2. Arahattaphala: Rơi Lệ Trước Sự Diệu Kỳ Của Giáo Pháp.

18 Tháng Sáu 201415:59(Xem: 6418)
CON ĐƯỜNG THÀNH TỰU A LA HÁN QUẢ
ARAHATTAMAGGA ARAHATTAPHALA
Tổng hợp các bài pháp thoại của Hòa Thượng Ãcariya Mahã Boowa
về hành trình tu tập của ngài

PHẦN II

A LA HÁN QUẢ

(ARAHATTAPHALA)

Rơi lệ trước sự diệu kỳ của giáo pháp

Bài pháp thoại của Hòa thượng Ãcariya Mahã Boowa được giảng vào lúc ngài đã 89 tuổi, vào ngày 2, tháng Năm, 2002.

Căn bản của sự chết chính xác ngay trong tâm, như sinh và tử cả hai đều hiện hữu trong nó. Chính tâm không bao giờ sinh không bao giờ diệt. Thay vì vậy, mọi ảnh hưởng của lậu hoặc thấm nhiễm và tỏa khắp tâm nắm giữ ta trong sự lặp đi lặp lại của vòng luân hồi sinh tử. Quý vị hiểu không? Hãy nhìn tâm. Nếu quí vị không thấy tính độc hại của tâm, quí vị sẽ không thấy tính độc hại của lậu hoặc. Ở giai đoạn tu tập cao hơn, chính sự mê hoặc chói lọi của tâm là mối nguy hại thật nên đừng nghĩ là tâm kỳ diệu và quí báu như thế nào, bởi vì sự nguy hiểm đang quẩn quanh ở đó. Nếu quí vị có thể thấy tâm từ góc độ này, quí vị sẽ thấy mối nguy hại đang chôn vùi trong nó. Quý vị hiểu ý của tôi chứ? Miễn là quý vị tiếp tục nắm giữ sự chói lọi của tâm và cực kỳ quý trọng nó, thì quí vị sẽ bị dính mắc và sẽ không lối thoát. Chỉ đơn giản như vậy. Đừng nói là tôi không cảnh báo quý vị. Khi đúng thời điểm, quý vị phải quét hết tất cả qua một bên cho đến khi không gì còn lại. Đừng bảo tồn gì cả. Bất kỳ cái gì quí vị không chạm đến… đó là Mối Hiểm Họa Tối Hậu nhất.

Đề cập đến vấn đề này khiến tôi nhớ lại thời gian tôi tu tập tại Wat Doi Dhammachedi. Vào một buổi sáng sớm, trước buổi ăn, lúc đó, tâm của tôi sở hữu một phẩm chất thậm thâm vi diệu vô cùng, thật ngoài sức tưởng tượng khi trong thấy nó. Tôi hoàn toàn kinh ngạc với chính mình. Tôi suy nghĩ, “Ôi chao! Tại sao tâm này chói lọi đến mức không ngờ được?” Tôi dừng lại ngay lộ trình thiền của mình và quán xét tính chất rực rỡ, kinh ngạc trước vẻ diệu kỳ của nó. Nhưng, trên thực tế, chính sự chói sáng rực rỡ mà tôi thấy là kỳ diệu biểu hiện một mối NGUY HIỂM TỐI HẬU. Quý vị có hiểu ý tôi không?

Chúng ta có xu hướng mê đắm bản tâm chói lọi này. Thực ra, tôi bị mê hoặc và đã bị nó gạt rồi. Quý vị thấy không? Khi không gì còn lại, ta tập trung trên điểm cuối cùng của sự chú tâm, vốn là trung tâm của vòng quay bất diệt của luân hồi sinh tử, thật sự biến hiện quy ước của sự vô minh nền tảng mà chúng ta gọi là avijjã. Điểm tập trung này là trạng thái cao tột nhất của avijjã, đỉnh tột bực của tâm trong thế giới Ta Bà (saÿsãra). Bởi vì không có gì còn lại ở giai đoạn đó, tôi đơn thuần ngưỡng mộ sự chói lọi vô lượng đó của vô minh (avijjã). Tuy vậy, sự chói lọi đó sở hữu một điểm chính. Nó có thể so sánh với tim đèn. Tâm đèn chiếu sáng rực rỡ và ánh sáng tỏa ra chiếu rọi khu vực chung quanh. Đó là sự quan tâm chính, cái nhân đó quá kỳ diệu khiến tôi phải kinh ngạc và sau đó khiến tôi phải thắc mắc, “Tại sao tâm lại chói lọi rực rỡ đến như vậy?” Xem ra nó đã hoàn toàn chuyển hoá thế giới trần tục (saysara). “Hãy nhìn kìa!” Thật là một quyền năng bất khả tư nghì mà tâm hiển lộ khi chúng ta đạt đến trạng thái cuối cùng của sự tu tập. Tuy vậy, tôi vẫn chưa nhận thức rằng tôi đã bị rơi vào sự dối trá của vô minh.

