trạng thái tịnh tĩnh và tập trung, nó có thể duy trì trong một thời gian khá lâu trước khi quay trở về với thu hoạch tốt ý thức bình thường thì kinh nghiệm này được biết như là sự định tĩnh của thiền. Sự định tĩnh và tập trung là trạng thái tạm bợ chỉ kéo dài cho đến khi tâm trí vẫn còn cố định trong trạng thái an lạc đó. Khi ý thức bình thường quay trở về, các trạng thái phi phàm dần dần tan biến. Dù vậy, khi thiền nhân trở nên thiện xảo ở sự tu tập này – thể nhập và xuất trạng thái định tĩnh, hợp nhất lần nữa và lần nữa… tâm trí bắt đầu xây dựng một nền tảng nội tâm vững chắc. Khi nền tảng này trở nên bất khả lay chuyển trong mọi hoàn cảnh, thì tâm trí được biết là đang an trú trong một trạng thái đại định liên tục. Sau đó, thậm chí khi tâm trí thoát khỏi trạng thái định tĩnh của thiền dù vậy nó vẫn cảm giác vững vàng và chặt chẽ, như không có gì có thể quấy nhiễu được sự chuyên chú của tâm. 

Tâm liên tục hợp nhất trong định luôn bằng phẳng và không bị nhiễu loạn. Cảm giác hoàn toàn hài lòng. Bởi vì chính sự chặt chẻ và ý thức tập trung của một nội tâm quy nhất, vọng niệm và cảm xúc mỗi ngày không còn gây tác động. Trong một trạng thái như vậy, tâm trí không ham muốn suy nghĩ về bất cứ điều gì. Hoàn toàn an lạc và thỏa nguyện trong chính nó, cảm thấy không có gì thiếu thốn cả.

Trong trạng thái định tĩnh và tập trung như vậy, tâm trở nên cực kỳ quyền năng. Khi tâm trí trước kia mong cầu kinh nghiệm tư duy và cảm xúc, bây giờ nó xa lánh chúng như một sự phiền toái. Trước kia nó khó chịu bực bội đến mức không thể nào ngừng suy tưởng ngay cả nếu nó muốn. Hiện thời, với định như trạng thái quen thuộc của nó, tâm trí cảm thấy không còn ham muốn suy nghĩ về bất cứ thứ gì. Nó xem ý niệm như sự phiền toái vô ích. Khi cốt lõi thấy biết của tâm nổi bật rõ ràng trong tất cả mọi thời, tâm tập trung đến mức nó không dung thứ bất kỳ quấy nhiễu nào. Bởi vì trạng thái an lạc siêu phàm này… và định có xu hướng ru ngủ tâm trí vào trạng thái tĩnh lặng hài lòng này – thiền nhân đã đạt đến đại định thường hay bị dính mắc mãnh liệt với nó. Nó duy trì như vậy cho đến khi ta đạt đến trình độ khi tuệ chiếm ưu thế, và kết quả thậm chí sẽ càng trở nên hài lòng hơn.

TỪ DẠO ĐÓ, TÔI DỤNG CÔNG GIA TĂNG THÊM NỖ LỰC CỦA TÔI. Vào khoảng thời gian này, tôi bắt đầu tọa thiền suốt đêm, từ chạng vạng cho đến sáng bình minh. Khi tọa thiền vào một đêm, tôi bắt đầu hướng nội như bình thường. Bởi vì nó đã phát triển thành một nền tảng tốt đẹp và mạnh mẽ, tâm dễ dàng nhập vào đại định. Miễn là tâm yên nghỉ một cách tĩnh lặng thì nó không còn ý thức được các cảm giác bên ngoài của thân. Nhưng khi tôi xuất định nhiều giờ sau, tôi bắt đầu kinh nghiệm chúng đầy tràn. Cuối cùng, cơ thể của tôi bị đau đớn đến mức tôi không thể nào chịu đựng nỗi. Tâm bỗng nhiên mất cả nhuệ khí, nền tảng vững chắc mạnh mẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Toàn thân tràn ngập với cơn đau đớn khủng khiếp khiến nó run rẩy từng chập một.

Sau đó bắt đầu là một trận chiến xáp lá cà đã ban cho tôi một tuệ kiến về sự quan trọng của kỹ xão thiền. Cho đến khi cơn đau khủng khiếp không ngờ trước được vào đêm đó, tôi chưa nghĩ là phải nỗ lực tọa thiền suốt đêm. Tôi chưa bao giờ kiên định như vậy. Tôi chỉ đơn thuần tọa thiền như tôi thường làm, nhưng khi cơn đau bắt đầu chiếm hữu tôi, tôi suy nghĩ, “Ủa, có chuyện gì xảy ra ở đây? Tôi chắc chắn là phải nỗ lực để tìm hiểu cơn đau này tối nay.” Như vậy, tôi nghiêm trang quyết tâm là dù bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi sẽ không rời tọa cụ cho đến khi bình minh ló dạng vào ngày tới. Tôi kiên quyết khảo sát bản chất cơn đau cho đến khi tôi thấu hiểu nó rõ ràng và minh bạch. Tôi sẽ phải đào sâu. Nhưng nếu cần thiết, tôi sẵn sàng chết để khám phá sự thật của cơn đau. 

Tuệ bắt đầu giải quyết vấn đề trong sự nhiệt tâm. Trước khi tôi thấy mình bị đặt vào một ngỏ hẹp không lối thoát, tôi không bao giờ tưởng tượng được là tuệ có thể quá sắc bén và sâu sắc đến như vậy. Nó bắt đầu làm việc không ngừng, xoay vòng như nó đang thăm dò vào gốc rễ của cơn đau với sự quyết tâm của một chiến sĩ không bao giờ lùi bước hoặc chấp nhận thất bại. Kinh nghiệm này thuyết phục tôi là trong những giây phút khủng hoảng thật sự, tuệ phát khởi để đón nhận thử thách. Số phận chúng ta không phải là để vĩnh viễn vô minh… khi bị ép vào một góc chúng ta chắc chắn có thể tìm cách để tự giúp đỡ chính chúng ta. Nó xảy ra với tôi vào đêm đó. Khi tôi bị ép vào một góc và bị áp đảo bởi cơn đau khủng khiếp này, chánh niệm và tuệ giác đào sâu vào bao cảm giác của cơn đau khủng khiếp.

Cơn đau bắt đầu qua những tia chớp nóng bỏng dọc theo sau tay và chân, nhưng thật sự cũng chỉ nhẹ nhàng mà thôi. Khi nó sanh khởi qua sức mạnh vô biên, toàn thân bùng cháy trong sự đau đớn. Tất cả mọi rẻ xương, những đầu nối các mẫu xương vào nhau, đều như đang bị dầu đổ vào lửa nhận chìm cả thân xác. Cảm giác như mỗi xương cốt trong thân của tôi bị vỡ tan ra, như cổ của tôi sẽ bị gẫy ra và đầu rơi xuống đất. Khi tất cả mọi phần của thân cùng đau một lúc, cơn đau mãnh liệt đến mức ta không biết làm thế nào bắt đầu để vật lộn với những cơn thủy triều đủ lâu để có thể hít thở được. 

Cơn khủng hoảng khiến chánh niệm và tuệ giác không còn sự lựa chọn nào ngoài cách đào sâu vào cơn đau, tìm kiếm ở điểm mà nó cảm thấy khốc liệt nhất. Chánh niệm và tuệ giác điều tra và khảo sát ngay nơi cơn đau mãnh liệt nhất, cố gắng cô lập nó để nó có thể thấy biết rõ ràng, "Cơn đau từ đâu phát sanh? Ai là người chịu đựng cơn đau này? Chúng hỏi những câu hỏi này trên mỗi phần cơ thể và khám phá ra là trên mỗi phần cơ thể vẫn lưu giữ thực chất của nó. Da là da, thịt là thịt, gân là gân, vân vân và vân vân. Chúng đã như vậy từ ngày được sinh ra. Cơn đau đớn, ngược lại, là một cái gì sinh diệt theo tính cách tuần hòan. Nó không tồn tại cùng một cách như thịt và da. Thông thường, cơn đau và cơ thể có vẻ ràng buộc nhau. Nhưng chúng có thật sự như vậy hay không? 

Hướng tâm vào trong, tôi có thể thấy mỗi phần cơ thể là một thực tại vật chất. Những gì thực đều lưu lại như vậy. Khi tôi dò xét toàn thể cơn đau của cơ thể, tôi thấy có một điểm khốc liệt hơn tất cả thành phần khác. Nếu cơn đau và thân là một thì tất cả mọi phần của cơ thể phải thực như nhau, nếu vậy tại sao cơn đau lại mạnh mẽ ở phần này hơn phần kia? Do đó , tôi cố gắng tách rời và cô lập ở mỗi một khía cạnh.

Ở điểm khảo sát đó, chánh niệm và tuệ giác rất cần thiết. Chúng quét qua các khu vực đau đớn nhất và sau đó xoay vòng chung quanh ở những phần căng thẳng nhất, không ngừng làm việc để tách rời cảm giác qua thân. Khi quan sát thân, chúng nhanh chóng chuyển đổi sự chú ý đến cơn đau, sau đó đến tâm. Ba phần này: thân, cơn đau và tâm, là nguyên lý chủ yếu trong sự khảo sát này.

Mặc dù cơn đau của cơ thể hiễn nhiên vô cùng mãnh liệt, tôi có thể thấy được là tâm định tĩnh và không bị khổ sở. Dù thân bị khó chịu đến mức như thế nào, tâm vẫn không bực bội hoặc phiền não. Điều này khiến tôi thích thú. Thông thường thì nghiệp tăng lực với cơn đau, và sự liên minh này khiến tâm bị quấy nhiễu bởi cơn thống khổ của thân. Hiện tượng này thúc đẩy tuệ giác đào sâu vào bản chất của thân, bản chất của cơn đau và bản chất của tâm cho đến khi tất cả ba hiện tượng này được nhận thức rõ ràng như là những thực tại riêng rẽ. Mỗi hiện tượng chân thực trong phạm vi bản chất của riêng nó.

Tôi thấy rõ ràng là tâm định nghĩa là cảm giác đang bị đau đớn và khó chịu. Nếu không, cơn đau đơn thuần chỉ là hiện tượng tự nhiên đang xảy ra. Nó không phải là phần nguyên nhất của thân, hay là nó thực chất đối với tâm. Chẳng bao lâu, nguyên lý này trở nên tuyệt đối rõ rệt hơn và cơn đau lập tức biến mất. Ngay khoảnh khắc đó, thân đơn thuần là thân… một thực tại riêng rẽ trên phần của riêng nó. Cơn đau đơn giản là cảm giác, và qua một tia chớp sáng, cảm giác đó tan biến trong tâm. Khi cơn đau tan biến trong tâm thì tâm biết là cơn đau đã không còn. Nó biến mất không còn một dấu vết nào.

Thêm nữa, toàn bộ thân vật lý này biến mất từ sự tỉnh thức. Ngay khoảnh khắc đó, tôi không hề ý thức hoặc hay biết về thân. Chỉ còn lại một sự tỉnh giác đơn thuần và hài hoà, đơn độc riêng nó. Chỉ có vậy. Tâm cực kỳ thanh nhẹ, bất khả thuyết. Nó đơn thuần thấy biết - một trạng thái nội tại vi tế của sự tỉnh thức lan tỏa cùng khắp. Thân hoàn toàn mất đi. Mặc dù hình tướng của thân vẫn còn đang ngồi tọa thiền, tôi hoàn toàn không ý thức nó. Cơn đau cũng biến mất. Không còn những cảm giác vật lý. Chỉ có cốt lõi của tánh thấy biết là còn lại. Tất cả mọi tư duy đồng dứt bặt; Tâm trí không còn tựu lại ý nghĩ nào nữa. Khi tư duy dứt bặt, không chút chuyển động nào quấy nhiễu tính chất vắng lặng của tâm. Khi không còn rúng động nữa, tâm duy trì cố định vững chắc trong thanh tịnh của riêng nó. 

Do quyền năng chánh niệm và tuệ giác, cơn đau bốc lửa như sắt nung khiến cơn khổ sở trong thân của tôi hoàn toàn biến mất. Ngay cả thân tôi cũng biến mất qua ý thức. Tánh thấy biết hiện hữu đơn độc, như tư duy bị treo lơ lững giữa không trung. Hoàn toàn rỗng không, nhưng cùng một lúc tỉnh thức rúng động, bởi các nguyên tố vật lý không tác động qua lại với nó. Tâm không ý thức là thân này đang tồn tại. Tánh thấy biết này là sự tỉnh thức thuần khiết đơn độc và không liên thông với bất kỳ hiện tượng gì. Nó thậm thâm vi diệu, uy nghi và thật sự huy hoàng lộng lẫy. 

Đây là một kinh nghiệm diệu kỳ đến mức không thể tưởng tượng được. Cơn đau hoàn toàn biến mất. Thân cũng biến mất. Sự tỉnh thức thanh nhẹ và vi tế đến mức tôi không thể mô tả nó là hiện tượng duy nhất biến mất. Nó đơn thuần hiển lộ, và đó là tất cả những gì mà tôi có thể nói. Nó thật sự là trạng thái bản thể nội tại diệu kỳ nhất. Không chút chuyển động… thậm chí không chút gợn sóng… trong tâm. Nó hoàn toàn thấm thấu trong sự vắng lặng cho đến khi đủ thời gian trôi qua thì nó bắt đầu khuấy động khi nó bắt đầu xuất định. Nó gợn sóng ngắn ngủi và sau đó lại yên tịnh lần nữa.

Tiến trình gợn sóng này xảy ra một cách tự nhiên theo tính hài hoà của riêng nó. Nó không thể nẩy sinh ý muốn. Bất kỳ ý muốn nào cũng sẽ mang tâm trở về trạng thái tâm thức bình thường. Khi tâm thấm thấu trong sự vắng lặng đầy đủ thì nó lại khuấy động. Nó ý thức gợn sóng đó giao động một cách ngắn ngủi và sau đó dứt bặt. Vài khoảnh khắc sau nó lại gợn sóng trong phút chốc một lần nữa, sau đó lại tan biến tức thì. Khi tâm đã đồng quy vào chính nền móng của định, nó không rút lui ngay tức thì. Đây chính là bằng chứng xác thực đối với tôi. Tâm gợn sóng nhẹ nhàng, có nghĩa là nghiệp hình thành một cách ngắn ngủi chỉ để rồi sau đó tan biến trước khi nó có thể nhận thức. Gợn sóng rồi tan biến. Lần nữa và lần nữa tâm gợn sóng rồi tan biến, dần dần tăng tầng số cho đến khi tâm tôi cuối cùng trở về với ý thức bình thường. Rồi thì tôi trở nên ý thức thân vật lý của tôi, nhưng cơn đau đã qua đi. Trước đó, tôi không hề có cảm giác đau đớn, và nó mới bắt đầu tái xuất một cách chậm chạp . 

Kinh nghiệm này củng cố nền tảng tâm linh vững chắc trong tâm tôi với một sự khẳng định bất khả tư nghì. Tôi nhận thức được một nguyên lý căn bản khi vật lộn với cơn đau: cơn đau, thân và tâm tất cả là ba hiện tượng riêng rẽ. Nhưng bởi sự ô nhiễm tinh thần - ảo tưởng - chúng đồng quy thành một. Ảo tưởng bao trùm tâm như độc dược đang âm ỉ ô uế mọi nhận thức của chúng ta và bóp méo thực tại. Cơn đau đơn giản là một hiện tượng tự nhiên tự nó xảy ra. Nhưng khi chúng ta nắm bắt nó như là một sự nóng bỏng bực bội khó chịu thì nó tức thì trở nên nóng bỏng bực bội… bởi vì sự định nghĩa của chúng ta qua cách đó khiến nó bị khó chịu bực bội. 

Sau một lúc, cơn đau lại trở về, nên tôi phải tấn công nó một lần nữa… không thối lui. Tôi đào sâu trong các cảm giác đau đớn, khảo sát chúng như tôi đã làm trước đó. Nhưng lần này, tôi không thể ứng dụng cùng những kỹ xão khảo sát mà tôi đã sử dụng trước đó với một ảnh hưởng tốt đẹp. Kỹ xão được dùng trong quá khứ không còn liên hệ với giây phút thực tại. Để duy trì tốc độ với mọi hiện tượng nội tâm khi chúng mở rộng ra, tôi cần có những kỹ xão tân kỳ phát minh bởi chánh niệm và tuệ giác đã được chế tác cho các tình huống hiện tại. Bản chất của cơn đau vẫn như nhau, nhưng những kỹ xão đó phải phù hợp với tình trạng ngay tức thì. Ngay cả mặc dù tôi ứng dụng một cách thành công trước đó, tôi vẫn không thể điều trị tình huống mới mẻ bằng cách nắm giữ các kỹ xão khảo sát củ kỷ xưa kia. Những kỹ xão tươi mát, tân tiến cần phải có. Những kỹ xão được chế tác trong trận chiến đối đầu với mọi tình huống hiện tại. Chánh niệm và tuệ giác lại bắt đầu làm việc lại, và trước một thời khắc lâu dài, tâm một lần nữa đồng quy chính nền móng của định. Trong tiến trình diễn biến của đêm đó, tâm đồng quy như vậy đến ba lần, nhưng tôi đã sẵn sàng trong trận chiến xáp lá cà này ở mỗi một lần. Sau lần thứ ba, bình minh rực chiếu, mang đến một trận đánh tới tấp. Tâm xuất hiện một cách táo bạo, hả hê đắc chí và hoàn toàn vô úy. Nỗi sợ hãi cái chết dứt bặt vào đêm đó. 