Sau đó, đột nhiên, một cách tự sinh tánh tự phát, cách ngôn của Pháp khởi lên, như là có ai đang nói trong tâm. Tôi không bao giờ có thể quên được. Nếu có một điểm hoặc trung tâm của người biết bất kỳ nơi nào thì đó là hạt nhân của sự sống. Giống như trung tâm chiếu rọi trên tim đèn. Hãy nhìn kìa! Nó cho biết chính xác những gì mà tôi cần được biết; Chính điểm đó là cốt lõi của sự sống. Nhưng ngay cả sau đó, tôi không thể nắm bắt được ý nghĩa. Tôi kinh ngạc. Một điểm trụ, một trung tâm… Trọng tâm của sự chiếu sáng.

Tôi bắt đầu khảo sát “điểm” đó sau khi Hòa thượng Ãcariya Mun thị tịch. Nếu có một điểm hoặc một trung tâm của người biết bất kỳ nơi nào thì đó là hạt nhân của sự sống. Nếu ngài vẫn còn tại thế, sự bối rối của tôi sẽ lập tức khêu gợi câu giải đáp từ ngài. Đó là trọng tâm của sự chói lọi! Và sau đó, điểm đó tức thì tan rã. Một khi tôi thấu hiểu được ý nghĩa của nó, tôi cũng biết được tính nguy hại của nó khiến nó biến mất. Tuy vậy, tôi vẫn cẩn thận bảo vệ và giữ gìn nó.

Sự Nguy Hiểm Tối Hậu, rồi thì nằm ngay đó. Điểm của sự Nguy Hiểm Cuối Cùng là cốt lõi của ánh sáng rực rỡ đã tạo ra cả thế giới thực tại quy ước.

Tôi sẽ luôn nhớ đến. Vào tháng Hai, pháp thân của Hòa thượng Ãcariya Mun đã được hỏa thiêu, và tôi đi vào núi. Nơi đó, tôi bị mắc cứng trên vấn đề này. Nó hoàn toàn khiến tôi phải kinh ngạc. Cuối cùng, tôi không gặt hái được lợi lạc gì từ lời pháp Dhamma khởi lên trong trái tim tôi. Thay vì là một ân huệ lớn lao cho tôi, nó trở thành một phần của cùng một ảo tưởng kinh khủng đó đã gây tai họa cho tôi. Tôi đã bối rối, “Nó ở đâu, điểm này?” Dĩ nhiên, chỉ điểm chiếu rọi đó, nhưng không bao giờ xảy ra với tôi là trung tâm của cái tâm chói lọi đó có thể sự NGUY HIỂM CUỐI CÙNG đó. Tuy vậy, tôi vẫn cho nó là MẶC HẠNH VÔ THƯỢNG. Đây là cách phiền não dối gạt chúng ta. Mặc dù tôi đã được cảnh báo đó là sự NGUY HIỂM CUỐI CÙNG, nó vẫn mê hoặc tôi, khiến tôi nhìn thấy nó như là một MẶC HẠNH VÔ THƯỢNG. Tôi sẽ không bao giờ quên được sự tiến thoái lưỡng nan đó đè nặng trên tôi như thế nào.

Cuối cùng to rời bỏ Wat Doi Dhammachedi và tìm đến Sr Chiang Mai tại Quận Ban Pheu. Tôi sống ở đó chừng ba tháng, sâu trong rừng trong hang động Pha Dak, trước khi trở về với sự huyền bí đó vẫn còn đè nặng trên tâm trí tôi. Sau đó, khi đang cư ngụ trên một đỉnh núi ớ đó, vấn đề cuối cùng được giải quyết.

Khi khoảnh khắc quyết định đã đến, vấn đề thời gian và nơi chốn không còn quan hệ nữa. Chúng đơn thuần không can thiệp. tất cả đều biến mất dưới ánh sáng lộng lẫy huy hoàng chói lọi của tâm. Tôi đã đạt đến giai đoạn mà không có gì còn lại cho tôi khảo sát nữa. Tôi đã buông xả tất cả rồi… chỉ có ánh sáng chiếu rọi đó là còn lại. Ngoại trừ trọng tâm của ánh sáng rực rỡ của tâm, cả vũ trụ pháp giới chắc chắn là buông xả. Quí vị có hiểu ý của tôi không? Rằng điểm đó tức là sự NGUY HIỂM CUỐI CÙNG hay không?

Ở giai đoạn đó, Đại Chánh niệm và Đại Trí Tuệ đồng quy ở trọng tâm của tâm, tập trung mọi năng lực của toàn bộ sự khảo sát trên điểm này. Tôi đạt đến giai đoạn chỗ mà tôi thắc mắc là tại sao một tâm lại có quá nhiều khía cạnh. Tôi có thể nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng mỗi một khía cạnh của tâm đều được biết, và mỗi khía cạnh được biết chắc chắn là thay đổi. Một khi nó được nắm bắt rồi thì nó thay đổi. Một khía cạnh là tốt, còn khía cạnh kia là xấu. Sự khảo sát tập trung trên điểm đó, phân tích tất cả và nỗ lực thấu hiểu, “Tại sao một tâm như vậy lại sở hữu quá nhiều khía cạnh khác nhau? Như là nó không hợp nhất. “ Dù là khía cạnh nào của tâm dưới sự khảo sát, tất cả mọi mặt của tâm có thể thay đổi thấu suốt rõ ràng tùy theo tính chất vi tế thâm thúy của trình độ tu hành nơi mà Đại Chánh Niệm và Đại Trí Tuệ cùng làm việc với nhau. Tổng hợp lại, hai năng lực này có thể theo đuổi tất cả mọi sự thay đổi của tâm mặc dù vi tế như thế nào đi nữa. Sát na này nó rực chiếu, sát na tiếp tới nó bị lu mờ. “Tại sao tâm này sở hữu quá nhiều mặt? Sự thay đổi đến từ bên trong. Thấy không? Tôi bắt đầu có thể theo đuổi được nó. Khoảnh khắc này là lạc (sukha), khoảnh khắc tới là khổ (dukkha)”.