CÁC CẢM GIÁC ĐAU ĐỚN CHỈ LÀ hiện tượng xảy ra tự nhiên liên tục thăng trầm lên xuống từ nhẹ nhàng đến khốc liệt. Miễn là chúng ta không biến nó thành gánh nặng cá nhân thì chúng không mang ý nghĩa đặc biệt gì với tâm. Trong và của chính nó, cơn đau không có ý nghĩa gì, nên tâm không bị ảnh hưởng. Thân vật lý cũng vô nghĩa trong và ngoài tự thân nó, và nó không thêm ý nghĩa vào cảm xúc hoặc với chính nó… trừ phi, dĩ nhiên, tâm khảo sát nó với ý nghĩa đặc biệt, tích tập qua kết quả đau khổ hỏa thiêu chính nó. Mọi nhân duyên ước định bên ngoài không thật sự chịu trách nhiệm cho mọi phiền não của chúng ta, chỉ tâm mới có thể tạo ra hiện tượng đó mà thôi.

Thức dậy vào mỗi buổi sáng, tôi cảm thấy táo bạo và phiêu lưu không thể nào mô tả được. Tôi kinh ngạc trước bản chất diệu kỳ qua kinh nghiệm của tôi. Không có gì qua kinh nghiệm thiền của tôi trước đó có thể so sánh được, Tâm đã hoàn toàn cắt đứt mối liên hệ của nó với tất cả mọi đối tượng chú ý, đồng quy hướng nội với sự dũng cảm chân chánh. Nó đồng quy vào sự vắng lặng thanh tịnh huy hoàng bởi vì những thẩm xét toàn triệt, cần cù của tôi. Khi nó rút lui, nó vẫn đầy gan dạ và táo bạo khi thấy biết là nó không còn sợ hãi cái chết nữa. Hiện thời tôi đã biết thế nào là kỹ xão thẩm xét, nên tôi chắc chắn là lần tới tôi không còn sợ hãi khi nó xuất hiện. Nó sẽ, dù vậy, vẫn là cơn đau cùng có chung một đặc tính. Thân vật lý sẽ vẫn là tấm thân củ kỷ này. Và tuệ giác sẽ vẫn là chức năng mà tôi đã ứng dụng trước đó. Với lý do đó, tôi cảm thấy công khai thách đố mà không sợ đau hoặc sợ chết.

Một khi tuệ giác đạt đến nhận thức bản chất thực sự của cái chết và cái không chết, cái chết trở thành một cái gì khá bình thường. Tóc, móng tay, răng, da thịt, xương cốt; giảm thiểu thành yếu tố hình tướng ban sơ, chúng đơn thuần là yếu tố đất. Khi nào mà yếu tố đất chết đi? Khi chúng tan rã và phân hoại, chúng trở thành cái gì? Tất cả mọi phần cơ thể trở về đặc tính nguyên thủy của nó. Nguyên tố nước và đất trở về đặc tính nguyên sơ của nó cũng như nguyên tố gió và lửa. Không có gì bị tiêu huỷ. Các nguyên tố này đơn thuần đồng hợp để tạo ra cái bứu trong tâm và bám trụ ngay đó. Tâm - Chủ nhân ông vĩ đại của ảo tưởng – tìm đến và hô hấp sinh khí cho nó, và sau đó chuyên chở toàn bộ gánh nặng bằng cách đồng hóa nó, “Đây là tôi. Cái này thuộc về tôi.” Đảo nghịch toàn bộ cục bứu đó cho chính nó, tâm tích lũy liên tu bất tận bao nhiêu nỗi đau khổ và phiền não, tự hỏa thiêu chính nó với biết bao nhiêu giả định và huyễn giả.

Chính tâm là một học giả thực sự, không phải là vết u của nguyên tố vật chất. Thân không phải là một thực thể thù địch luôn thăng trầm lên xuống đe dọa bản thể lành mạnh của chúng ta. Nó là một thực thể riêng rẽ biến hiện tự nhiên theo mọi ước định cố hữu của riêng nó. Chỉ khi nào chúng ta tạo ra vô số giả định về nó thì nó trở thành gánh nặng mà ta chắc chắn là ta phải gánh chịu. Đó là chính xác tại sao mà chúng ta phải chịu đau khổ qua cơn đau và nỗi nhọc nhằn của thân xác. Thân vật lý này không sản sinh ra đau khổ cho chúng ta. Chính chúng ta đã sản sinh ra nó. Do vậy tôi thấy rõ ràng là không có một điều kiện bên ngoài có thể gây đau khổ cho chúng ta. Chúng ta là người đã nhận thức sai lầm về sự vật, và sự nhận thức sai lầm này tạo ra ngọn lửa đau khổ gây ra bao rắc rối cho trái tim của chúng ta.

Tôi thấu hiểu rõ ràng là không có gì chết. Tâm chắc chắn là không chết. Trên thực tế, nó trở nên rõ rệt hơn. Chúng ta càng thẩm xét Tứ đại, chia chẻ chúng thành đặc tính nguyên thủy, thì tâm càng hiển lộ tính chất khác biệt đó. Nếu vậy thì sự chết tìm thấy ở nơi nào? Và cái gì đang chết?

Nguyên tố Tứ đại – đất, nước, lửa, gió… chúng không chết. Cũng như tâm, làm sao nó có thể chết được? Nó càng trở nên sáng tỏ hơn, ý thức và trí tuệ hơn. Cốt lõi của tánh thấy biết này không bao giờ chết. Bởi vì nó tự dối gạt chính nó. Hằng bao thiên niên kỹ và hằng bao thiên niên kỷ qua nó đã tự gạt chính nó vào niềm tin về cái chết khi thật sự là không có gì chết cả.

Cho nên khi cơn đau khởi xuất qua thân, chúng ta chắc chắn nhận thức rằng nó đơn thuần chỉ là cảm giác, không gì khác. Đừng định nghĩa nó theo định nghĩa cá nhân và giả định là có một cái gì đang xảy ra với quí vị. Cơn đau khiến thân bị khổ sở từ thuở quí vị mới chào đời. Cơn đau mà quí vị đang kinh nghiệm ngay từ giây phút quí vị thoát ra từ thai tạng mẹ của quí vị vốn cực kỳ khủng khiếp. Chỉ qua sự sinh tồn nỗi nhọc nhằn như vậy mà con người được sinh ra. Cơn đau bắt đầu từ thuở ban sơ và nó sẽ không đảo nghịch vòng quay hoặc thay đổi đặc tính của nó. Cơn đau của thân luôn hiển lộ cùng những đặc tính cơ bản, sinh và tồn hữu trong một sát na ngắn ngủi rồi diệt đi. Sinh, tồn tại một sát na ngắn ngủi rồi diệt. Nó chỉ vậy mà thôi.

Khảo sát những cảm xúc đớn đau sanh khởi để có thể thấy biết chúng rõ ràng như chúng đang là. Chính tự thân đơn thuần là một hình tướng vật chất, một thực tại vật lý mà quí vị thấy biết từ thuở khai sinh. Nhưng khi quí vị tin quí vị là thân của quí vị, và thân quí vị bị đau thì quí vị trong cơn đau. Được xem cân bằng ngang nhau, thân, cơn đau và sự tỉnh thức, nhận thức chúng rồi sau đó thì đồng quy thành một: cơn đau của thân. Cơn đau vật lý này phát khởi do thân bị hư hỏng. Nó sanh khởi lệ thuộc và vài khía cạnh nào đó của thân, nhưng chính nó không phải là một hiện tượng vật chất. Hay biết thân và cảm giác lệ thuộc vào tâm – cái thấy biết chúng. Nhưng khi người ý thức chúng biết chúng là giả tạm, thì không còn quan tâm đến thân, nguyên nhân của cơn đau và cường độ mãnh liệt rõ ràng của chúng khiến cơn đau tâm lý sanh khởi.

Cơn đau không chỉ nhức nhối nhưng nó biểu hiện rằng có một cái gì sai lạc với quí vị… thân quí vị. Trừ phi quí vị có thể chia chẻ ba thực tại khác biệt này, cơn đau vật lý vẫn sẽ mãi mãi gây ra những cơn xúc cảm tâm lý. Chúng ta tin là chúng ta có thể thích thú bất kỳ cái gì về nó, nhưng hiện tượng sẽ không thay đổi được nguyên lý nền tảng của thực tại. Sự tồn hữu vật lý là một trong thực tại nền tảng này. Đặc tính của Tứ đại… đất, nước, lửa, gió tập hợp qua hình tướng trong cái được gọi là “con người”. Bản thể vật chất này có lẽ được xem như là nam hoặc nữ và được đặt danh, được ban cho xã hội địa vị nhưng cốt yếu nó chỉ là rupa khandha (tập hợp của uẩn - sắc). Tập hợp tất cả cấu tạo để thành hình tướng qua thân con người, một thực tại vật chất khác biệt. Và mỗi phần riêng rẽ này là một phần chủ yếu của nền tảng thực tại. Tứ đại đồng quy bằng nhiều cách khác nhau. Trong thân xác con người, chúng ta nói đến da, thịt, gân, xương, vân vân và vân vân. Nhưng đừng bị dối gạt qua tư duy và cho rằng chúng là những thực tại riêng rẽ, đơn thuần bởi vì chúng mang nhiều tên gọi khác nhau. Thấy biết tất cả như là một thực tại tinh yếu… thân ngũ uẫn. 

Với thọ, chúng hiện hữu trong phạm vi riêng của chúng. Chúng không phải là một phần của thân vật lý. Thân cũng không cảm giác. Nó không dự phần trực tiếp trong cơn đau của thân. Hai uẩn này, thân và thọ… rõ rệt hơn là các uẩn khác, tưởng, hành, thức, bởi vì chúng tan biến nhanh chóng sau khi chúng sanh khởi, rất là khó thấy. Thọ, ngược lại, duy trì trong phút chốc trước khi tan biến. Hiện tượng này khiến chúng nổi bật và dễ dàng cô lập chúng trong thiền hơn. 

Tập trung trực tiếp trên những cảm thọ đau đớn này khi chúng khởi lên và nỗ lực thấu hiểu thực tánh của chúng. Đối đầu với thử thách. Đừng cố gắng trốn chạy cơn đau qua cách đặt chú ý của quí vị nơi nào khác. Hãy cưỡng lại bất kỳ ý muốn cám dỗ kỳ vọng cơn đau tan biến đi. Mục tiêu của thẩm xét chắc chắn phải là cuộc tầm cầu sự hiểu biết chân chánh. Trung lập hóa cơn đau đơn giản chỉ là sản phẩm phụ của sự hiểu biết thấu suốt trên các nguyên lý thực tại. Nó không thể xem như là đối tượng chính yếu. Điều đó sẽ tạo ra cho vô số ước định gây ra những cảm xúc tâm lý nặng nề hơn khi sự dễ chịu mà ta ao ước không hiện thực hóa được. Chịu đựng sự khắc kỷ trên cường độ đớn đau cũng sẽ không đưa đến thành công hay nhất tâm tập trung trên cơn đau tức là chia tách thân và tâm. Để thành tựu kết quả chính đáng, ba yếu tố này nhất định phải bao gồm trong sự thẩm xét. Sự thẩm xét chắc chắn phải trực tiếp và có chủ định. 

ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA hãy khảo sát với mục tiêu thấy biết tất cả mọi cơn đau chỉ là hiện tượng sanh khởi, tồn tại ngắn ngủi rồi diệt đi. Đừng vật lộn với nó. Đừng xem cơn đau theo định nghĩa cá nhân, như là phần không thể tách rời với cái quí vị đang là, bởi vì đây là cuộc hành trình đối đầu với thực tánh của cơn đau. Nó xem nhẹ các kỹ xão sử dụng trong việc thẩm xét cơn đau, cản trở tuệ giác thấy biết thực tại của cảm thọ. Đừng tạo thêm cho rắc rối chính mình khi không có gì hiện hữu. Hãy thấy biết thực tại khi nó sanh khởi trong mỗi khoảnh khắc của cơn đau, quan sát nó khi nó hiện lên ngắn ngủi rồi diệt đi. Cơn đau chỉ có vậy. 

Khi quí vị ứng dụng chánh niệm và tuệ giác để cô lập cảm giác đau đớn, hãy quay sự chú ý của quí vị về tâm và so sánh cảm thọ với sự tỉnh thức đang thấy biết nó, và thấy biết là nó có thật sự không riêng rẽ hay không. Hãy quay về tâm và so sánh tâm và thân vật lý cùng cách đó: chúng có giống nhau không? Hãy chuyên chú tập trung trên từng phần một và đừng cho phép sự chú tâm của quí vị lang thang ngoài điểm mà quí vị đang khảo sát. Hãy bám vào nó một cách vững vàng và cố định trên một khía cạnh. Thí dụ, hãy đặt sự chú ý trên cơn đau và phân tích nó cho đến khi quí vị thấu hiểu mọi đặc tính cá biệt của nó; Chúng có giống nhau không? Hãy so sánh chúng. Cảm thọ và sự tỉnh thức đang thấy biết nó là một và có cùng một thứ hay không? Có cách gì để khiến chúng như vậy? Và thân, nó có chia sẻ cùng các đặc tính giống nhau như tâm hay không? Có giống cảm thọ hay không? Có phải là bất kỳ ba đặc tướng này giống nhau đến mức phải tập hợp lẫn nhau?

Thân là hình thể vật chất… làm sao nó có thể giống tâm được? Tâm là hiện tượng tinh thần, sự tỉnh thức đang thấy biết. Nguyên tố vật chất hợp thành thân không sở hữu sự tỉnh thức chân thật này. Chúng không có khả năng thấy biết. Nguyên tố đất, nước, lửa, gió không biết gì cả; Chỉ yếu tố tâm... Manodhãtu—thấy biết. Đây là một trường hợp, làm sao cốt lõi của tánh thấy biết và nguyên tố của thân có thể ngang hàng với nhau. Chúng rõ ràng là thực tại riêng rẽ.

Cùng một nguyên lý ứng dụng với cơn đau. Nó không có sự hay biết thực chất, không có khả năng thấy biết. Cơn đau là hiện tượng tự nhiên sanh khởi qua sự liên kết với thân, nhưng nó không ý thức sự hiện hữu của thân hoặc chính nó. Những cảm thọ đau đớn lệ thuộc trên căn bản vật chất. Thiếu thân thì chúng không thể xảy ra. Nhưng chúng không sở hữu thực tại vật chất của riêng nó. Cảm thọ sanh khởi liên kết với thân được dịch giải theo cách của chúng khiến chúng khác biệt qua phạm vi thân đang bị ảnh hưởng.

Theo bản năng, thân và cơn đau ngang nhau nên chính thân có vẻ bị đau. Chúng ta phải đối trị phản ứng bản năng bằng cách thẩm xét cả hai, mọi đặc tính của cơn đau như là hiện tượng giác quan và các đặc tính vật chất qua phần đó của thân khi cơn đau khốc liệt nhất. Mục tiêu là quyết định rõ ràng dù không phải là vị trí của thân… chỗ nối xương của đầu gối… hiển lộ các đặc tính liên kết với cơn đau. Hành động và tư thế của chúng thuộc loại gì? Cảm thọ không có hành động hoặc tư thế. Chúng đơn thuần xảy ra như một cảm xúc vô định hình. Thân có hình thể rõ rệt, mầu sắc và khí sắc và các hiện tượng này không thay đổi bởi diễn biến cảm giác của thân. Nó vẫn như vậy trước khi cơn đau này khởi lên. Thực chất vật lý không gì thay đổi bởi cơn đau bởi cơn đau là một thực tại riêng biệt, không ảnh hưởng trực tiếp trên nó. 

Thí dụ, khi đầu gối bị đau hoặc bắp thịt bị nhức nhối: bắp thịt chỉ là xương, gân và thịt, tự chúng không phải là cơn đau. Mặc dù cả hai đồng trụ, chúng vẫn duy trì đặc tính riêng rẽ của chúng. Tâm thấy biết cả hai nhưng bởi vì sự tỉnh thức bị che mờ bởi ảo tưởng ds, nó tự động giả định rằng cơn đau lẫn lộn với xương, gân và bắp thịt tổng hợp thành chỗ kết xương đầu gối. Bởi cùng lý do vô minh nền tảng đó, tâm giả định rằng thân qua tất cả mọi khía cạnh đó là một phần chủ yếu của bản thể ta. Cho nên cơn đau cũng trở nên bị ràng buộc với ý thức cá thể, “Đầu gối của tôi bị đau. Tôi đang nhức nhối, nhưng tôi không muốn bị đau đớn. Tôi muốn cơn đau mất đi.” Ý muốn loại trừ cơn đau là hành nghiệp đang gia tăng mức độ khó chịu bằng cách khiến cơn đau thể xác trở thành cơn đau tâm lý. Cơn đau càng mạnh mẽ thì ý muốn loại trừ nó càng khiến nó hình thành, càng dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý lớn lao hơn. Các yếu tố này trưởng dưỡng cho nhau. Do vậy, qua sự vô minh của chúng ta, chúng ta đè nặng chúng ta với bao đau khổ.

Để thấy được cơn đau, thân và tâm là hai thực tại riêng biệt, chúng ta phải thấy biết chúng từ cảnh quan đúng đắn, một cảnh quan cho phép chúng trôi nỗi tự do thay vì tổng hợp lại thành một. Khi chúng ràng buộc lẫn nhau như là một phần hình ảnh bản ngã của chúng ta thì sẽ không sở hữu quan điểm độc lập, và do vậy thiếu phương tiện hiệu quả để chia tách chúng. Miễn là chúng ta càng khăng khăng xem cơn đau theo định nghĩa cá nhân, thì sẽ không thể nào phá vỡ được sự bế tắc này. Khi các uẫn và tâm nhập lại thành một, chúng ta không có không gian để xê dịch. Nhưng khi chúng ta khảo sát chúng với chánh niệm và tuệ giác, trở tới trở lui giữa chúng, phân tích chúng và so sánh đặc tính riêng biệt của chúng, chúng ta thấy được những dị biệt rõ rệt giữa chúng và thấy được thực tánh của chúng rõ ràng. Mỗi một hiện tượng tự nó hiện hữu như là một thực tại riêng rẽ. Đây là nguyên lý phổ thông.