Trong cảnh giới của thực tại quy ước, các duyên rõ ràng là một phần chính yếu của tâm. Không còn gì để khảo sát nữa, Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ tập trung trực tiếp trên điểm mà sự thay đổi xảy ra. Giây phút này ở đó là lạc, giây phút tới nó là khổ. Giây phút này nó rực rỡ chiếu sáng, giây phút tới nó hơi tối tăm. Nhưng quý vị phải hiểu sự thay đổi từ lạc đến khổ hoặc từ sự chiếu rọi rực rỡ đến tối tăm, vi tế đến mức khó mà nhận rõ được. Tuy nhiên, Đại Chánh niệm lúc nào cũng truy sát nó ở tất cả mọi thời. “Tại sao tâm có quá nhiều thay đổi?” Ngay điểm gay go đó, chánh niệm buông bỏ tất cả mọi thứ khác và quay sự chú ý của nó ngay kẻ khả nghi trọng yếu này. Mỗi một khía cạnh của sự khảo sát đồng quy về tâm vào tất cả đều tương quan lẫn nhau. Ở cấp độ tột bực nhất, Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ cực kỳ vi tế đến mức chúng tỏa khắp và xuyên thấu tất cả không ngược lại. Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ ở điểm tột bực này khác với chánh niệm và trí tuệ tự động thường được ứng dụng để đạt đến giai đoạn cuối cùng. Chánh niệm và trí tuệ tự động cùng làm việc mà không cần phải thúc đẩy. Chúng khảo sát tất cả các pháp trong những giai đoạn tiếp theo, chặt đứt chúng thành từng mảnh, từng phần một. Ở điểm tột bực này, Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ đồng làm việc với nhau mà không cần thúc đẩy, nhưng chúng đồng thời tỏa khắp tất cả.

Ngay lúc đó, chúng quán xét điểm trọng tâm của tâm. Tất cả mọi pháp khác được xem xét là loại trừ. Ở đó chỉ còn lại một điểm nhỏ nhoi của “tánh biết” này. Nó trở nên hiển nhiên là cả lạc lẫn khổ được phát hành từ nguồn cội đó. Tính chiếu rọi và tối tăm… Sự khác nhau khởi lên cùng một nguồn gốc. Tại sao chỉ có một tâm mà sở hữu vô số đặc tính?

Sau đó, tức thì, Pháp giải đáp hoài nghi đó. Tức thì… chỉ như vậy! Kinh nghiệm này được gọi là “Pháp khởi lên qua tâm trí.” Phiền não phát khởi trong tâm là những năng lực ràng buộc chúng ta. Pháp (Dhamma) khởi lên qua tâm trí khai phóng chúng ta khỏi tất cả mọi ràng buộc. Pháp đột ngột khởi lên một cách không ngờ được, mặc dù nó là âm thanh nội tại. Dù nó tối tăm hoặc sáng chói, lạc hay khổ, tất cả mọi nhị nguyên đó là ngã (anattã). Nơi đó! Tối hậu, vô ngã đã đoạn lìa tất cả tức thì, tuệ kiến xác quyết cuối cùng có thể sanh khởi như bất kỳ Tam Pháp Ấn (ti-lakkhaõa), tùy thuộc vào cá tánh và khí chất của thiền nhân. Nhưng theo cá nhân tôi thì nó là vô ngã (anattã). Ý nghĩa khá rõ ràng. Buông xả tất cả. Tất cả đều là anattã.

Đột nhiên, trong sự thấu suốt tất cả mọi khía cạnh khác nhau đó, tính tối tăm, tính chiếu rọi, lạc và khổ… tất cả đều vô ngã, tâm tuyệt đối tĩnh lặng. Cuối cùng kết luận tất cả đều là vô ngã, nó không còn chỗ để chuyển động, nó yên nghỉ… thụ động, vắng lặng, trong trình độ của Dhamma. Nó không còn hứng thú ngã hoặc vô ngã nữa, không còn hứng thú lạc hay khổ, sáng chói hoặc tối tăm. Tâm ngự ở trung tâm, trung lập và tĩnh mịch. Nhưng nó tịch động với Đại Chánh niệm và Đại Trí tuệ, không tịch động một cách trống rỗng, không kẻ hở. Nói theo định nghĩa thế gian, nó không chú ý, nhưng trong thực tế, nó hoàn toàn ý thức. Tâm đơn thuần trong trạng thái bất động, vắng lặng.

Rồi thì, từ trạng thái thụ động, trung lập đó của tâm, hạt nhân của sự sống… cốt lõi của người biết … bỗng nhiên tách rời và rơi rụng. Cuối cùng giảm thiểu thành vô ngã, tính chiếu sáng và tối tăm đó và tất cả mọi pháp khác hốt nhiên tách lìa ra từng mảnh và bị hủy diệt tất cả và tức thì.

Trong khoảnh khắc đó, khi vô minh lật ngữa và rơi xuống từ tâm, bầu trời xem ra như sụp đổ, toàn vũ trụ vạn pháp rúng động. Sự thật, chính là vô minh, nguyên nhân khiến ta phải lang thang không ngừng trong cõi Ta bà. Do vậy, khi vô minh lìa khỏi tâm và tan biến, xem ra như cả vũ trụ rơi rụng và biến mất cùng với nó. Đất trời cùng sụp đổ tức thì. Quý vị hiểu không? Không ai phán quyết ngay giây phút quyết liệt đó. Nguyên lý tự nhiên tự nó khởi lên và tự nó phán quyết. Phát xuất từ trạng thái trung dung của tâm, tất cả mọi diễn tiến xảy ra một cách đột ngột. Trong một sát na toàn cả vũ trụ vạn hữu xem ra lật ngược lại và biến mất. Mầu nhiệm vô cùng! Ôi chao! Thật sự và thật sự kỳ diệu! Quá phi phàm để có thể thốt nên thành lời. Bản chất của Pháp (Dhamma) thật là bất khả tư nghì mà tôi đang giảng thuyết bây giờ.

Những dòng lệ tuôn trào khi tôi kinh nghiệm được nó. Hãy nhìn con người tôi ngay hiện tại! Ngay cả đôi dòng lệ của tôi tuôn chảy khi tưởng nhớ đến sự kiện đó. Đôi dòng lệ này là tạo tác của ngũ uẩn. Xin làm ơn hiểu là chúng không hiện hữu trong trạng thái thuần khiết đang hiển lộ trong khoảnh khắc đó. Trạng thái tự nhiên đó xảy ra một cách đột ngột, trong tất cả sự lộng lẫy bất khả tư nghì của nó. Tôi muốn tất cả quý vị người đang quá tự mãn hãy nhận thức rằng Pháp của Đức Phật thật sự như là. Ôi chao! Quá kỳ diệu! Quá thậm thâm vi diệu! Ôi chao! Đôi dòng lệ tuôn trào trên khuôn mặt tôi! Hoàn toàn bất ngờ, tôi thốt lên, “ Đức Phật đã chứng ngộ như thế hay sao? Có phải Thực tánh Pháp là như vậy?” Nó là một hiện tượng mà tôi chưa bao giờ có thể nhận thức hoặc tưởng tượng được. Nó đơn thuần khởi lên, không dự đoán được, tức thì. Ồ! Huy hoàng đến mức bất khả thuyết! Hãy nhìn tôi! Ngay cả bây giờ tôi cũng đang rơi lụy khi tôi nhớ đến nó vi diệu làm sao. Ký ức đó vẫn còn tươi mát trong tâm trí tôi. Nó vẫn tồn tại với tôi ngay từ lúc đó.

Toàn châu thân tôi rúng động ngay khoảnh khắc đó. Thật khó có thể giải thích được. Tất cả đều diễn ra ngay trong một sát na. Bầu trời như sụp đổ xuống và thế gian hoàn toàn biến mất. Ngay lúc đó, tôi không ngừng lặp đi lặp lại, “Cái gì? Đức Phật đã đạt đạo như vậy hay sao?” Nhưng thật sự không cần thiết hỏi như vậy bởi vì chính tôi đang trực diện Chân lý. “Chân Pháp là như thế? Có phải Chân Tăng là như thế?” Tất cả Tam Bảo đều đồng hợp, thể nhập vào Dhama bất khả tư nghì và Vô thượng… cái mà tôi gọi là nguyên tố Dhamma. “Cái gì? Làm sao Phật, Pháp và tăng trở thành một và là một?” Tôi không bao giờ tưởng tượng được là điều đó có thể.

“Phật là Phật. Pháp là Pháp. Tăng là Tăng.” Kinh nghiệm này đã gây ấn tượng trong tâm tôi khi tôi vừa đủ lớn để thấu hiểu những vấn đề như vậy . Nhưng ở giây phút đó khi Pháp Vô thượng khởi lên trong tất cả sự huy hoàng vi diệu của nó, tất cả đều là một và cùng một bản chất… thực tánh Pháp (Dhmma) kỳ diệu. Một khi nó khởi lên trong tất cả sự mầu nhiệm của nó, vạn pháp ẩn tàng trong mờ mịt tối tăm, vạn pháp mà tôi chưa bao giờ biết trước đó, hốt nhiên hiển lộ và chiếu rọi rực rỡ. Tôi không đang thêu dệt ảo tưởng để lừa gạt mọi người. Ngay cả bây giờ, dòng vận hành của Dhamma bất khả tư nghì đó vẫn khiến tôi kinh ngạc. Trong tất cả sự bao trùm của nó, hào quang chiếu rực soi sáng toàn cả vũ trụ pháp giới, hiển lộ tất cả. Không có gì ẩn tàng hoặc che dấu.