Khi sự nhận thức thâm thúy này chìm sâu tận đáy tim, cơn đau bắt đầu dịu đi và tan biến dần. Cùng lúc đó, chúng ta nhận thức nền tảng liên kết giữa kinh nghiệm của cơn đau và một “bản ngã” đang nắm bắt nó. Mối liên hệ đó được thiết lập từ tâm và kéo dài ra ngoài bao gồm cả cơn đau và thân. Kinh nghiệm thật sự của cơn đau phát xuất từ tâm và sự dính mắc sâu thẳm với bản ngã, khiến cơn đau cảm xúc phát khởi để đáp ứng với cơn đau thể xác. Ý thức toàn triệt suốt thời gian, chúng ta theo đuổi cảm giác của cơn đau bên trong với gốc rễ của nó. Khi chúng ta chuyên chú trên nó, cơn đau mà chúng ta đang khảo sát bắt đầu co rút lại, dần dần quay ngược về tâm. Một khi chúng ta nhận thức rõ rệt rằng thực sự là sự dính mắc tạo ra bởi tâm khiến chúng ta kinh nghiệm cơn đau như là một vấn đề cá nhân, thì cơn đau tan biến. Có lẽ nó hoàn toàn biến mất, chỉ để lại cốt lõi tánh thấy biết của tâm đơn độc riêng nó. Hoặc là,hiện tượng bên ngoài của cơn đau có lẽ đang hiện hữu nhưng bởi vì sự dính mắc, cảm giác đã được trung lập hóa, không còn kinh nghiệm như là một cơn đau. Đây là một thực tại khác hơn. Cả hai không tương tác. Ngay khoảnh khắc đó tâm không còn nắm bắt cơn đau nữa. Tất cả mọi liên kết đều bị chặt đứt. Những gì còn lại là cốt lõi tâm… tánh thấy biết của tâm… thanh tịnh vô nhiễm giữa cơn đau của các uẫn. 

Dù cơn đau có khốc liệt như thế nào ngay lúc đó, nó sẽ không thể nào ảnh hưởng tâm trong bất cứ hình thức nào. Một khi tuệ giác nhận thức rõ ràng tâm và cơn đau trong mỗi hiện tượng là thật, nhưng thật theo tính cách riêng biệt của chúng, cả hai sẽ không hề ảnh hưởng lẫn nhau. Thân chỉ đơn thuần là một khối hình thể vật chất. Vẫn thân đó khi cơn đau có vẻ vẫn còn dù khi cơn đau đã dứt bặt. Cơn đau không thay đổi bản chất của thân. Thân không ảnh hưởng đến bản chất của cơn đau. Tâm là bản chất thấy biết khi cơn đau hiện ra, tồn tại trong chốc lát và diệt đi. Nhưng tâm, tánh thấy biết tinh yếu này không sinh và diệt như thân và thọ. Tánh thấy biết của tâm bền vững và mãi thường hằng. 

Đây cũng là một trường hợp, cơn đau… dù khốc liệt như thế nào… vẫn không ảnh hưởng đến tâm. Thậm chí quí vị có thể mỉm cười khi cơn đau khủng khiếp khởi lên… Quí vị có thể mỉm cười!... bởi vì tâm riêng rẽ. Nó hằng thấy biết nhưng nó không liên hệ với thọ nên nó không bị đau khổ.

Lãnh vực này được thành tựu thông qua ứng dụng sâu sắc chánh niệm và tuệ. Đây là giai đoạn khi tuệ phát triển định. Và bởi vì tâm đã khảo sát trọn vẹn tất cả mọi khía cạnh cho đến khi chúng được thấu suốt tận tường, tâm đạt đến mức độ cao tột nhất của định vào lúc đó. Nó đồng quy với tính thấy biết, vi tế thâm sâu đến mức bất chấp mọi miêu tả. Sự tỉnh thức diệu kỳ này đạt đến từ sự phân tích mọi sự vật một cách hoàn toàn và rốt ráo, rồi sau đó rút khỏi chúng. Bình thường, khi tâm dựa trên năng lực của thiền định quy vào trạng thái tập trung và định tĩnh, nó trở nên bất động và yên lặng. Nhưng trạng thái định đó gần như không quá vi tế thâm sâu như khi ta chứng thực thông qua năng lực của tuệ. Một khi chánh niệm và tuệ giác trong trận chiến xáp lá cà với nghiệp và thắng thế, tính vắng lặng của định đã thành tựu sẽ càng ngoạn mục hơn mỗi lần như vậy.

Đây là lộ trình cho người đang tu tập thiền có thể thấu suốt sự thật của ngũ uẫn, áp dụng cảm thọ của cơn đau như trọng tâm chính yếu. Sự tu tập này hình thành nền tảng ban đầu cho tính vô úy của tôi trong thiền. Tôi thấy biết sự sáng suốt rõ ràng là cốt lõi bản chất thấy biết của tâm sẽ không bao giờ bị phân hoại. Ngay cả dù tất cả mọi thứ khác đều bị phân hoại, tâm sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Tôi nhận thức được sự thật này với sự sáng suốt tuyệt đối ngay giây phút khi cốt lõi thấy biết của tâm riêng nó đơn độc, hoàn toàn không liên hệ với bất kỳ hiện tượng gì. Chỉ có tánh thấy biết nổi bật rõ rệt diệu kỳ trong sự huy hoàng của nó. Tâm buông xả thân, thọ, tưởng, hành, thức và thể nhập vào tính chất trong sạch thuần khiết của riêng nó, tuyệt đối không liên hệ với ngũ uẩn. Trong khoảnh khắc đó, ngũ uẩn không hoạt động qua bất cứ hình thức nào tương quan với tâm. Nói theo một cách khác, tâm và ngũ uẩn hiện hữu độc lập bởi vì chúng hoàn toàn bị chặt đứt mối tương quan lẫn nhau qua nỗ lực kiên định của thiền.

Sự thành tựu này mang đến sự diệu kỳ và phi phàm đến mức không có bất kỳ kinh nghiệm nào mà chúng ta đã trải qua có thể so sánh được. Tâm an trú trong nguồn thanh tịnh an lạc một thời gian khá lâu trước khi rút lui và trở về ý thức bình thường. Khi rút lui, nó lại liên kết với ngũ uẩn như trước đó, nhưng nó hoàn toàn được tin chắc rằng tâm vừa mới đạt đến trạng thái thanh tịnh phi phàm đó đã hoàn toàn đoạn trừ ngũ uẩn. Nó thấy biết rằng nó đã kinh nghiệm một trạng thái bản thể tâm linh tối thượng vi diệu. Điều đó sẽ không bao giờ bị xóa bỏ. 

Qua niềm tin bất khả lay chuyển này cố định trong tâm tôi như là hệ quả của kinh nghiệm và do vậy không hề mang lại bất kỳ nghi vấn, hoặc quyết đoán vô lý hoặc phủ định, tôi lại tiếp tục thiền định như trước kia trong niềm hăng hái… Lần này tăng thêm kiên quyết, ý thức thấm thấu phát xuất từ sức hút nam châm mà tín có trong tâm, tâm nhanh chóng thể nhập vào trạng thái vắng lặng và tập trung của định như trước đó. Mặc dù tôi không thể hoàn toàn giải tỏa tâm qua sự thâm nhiễm của năm uẩn. Tôi hứng khởi cực kỳ nỗ lực kiên trì để đạt đến các lãnh vực cao tột của Pháp.

MẶC DÙ THÂM SÂU HOẶC THƯỜNG HẰNG NHƯ THẾ NÀO, định tự nó không phải là một cứu cánh. Định không chấm dứt tất cả mọi đau khổ. Nhưng định thiết lập nền móng lý tưởng để có thể tấn công mãnh liệt vào nghiệp đã tạo ra lắm phiền não. Sự tập trung và định tĩnh phát xuất từ định đem lại nền tảng xuất sắc cho sự phát triển tuệ giác.

Vấn đề của định là quá an tĩnh và thỏa nguyện đến mức thiền nhân vô tình hoặc cố ý trở nên nghiện ngập nó. Hiện tượng này xảy ra với tôi: Năm năm trước tôi đã bị nghiện ngập với sự an lạc tĩnh lặng của định, đến mức tôi tin là chính sự thanh tịnh an tĩnh đó là yếu tính của Niết Bàn. Chỉ khi bậc thầy của tôi Ãcariya Mun, cưỡng chế tôi phải đối đầu với khái niệm sai lạc này, nên tôi mới có thể tiến hành trên con đường tu tập tuệ giác.

Trừ phi được hỗ trợ qua sự phát triển của tuệ, định có thể khiến thiền nhân bị lạc đường trên lộ trình chấm dứt mọi đau khổ. Tất cả mọi thiền nhân gia công nỗ lực phát triển định nên ý thức cạm bẫy này.

Chức năng chính yếu của định trên lộ trình tu tập là hỗ trợ, duy trì và phát triển tuệ giác. Nó phù hợp với công việc này bởi vì một tâm trí tập trung và định tĩnh khi đã hoàn toàn thỏa nguyện thì sẽ không tìm kiếm những nhiễu loạn bên ngoài. Mọi ý niệm về xúc, giác, vị, hương, sắc, và thọ không còn tác động đến sự tỉnh thức cố định vững vàng trong định. Sự định tĩnh và tập trung là sự bồi dưỡng tự nhiên của tâm trí. Một khi nó thoả mãn với sự bồi dưỡng yêu thích này của nó thì nó sẽ không còn lang thang lạc lối vào những ý niệm nhàn cư rảnh rỗi. Bây giờ nó đã được chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm một loại tư duy có mục đích, truy cứu và phản chiếu để thiết lập sự tu tập tuệ. Nếu tâm vẫn chưa được ổn định… nếu nó vẫn còn khao khát chạy đuổi theo các ấn tượng giác quan, nếu nó vẫn còn chạy đuổi theo ý niệm và cảm xúc… sự khảo sát của nó sẽ không bao giờ dẫn đến tuệ giác chân chánh. Chúng sẽ dẫn đến tư duy lan man, thiếu mạch lạc, phỏng đoán, suy xét, và lý giải thực tại nền tảng không tìm thấy dựa trên những gì được học hỏi và nhớ đến. Thay vì dẫn đến tuệ giác và chấm dứt tất cả mọi đau khổ, ý niệm vô định hướng này trở thành trở thành Samudaya… Nhân sanh khổ — nguyên nhân gây ra đau khổ.

Khi nội tâm sắc bén và tập trung bổ sung thêm vào công việc khảo sát và suy xét tuệ giác đến mức toàn hảo, Đức Phật dạy chúng ta trước nhất nên cần phát triển định. Một tâm trí không bị khuấy động bởi vọng tưởng và cảm xúc bên ngoài có thể chuyên chú đặc biệt trên hiện tượng sanh khởi qua địa hạt tỉnh thức của nó và khảo sát hiện tượng như thế trong ánh sáng Chân lý mà không có sự can thiệp của phỏng đoán hoặc suy xét. Đây là một nguyên lý tối quan trọng. Sự khảo sát tiến hành một cách trôi chảy, tinh luyện và thành thạo. Đây là phẩm chất của tuệ giác chân chánh: Khảo cứu, quán xét và hiểu biết nhưng không bao giờ bị phân tâm hoặc bị hướng dẫn sai lầm bởi ước đoán. 

Tu tập tuệ bắt đầu với cơ thể con người, phần hợp thành thô tế và hữu hình nhất qua thực thể cá nhân của chúng ta. Mục tiêu là xuyên thấu thực tại qua thực tánh như thị của nó. Có phải thân của chúng ta là những gì mà chúng ta hằng giả định nó như vậy… phần tổng hợp và khát vọng con người thật sự của chúng ta là gì? Để kiểm tra giả định này chúng ta phải khảo sát tận tường thân này bằng cách chia chẻ thành phần cấu tạo của nó từng phần một, từng mảnh một. Chúng ta phải truy cứu sự thật về thân với những gì mà chúng ta quá đỗi quen thuộc bằng cách xem xét nó qua từng góc độ khác nhau. Bắt đầu với tóc trên đầu, lông trên thân, móng tay, răng và da, và tiến đến thịt, máu, gân và xương. Sau đó mổ xẻ bộ phận bên trong, từng cái một cho đến khi toàn thân hoàn toàn bị chia cắt. Phân tích toàn khối của mỗi phần khác nhau để có thể thấu hiểu tỏ tường bản chất chân thực của nó.

Nếu quí vị thấy khó khảo sát cơ thể của quí vị bằng cách đó, hãy bắt đầu mổ xẻ cơ thể của một ai khác trên phương diện tinh thần. Hãy chọn một cơ thể ngoài chính mình: thí dụ, cơ thể của người khác phái. Hãy tưởng tượng từng phần một, mỗi bộ phận của thân xác đến mức mà quí vị có thể và hãy tự hỏi mình: Mảnh nào mới thực sự quyến rũ? Phần nào mới thật sự đầy tính cám dỗ đây? Hãy đặt tóc thành một đống, răng và móng tay vào một đống khác. Hãy làm tương tợ như vậy với da, thịt, gân, và xương. Đống nào mới thật sự là đối tượng yêu thích của quí vị? Hãy quan sát chúng tận trường và trả lời một cách hết sức thành thật. Hãy lột bỏ da và chồng chất nó trước mặt quí vị. Chỗ nào là vẻ đẹp trong đống mô này, vỏ ngoài che đậy thịt và lòng ruột? Những phần khác nhau này có lập thành một con người hay không? Một khi da được lột bỏ, chúng ta tìm thấy những gì mà chúng ta có thể ngưỡng mộ trên thân xác con người? Đàn ông và phụ nữ, họ đều như nhau. Không một mảnh nhỏ của vẻ đẹp nào có thể tìm thấy trên cơ thể con người. Nó chỉ là túi đựng thịt, máu và xương có thể xoay xở để dối gạt tất cả mọi người trong thế gian khát vọng nó. 

Đây là bổn phận của tuệ để phơi bày sự dối gạt đó. Hãy quán sát da một cách thật cẩn thận. Da là kẻ dối gạt vĩ đại nhất. Bởi vì nó bao bọc toàn bộ cơ thể con người, nó là phần mà chúng ta luôn thấy. Nhưng nó bao bọc những gì? Nó bao bọc bắp thịt, da, nước và mở trong loài vật. Nó bao bọc xương với gân, lòng và ruột. Nó bao bọc gan, thận, bao tử, ruột già, ruột non và tất cả mọi nội tạng. Chưa có ai bao giờ khuyến dụ chúng ta là bộ phận trong thân xác là những thứ đẹp đẽ, xứng đáng được hâm mộ với đam mê và khát vọng. Hãy đào sâu, không sợ hãi và không một chút do dự, tuệ phơi bày sự thật trắng trợn về thân. Đừng bị dối gạt bởi tấm màn mỏng của mô vẩy. Hãy lột bỏ nó và thấy biết những thứ đang nằm đàng sau. Đây là sự tu tập tuệ giác.

Để chính mình có thể thấy biết sự thật này, rõ ràng và một cách chính xác, không có chỗ cho hoài nghi, quí vị phải rất kiên trì và cực kỳ cần mẫn. Chỉ đơn thuần tu tập thiền một hay hai lần, lúc này lúc khác sẽ không đủ mang lại những kết quả mang tính thuyết phục. Quí vị phải hướng đến sự tu tập như là đây là công việc của cả cuộc đời quí vị… như không có gì khác là quan trọng hơn sự phân tích mà quí vị đang làm trong khoảnh khắc này. Thời gian không phải là một yếu tố. Nơi chốn không phải là yếu tố; sự thoải mái dễ chịu không phải là yếu tố. Bất kỳ trường kỳ như thế nào hoặc khó khăn mà sự tu tập chứng minh, quí vị phải kiên cố vững chãi với tiến trình quán xét cho đến khi mọi hoài nghi và không vững chắc tất cả đều được loại trừ.

Sự quán xét thân nên chuyên chú trên từng mỗi hơi thở, mỗi ý niệm, mỗi cử động cho đến khi tâm trí trở nên thắm đẫm hoàn toàn vào nó. Không gì ít hơn sự cam kết toàn triệt sẽ mang đến tuệ kiến trực tiếp và chân chánh vào Chân lý. Khi quán xét thân được tu tập với cường độ nhất tâm, mỗi phần một của cơ thể tiếp theo trở thành một loại dầu hỏa đổ vào ngọn lửa chánh niệm và tuệ giác. Chánh niệm và tuệ giác sau đó trở thành một đám cháy lớn, thiêu đốt cơ thể từng phân loại, từng phần một khi chúng được quán xét và khảo sát sự thật với cường lực nóng bỏng. Đó là ý nghĩa của Tapadhamma (Pháp Khắc kỹ).

Tập trung mãnh liệt trên các phần của cơ thể thật sự thu hút sự chú ý của quí vị, những phần mà sự thật cảm thấy hiển nhiên nhất đối với quí vị. Hãy sử dụng chúng như là đá mài để mài dũa trí tuệ của quí vị cho thêm phần sắc bén. Thiền Asubha (Quán thân bất tịnh) là tuệ kiến quán xét vào sự nhờm tởm vào cơ thể con người. Đây là điều kiện tự nhiên của thân, qua bản chất gớm ghiếc và nhơ bẩn. Chủ yếu toàn thân là một tử thi sống, hôi hám…hầm chứa phân đang hít thở đầy hôi thối. Chỉ có làn da mỏng manh khiến toàn bộ sự hổ lốn đó có vẻ xem ra vừa mắt. Tất cả chúng ta đều bị lường gạt bởi vỏ bọc bên ngoài, đang che đậy sự nhờm tởm nền tảng qua tầm mắt. Đơn giản loại bỏ da sẽ phơi bày được thực chất của thân.