Sau đó thì tất cả mọi kết quả của thiện và ác và sự hiện hữu của cõi thiên và địa ngục đập vào ta với một năng lực không thể bác bỏ được của pháp hiển lộ. Tôi ước gì nó có thể đập vào tất cả những người còn đang hoài nghi với một năng lực như vậy. Tất cả quý vị đã cho phép lậu hoặc dối gạt quý vị để quý vị tin là không có sự việc như là mọi hệ quả của ác, không có các hệ quả như là thiện, không có hệ quả như là Thiên giới và địa ngục. Chúng hiện hữu từ hằng vô lượng kiếp và chúng đang tỏa khắp. Quí vị chỉ chưa nhận thức chúng mà thôi. Các pháp đều luôn có mặt. Chúng không ngừng gây hại cho những kẻ ngu si vô minh trong sự sống của họ và bị sự dối trá của lậu hoặc che phủ đến nỗi họ không bao giờ thấy được tia chớp của Chân lý.

CÓ GÌ CÓ THỂ NÓNG CHÁY hơn ngọn lửa địa ngục? Theo tính quy ước thì năm ngọn lửa bừng cháy của địa ngục tương ứng với chúng. Năm trọng tội là: Giết cha giết mẹ, sát hại bậc A La Hán, tổn hại pháp thân của một vị Phật và hoạt động tích cực phân ly tăng đoàn. Và tất cả đều trở nên rõ ràng hiển nhiên ngay khoảnh khắc đại ngộ đó. Sau đó thì không cần phải hỏi là Thiên giới địa ngục ở đâu nữa. Đức Phật không nói dối. Những hiện tượng này cũng rõ ràng như vậy với Đức Phật, và ngài đã mô tả chúng như ngài đã thấy chúng.

À! Pháp Vô thượng lạ lùng và mầu nhiệm siêu vượt trên đức tin. Nó bao trùm hoàn toàn tất cả trong tâm trí. Khi chứng cớ quá rõ rệt, không cần phải truy cứu xa hơn phải không?? Sự thấu suốt tỏ tường này hoàn toàn hài hoà với tâm trí, nên không cần thiết để đặt câu hỏi nữa.

Sau này, tôi quay sự chú ý của tôi để khảo sát các kiếp quá khứ của tôi. Thật là kinh khủng khi tư duy biết bao nhiêu lần tôi đã sinh ra và chết đi. Biết bao nhiêu lần tôi tái sinh trong cõi địa ngục và biết bao nhiêu lần trên các cõi Phạm thiên, chỉ để rồi lại tiếp tục rơi xuống cõi địa ngục lần nữa. Có vẻ như là tâm leo lên rồi rớt xuống một số chuỗi cầu thang. Nhưng tâm tự chính nó thì không bao giờ chết cả. Quý vị hiểu không? Tâm không bao giờ chết. Nghiệp quả chôn vùi trong tâm. Thiện quả hướng tâm lên các tầng Thiên giới và các cảnh giới Phạm thiên. Sau đó, khi mà thiện quả cạn kiệt, ác quả nằm sâu sẽ trỗi dậy và lôi kéo tâm xuống các cảnh địa ngục, như là tâm leo lên thang và xuống nhiều bậc thang. Quý vị hiểu không? Đây là lộ trình như vậy, nên hãy tỉnh giác và chú ý.

Hôm nay tôi đã chia sẻ tất cả… đến mức đôi dòng lệ phải rưng rơi để tất cả các vị có thể thấy được. Có phải đây là sự điên loạn hay là mặc hạnh? Hãy suy nghĩ về nó. Hãy lắng nghe Pháp bảo một cách cẩn thận mà tôi đang giảng dạy cho thế gian. Tôi có thể nói một cách rõ ràng là: Tâm không dũng cảm và nó vô úy. Nó hoàn toàn siêu vượt trên mọi cảm xúc như vậy. Cho nên, tôi quay sự chú ý của tôi khảo sát những kiếp quá khứ của tôi. Chao ôi! Tử thi của một cá nhân có thể trải ra cùng khắp Thái Lan thì sẽ không còn một chỗ trống nào nữa. Chỉ một cá nhân mà thôi! Tưởng tượng bao nhiêu thời gian dành cho sinh và tử. Quá nhiều, hằng vô lượng kiếp và hằng vô lượng kiếp để có thể đếm được. Tư duy của tôi cũng trải rộng đến hằng hà sa số xác chết của mỗi một con người trên thế gian này. Mỗi và một tâm của mỗi chúng sinh chính xác cùng một lịch sử sinh và tử lặp đi lặp lại. Mỗi một chúng sinh đều bình đẳng trong hiện tượng này. Ngược lại thời gian vô tận, mỗi một kiếp quá khứ của một chúng sinh dày đặc với hằng hà sa số xác chết. Đó là một quanh cảnh khó mà chịu đựng nỗi.

Cuối cùng, tôi cảm thấy kinh tởm khi tôi quán sát những kiếp quá khứ của tôi. Chao ôi! Đã tái sinh hằng hà sa số kiếp, tôi vẫn vật lộn không ngừng, để lạ được tái sinh và tái sinh lại. Nếu Dhamma không cuối cùng phán quyết thì tôi sẽ vẫn tiếp tục như vậy trong vô hạn. Tôi khảo sát bằng cách đó, quán xét bản chất của thế gian và tôi càng làm như vậy thì lại càng khó mà chịu đựng được. Tôi thấy tình trạng như vậy khắp nơi. Mỗi một chúng sinh trong toàn cõi vũ trụ pháp giới đều bị dính mắc cùng trong một vòng quay kinh khủng đó. Trong hiện tượng này, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng.

Sau đó, một cảm giác thất vọng khởi lên không kịp cảnh báo trong tâm tôi. Tôi suy nghĩ, “Làm sao tôi có thể giảng giáo pháp (Dhamma) này đến mọi người? Giảng dạy để làm gì? Vì Chánh pháp là như vậy, làm sao có thể biểu hiện để tất cả mọi chúng sinh sẽ có thể nhận biết và thấu hiểu được? Tốt nhất tôi nên sống hết cuộc đời tôi và sau đó thì đơn thuần lãng quên?” Quý vị thấy không? Tôi cảm thấy chán nãn, không hứng thú để giảng dạy. Như là, khi tìm được lộ trình giải thoát, tôi hài lòng giải thoát một mình. Tôi có thể thấy tôi không gặt hái được lợi lạc gì khi giảng dạy Dhamma cho mọi người. Tôi đã cân nhắc vấn đề như thế nào trước đó. Nhưng vẫn chưa xong. Diễn ra một cách tánh tự phát trong trái tim tôi, sự phản chiếu của tôi trên vấn đề này tiếp tục phát triển trong nhiều giai đoạn.

Nhìn trạng thái của thế gian, tôi cảm thấy thất vọng. Tôi thấy mọi người chìm đắm hoàn toàn trong bóng tối qua sự tuyệt vọng. Bị che mù nên họ không xứng đáng. Đức Phật gọi những người như vậy là người mặc dầu đã gặp Phật Pháp và đã hết sức cố gắng học hỏi và thực hành Giáo Pháp nhưng không thể thành đạt Thánh Đạo và Thánh Quả trong kiếp sống hiện tiền. (Padaparama). Nhìn cao hơn qua cấp độ, tôi thấy có nhiều loại người như người cần phài được dắt dẫn, được chở đi v.v... hàm ý là người cần phải được dạy dỗ, là người không thể thành đạt Đạo và Quả sau khi nghe bài kinh vắn tắt và rành mạch (Neyya) và người thấu hiểu sau khi được nghe giải thích cặn kẽ, là người không có khả năng thành đạt Đạo và quả tức khắc sau khi chỉ nghe suông một lời dạy vắn tắt và rành mạch nhưng, nếu được giải thích dông dài và cặn kẽ thì sẽ chứng ngộ Đạo Quả (Vipacitaññý). Người thuộc phân loại trong Neyya có thể được dạy dỗ trên lộ trình của Dhamma. Có lúc họ tiến triển, có lúc họ bị sa sút. Những cá thể Neyya có khả năng thấu hiểu lời dạy rõ ràng và có thể tu tập. Nhưng nếu không nhiệt tâm, họ sẽ mất hết khả năng. Nhưng nếu họ nhiệt tâm trong sự tu tập của họ, họ có thể tiến triển rất nhanh. Tùy thuộc vào mức độ cam kết Neyya có thể rơi vào hai lộ trình đó.

Những cá thể luôn luôn tiến triển hướng đến mục tiêu. Họ không bao giờ sa sút cả. Tuy vậy, sự tiến triển của họ chậm hơn Ugghaåitaññý, những cá thể người mà tuệ giác sắc bén đến mức họ luôn hoàn toàn chuẩn bị để quyết tâm đạt đạo quả tức khắc. Dù họ là loài vật, họ cũng sẵn sàng chờ đợi ngay cổng chuồng, khi cổng chuồng mở ra, chúng lập tức chạy ra ngay. Ugghaåitaññý có khả năng thấu hiểu tức khắc để có thể cho phép họ siêu vượt trên tuệ kiến trong một sát na.
Tất cả mọi chúng sinh chắc chắn là nằm trong bốn phân loại này. Khi tôi khảo sát bản chất thế gian, nó riêng rẽ một cách tự nhiên theo sự hòa hợp của nó thành bốn phân loại này. Tôi có thể thấy được những cá thể siêu vượt hơn tồn tại trong hằng hà sa số của nhân loại mà tôi cảm thấy chán nản không muốn giảng dạy chánh pháp. Ugghaåitaññý: Họ chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua tức thì. Theo từng cấp độ thấp hơn, có Vipacitaññý, người có thể tiến triển thật nhanh hướng đến mục tiêu. Sau đó là Neyya, người muốn được nằm xuống và dễ dàng thách đố sự ham muốn của họ để có thể tinh tấn trên đạo lộ. Quý vị có hiểu ý của tôi không? Hai lực lượng đối lập này đang ganh đua ưu thế trong trái tim của họ. Và cuối cùng là Padaparama: Người chỉ có hình tướng con người mà thôi. Họ không gặt hái được lợi lạc gì cả để có thể cải thiện tương lai của họ. Cái chết của người như vậy là cái chết chẳng chút khác biệt gì. Chỉ có một con đường có thể cho họ mà thôi… đi xuống. Và họ sẽ rơi xuống và rơi xuống xa hơn sau mỗi cái chết kế tiếp. Lộ trình đi lên bị ngăn chặn, bởi vì họ chẳng gặt hái được gì để mang theo với họ. Họ chỉ có thể đi xuống mà thôi. Hãy nhớ kỷ điều này! Lời dạy này phát xuất tự tận đáy tâm tôi. Quý vị nghĩ là tôi đang tự thổi phồng và cố ý nói lời giả dối hay sao?