Qua sự so sánh thịt và nội tạng, da xem ra khá quyến rũ. Nhưng hãy quán xét nó một cách cận kề. Da có vẩy, nhăn nheo và gấp nếp. Chúng ta phải chùi rửa nó mỗi ngày để giữ nó được sạch sẽ. Điều đó hấp dẫn như thế nào? Và da dính chặt trên thịt và do vậy nói nối kết chặt chẽ vào nội tạng ghê tởm. Tuệ càng đào sâu chừng nào thì thân càng nhờm tởm bấy nhiêu. Từ da cho đến xương không có gì đáng hài lòng cả.

THÀNH TỰU ĐÚNG ĐẮN, QUÁN XÉT THÂN mãnh liệt và nỗ lực tinh thần không ngừng nghỉ; Như vậy, cuối cùng tâm trí đâm ra mệt mỏi. Sau đó dừng lại để nghĩ ngơi là một điều chính đáng. Khi thiền nhân đang tập trung quán xét và toàn thân muốn yên nghỉ, thì họ sẽ quay lại sự tu tập định mà họ đã phát triển và duy trì một cách siêng năng cần mẫn. Thể nhập vào niềm an lạc và định tĩnh của định, họ trú xứ trong sự tịnh tĩnh mà không sanh khởi vọng niệm hoặc hoặc tưởng tượng khiến tâm bị nhiễu loạn. Gánh nặng tư duy và tiến trình khảo sát tuệ tạm thời gác qua một bên để tâm trí có thể hoàn toàn thư giản, trầm lắng trong thanh tịnh. Một khi tâm trí thoả mãn với định rồi thì nó tự rút lui sau khi cảm thấy tràn trề sinh lực, tươi mát và nó sẵn sàng quán xét thân một cách nghiêm mật lần nữa. Theo cách đó, định hỗ trợ công việc của tuệ, khiến nó tinh thông lão luyện và sâu sắc hơn.

Khi xuất định, sự khảo sát của thân lại tức thì bắt đầu. Mỗi lần quí vị khảo sát với chánh niệm và tuệ giác, khảo sát sẽ chuyển tải sát na hiện tại. Để đủ hiệu quả, mỗi lần khảo sát mới nhất định phải tươi mát và tự sinh tự phát. Đừng cho phép chúng trở thành bản sao của những lần khảo sát củ. Ngay lập tức, hãy chuyên nhất trong giây phút hiện tại và cần phải duy trì trong tất cả mọi thời. Hãy quên đi bất cứ những gì mà quí vị đã học qua…Hãy quên đi những gì xảy ra vào lần cuối cùng quí vị đào sâu vào phạm vi của thân… Đặt sự chú ý của quí vị một cách trung thực ngay trong giây phút hiện tại và khảo sát chỉ từ điểm thuận lợi đó. Tối hậu, điều này có nghĩa là nhiệt tâm. Chánh niệm gắn chặt tâm trí vào thực tại, cho phép tuệ giác tập trung một cách sắc bén. Kinh nghiệm đã học qua được lưu trữ trong ký ức hãy nên gạt hết qua một bên, nếu không ký ức sẽ giả dạng là tuệ. Hiện tại đang mô phỏng quá khứ. Nếu ký ức được cho phép thay thế thời khắc thực tại ngay tức thì, thì trí tuệ sẽ không hiển lộ. Cho nên vì vậy, hãy canh phòng xu hướng này trong sự tu tập của quí vị. 

Hãy tiếp tục đào sâu và phân tích bản chất của thân lần nữa và lần nữa. ứng dụng càng nhiều thiện xảo khi tuệ của quí vị có thể sáng chế được cho đến khi quí vị trở nên thấu suốt và tinh thông trong mỗi khía cạnh nhận thức quán xét thân. Thật sự thành thạo trong sự tu tập này sẽ sinh ra các tuệ kiến nhạy bén và sáng suốt. Nó xuyên thấu trực tiếp vào cốt lõi hiện hữu tự nhiên của thân theo lối chuyển hoá tri kiến của thiền nhân về thân. Lãnh vực tinh thông có thể đạt đến mức mỗi khi thiền nhân nhìn một người nào thì cơ thể của ai thì lập tức cơ thể đó xem ra đang vỡ tan ra thành từng mảnh một. Khi tuệ tinh thông đến mức toàn triệt qua sự tu tập, chúng ta sẽ chỉ thấy thịt, lòng, ruột và xương nơi mà có người đã từng đứng nơi đó. Toàn thân biểu lộ một mảng mô màu đỏ, thô tế và nhớt nháp. Da sẽ tan biến như một tia chớp, và tuệ sẽ nhanh chóng xuyên thấu những nơi sâu kín của nội tạng. Dù là một người đàn ông hay một người phụ nữ, da… thường được xem là hấp dẫn…. Tuệ xuyên thấu tức thì vào nơi mà một mớ nội tạng hỗn độn, nhờm tởm gớm guốc và nước của thân tràn ngập chan chứa từng mỗi một lổ hổng. 

Tuệ có thể xuyên thấu sự thật của thân với sự soi sáng cao tột nhất. Tính hấp dẫn của thân hoàn toàn biến mất. Sau đó thì còn gì để dính mắc? Có gì ở đó để mà thèm khát ham muốn nữa? Cái gì trong thân đáng được bám víu? Trong chỗ nào của khối thịt tươi này là con người? Nghiệp thêu dệt nên mạng lưới dối trá liên quan đến thân, dối gạt chúng ta với mọi nhận thức của vẻ đẹp con người và kích thích chúng ta với vô số ý niệm tà dục. Sự thật là đối tượng khát vọng đó giả dối… hoàn toàn là sự lường gạt. Trong thực tế, khi thấu suốt tận tường qua tuệ, thân qua bản chất của nó khước từ mọi thèm muốn. Khi ảo tưởng này được phơi bày dưới ánh sáng trí tuệ, thân con người hiện ra trong tất cả mọi chi tiết đầy máu mủ là một cảnh tượng kinh hoàng. Hãy thấy biết với sự sáng suốt tuyệt đối, tâm trí sẽ co rút ngay tức thì.

Bí quyết của sự thành tựu là kiên định và kham nhẫn. Hãy luôn luôn chăm chỉ và cảnh giác khi ứng dụng chánh niệm và tuệ giác vào sự tu tập. Đừng hài lòng với sự thành công nửa vời. Mỗi lần quí vị quán xét thân, hãy khảo sát xuyên suốt cho đến kết luận hợp lý của nó, sau đó hãy tái thiết lập hình ảnh của thân trong tâm trí quí vị và bắt đầu tiến trình này lại một lần nữa. Khi quí vị đào sâu hơn và sâu hơn trong nội tạng của thân, những phần khác nhau sẽ dần dần chia tách, rơi rụng từng phần một và tan rã ngay trước mắt quí vị. Hãy theo đuổi tiến trình tan rã và phân hoại này một cách chuyên chú. Hãy nhiệt tâm trên từng mỗi chi tiết. Hãy tập trung tuệ của quí vị trên bản chất vô thường và bất định của hình tướng này mà thế gian đang cuồng say mê đắm. Hãy khiến trực giác trí tuệ bắt đầu tiến trình phân hoại này của nó và hãy thấy biết mọi hiện tượng đang diễn ra. Đây là giai đoạn tiếp tới qua quá trình quán xét thân. 

Hãy theo đuổi mọi tình trạng tan rã khi thân phân hoại và trở về trạng thái nguyên tố ban sơ. Tan rã và phân hoại là quá trình diễn biến tự nhiên của tất cả mọi đời sống hữu cơ. Tự nhiên rằng, tất cả mọi sự vật đều giảm thiểu nguyên tố hợp thành của chúng, và các nguyên tố này tan rã đi. Hãy khiến tuệ là kẻ hủy diệt. Hãy hình dung qua nhãn quan tâm trí tiến trình của sự tan rã và phân hoại này. Hãy tập trung trên sự tan rã của thịt và các mô mềm. Hãy quán xét nó đang dần dần tan rã cho đến khi không gì còn lại nhưng chỉ là những nốt xương cốt bị rời ra. Sau đó hãy cấu trúc thân và lại bắt đầu khảo sát một lần nữa. Mỗi lần như vậy, tuệ giác lại khiến thân bị tan rã, rồi thầm hoàn trả lại tình trạng trước đó và sau đó lại bắt đầu tiến trình củ.

Sự tu tập này là hình thức huấn luyện mãnh liệt, đòi hỏi mức độ thiện xảo cao tột và sự dũng cảm ngoan cường của tinh thần. Phần thưởng dành cho sự phản chiếu quyền năng và cường lực của sự nỗ lực là một khi tuệ càng thành thục thì tâm trí càng trở nên sáng suốt rực rỡ hơn và quyền năng hơn. Sự sáng suốt của tâm trí và sức mạnh này xem ra vô biên giới… tốc độ và sự linh động của nó vi diệu vô cùng. Ở giai đoạn này, thiền nhân được kích thích bởi nhận thức cấp bách thâm sâu khi họ nhận thức được mối nguy hại gây ra do sự dính mắc trong hình tướng con người. Mối nguy hiểm tìm ẩn có thể được thấy rõ ràng.

Chỗ mà trước đó họ nắm bắt thân xác như là một cái gì giá trị vô cùng… một cái gì đáng được ngưỡng mộ và yêu mến… bây giờ họ chỉ thấy một đống xương đang mục nát và họ hết lòng cự tuyệt nó.

Thông qua quyền năng của tuệ, một xác thân chết, mục rữa và đang sinh động, một xác thân đang hít thở trở thành một và cùng là xác chết đó, không có gì khác biệt giữa chúng. 

Quí vị phải liên tục khảo sát, huấn luyện tâm trí của quí vị cho đến khi quí vị trở nên tinh thông đến mức cao tột khi ứng dụng tuệ. Hãy tránh đi bất kỳ mọi hình thức ước đoán và giả định. Đừng cho phép suy nghĩ là quí vị phải nên làm gì hoặc những kết quả gì có lẽ xâm phạm sự khảo sát đó. Chỉ tập trung trên sự thật mà tuệ đang hiển lộ và hãy để sự thật tự nó diễn bày. Tuệ sẽ biết con đường đúng đắn để hành trình và sẽ thấu hiểu một cách rõ ràng mọi sự thật mà nó đang khám phá. Và khi tuệ đã hoàn toàn nhận thấy tất cả mọi khía cạnh của thân, nó sẽ tự nhiên giải tỏa mọi dính mắc của nó với khía cạnh đó. Dù gia công theo đuổi sự khảo sát như thế nào, tâm trí cảm thấy hoàn toàn hài lòng một khi sự thật tự nó biến hiện với sự chắc chắn tuyệt đối. Khi sự thật về một mặt của sự quán xét thân được nhận thức, không có gì xa hơn cần phải tìm kiếm trên lộ trình đó. Vì vậy, tâm trí sẽ tiếp tục xem xét một khía cạnh khác và sau đó là một khía cạnh khác, các dữ kiện cuối cùng và tất cả mọi hoài nghi đồng được loại trừ.

Hãy nỗ lực bằng cách đó. Hãy đào sâu hơn và sâu hơn vào bản chất cố hữu của thân với sự chuyên chú mãnh liệt trên thời khắc hiện tại, một trạng thái tỉnh thức cao tột hơn nhất định phải được duy trì, và cường độ của sự nỗ lực cuối cùng không còn chịu đựng được nữa. Khi quá mệt mỏi, những thiền nhân đầy kinh nghiệm qua bản năng biết là đã đến thời điểm để họ trở về yên nghỉ tâm trí trong định. Do vậy họ chấm dứt tất cả mọi khía cạnh khảo sát và tập trung chỉ trên một đối tượng. Tự thân họ hoàn toàn trút bỏ mọi gánh nặng, và họ thể nhập vào một sự bình an, tĩnh lặng, yên bình và hồi sinh của định. Qua cách đó, định là sự tu tập riêng rẽ. Không một ý niệm nào xâm phạm vào cốt lõi tự tánh thấy biết của tâm khi nó yên nghỉ trong nguồn an lạc và định tĩnh. Khi tâm hoàn toàn thấm thấu trong sự vắng lặng, thân và thế giới bên ngoài tạm thời biến mất qua sự tỉnh thức. Một khi tâm no đủ, tự nó sẽ rút khỏi ý thức bình thường. Như người sau bữa ăn hoàn toàn no đủ và có được một sự nghỉ ngơi đầy đủ, chánh niệm và tuệ giác lại được tươi mới và sẵn sàng trở về làm việc với năng lực vừa được tái tạo. Sau đó, mục tiêu đã giải quyết, sự tu tập của định được gạt qua một bên, và sự thực hành của tuệ lại được tái thiết lập. Qua cách đó, định là một sự bổ sung xuất sắc nhất cho tuệ. 

THÂN RẤT QUAN TRỌNG PHẢI CẦN NÊN SUY XÉT. Đa số ham muốn của chúng ta đều bị ràng buộc với nó. Hãy ngắm nhìn chung quanh chúng ta, chúng ta có thể thấy thế giới này đang nằm trong móng vuốt của sự khát khao điên cuồng trong sự tôn thờ hình tướng con người. Khi là thiền nhân, chúng ta phải đối đầu với biết bao thử thách qua yêu sách của dục vọng, phát xuất từ khát vọng sâu xa hầu mong được thỏa nguyện tất cả mọi giác quan. Trong giai đoạn hành thiền, lậu hoặc là một trong các chướng ngại quan trọng trong tiến trình của chúng ta. Chúng ta càng khảo sát sâu hơn trong thân thì nó sẽ càng trở nên rõ rệt hơn. Không có một hình thức nghiệp nào lôi kéo mãnh liệt như vậy trên tâm trí hay nỗ lực dùng quyền năng lớn lao trên tâm trí hơn là lậu hoặc của sự thèm khát dục vọng. Khi sự khao khát điên cuồng này bám rễ trong thân xác con người, phơi bày bản chất thực sự của nó thì nó nới lỏng dần sự nắm bắt kiên cố của tâm trí trên thân.

Quán xét thân là liều thuốc tốt nhất cho sức hút của dục vọng. Sự tu tập thành tựu trên thân được đo lường qua bao ham muốn dục vọng trong tâm trí. Từng bước và từng bước một, tuệ sẽ lột bỏ mặt nạ thực tại của thân, chặt đứt và hủy diệt mọi dính mắc ăn sâu trên tiến trình. Những kết quả này sẽ khiến trạng thái tinh thần được tự do và gia tăng sự khai mở. Để thấu hiểu ý nghĩa của chúng, thiền nhân phải tự mình kinh nghiệm các kết quả này. Sẽ phản tác dụng nếu tôi cố gắng mô tả nó… Điều đó sẽ chỉ dẫn đến sự suy đoán vô ích. Những kết quả này sanh khởi riêng biệt trong tâm trí thiền nhân, đặc biệt đối với cá tánh và bản chất của người đó. Hãy đơn thuần đặt tất cả mọi sự chú ý của quí vị trên các nguyên nhân thực tiễn này và hãy cho phép kết quả của nỗ lực đó phát sanh như chúng sẽ. Khi chúng phát sanh rồi, quí vị sẽ thấy biết chúng với sự sáng suốt không thể nào chối cãi được. Đây là nguyên lý tự nhiên.

Khi quán xét thân đạt đến giai đoạn chỗ mà lý trí và kết quả trở nên hoàn toàn hợp nhất với tuệ, ta trở nên hoàn toàn thấm thấu trong mọi tiến trình khảo sát này ngày và đêm. Thật sự là phi thường. Tuệ di chuyển xuyên suốt qua thân với tốc độ linh động và biểu hiện tính khéo léo của nó một cách thiện xảo đến mức xem ra quay cuồng một cách không ngừng nghỉ ngoài và trong và quanh từng phần một, mỗi mặt của thân, đào sâu vào từng ngỏ ngách, xó xỉnh để khám phá sự thật. Ở giai đoạn này của sự tu tập, tuệ bắt đầu tự động nổi lên, trở thành một thói quen thật sự khi tự nó biến hiện. Bởi vì nó quá nhanh chóng và sắc bén, nó có thể nắm bắt thậm chí với lậu hoặc vi tế nhất và làm tê liệt ngay cả lậu hoặc không thể khuất phục được. Tuệ ở lãnh vực này cực kỳ táo bạo và đầy tính phiêu lưu: Không có gì có thể cản trở lộ trình của nó. Tuệ vỡ tung tới trước để đón nhận bất kỳ mọi thử thách của khát vọng và dính mắc thể hiện qua lậu hoặc. Bởi vì địch thủ của nó quá ngoan cố, trận chiến của tuệ với sự thèm khát dục vọng là một trận chiến ở mức độ mãnh liệt nhất. 

Vì lý do đó đó, chỉ có chiến lược táo bạo và bất thoả hiệp mới hầu mong thành tựu. Chỉ có một hoạt động đúng đắn duy nhất… là cuộc vật lộn hết sức mình và thiền nhân sẽ thấy biết kinh nghiệm này qua bản năng. 

Khi tuệ bắt đầu làm chủ nhân ông của thân, nó sẽ không ngừng thay đổi những kỹ xão khảo sát của nó để nó sẽ không bị rơi vào móng vuốt mưu chước của lậu hoặc. Tuệ sẽ nỗ lực duy trì một bước trước lậu hoặc, không ngừng xem xét các tiến trình khai mở và liên tục điều chỉnh mưu chước của nó. Đôi lúc nó chuyển đổi sự nhấn mạnh, đôi lúc chạy đuổi theo nhiều kỹ xão khác nhau một cách vi tế.

Sự tinh thông lão luyện càng thành tựu, đến thời điểm khi tất cả mọi dính mắc với thân của riêng ta và với mọi đối tượng khác xem ra đều tan biến. Trên thực tế, sự dính mắc vẫn còn rơi rớt lại. Nó chỉ ẩn trốn mà thôi. Nó chưa hoàn toàn bị đoạn trừ. Hãy cẩn thận chú ý đến hiện tượng này. Có lẽ cảm giác rằng nó đã được đoạn trừ nhưng thật sự nó bị che dấu sau quan kiến qua năng lực của pháp quán thân bất tịnh (Asubha). Cho nên, đừng vội hài lòng. Hãy không ngừng cải tiến vũ khí của quí vị… chánh niệm, tuệ giác và tinh tấn… để đón nhận thử thách. Hãy lặng lẽ đặt toàn khối của mọi phần thân xác trước mặt quí vị và hãy tập trung một cách mãnh liệt. Đây là thân của quí vị. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với nó? Bây giờ tuệ rất nhanh chóng và quyết tâm đến mức chỉ trong phút chốc sẽ phá huỷ và phân hoại trước mắt quí vị. Mỗi một lần quí vị trải thân quí vị ra trước quí vị… dù là thân của quí vị hoặc của ai khác… tuệ sẽ tức khắc bắt đầu chia cắt nó ra từng mảnh và hủy diệt nó. Hiện giờ, hoạt động này đã trở thành một thói quen.

Cuối cùng, khi tuệ đã đạt đến sự tinh thông lão luyện tối đa nhất khi xuyên thấu đến tận cùng cốt lõi bản chất gớm ghiếc của thân. Quí vị phải đặt toàn bộ đống thịt và xương cốt đầy hôi hám máu me ghê tởm đó trước mặt và tự hỏi chính mình: Chỗ nào mà cảm giác thay đổi đột ngột phát xuất? Cái gì nguồn gốc thật sự của tính gớm ghiếc này? Hãy chú tâm trên hình ảnh ghê tởm gớm ghiếc đó trước mặt và thấy biết hiện tượng gì xảy ra. Bây giờ quí vị đang kết thúc trên sự thật của vật chất. Ở giai đoạn quyết liệt trong pháp quán thân bất tịnh này (Asubha), quí vị nhất định không nên cho phép chia cắt thân ra và hủy diệt nó. Hãy chỉnh sửa hình ảnh nhờm tởm đó rõ ràng trong tâm trí quí vị và hãy quán sát thật cận kề để quí vị có thể khám phá bất kỳ chuyển động này trong cảm giác nhờm tởm đó. Quí vị phải gợi lên cảm giác cảm giác ghê tởm đó: Chỗ nào mà cảm giác sanh khởi? Ai hoặc cái gì giả định thịt, máu và xương là ghê tởm? Chúng như chúng đang là, hiện hữu trong trạng thái tự nhiên của chúng. Ai đã mang lên cảm giác ghê tởm trong mắt chúng? Hãy điều chỉnh sự chú ý của quí vị với nó. Chỗ nào tính nhờm tởm này sẽ biến mất? Nó vận hành nơi nào? Hãy chuẩn bị theo đuổi đường hướng của nó.

Giai đoạn quyết liệt của tiến trình quán xét thân đã đến. Đây là thời điểm nơi mà nguyên nhân gốc rễ của sự khát dục bị nhổ bật lên của có thể loại trừ được nó. Khi quí vị chuyên chú chỉ trên tính chất kinh tởm gợi lên bởi pháp quán thân bất tịnh, sự ghê tởm của hình ảnh trước mặt quí vị sẽ dần dần co rút lại bên trong cho đến khi hoàn toàn thu hút bởi tâm trí. Tự nó, không qua sự thúc đẩy nào, nó sẽ tự động rút lui vào tâm trí để trở về cội nguồn nguyên sơ của nó. Đây là khoảnh khắc quyết liệt trong sự quán xét thân, khoảnh khắc mà sự phán quyết cuối cùng đạt đến về mối liên hệ giữa lậu hoặc, sự khát dục và đối tượng chủ yếu của nó, thân vật lý. Khi sự hay biết của tâm trí hoàn toàn hiện diện thu hút tính kinh nghiệm này và nội hóa cảm giác kinh nghiệm đó, sự nhận thức thâm thúy bỗng nhiên xảy ra. Chính tâm trí sản sinh ra những cảm giác kinh tởm đó. Chính tâm trí sản sinh ra các cảm giác lôi cuốn đó. Chỉ tâm trí đơn độc tạo ra sự xấu xí và chỉ có tâm trí tạo ra vẻ đẹp. Các phẩm chất này không thật sự có mặt trong thế giới vật chất bên ngoài. Tâm trí chỉ phóng chiếu các thuộc tính đó trên đối tượng nó nhận thức và sau đó tự nó lừa gạt chính nó qua sự tin tưởng rằng chúng xấu xí hoặc đẹp đẽ, hấp dẫn hoặc đáng kinh tởm. Trên thực tế, tâm trí luôn luôn sơn phết và trau chuốt… hình ảnh của chính mình và mọi hình ảnh của thế giới bên ngoài. Sau đó rơi vào hình ảnh tưởng tượng của riêng nó và tin nó là thật.

Ở thời điểm này, thiền nhân thấu hiểu được sự thật tuyệt đối và vững chắc. Chính tâm trí tạo ra sự kinh tởm và hấp dẫn này. Trước đó, chỉ đặt tâm trên sự khảo sát… một đống thịt, máu và xương… không có tính chất kinh tởm nào khác cả.

Trên bản chất, cơ thể con người không nhờm tởm hoặc vừa ý. Thay vì vậy, do tâm sanh khởi những cảm xúc đó và sau đó phóng chiếu chúng qua hình ảnh trước mặt chúng ta. Một khi tuệ xuyên thấu sự dối trá này với sự sáng suốt tuyệt đối, tâm trí lập tức từ bỏ tất cả mọi nhận thức đẹp xấu bên ngoài và hướng vào bên trong, tập trung trên gốc rễ của các khái niệm đó. Chính tâm trí là kẻ xâm phạm và là kẻ nhận thức sự dối trá này: Người dối gạt và kẻ bị dối gạt. Chỉ có tâm trí, không gì khác đã sơn phết hình ảnh đẹp xấu. Cho nên, hình ảnh bất tịnh mà thiền nhân chuyên chú trên các đối tượng riêng rẽ bên ngoài, được thấm thấu trong tâm trí khi chúng ngộ nhập với sự kinh tởm tạo ra bởi tâm. Cả hai, trên thực tế, là một và giống nhau. Khi sự nhận thức này xảy ra, tâm trí buông xả mọi hình ảnh bên ngoài, buông xả mọi hình tướng bên ngoài và khi làm như vậy sẽ buông xả cả sức lôi cuốn của ái dục. 

Sức lôi cuốn của ái dục bám rễ qua nhận thức của thân. Khi căn bản thật sự của các nhận thức đó được phơi bày, nó hoàn toàn phá hoại giá trị của nó, và bên ngoài, như chúng ta đã biết, sụp đổ và sự dính mắc của chúng ta biến mất theo sự hài hoà của nó. Ảnh hưởng của lậu hoặc qua sự lôi cuốn của ái dục… cởi lên bằng móng sắt trên tâm trí từ thời thượng cổ, đã dụ dỗ tâm trí nắm bắt từ lúc chào đời và do vậy mà không ngừng kinh nghiệm cái chết trong hằng vô lượng kiếp. Sự thèm khát xảo quyệt đó hiện giờ bị mất hết tiềm năng. Tâm trí bây giờ đã vượt trên ảnh hưởng của nó. Bây giờ thì nó được tự do.

XIN HÃY TIẾP NHẬN SỰ GIẢI THÍCH NÀY NHƯ LÀ MỘT SỰ HƯỚNG DẪN, một tín hiệu cho lộ trình tiếp tới, và không phải là một bài tập cần phải học thuộc lòng. Tôi luôn luôn lưỡng lự khi phải rất rành mạch và rõ ràng vì tôi sợ rằng học trò của tôi sẽ xem lời dạy của tôi theo nghĩa đen và do vậy sớm xét đoán bản chất của sự thật mà họ đang theo đuổi. Lời dạy của tôi, như chúng đang là, sẽ không khiến quí vị chứng ngộ. chỉ có sự tỉnh thức nhiệt tâm, gắn chặt vững vàng trong giây phút hiện tại hướng dẫn trực tiếp đến Chân lý mà thôi. Đừng bao giờ sớm giả định Chân lý. Đừng bao giờ suy đoán hoặc lý thuyết hóa về tu tập thiền. Và đừng nhầm lẫn kiến thức quí vị gặt hái qua sự mô tả này là thích đáng, ước đoán là nếu làm như vậy quí vị sẽ thấu hiểu bản chất của thân tâm. Chỉ có tuệ kiến sáng suốt trực tiếp được hướng dẫn bởi chánh niệm, khảo sát bởi tuệ giác, và theo đuổi một cách tinh tấn thì mới có thể xuyên thấu được Chân lý đó. 

Ở lãnh vực tu tập này, thân đã hoàn toàn nội hóa và quyền năng lôi cuốn của ái dục cũng bị đứt đoạn. Để hướng đến bước kế tiếp, quí vị phải ứng dụng pháp thiền đã mang quí vị đến điểm này, như bài thực tập huấn luyện. Mục tiêu ở đây là trau giồi chánh niệm và tuệ giác thậm chí nhanh nhẹn hơn, sắc bén hơn và chính xác hơn khi đối đầu với bản chất cực kỳ vi tế và khó nắm bắt của hiện tượng tâm. Hãy đặt hình ảnh kinh tởm của thân trước mặt quí vị như thường lệ và hãy quán sát nó khi nó co rút vào tâm trí. Sau đó thì hãy đặt hình ảnh trở lại trước mặt quí vị và bắt đầu lần nữa, quan sát thật cẩn thận hình ảnh hiện ra trong tâm trí như thế nào. Hãy thực tập như vậy nhiều lần cho đến khi tâm trí bắt đầu lão luyện với nó. Một khi sự tinh thông được thành tựu rồi, hình ảnh đó sẽ chẳng sớm tan tác mỗi khi tâm trí tập trung trên nó và ngộ nhập với tánh thấy biết bên trong. Khi đạt đến giai đoạn nơi mà ta thấu hiểu rõ ràng mọi nguyên lý cơ bản dưới sức lôi cuốn của ái dục, bước kế tiếp là trau giồi tâm trí chỉ thuần túy với pháp rèn luyện tinh thần. Sức hấp dẫn của ái dục không còn là vấn đề nữa… Nó đã đoạn tận. Không còn cách nào nó hiển lộ như trước đó. Nhưng mặc dù đa số đã được loại trừ, tuy vậy nó vẫn chưa hoàn toàn bị hủy diệt. Một phần nhỏ vẫn còn lại, như những hạt nhỏ của xỉ sắt bám chặt vào tâm trí. 

Ở giai đoạn mà nhận thức bên ngoài ngộ nhập hoàn toàn với hình ảnh bên trong của tâm, chúng ta có thể nói rằng ít nhất là năm mươi phần trăm của sự luyến ái (Kãmarãga) đã hoàn toàn thành tựu.

Cuối cùng, giai đoạn cao tột nhất của con đường tu tập đã đạt đến. Phần vi tế của ham muốn giác quan còn lại nhất định phải dần dần loại trừ, ứng dụng pháp rèn luyện đã được nhắc bên trên.

Thường xuyên mài dũa tính quán xét và thấm thấu mọi hình ảnh bất tịnh sẽ phát triển trình độ thiện xảo của tuệ. Khi sự tinh thông lão luyện của tuệ càng thêm củng cố thì tỷ lệ phần trăm cao hơn và cao hơn của sức hấp dẫn của ái dục sẽ hoàn toàn bị hủy diệt. Khi sự thành tạo của tuệ gia tăng tốc độ thì tốc độ của các hình ảnh cũng sẽ co rút lại cùng một tốc độ. Tự nhiên rằng, chẳng bao lâu nữa, mỗi khi thiền nhân chuyên chú trên nó, hình ảnh đó sẽ hối hả vào tâm, ngộ nhập nó và đơn thuần biến mất. Với sự tu tập liên tục, tốc độ sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Ở trình độ cao nhất của tịnh lão luyện, hình ảnh sẽ tan biến ngay giây phút nó thấm nhập vào tâm trí. Phương pháp khảo sát là nền tảng trong quá trình vào giai đoạn cuối cùng của lộ trình, giai đoạn mà lòng tham duyên theo dục giới – Ái dục (Kãmarãga) bị chặt đứt sẽ hoàn toàn rút lui. Chẳng sớm thì mỗi một vết tích của nó sẽ bị hủy diệt. 

Một khi thiền nhân đạt đến giai đoạn cuối cùng, một khi gốc rễ thật sự của xấu đẹp được thấy với sự trong suốt rõ ràng, Kãmarãga sẽ không bao giờ dám ló đầu ra nữa. Sự nắm bắt của nó trên tâm trí đã bị gẫy đổ… và tình trạng này không bao giờ có thể đảo ngược lại. Bất kể điều đó, hành trình tu tập xa hơn vẫn cần có để tiêu trừ tất cả mọi dấu vết thèm muốn của cảm quan. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian. Phần khảo sát của sự khảo sát này phức tạp và hơi hỗn loạn với hình ảnh sanh khởi và diệt đi ở tốc độ thần tốc. Nỗ lực mãnh liệt nhất đòi hỏi phải nhổ bật tất cả mọi dấu vết của ái dục, Kãmarãga, nhưng thiền nhân theo bản năng biết phải làm gì ở giai đoạn này. Cho nên, sự khảo sát nhanh chóng phát triển theo đà xung lượng tự nhiên của nó mà không cần một ai thúc đẩy.

Chánh niệm và tuệ giác là thói quen… Chúng đồng hợp lẫn nhau với tốc độ linh động phi thường. Khi đến lúc mà các khảo sát đó đạt đến mức độ tinh xảo của nó, chẳng sớm thì hình ảnh của thân sanh khởi ít hơn là bị diệt đi. Không thành vấn đề là các hình ảnh đó có nổi lên trong tâm hay không, nó hiện ra và mất đi tất cả đều được biết đến. Hình ảnh sinh và diệt quá nhanh chóng đến mức nhận thức ngoài và trong không còn liên hệ. Cuối cùng, hình ảnh chớp lên rồi tắt biến. Hiện ra và biến mất từ sự tỉnh thức quá nhanh đến mức hình tướng của chúng không còn chống đỡ được nữa. Sau mỗi lần biến mất, tâm trí kinh nghiệm sự trống rỗng thâm sâu… sự rỗng không của mọi hình ảnh, rỗng không hình tướng. Sự tỉnh thức cực kỳ thanh nhẹ hiển lộ trong tâm. Mỗi một hình ảnh mới chớp qua và biến mất, tâm trí cảm nhận sự rỗng rang thanh tịnh càng thâm thúy hơn. Do sức mạnh vi tế biến hiện ở giai đoạn này, tánh thấy biết của tâm hoàn toàn khống chế. Cuối cùng, hình ảnh tạo ra trong tâm không còn hiện ra nữa… chỉ sự thanh tịnh còn lại. Có thấy không? Đó là cốt lõi tự tánh thấy biết của tâm đang tỏa khắp, độc nhất và bất khả so sánh. Với sự dứt bặt của tất cả mọi hình ảnh của thân tạo ra bởi tâm trí là sự đoạn diệt hoàn toàn của ái dục, Kãmarãga. Quán xét thân đã đến lúc chấm dứt. 

Cuối cùng, nhận thức là tất cả mọi hình tướng thực chất là trống rỗng… không cá thể, không đặc tính khác biệt như xấu đẹp… Thiền nhân thấy biết sự nguy hại to lớn gây ra bởi ái dục (Kãmarãga). Sức tàn hại của lậu hoặc trải hơi độc của nó khắp mọi phương hướng. Nó khiến bao mối quan hệ của con người phải hao mòn và đem đến biết bao phiền não cho toàn thế gian, bóp méo tư duy và cảm xúc của con người, gây căng thẳng lo âu, bồn chồn và luôn luôn bất thỏa nguyện. Không có gì khác mang đến tác động bất an như vậy trong sự sống của con người. Nó là năng lực hủy diệt mãnh liệt nhất trên trái đất. Khi Kãmarãga hoàn toàn bị tận diệt, toàn thế giới xem ra rỗng không. Năng lực mồi lửa đó đốt cháy bao trái tim chúng sinh, và ngọn lửa bừng cháy tàn phá xã hội con người bị dặp tắt và chôn vùi. Ngọn lửa ái dục bị dặp tắt vĩnh viễn… không có gì còn lại dày vò tâm nữa. Khi Kãmarãga được đoạn trừ, Niết Bàn sắp được hiển lộ và cận kề trong tay. Kãmarãga che đậy tất cả mọi thứ, che mờ chúng ta với tất cả mọi khía cạnh Chân lý. Do đó, khi Kãmarãga cuối cùng bị hủy diệt, chúng ta không còn bị chướng ngại cản trở quan kiến của Đạo Đế (Magga), Thánh Quả (Phala), và Niết Bàn… Chúng bây giờ đang nằm trong bàn tay với. 

ĐỂ TÓM TẮT, GIAI ĐOẠN THÁNH QUẢ A NA HÀM được thành tựu khi vòng vây của Kãmarãga trên tâm trí bị gẫy đổ. Thánh Quả A Na Hàm nhất định phải được áp dụng cùng một lúc với pháp khảo sát tu tập đã dẫn đến kết quả đó. Hãy đào sâu hơn. Hãy nới rộng thêm ra và hãy hoàn hảo nó cho đến khi hình tướng của thân không còn hiển lộ trong tâm. Tâm trí cấu tạo hình ảnh và sau đó sụp đổ theo mọi tạo tác của nó. Bậc Thành tựu Quả A Na Hàm thấy biết hiện tượng này không chút lẫn lộn cái bóng của sự hoài nghi. Thân xác con người, và tất cả mọi hiện tượng mà nó tin và biểu hiện, là vấn đề của tâm trí đang tự lường gạt chính nó. Thân là khối vật chất, một tập hợp của các nguyên tố căn bản tự nhiên.Nó không phải là một con người, không hài lòng hoặc gớm ghiếc. Nó đơn thuần như nó đang là, tồn tại trong trạng thái tự nhiên của nó. Tâm trí phạm sai lầm mà chúng ta đã nhận thức, và sau đó bị đè nặng bởi bao dối trá của nó. 