Khi so sánh trái tim của bậc đã tuyệt đối thanh tịnh, thế gian là một cái thùng chứa rác khổng lồ, dung chứa nhiều thứ rác rưởi khác nhau. Từ cấp độ cao nhất, Ugghaåitaññý, đến cấp độ thấp nhất và thông thường nhất, Dadaparama, tất cả các cấp độ khác đều cùng tập trung ở một chỗ chứa lớn. Cả thế gian của thực tại quy ước này là một nơi dung chứa đủ thứ ô nhiễm lẫn lộn thiện và ác. Quý vị hiểu không? Qua sự quán xét của tôi, tôi sàng sẩy đống rác khổng lồ này và khám phá bốn cấp độ chúng sinh,

Từ sự quán xét đó, một nhận thức khởi lên, đối đầu với sự chán nản khiến tôi phải do dự dạy dỗ mọi người pháp lộ. Một cảm hứng bỗng nhiên khởi lên trong tâm, “Nếu Dhamma tối thắng như vậy, quá siêu việt đến mức không ai có thể không ai có thể thấu hiểu được nó, thì tôi là bản thể thiêng liêng gì? Còn tôi thì sao? Tôi đã đạt đến nhận thức Pháp bảo như thế nào? Lý do gì? Cái gì đã mang đến nhận thức này? Khi tôi cân nhắc nguyên nhân, mọi tư tưởng của tôi tập trung trên hành trình tu tập đã đưa tôi đến sự giải thoát. Cùng một Đạo lộ mà Đức Phật đã dạy qua: Bố thí (Dãna), Giới (Sïla), Thiền (Bãvanã). Đây là con đường đã hướng tôi đến điểm đó. Không còn cách nào để đạt đến nó. Duyệt lại sự tu tập trước kia của tôi, tôi thừa nhận là cùng một lộ trình đã hướng mọi người khác đến giải thoát. Có lẽ hiếm hoi chỉ một vài người, nhưng chắc chắn là có một vài người có thể thành tựu được. Tôi không thể chối bỏ điều đó. Với ý thức là điều này sẽ đem lại lợi lạc ít nhất một vài người khuyến khích tôi bắt đầu giảng dạy Giáo pháp cho người xứng đáng được dạy.

Sau đó, các tu sĩ bắt đầu tụ tập quanh tôi trong rừng và nói nơi tôi sống, và tôi dạy họ phải kiên quyết trong sự tu tập của họ. Dần dần, từng bước một, lời pháp của tôi bắt đầu thịnh hành, cho đến hiện thời nó kéo dài và trãi rộng ra. Bây giờ, người ở Thái Lan và cùng khắp thế gian đến để nghe Đạo sư Mahã Boowa thuyết pháp. Có người du hành đến nơi này để nghe tôi trực tiếp. Có người nghe qua máy thu âm pháp thoại của tôi được phát thanh suốt quốc gia Thái lan trên đài ra dio và mạng lưới toàn cầu.

Tôi có thể quả quyết với quí vị là Giáo pháp mà tôi đang giảng dạy không xa rời với các nguyên lý của Chân lý mà tự thân tôi đã chứng ngộ. Các vị hiểu tôi nói không? Đức Phật giảng dạy cùng một thông điệp mà tôi đang truyền đạt đến các vị. Khi thốt lên những lời này, tôi muốn kêu lên, Lành thay (Sadhu)!

Mặc dù tôi chỉ là một con chuột nếu so sánh với Đức Phật, sự chứng thực của giác ngộ nằm ngay ở đây trong trái tim tôi. Tất cả nghĩa gì mà tôi hoàn toàn nhận thức nằm trong tự thân của tôi đồng quy với lời dạy của Đức Phật. Không có bất kỳ những gì mà tôi chứng ngộ mâu thuẫn với Đức Phật. Lời pháp mà tôi khai thị nơi đây dựa trên cùng một nguyên lý sự thật mà tôi đã từ lâu toàn tâm tri nhận. Vì lý do đó tại sao tôi dạy dỗ mọi người với sự hăng hái như vậy khi tôi tỏ bầy giáo pháp cho cả quốc gia Thái Lan.