Tất cả mọi bộ phận trong con người chỉ là công cụ mà tánh thấy biết của tâm sử dụng cho mục tiêu của nó. Tánh thấy biết của tâm khuếch tán cả toàn thân. Sự khuếch tán này và sự thấm nhuần của thức hay biết hoàn toàn xuyên suốt thân là sự biến hiện cốt lõi của tâm. Các nguyên tố vật chất bao gồm thân vô thức. Chúng không có phẩm chất thấy biết bên trong, thức không có mặt. Thức thấy biết và giác quan liên kết với thân hoàn toàn là vấn đề của tâm và mọi sự biến hiện của nó. Mắt, tai, mũi, có thể nhận thức thông qua sự hay biết của tâm. Những bộ phận này đơn giản chỉ là phương tiện cho tri giác xảy ra. Tự chúng vốn không có thức hay biết. 

Thông thường, chúng ta tin là mắt của chúng ta có khả năng thấy. Nhưng một khi chúng ta hoàn toàn thấu hiểu bản chất chân thực của thân, chúng ta biết rằng tròng mắt chỉ là một khối mô. Thức vận hành thông qua đôi mắt là cái thật sự thấy biết đối tượng hữu hình. Thức dùng mắt như là một phương tiện để đi vào phạm vi hữu hình. Bộ phận mắt của ta không khác với tròng mắt của một con vật nằm chết bên lề đừơng. Mắt thịt không có giá trị gì. Tự nó, căn bản là vật chất. Điều này được hiểu biết với sự sáng suốt rõ ràng. Làm sao thân có thể là ta? Làm sao nó có thể thuộc về ta? Nó hoàn toàn thiếu tự nhiên. 

Nguyên lý này được thấy rõ ràng khi dòng chảy của thức khuếch tán và lan khắp cơ thể, co rút vào chính nó và thể nhập vào trạng thái định thâm sâu. Sau đó thì sự có mặt của thân không hơn gì một khối vật chất… một khúc gổ hoặc một mẩu cây. Khi tâm xuất định, thức hay biết trở về thân, tỏa ra cùng khắp mỗi bộ phận, mỗi chân tay. Thức và khả năng thấy biết là nền tảng hoạt động của tâm… không phải của thân. Trong trạng thái tỉnh táo bình thường của thiền nhân ở trình độ tu tập này, tánh thấy biết hoàn toàn ý thức chính nó, ý thức rằng tâm và tính biết là một, cùng một cốt lõi phi thời gian và nguyên tố vật lý thì không biết gì cả. Trong định, thân có lẽ biến mất qua tánh biết nhưng chính tánh biết thì không bao giờ biến mất.

Trên thực tế, đây là nguyên lý bất biến của tạo hóa. Khi nghiệp thâm nhiễm tâm, chúng nắm bắt tất cả như là cái ta, ta hoặc của ta… Vì vậy gây bối rối cho chân tánh của nó với các thức mà nó khiến cho sinh động. Bản chất của nghiệp là như thế. Tuệ thì chỉ ngược lại. Nó thấy biết thân rõ ràng như nó đang là và sữa đỗi sự nhận thức sai lầm đó. Nghiệp luôn luôn nắm bắt thân, hướng dẫn nó tin thân là một bộ phận đặc biệt của chính nó. Tuệ thấy thân chỉ là một thứ tập hợp của vật chất bình thường, và kết quả loại trừ tất cả mọi nắm bắt cá thể với nó.

Trí óc là một khối vật chất. Bộ não chỉ là công cụ mà thức đang sử dụng. Khi tâm thể nhập vào trạng thái vắng lặng và tập trung, thức hay biết đó thường tuôn chảy xuyên suốt thân và đồng thời đồng quy từ khắp phạm vi của thân vào một điểm tập trung ngay giữa ngực. Phẩm chất thấy biết tự nó biến hiện nổi bật ngay điểm đó. Nó không sinh động từ bộ não. Mặc dù chức năng của tưởng và học hỏi sanh khởi qua sự liên kết với trí óc, kiến thức trực tiếp của sự thực thì không phải. Từng bước và từng bước một, bắt đầu với các giai đoạn đầu tiên của hành định, tiến triển trong thiền được kinh nghiệm và được hiểu qua tâm… và chỉ qua tâm. Đây là chỗ Chân lý ẩn tàng, và thiền nhân thực hành đúng cách biết rõ mỗi bước của lộ trình. Khi nó đạt đến hiểu biết bản chất thực của tất cả mọi hiện tượng, trí óc không là một yếu tố… Nó không hề hữu dụng. Các phẩm chất chiếu rọi và thanh tịnh của tâm được kinh nghiệm ở tâm. Chúng sinh động rõ rệt ngay điểm đó. 

Tất cả mọi sự huyễn giả của tâm, từ thô tế cho đến chỗ vi tế nhất, được kinh nghiệm rõ ràng từ điểm trung tâm đó. Và khi tất cả mọi ảnh hưởng của lậu hoặc cuối cùng được loại trừ khỏi tâm, nơi đó tất cả chúng đều dứt bặt.

Trong tâm, Tưởng uẩn (saññã sankhãra) là đại lý chính của ảo tưởng. Bắt đầu với những giai đoạn sau này của sự quán xét thân ở cấp độ A Na Hàm, những tập hợp tâm lý cá nhân làm trung tâm. Khi tập hợp cá thể vật lý…thân… không còn là một yếu tố, thì sự tập trung toàn triệt của bậc Thánh A Na Hàm chuyển sang tập hợp của thức: thọ, tưởng, hành, thức. Giữa các thức này, chức năng của tưởng và thức đặc biệt quan trọng. Chúng sanh khởi và tương tác liên tục để hình thành hình ảnh của tưởng mà chúng sơn phết với nhiều dạng ý nghĩa khác nhau. Trong tiến trình quán xét chúng, vẫn các nguyên lý khảo sát củ được ứng dụng nhưng thay vì hình ảnh của thân, tiến trình tư duy tự nó trở thành chủ thể quan sát. 

Sử dụng nội quán, tuệ quan sát tưởng và thức sinh rồi diệt, sinh rồi diệt, hiện ra và biến mất trong chuỗi hoạt động triền miên bất tận của hoạt động của hành thức.

Một khi một ý niệm sinh ra rồi diệt đi từ thức, dù bản chất nó là gì, kết quả đều luôn như nhau: Ý niệm chỉ thoáng qua phút chốc rồi diệt đi. Sự khảo sát quyết liệt đặc biệt trên tiến trình tư duy, xuyên thấu nó ngay trọng tâm của cốt lõi tánh thấy biết của tâm trí. Nó theo đuổi mỗi một ý niệm, mỗi thoáng chớp của tư tưởng, khi nó sinh rồi diệt đi, và sau đó chuyên chú trên ý niệm tiếp theo nổi lên trên bề mặt. Nó mất nhiều thời gian và là một công việc gian nan đòi hỏi sự chú ý toàn triệt mỗi một khoảnh khắc của ngày và đêm. Nhưng tới giai đoạn này, thời gian và nơi chốn không còn quan trọng nữa. Nội quán có lẽ liên tục tiếp diễn hằng tuần lễ hoặc hằng tháng cho đến khi chánh niệm và tuệ vật lộn với dòng chảy không ngừng nghỉ của hiện tượng của tâm lý.

Công việc tinh thần này rất là mệt mỏi. Tuệ làm việc liên tục thông qua mỗi khía cạnh tương tác của thức. Nó làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm. Cùng lúc đó, nó quán xét tiến trình tư duy. Nó cũng dùng ý niệm và tư duy để đặt câu hỏi và đào sâu vào tiến trình làm việc của tâm trí để gặt hái tuệ kiến vào thật tánh của nó. Đây là tư duy vì Thánh Đạo (Magga)… con đường tu tập. Nó là công cụ mà tuệ sử dụng với mục tiêu biểu lộ sự thật. Nó không chìm đắm trong tư duy đơn thuần vì nó, vốn là Samudaya, Khổ Đế … nguyên nhân của khổ. Cũng như vậy, do tính mãnh liệt của sự khảo sát, tâm trí trở nên mệt mỏi và lúc nào cũng vậy, biến thành đần độn và uể oải lờ đờ sau nhiều tiếng đồng hồ nỗ lực tinh tấn. Khi hiện tượng này xảy ra, phải cần nghỉ ngơi. Hơn bất cứ thời gian nào khác, tâm trí cần được nghỉ ngơi trong định ở những khoảng cách đều đặn trong giai đoạn này. Nhưng kết quả của an lạc và thanh tịnh, kinh nghiệm trong định bất khả so sánh với hoa quả kỳ diệu gặt hái được qua sự tu tập tuệ, thiền nhân thường do dự khi phải nhập định. Tâm trí trong trạng thái tỉnh thức sinh động toàn triệt, và từ quan cảnh định xem ra có vẻ là một trạng thái chậm chạp và quá lãng phí. Trên thực tế, định là sự bổ sung chính yếu và không thể thiếu được trong quá trình tu tập tuệ. 

Như vậy, tâm trí bị cưỡng ép phải nhập định nếu cần thiết. Nó bị cưỡng ép phải gạt qua một bên sự khảo sát hiện tại và chỉ chuyên chú đặt biệt trên trạng thái tinh thần thể nhập vào sự tĩnh lặng, an lạc. Ở đó, nó có thể nghỉ ngơi cho đến khi nó cảm thấy hoàn toàn tươi mát và hồi sinh trước khi bắt đầu công việc giải thoát của tuệ. Không bao lâu, sau khi tâm trí xuất ra trạng thái bất động của định, nó sẽ nhảy vào làm việc lập tức. Như con ngựa bị xích, tâm trí nôn nóng trở về công việc chính của nó… loại trừ và hủy diệt tất cả mọi lậu hoặc của thức. Nhưng hãy chăm sóc tâm trí, không nên để tâm trí hối hả một cách điên cuồng trên lộ trình của tuệ. Khảo sát quá mức là hình thức của Khổ Đế (Samudaya) có thể khiến tâm bị ô nhiễm, khiến tâm bị rơi vào bùa mê của lậu hoặc. Chính chức năng của hành nghiệp và phân tích mà tuệ sử dụng để khảo sát tâm trí sở hữu xung lực của riêng nó mà không biết tiết chế. Chúng thường nắm dây cương để duy trì sự quân bình giữa công việc nội quán và sự nghỉ ngơi của tâm trí. Ở giai đoạn tu tập này, tuệ sẽ tự động làm việc với tiềm năng mãnh liệt nhất. Khi cần phải nghỉ ngơi, nó vẫn chuyên chú trên định cùng cường độ mãnh liệt như vậy. Đây là con đường Trung đạo của – Đạo Đế (Magga), Thánh Quả, (Phala) và Niết Bàn.

Tâm và mối liên hệ với danh uẩn (nãma khandhas) danh uẩn là trọng tâm quán xét ở trình độ này. Tâm là cốt lõi của tánh thấy biết qua cốt lõi bản thể của ta. Nó bao hàm sự tỉnh thức thuần khiết và đơn giản: Tâm đơn giản thấy biết. Ý thức xấu và tốt, và thành kiến phân biệt chỉ là ước định của tâm. Có đôi lúc, hoạt động của chúng có thể biến hiện như chánh niệm. Vào lúc khác thì lại như tuệ giác. Nhưng chân tâm không hiển lộ bất kỳ hoạt động nào hoặc biến hiện ước định. Nó đơn thuần là trạng thái thấy biết. Tâm hành sanh khởi qua tâm như thấy biết xấu và tốt, và là điều kiện của thức tuôn chảy từ tâm. Chúng biểu hiện mọi hoạt động và điều kiện của tâm qua chính bản chất, liên tục sinh lên và diệt đi. Sự hay biết của thức luôn luôn bất định và luôn luôn không xác thực. Hãy nên hiểu là danh, uẩn và thức (viññãa) tất cả đều là điều kiện của tâm.

Các điều kiện này tạo ra dòng chảy hiện tượng tinh thần mà chúng ta gọi là danh uẩn (nãma khandhas) Thông qua tương tác của thọ, tưởng, thức, hành và hình ảnh sanh khởi qua tâm. Ý thức biết chúng là tâm. Lậu hoặc ảnh hưởng như ái dục (kãmarãga) thao túng và sơn phết phẩm chất của sự thấy biết đó. Miễn là tâm còn nằm dưới quyền năng của ái dục (kãmarãga) thì nó tin hình ảnh bên trong là thật và trọng yếu, ham muốn và ác cảm. Hình tướng tiếp nhận sau đó được yêu mến hoặc ghét bỏ tùy theo bản chất nhận thức của chúng… tốt hoặc xấu, hấp dẫn hoặc kinh tởm. Khía cạnh của tâm là phân biệt giữa hai cực đoan này. Nó đánh lừa qua sự đồng hóa với thế giới nhị nguyên và bất ổn. Thấy biết của tâm không sinh hoặc diệt, nhưng chỉ mô phỏng đặc tính của mọi sự vật đó… như phiền não và uẩn… đã đủ rồi. Khi tuệ thấy biết sự dối trá, tâm không còn nuôi dưỡng các hiện tượng này mặc dù chúng vẫn tiếp tục sinh diệt trong phạm vi của nghiệp. Tâm do vậy mà trút bỏ các hiện tượng.

Khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác từ lúc chúng ta ra đời cho đến hiện tại, lậu hoặc không ngừng sanh khởi và diệt đi. Tự bản thân chúng vô thực chất và không thể nào tìm thấy được. Giả định của tâm và các hiện tượng này vay mượn chúng như một thực tại cá thê. Tâm bám vào chúng như cốt lõi tự thân hoặc là tài sản của riêng nó. Ý niệm sai lầm này tạo ra một thực thể tự ngã để trở thành một gánh nặng hơn cả núi non, một gánh nặng mà tâm chuyển tải trong nó mà không gặt hái bất kỳ lợi lạc nào. Đau khổ (Dukkha) là phần thưởng duy nhất cho nhận thức dính mắc sai lầm bồi dưỡng bởi ảo tưởng của ngã. Khi tâm thẩm xét các hiện tượng này và có thể thấy biết chúng rõ ràng và sáng suốt, sắc bén và quyết liệt của tuệ, thân được hiểu như là một hiện tượng tự nhiên vốn thật trong giới hạn của bản chất vật lý nổi bật của riêng nó. Nó không thực với chính nó và do vậy không còn là đối tượng bị dính mắc. Thọ của thân… khổ thọ, lạc thọ và vô ký thọ chia rẽ trong thân… rõ ràng là thật, nhưng chúng chỉ là thực tại trong phạm trù cá biệt của chúng. Rồi chúng cũng diệt đi. Nhưng tuệ tuy vậy vẫn chưa đủ khả năng thấy biết thành thói quen các cảm thọ sanh khởi vi tế riêng biệt trong thân… là những điều kiện liên tục kích thích tâm. Mặc dù tâm không thể thấu hiểu sự thật về chúng ngay bây giờ, những cảm thọ vi tế này sẽ làm việc như người nhắc nhở và luôn khuyến khích tâm cần khảo sát xa hơn.

TỔNG HỢP LẠI, DÒNG CHẢY của tưởng và thức được gọi là hành uẩn (sankhãra khandha). Mỗi một ý niệm, mỗi một tia chớp khái niệm gợn lên thông qua tâm trí và rồi mất đi. Trong và của chúng, những gợn sóng tinh thần này không dung chứa ý nghĩa đặc biệt gì. Chúng chỉ là tia chớp ngắn ngủi qua thức và biến mất không còn dấu vết. Chỉ khi nào hành tiếp nhận chúng thì chúng mới trở thành tư duy và khái niệm với nội dung và ý nghĩa đặc biệt. Tưởng uẩn (Saññã khandha) là tổng hợp của ký ức, nhận thức và lý giải. Tưởng tiếp nhận từng mảnh rời rạc của ý niệm, lý giải chúng và khai triển chúng, giả định ý nghĩa của chúng, và sau đó biến chúng thành các vấn đề. Lậu hoặc sau đó ghi nhớ mãi mãi những vấn đề này qua hình thức tư duy bất tận và lan man, thiếu mạch lạc. Tưởng tuy vậy là kẻ chủ mưu chính. Một khi lậu hoặc chớp lên ngắn ngủi thì tưởng tức thì nắm bắt nó và định nghĩa sự có mặt của nó như cái này hay cái kia… tất cả mọi phiền não. Hai uẩn này là chức năng tinh thần gây ra đủ nguyên nhân khó khăn. Cùng nhau chúng thêu dệt đủ chuyện… đau khổ và may mắn… và sau đó dịch giải chúng là thực tại của chính nó. Dựa trên tưởng để đồng hóa tất cả sanh khởi qua nhận thức. Tưởng định nghĩa chúng và ban cho chúng ý nghĩa. Lậu hoặc sinh lên và diệt đi từ đầu đến cuối như tia chớp ánh sáng hoặc đom đóm chớp lên rồi tắt đi. Khi quan sát kỹ càng, tưởng uẩn vi tế hơn là hành uẩn. Vỡ tung trong sự nhận biết, lậu hoặc là nền tảng xây dựng của tư duy. Tưởng (Saññã), ngược lại, không kinh nghiệm như tia chớp của ý niệm. Khi tâm trí hoàn toàn bất động và các uẩn đều cực kỳ yên lắng, chúng ta có thể cảm giác rõ rệt tính chất của mỗi uẩn phát sanh. Tưởng sẽ trải ra thật chậm, lan khắp tâm như mực trên giấy, khai triển chậm chạp cho đến khi nó hình thành hình ảnh tinh thần. Theo hướng dẫn của tưởng, nghiệp không ngừng sanh khởi, bắt đầu tạo ra hình ảnh và câu chuyện quanh nó và sẽ có sự sống của riêng nó. Suy nghĩ về điều này hoặc điều kia bắt đầu với tưởng nhận thức và lý giải những gợn sóng của lậu hoặc, đúc khuôn chúng thành hình ảnh có thể nhận thức được và lậu hoặc sau đó không ngừng trau chuốt. Cả hai yếu tố tinh thần này là hiện tượng tự nhiên. Chúng tự sinh tự phát và cá biệt với thức thấy biết chúng.

Khi tâm khảo sát các căn lặp đi lặp lại không dứt và liên tu bất tận, nó trở nên chuyên môn. Khảo sát qua phương tiện của tuệ, trước tiên chúng ta có thể đoạn trừ thân nghiệp. Ở giai đoạn ban đầu của khảo sát, tuệ sẽ thấy biết qua thân trước khi nó có thể thấy biết xuyên suốt và có thể buông xả các uẩn khác. Từ đó, tâm có thể dần dần loại bỏ sự dính mắc của nó với thọ, tưởng, hành và thức cùng phương cách đó.

Nói một cách đơn giản, tâm buông xả khi tuệ thấy biết xuyên suốt mọi tập hợp cá thể tinh thần. Trước đó nó nắm giữ. Một khi tuệ đã xuyên suốt chúng hoàn toàn, tâm có thể buông xả tất cả, nhận thức chúng chỉ đơn thuần là những gợn sóng lăn tăn trong tâm và vô thực chất. Dù tốt hoặc xấu, cùng một lúc ý niệm phát khởi và diệt đi. Dù chúng xuất hiện trong tâm như thế nào đi nữa, chúng chỉ là những hành động tạo ra bởi tưởng và nghiệp và sẽ đơn thuần biến mất. Không ngược lại. Không một ý niệm nào kéo dài hơn một sát na. Thiếu sự bền bỉ, chúng mất đi thực chất và ý nghĩa và do đó, chúng không thể tin cậy được.

Nếu vậy thì cái gì vẫn mãi cung ứng những vọng tưởng đó? Cái gì vẫn mãi sản sinh ra chúng? Trong một sát na, chúng tung lên một ý nghĩa, sát na kế tiếp, tung lên một ý nghĩa khác, không ngừng dối gạt chính nó. Chúng đến từ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và thọ. Chúng ta xem thường và giả định nhận thức của chúng ta, mãi mãi dối trá cho đến khi nó trở thành ngọn lửa thiêu đốt trái tim của chúng ta. Tâm bị ô nhiễm bởi các yếu tố quy ước của tâm trí.

Mục tiêu của sự khảo sát này là loại trừ các yếu tố đó. Sự vắng mặt của chúng hiển lộ chân tánh của tâm. Chúng ta sẽ thấy rằng khi tâm không còn lang thang liên hệ với đối tượng, nó duy trì bản chất thanh tịnh tự nhiên và chiếu rọi, như trong lời dạy, “Này tỳ kheo, bản chất nguyên thủy của tâm là sáng suốt và chiếu rọi, nhưng nó trở nên bị ô nhiễm bởi dòng chảy của nghiệp.”

Bản lai của tâm là chiếu sáng. Lời dạy này ám chỉ đến bản chất nguyên thủy của tâm đã mãi lang thang trong dòng vô định hết kiếp này cho đến kiếp khác qua sự tái sinh. Có lẽ nó được so sánh với tâm của một hài nhi mới chào đời khi mà chức năng tinh thần chưa đủ phát triển trọn vẹn để thấu hiểu đối tượng của các căn. Nó không ám chỉ đến bản chất nguyên sơ của tâm chuyển hoá chu kỳ tái sinh và tuyệt đối thanh tịnh.

Khi chúng ta khảo sát tâm xuyên suốt, từng giai đoạn và từng giai đoạn, các yếu tố lậu hoặc trước đó hay đi lang thang sẽ đồng quy vào một điểm chói lọi đó, thể nhập với sự chiếu rọi tự nhiên trong tâm. Sự chiếu rọi này cực kỳ kỳ diệu và mê hoặc đến ngay cả những chức năng tinh thần như Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ cũng sẽ chìm đắm trong bùa mê của nó. Hoàn toàn là một kinh nghiệm lạ thường chưa bao giờ thấy qua. Nó thậm thâm vi diệu và xem ra quá phi phàm, quá lộng lẫy và oai nghiêm phi thường. Xem ra không có gì có thể so sánh với nó ngay khoảnh khắc đó. Và tại sao nó cần nên so sánh? Nó tuyệt đối như một Thiên Vương ngự trị trên tam giới qua hằng vô lượng kiếp. Điểm chiếu rọi này đã nắm giữ tâm dưới quyền năng và sự điều khiển của nó từ thời thượng cổ. Và nó sẽ vẫn mãi tiếp tục mê hoặc miễn là tâm thiếu chánh niệm và tuệ siêu việt cần có để khai phóng chính nó từ quyền năng mà nó sử dụng, cưỡng chế tâm kinh nghiệm vòng quay sinh tử trên vô số phạm trù của sự sống qua kết quả, và tiếng gọi của lậu hoặc vi tế này. 

Cuối cùng, ánh sáng chiếu rọi thanh nhẹ tự nhiên này của tâm trí đã khiến hằng bao nhiêu chúng sinh phải lang thang vô định trong cõi luân hồi, kinh nghiệm luân hồi sinh tử.

Một khi tâm thấu hiểu rõ ràng, danh (nama), sắc (rupa), thọ (vedana) tưởng (sanna), nghiệp, hành (sankhãra) and thức (viññãõa) hoàn toàn tuyệt đối, tất cả những gì còn lại những gợn sóng lăn tăn khác nhau vi tế đang xảy ra độc nhất trong tâm. Đây là hình tướng vi tế nhất của nghiệp tạo ra sự chuyển động trong tâm, một hình thức vi tế của khổ (dukkha), ánh sáng chói lọi vi tế huy hoàng trong tâm. Tất cả chúng là như vậy. Đại Trí tuệ và Đại Chánh niệm sẽ tiếp nhận những gợn sóng lăn tăn đó là trọng tâm để khảo sát, không ngừng quan sát và phân tích chúng.

Sự chiếu rọi sản sinh ra bởi sự đồng quy của vô số lậu hoặc sẽ là điểm nhận thức rõ ràng của sự chiếu rọi đó, một sự chiếu rọi rất là thanh nhẹ tập trung ở một điểm đặc biệt trong tâm. Tính chất đần độn tương ứng và thỉnh thoảng khởi lên sẽ làm lu mờ trung tâm chói lọi đó, gây ra tướng vi tế của khổ cũng vi tế cần bằng như vậy được khởi lên. Trên thực tế, sự chiếu rọi và sự ngu si này là hai mặt cùng một đồng tiền: Cả hai đều là thực tại quy ước. Ở cấp độ này, sự chiếu rọi, sự ngu si, và khổ là quí vị đồng hành cùng nhau đồng biểu thị.

Vì lý do này, khi tâm kinh nghiệm ánh sáng chiếu rọi vi diệu này, nó luôn cảnh giác là kinh nghiệm này có thể bị tàn hại bởi sự biến đổi bất kỳ khoảnh khắc nào. Chánh niệm và tuệ giác làm công tác bảo vệ và duy trì ánh sáng chói lọi này không bị che mờ. Bất chấp tính vi tế của nó, một vết nhơ cũng vẫn là triệu chứng lậu hoặc nên thiền nhân chắc chắn được hài lòng. Những thay đổi vi tế này qua sự chiếu rọi của tâm cần phải xem xét bởi tuệ và với sự cần mẫn chuyên nhất cao tột nhất. 

Để loại trừ gánh nặng căng thẳng này và đạt đến quyết tâm tối hậu qua kinh nghiệm này, hãy tự hỏi chính mình, “Chính xác tánh chiếu rọi đó là gì? Hãy đặt sự chú ý của quí vị trên nó cho đến khi quí vị biết. Tại sao nó không ngừng biến hiện? Khoảnh khắc này nó chiếu sáng, khoảnh khắc tới nó bị mờ mịt. Khoảnh khắc này nó là (lạc) sukka, khoảnh khắc sau nó là khổ (dukka). Khoảnh khắc này nó hoàn toàn thỏa nguyện, khoảnh khắc tới nó bất mãn. Hãy để ý đến lạc (sukka) vi tế tác động một cách khác thường. Sau đó, với sự biểu thị nhẹ nhàng của khổ, cùng đồng hành với tính thanh nhẹ của tâm ở trình độ này đủ khiến chúng ta phải ngờ vực. Tại sao trạng thái vi tế và thanh nhẹ này của tâm lại biểu lộ vô số quy ước khác nhau? Nó không thường hằng và không thật. Không ngừng chạy đuổi sự truy cứu này. Hãy vô úy. Sợ hãi là sự hủy diệt tính chiếu rọi đó và cũng sẽ là sự hủy diệt bản tánh cốt lõi của quí vị. Hãy chuyên chú trên điểm trung tâm đó để thấy biết rõ ràng là sự chiếu rọi đó có cùng những đặc tính… khổ, vô thường và ngã… cũng như tất cả mọi hiện tượng khác mà quí vị đã khảo sát. Chỉ khác nhau là sự chiếu rọi này vi tế và thanh nhẹ hơn. Ở giai đoạn khảo sát này, không nên xem thường bất kỳ hiện tượng gì; Không có gì trong cảnh giới thực tại quy ước được tin cậy. Hãy đặt sự chú ý của quí vị thật sâu trong tâm và hãy cho phép tuệ tiếp nhận thử thách. Tất cả mọi hiện tượng huyễn giả đều bắt nguồn qua tâm. Sự chiếu rọi này là dễ thấy nhất giữa chúng.

Nó là sự dối trá tối hậu nhất. Bởi vì quí vị yêu quí và bảo vệ nó hơn bất kỳ thứ gì khác, quí vị sẽ khó can thiệp nó. Trong toàn bộ thân vật lý này, không có gì rực rỡ nổi bật hơn sự chiếu sáng này. Nó khích động sự mê hoặc kinh ngạc của nội tâm… và kết quả là cảm giác muốn bảo vệ sự dính mắc này… nên quí vị không muốn quấy nhiễu nó.

Nó ở đây. Hãy ngắm nhìn nó. Không có gì hơn là bậc thống trị tối thượng của vũ trụ… Vô minh. Nhưng quí vị không nhận thức nó. Chưa bao giờ thấy qua nó, tự nhiên là quí vị sẽ bị lường gạt qua sự chiếu rọi mà quí vị sẽ trực diện ở giai đoạn này. Sau này, khi chánh niệm và tuệ giác đã hoàn toàn chuẩn bị rồi, quí vị sẽ thấy biết Chân lý mà không cần thúc đẩy. Đây là vô minh. Chân vô minh đang có mặt ở đây. Chẳng là gì ngoài điểm mê hoặc chói lọi đó. Đừng tưởng tượng vô minh là ác quỉ hoặc ác thú, sự thật là nó là một tuyệt phẩm quyến rũ và trìu mến nhất trên toàn thế gian.

Chân Vô minh rất khác với những gì mà quí vị kỳ vọng nó. Do đó, khi quí vị trực diện với vô minh, quí vị không nhận thức được nó, và khi sự tu tập của quí vị bị dính mắc ở đó. Nếu quí vị không có một bậc thầy khuyến dụ quí vị và chỉ đường cho quí vị khảo sát, thì quí vị sẽ bị lạc đường rất lâu trước khi quí vị nhận thức thật tánh của nó và có thể siêu vượt trên nó. Khi quí vị có một bậc thầy khuyến dụ quí vị làm sao tiến hành, thì quí vị có thể nhanh chóng thấu hiểu nguyên lý căn bản và tấn công một cách quyết tâm ngay trung tâm chói lọi đó mà không cần phải đặt niềm tin nào trên nó. Quí vị phải chỉ đạo sự khảo sát của quí vị ở đây như khi quí vị đã thành tựu với các hiện tượng tự nhiên khác. Sau khi loại trừ tất cả mọi dính mắc với năm căn, tâm thanh nhẹ cực kỳ ở giai đoạn này. Mặc dù nó đã buông bỏ tất cả mọi thứ khác, tuy vậy nó vẫn chưa buông xả chính nó. Bản tánh thấy biết chân thực của nó vẫn lan tỏa bởi sự ngu dốt nền tảng cốt lõi của nó, và do vậy vẫn còn dính mắc với chính nó. Ở đây, vô minh xâm nhập vào điểm chú tâm duy nhất. Tất cả mọi lối ra đều bị cắt đứt, nó xâm nhập vào tâm mà không có đường thối lui. Cửa ra của vô minh là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, dẫn đến nhãn, nhĩ, hương, vị, xúc, pháp và thọ. Một khi chánh niệm và tuệ giác đã đủ lão luyện để chặt đứt những lối thoát này, vô minh chỉ còn lại duy nhất là sự diễn đạt. Các đại lý bên ngoài của nó đều bị trung lập hóa. Tất cả những gì còn lại là sự rung động không ngừng ngân vọng trong tâm. Bị tước đoạt lối ra cho mọi hoạt động của nó, nó nương tựa duy nhất qua môi trường hoạt động của nó. Miễn là tuệ không thể chuyển hoá nó một cách xuyên suốt, vô minh sẽ thể hiện như là cảm giác vi tế của lạc (sukha), cảm giác vi tế của khổ (dukkha), và sự chiếu rọi đó thật sự tràn trề và mê hoặc. Cho nên, tâm vẫn cần tiếp tục chuyên chú khảo sát trên các yếu tố đó.

Mỗi một quy ước thực tại… dù là thanh nhẹ như thế nào hoặc rực rỡ và mê hoặc như thế nào… Lúc nào cũng vậy, nó biến hiện một vài triệu chứng bất thường. Nhiêu đó cũng đủ nắm bắt sự chú ý của tâm và khiến nó phải tìm giải pháp. Cả hai lạc (sukha) và khổ (dukka) cực kỳ thanh nhẹ sanh khởi độc nhất trong tâm, và sự chiếu rọi diệu kỳ này sinh động từ nó, phát xuất từ vô minh. Nhưng khi chúng ta chưa bao giờ thấy qua nó, chúng ta bị nó lừa dối và chúng ta nắm bắt chúng khi chúng ta lần đầu tiên khảo sát điểm trụ này. Chúng ta bị quyến rũ bởi âm thanh ru ngủ của vô minh, tin là những cảm thọ vi tế của sự hài lòng và sự chiếu rọi rực rỡ đó là cốt lõi chân thực của chúng ta vượt trên danh sắc hình tướng. Không nhớ đến sai phạm của chúng ta, chúng ta chấp nhận bản tâm huy hoàng này, hoàn toàn xem vô minh như là chân tánh của chúng ta. Nhưng không lâu lắm, ở giai đoạn này, các chức năng mãnh liệt của Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ vẫn chưa hài lòng. Sự quán xét thường nhật, khảo sát và phân tích… đảo ngược đảo xuôi, liên tục. Cuối cùng chúng sẽ nhận thức sự thật. Chúng sẽ để ý đến các cảm thọ vi tế của lạc (sukha) và khổ (dukkha) biểu hiện nhiều biến đổi nhẹ nhàng khác nhau xem ra đang bị dính mắc vào sự chiếu rọi mê hoặc đó.

Ngay cả khổ tự nó biến hiện cực kỳ mong manh cũng khiến chúng ta sinh lòng nghi hoặc. Tại sao tâm lại có những điều kiện khác nhau như vậy? Nó không bao giờ thường hằng. Những sự biến đổi nhỏ nhặt này được quan sát trong trung tâm cốt lõi của tâm biến hiện chỉ đủ thăng trầm lên xuống để lôi cuốn sự chú ý của chánh niệm và trí tuệ.

Một khi chúng được dò ra, sự thiếu tin cậy khởi lên cảnh báo tuệ là chúng phải cần được khảo sát. Do đó, phẩm chất thấy biết của tâm sau đó trở thành trọng tâm truy cứu. Chánh niệm và tuệ chuyên chú trên điểm đó, nỗ lực khám phá tánh thấy biết này thật sự bao gồm những gì. Chúng đã khảo sát tất cả mọi hiện tượng khác rồi, từng giai đoạn và từng giai đoạn, đến mức tất cả mọi yếu tố khác đều được loại trừ một cách thành công. Nhưng bản tánh thấy biết này quá rực rỡ và quá diệu kỳ. Chính xác nó là gì? Khi chánh niệm và tuệ giác bám sát trên nó, tâm trở thành điểm tập trung của toàn bộ sự khảo sát. Nó biến thành một trận chiến của Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ. Không lâu sau, chúng ta có thể hủy diệt được tâm-vô minh đó, từ khía cạnh của vô minh, hiển lộ quá huy hoàng và lộng lẫy. Bây giờ chúng hoàn toàn bị đoạn trừ, thậm chí dấu vết nhỏ nhặt nhất cũng không thể nào tồn tại trong tâm nữa. Khi khảo sát với tuệ nhạy bén và kiên cố cho đến khi bản chất của nó được thấu hiểu rõ ràng, hiện tượng này sẽ tan rã và tan biến trong một hiện tượng hoàn toàn bất ngờ. Khoảnh khắc chứng ngộ đó được gọi là, “Giác ngộ dưới cây Bồ đề”, hoặc “Những ngôi nghĩa trang của Saÿsãra hoàn toàn bị hủy diệt”. Một sự tín tâm không thể nào nghi ngờ khởi lên sau đó. Khi trung tâm chiếu rọi đó tan rã, có một cái gì phi phàm hơn … bị che dấu dưới ánh sáng vô minh… được hiển lộ trong tròn đầy của nó. Trong tâm cảm giác như là có một sự chấn động toàn cả vũ trụ vạn hữu. Khoảnh khắc cốt yếu này, khi tâm đoạn lìa tất cả mọi hình tướng của thực tại quy ước là một trong những kỳ diệu thậm thâm vi diệu bất khả tư nghì và phi phàm. Nó chính xác ở đây… ngay khoảnh khắc khi vô minh cuối cùng bị phá vỡ… A La Hán Thánh Đạo chuyển hoá thành A La Hán Thánh Quả. Khi con đường đã hoàn toàn khai mở, Thánh Quả A La Hán đạt đến. Pháp và tâm thành tựu toàn hảo. Từ giây phút này tất cả mọi phiền não đau khổ chấm dứt. Đây là bản chất của Niết Bàn.