Nói theo tính quy ước, tôi thuyết pháp một cách táo bạo như là tôi là một anh hùng đã chiến thắng. Nhưng Pháp tối thắng (Dhamma) trong trái tim tôi không táo bạo hoặc đầy sợ hãi. Không được không mất, không thắng không bại. Cuối cùng, lời dạy của tôi phát xuất từ lòng từ bi thuần khiết vô nhiễm. Thí dụ, nếu tôi thấy đàn chó cắn lộn nhau, tôi sẽ kéo chúng ra và ngăn chặn chúng không cho chúng cắn lộn lẫn nhau. Tôi không hứng thú ai thắng ai thua. Chỉ có đàn chó đó mới lo đến điều đó mà thôi. Chúng đang cắn lộn nhau nên chúng bị đau đớn. Tôi chỉ đơn giản nắm chúng và tách rời chúng ra để chúng không còn cắn lộn nhau nữa. Đó là thực tánh Pháp. Dhamma nỗ lực tách rời những người luôn luôn tranh cãi nhau, tranh đấu với nhau ai đúng ai sai.

Điều này giống nhau với lời dạy của tôi vào thời hiện tại của Thái lan. Sự so sánh này là đúng đắn. Hãy để Pháp tự nó giảng thuyết. Vào lúc này, tôi làm việc rất tích cực với thế gian. Không ai tích cực hơn Ãcariya Mahã Boowa. Ý của tôi là tôi luôn tìm cách tách rời đàn chó của thế giới này để chúng không còn cắn lộn nhau nữa.
Và thời đại này, cả Phật tử và tu sĩ hành xử như những con chó vậy, xô đẩy nhau để tới trước và sủa rộn ràng khi họ tranh đấu nhau vì danh lợi. Cho nên, tôi dạy họ Chánh pháp vốn cũng tương đương với sự tách rời và đem lại bình yên giữa những con chó đang cắn lộn nhau.

Dhamma đại diện cho Chân lý. Nếu chúng ta từ bỏ tất cả mọi huyễn giả và chỉ nắm bắt những gì là thật thì cả hai loại người trong xã hội chúng ta, Phật tử và tu sĩ hộ trì giáo phái của Đức Phật sẽ sống trong sự an lạc. Nhưng trừ khi tất cả mọi con chó… thiện và ác… đang cắn lộn nhau trong hiện thời, cả quốc gia đều bị khủng hoảng. Giáo huấn của Đức Phật (Buddhasãsana) xem tâm địa chúng sinh là một trường sân khấu. Cả võ đài này bây giờ bị chia cắt và đang đuổi nhau tán loạn bởi vì những con chó này đang lập thành một trường tranh đấu trong một khu vực thiêng liêng nhất của tất cả dân tộc Thái lan… Giáo huấn của Đức Phật… (the Buddhasãsana).

Cho nên, tôi khuyên tất cả nên chấm dứt và ngừng lại bởi vì không gặt hái được lợi lộc gì khi họ đánh nhau như chó vậy. Trên thực tế, không có người chiến thắng, chỉ có kẻ thất bại mà thôi. Cả hai bên, người thắng kẻ thua đều cùng thương tổn như nhau. Cho nên, hãy rời nhau, lùi lại và hãy chấp nhận lý trí như nguyên lý hướng dẫn cho quý vị. Qua cách đó, Thái lan, dân chúng của nó và thế giới Ta bà này sẽ được an lành hạnh phúc. Không có hiểm họa nào sẽ xảy ra cho quốc gia này.

Kẻ nhe răng của họ ra và khoác lác rằng họ là kẻ vô địch vì sự công bằng, không ngược lại, cũng đã bị thất bại nặng nề. Không ai đúng cả, bởi vì tranh biện luôn sai. Chỉ như hai kẻ đô vật đấm đá nhau trên vỏ đài, cả người thắng lẫn người thua đều bị bầm dập tơi tả. Ai có thể tự hào như thế được?

Không có gì có thể khoác lác cả. Tranh luận trưởng dưỡng lòng hận thù và sự ganh ghét trong cả hai phái. Nó trở thành trận chiến khái niệm và quan điểm, một thử thách để đánh bóng chính mình bị hạ cấp xuống thành một trận võ mồm khi mà không ai chịu nghe lý lẽ. Những con chó như vậy đã khiến toàn cả Thái land trở thành chiến trường của họ và nếu họ tiếp tục, chắc chắn quốc gia này sẽ suy tàn đổ nát.

Tôi muốn tất cả mọi người trong tất cả mọi đảng phái hãy suy nghĩ lời tôi nó. Hết lòng thành khẩn, tôi chỉ đành rơi lụy trong sự mong muốn được hiển lộ Giáo pháp đến dân tộc Thái cho họ được nghe. Nếu quý vị chấm dứt tất cả mọi tranh cãi thì sẽ không có sự bất hạnh xảy ra. Chúng ta đang trao đổi theo định nghĩa thế gian về chiến thắng, thì người nào đúng sẽ thắng vì nguyên nhân thiện lành, còn những người thừa nhận là họ sai, chấp nhận tất cả cùng một nguyên nhân thiện lành đó cũng là kẻ chiến thắng. Sau đó rồi thì cả hai đảng phái sẽ đoàn kết và sống trong sự hòa hợp toàn hảo . Nhưng còn người đang cắn lộn nhau và không chịu thua, thì không bao giờ có người thắng người thua giữa họ… chỉ có những đảng phái nhuốm đầy máu đổ cả hai phía mà thôi. Có thể chấp nhận được không? Tôi không muốn thấy hiện tượng đó xảy ra. Thái Lan là một quốc gia Phật Giáo. Tôi không muốn nghe là các Phật tử đầy đức tin đang thách