Khi bản chất mà chúng ta hình dung cực kỳ mầu nhiệm và vi diệu cuối cùng cũng bị tan rã, có một cái gì bất khả thuyết khởi lên trong sự tròn đầy. Bản tánh đó là sự Thanh Tịnh Tuyệt Đối. Khi so sánh với trạng thái thuần khiết vô minh mà có lần chúng ta đã nắm giữ trong sự kỳ diệu đó bây giờ chỉ giống như đống phân bò, và bản chất bị che phủ bởi vô minh hiển lộ ra như vàng thật. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết giá trị khác nhau giữa phân bò và vàng thật nên chúng ta không cần phải lãng phí thời gian và công bố sự vô minh của chúng ta qua sự so sánh. 

Sự tan rã của vô minh đánh dấu giây phút khi A La Hán Thánh Đạo (Arahattamagga) và A La Hán Thánh Quả (Arahattaphala) cùng song hành đến điểm cuối cùng của chúng.

Nếu chúng ta so sánh khi leo lên những bậc thang tam cấp để vào nhà, một chân trên bậc thang cuối cùng, còn chân kia vẫn còn trên đất của ngôi nhà, chúng ta vẫn chưa vào nhà bằng cả hai chân. Chỉ khi nào cả hai chân vững vàng trên sàn nhà thì chúng ta có thể nói rằng là chúng ta để “về nhà”. Tâm đã “chứng Pháp” khi cả hai chân đều đặt vững vàng trên Pháp Tối thượng.

Nó đã chứng được Niết Bàn vi diệu. Từ khoảnh khắc đạt ngộ đó tâm hoàn toàn tự do. Nó biến hiện không xa hơn mọi hoạt động của lậu hoặc, đây là A La Hán Thánh Quả… quả của bậc thánh A La Hán. Nó được kinh nghiệm chỉ cho những người hoàn toàn giải thoát được tất cả mọi lậu hoặc… Các bậc Thánh A La Hán người đã thành tựu Sa-Upãdisesa-Nibbãna.

Với danh (nama), sắc (rupa), tưởng (sanna), hành (sankhara) và thức (vinnaoa) , chúng chỉ là duyên, hiện tượng tự nhiên tự sinh và tự diệt ngoài khả năng ảnh hưởng hoặc ô nhiễm tâm. Cùng một tác động với hương, vị, xúc, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, và thọ. Mỗi căn sở hữu một thực tại riêng rẽ của nó. Sự tồn tại của nó không còn là vấn đề nữa khi tâm bây giờ đó đã hoàn toàn giải thoát vô minh từng khiến nó tạo ra giả huyễn về chúng. Hiện giờ thì tâm đã ý thức hoàn toàn sự thật. Nó thấy biết thực tại của tánh thấy biết của cũng như thực tại của tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên ngoài và trong. Mỗi uẩn sở hữu thực tại riêng biệt của nó, xung đột từng khởi lên giữa chúng không còn có mặt. Tất cả đều tự do hành trình riêng rẽ. Ở giai đoạn này, sự xung đột lâu dài giữa phiền não (kilesas) và tâm (citta) cuối cùng chấm dứt. 

Khi Chân lý được thấy biết qua cách này, tâm không còn cảm thấy căng thẳng hoặc xốn xang lo âu về sống và chết của các uẩn. Tâm đơn thuần nhận thức mọi hoạt động của các uẩn… chúng khởi lên như thế nào, tương tác và dứt bặt và cuối cùng chúng tan rã như thế nào… Nhưng bởi vì cốt lõi bản chất thấy biết của tâm không bao giờ chết, sợ hãi cái chết không còn là một yếu đuối. Ta chấp nhận cái chết. … khi nào nó muốn đến… cũng như sự sống… khi nào nó vẫn còn tiếp tục. Cả hai đều là khía cạnh cùng một Chân lý.

KINH NGHIỆM NÀY KẾT THÚC SỰ KHẢO SÁT CỦA tâm. Khi đạt đến trình độ này, tâm cắt đứt sinh tử, hoàn toàn đoạn lìa mọi biến hiện của vô minh và ham muốn. Trạng thái của “avijjã paccaya sankhãra” một trạng thái mà “ nền tảng mọi nhân duyên vô minh khởi lên bao hiện tượng quy ước” tan biến hoàn toàn. Nó được thay thế bởi “avijjãya tveva asesavirãga nirodhã sankhãrã nirodho” “Sự tan biến và dứt bặt của hiện tượng quy ước chấm dứt toàn bộ mọi đau khổ”. Khi vô minh (avijjã) được đoạn trừ, hiện tượng quy ước… khiến phiền não khởi lên… cũng được đoạn trừ . Chúng hoàn toàn biến mất qua bản chất thấy biết của tâm. Hiện tượng quy ước như vọng niệm là cốt yếu của các uẩn (khandhas) vẫn tiếp tục hoạt động trong phạm vi của chúng nhưng chúng không còn gây ra đau khổ. Không bị ô nhiễm bởi phiền não, chúng đơn thuần ban hình tướng và huấn thị cho hoạt động tinh thần. Ý thức khởi lên qua tâm trí thanh tịnh và không gây ra đau khổ. “Viññãõa paccaya nãmarýpaÿ, nãmarýpa paccaya sãîayatanaÿ, sãîayatana paccaya phasso”. Tất cả mọi thần thông và giác quan tiếp xúc mà chúng quy định chỉ là hiện tượng tự nhiên đang xảy ra, tồn tại theo các đặc tính chân thực của chúng. Chúng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào trên tâm vốn đã hoàn toàn thành tựu công việc của nó đến điểm của “evamme tassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti” (Hoàn toàn dứt bặt mọi đau khổ).

Khi vô minh (avijjã) và tất cả mọi phiền não (kilesas) đều được đoạn trừ, chúng cũng đoạn trừ qua tâm. Sự biến mất của vô minh (avijjã) có nghĩa là sự hủy diệt vòng quay sinh tử. Cả hai đều được đoạn diệt trong tâm, vì tâm-vô minh (avijjã-citta) là cốt tủy của thế giới tái sinh, cốt tủy của sinh, già, bệnh và chết. Sự thèm muốn của giác quan với hoạt động của vô minh như là động lực chính, là nguyên nhân cội rễ của sinh, già, bệnh và chết… và nó có mặt chỉ trong tâm. Khi vô minh cuối cùng bị tan rã, bị cắt đứt vĩnh viễn qua tâm, sự chấm dứt toàn triệt được thành tựu. Tâm sau đó được tự do, vô hạn và rỗng rang tối thượng, vô giới hạn, vô biên giới… khai mở toàn triệt. Không có gì có thể chứa đựng hoặc cản trở nó. Tất cả mọi mâu thuẫn đều được loại trừ. Khi tâm thấy biết, nó thấy biết chỉ Chân lý mà thôi. Khi nó thấy biết, nó chỉ thấy biết Chân lý. Đây là sự thanh tịnh chân chánh. 

Mức độ thanh tịnh được kinh nghiệm ở nhiều lãnh vực khác nhau. Thiền định là một lãnh vực. Trong đại định, thân và tâm trí tư duy tạm thời biến mất từ sự hay biết. Tâm có vẻ rỗng rang, nhưng mức độ rỗng rang này giới hạn với thời gian tu tập định. Ở trình độ ban đầu của sự tu tập tuệ, tâm có thể vĩnh viễn tách lìa nó từ thân vật lý, nhưng tuy vậy nó không thể thoát khỏi mọi tập hợp yếu tố tinh thần cá thể: thọ, tưởng, hành , thức. Nó hoàn toàn rỗng rang không hình tướng, nên hình ảnh của thân không còn hiện ra nơi tâm, nhưng nó không hoàn toàn rỗng rang mọi khái niệm tinh thần. Khi đạt đến trình độ này, tuệ có thể phân biệt từ khối vật lý của thân, và tách rời mãi mãi từ niềm tin là thân là tự ngã. Nhưng tuy vậy nó vẫn không thể tách rời các yếu tố của thọ, tưởng, hành, và thức.

Khi khảo sát xa hơn, tâm trở nên tách lìa với các yếu tố tinh thần như vậy. Sau đó thì không gì còn lại ngoại trừ sự chiếu rọi tỏa khắp vũ trụ, bản thể chiếu sáng rực rỡ bất khả tư nghì, và tinh thần rỗng rang đến mức thậm thâm vi diệu và thâm thúy. Đây là quyền năng đáng kinh sợ của Chân Vô minh (avijjã). Qua cách không ngừng ứng dụng toàn triệt chánh niệm và tuệ giác, vô minh cuối cùng cũng được đoạn trừ trong tâm. Khi tất cả tỏa cùng khắp tâm được loại trừ, ta chứng được sự thanh tịnh toàn triệt. Sự thanh tịnh kinh nghiệm ở trình độ này hoàn toàn và vĩnh viễn không còn đòi hỏi nỗ lực duy trì nữa. Tâm thật sự hoàn toàn giải thoát.

Sự khác nhau giữa tánh thanh tịnh của tâm-vô minh (avijjã-citta) và tánh thanh tịnh của tâm thuần khiết, giải thoát vô minh có thể minh họa qua cách hình dung một người trong căn phòng trống. Đứng giữa phòng ngưỡng mộ sự trống rỗng, người đó quên mất mình. Thấy biết không có gì quanh họ trong căn phòng, họ chỉ phản chiếu sự rỗng không mà họ nhận thức, không tin sự thật là họ đang chiếm vị trí trong không gian đó. Miễn là còn có người trong căn phòng, nó không thật sự trống rỗng. Khi họ cuối cùng nhận thức là căn phòng không bao giờ có thể thật sự trống rỗng cho đến khi họ rời khỏi, đó là khoảnh khắc mà vô minh tan rã và tâm thuần khiết nẩy sinh. Một khi tâm buông xả hiện tượng như vậy, tâm thanh tịnh tối thượng, nhưng người ngưỡng mộ tánh thanh tịnh đó, người kinh dị trước tánh thanh tịnh đó là người vẫn còn sinh tồn.

Bản ngã là điểm truy cứu, vốn là cốt lõi của vô minh, vẫn còn liên kết với bản chất thấy biết của tâm. Đây mới thật là vô minh. “Ngã” của ta là chướng ngại thật sự trong giây phút đó. Khi nó tan rã và biến mất thì không còn chướng ngại nào nữa. Tất cả đều trống rỗng: Thế giới bên ngoài rỗng rang và nội tâm thì thanh tịnh. Như trường hợp của người trong căn phòng trống, chúng ta chỉ có thể thật sự nói rằng phòng đó trống khi người đó rời khỏi phòng. Tâm đã thấu suốt tất cả mọi hiện tượng vật chất bên ngoài và tất cả mọi hiện tượng vật chất liên kết với nó. Tâm này được xem là tuyệt đối thanh tịnh. Sự thanh tịnh chân chánh xảy ra khi mỗi dấu vết của thực tại quy ước đã biến mất từ tâm. 

Sự dặp tắt vô minh không giống như tất cả mọi hiện tượng khác mà ta đã khảo sát đến điểm này. Sự dặp tắt của chúng đồng hành với sự thấu suốt rõ ràng và vững chắc của thật tánh. Đặc biệt, sự chiếu rọi của vô minh bị loại trừ ngay tức thì như ánh chớp của sấm sét. Trong một sát na nó tự sinh tự phát. Nó giống như lật ngược lại và hoàn toàn biến mất. Chỉ sau đó, khi sự chiếu rọi đó biến mất thì chúng ta mới thật sự biết nó là chân vô minh. Những gì còn lại hoàn toàn diệu kỳ và vô song. Bản chất của nó tuyệt đối thuần khiết. Mặc dù chưa bao giờ kinh nghiệm trước đó, không chút nghi ngờ khi nó hiển lộ ngay giây phút đó. Bất kỳ những gì gây hoài nghi đều dứt bặt với nó. Hoàn toàn trút bỏ mọi gánh nặng.

Tất cả mọi ảo tưởng của tự ngã, với bản tánh cốt lõi của ta ám chỉ đặc biệt đến sự vô minh chân chánh này. Nó biểu hiện rằng nó vẫn còn liên kết. Tất cả mọi khảo sát thành tựu vì nó. Bản ngã này là cái được biết; Bản ngã là cái được thấu suốt. Bản ngã này chiếu rọi ánh sáng và hạnh phúc. Cái “tôi” và “của tôi”… Chân vô minh nằm ở đó. Tất cả thành tựu vì nó. Một khi cuối cùng bị tan rã, quan điểm cá nhân cũng biến mất. Vẫn cần thành tựu nhiều việc, nhưng không phải vì bất kỳ ai cả. 

Nó giống như cái lọ mà đáy đã không còn; bất kỳ bao nhiêu nước đổ vào vẫn không giữ lại một giọt nước nào cả. Khái niệm và vọng tưởng tiếp tục sinh và diệt đi như là một hoạt động tự nhiên của các uẩn, nhưng không có gì bám chặt vào tâm bởi vì con tàu chuyên chở nó… vô minh… đã bị hủy diệt. Một ý niệm khởi lên trong một sát na rồi diệt đi sát na tiếp đó. Khi không có gì để dung chứa chúng và không ai tự cho là chúng, ý niệm đơn thuần xuất hiện rồi tan biến ngay. Bản tâm thấy biết tánh thanh tịnh tuyệt đối của ngã hoàn toàn thỏa nguyện bên trong.

Bản tâm này tuyệt đối thanh tịnh, hoàn toàn trút bỏ mọi gánh nặng. Bản tánh chân thật của tâm bị che đậy khéo léo bởi vô minh đến mức chân tánh thậm thâm vi diệu, bất khả tư nghì của tâm chưa bao giờ được thấy. Cạm bẫy của vô minh quá khéo che đậy nên thiền nhân khi đạt đến trạng thái này thường dễ bị gạt. Họ hoàn toàn bị mê hoặc bởi cái họ tin là sự diệu kỳ của chân tâm. Họ yêu quí nó quá mức họ cảm thấy là phải bảo toàn nó và bảo vệ nó bằng mọi giá. Chủ yếu là, chúng thật sự là như vậy, ánh sáng chiếu diệu thuộc về chúng. Chân tâm là điểm truy cứu dung chứa nhiều hiện tượng tuyệt vời ẩn tàng trong nó… Điều này chúng ta không bao giờ tưởng tượng là có được. Những hiện tượng này ô nhiễm tâm cùng một cách như các hạt nhỏ của miếng mồi che dấu độc dược có thể sát hại một con vật. Khi khó thể khám phá thực tại khái niệm để tôi có thể so sánh những yếu tố ô nhiễm, ẩn tàng trong vô minh, tôi chỉ có thể giải thích tóm tắt mà thôi. Các yếu tố này bao gồm: Sự chiếu rọi của bản thể quá phi phàm nên nó có vẻ là một sản phẩm đã thành tựu. Một niềm an lạc vô biên ngoại biệt phát xuất từ quyền năng của ánh sáng chiếu rọi đó tỏa khắp tâm, xem ra siêu việt cả toàn cảnh giới của thực tại quy ước; một cảm giác uy nghi quyền năng cực kỳ mạnh mẽ đến mức xem ra không có gì có thể ảnh hưởng nó được; Sự dính mắc này được yêu quí và bởi vì với bản chất chiếu rọi này được xem như là vàng thật. 

Tâmp-vô minh xem ra sở hữu tất cả mọi đức hạnh. Nó chiếu sáng, táo bạo, dung chứa vô cùng và phẩm chất thấy biết của nó xem ra vô giới hạn. Nhưng, mặc dù thấy biết tất cả vạn vật, bản chất thấy biết đó không thật biết nó. Đây là nền tảng vô minh của Chân vô minh. Một khi bản chất thấy biết quay trở về và quan sát tự thân của nó thì vô minh tan rã. Sự tan rã này, ngược lại, sẽ hiển lộ sự thật về tâm, sự thật về Pháp. Chỉ có vô minh lưu giữ sự thật này ẩn tàng từ tuệ kiến. Thiền nhân nào chưa thật sự tinh thông trong phạm trù trí tuệ sẽ khó tìm ra con đường thoát khỏi vô minh, bởi vì vô minh thông thường và Chân vô minh là hai hiện tượng khác nhau. Bản chất của vô minh bình thường bao gồm tất cả mọi khía cạnh của ảo tưởng, ngoài và trong thành sự ô nhiễm tinh thần. Nó có thể so sánh với cây, bao gồm lá, nhánh, ngọn và thân cây. Chân vô minh, ngược lại, giống như cây đã bị gẫy đổ và lột bỏ tất cả mọi nhánh cây của nó. Thông qua nỗ lực kiên cố, tuệ đoạn lìa sự phát triển mọi hoạt động của vô minh mỗi một lần để nó dần dần mất đi xu thế um tùm và đồng quy vào một chỗ… tâm . Ở điểm này, vô minh không còn nhóm hầu cận để nó có thể chỉ đạo mỗi khi nó nắm quyền. Ngay chỗ này, chúng ta khám phá ra Chân Vô minh.

Các nhánh của vô minh vô số và khác nhau. Tất cả mọi lậu hoặc tâm lý đơn thuần là nhánh và rễ của nó. Qua sự tập trung trên cành lá, chúng ta có xu hướng xem thường nguyên nhân cội rễ. Bởi hiện tượng này, khi chúng ta thật sự tìm đến vô minh chân chánh này, chúng ta bối rối và không nhận ra nó. Nó giống như lùm cây đang đâm chồi nẩy mộng ở một một nơi và mọc um tùm không biết đến nơi nào. Nó chỉ lẳng lặng bò sát và mọc lên cao, và càng nhiều cành tỏa ra dài hơn và dài hơn. Chúng ta phải nắm bắt lùm cây này và theo đuổi nó đến tận gốc rễ của nó cho đến nhánh chính. Đó là chỗ mà ta tìm thấy gốc. Khi chúng nhổ bật gốc thì toàn cả cây sẽ chết đi. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn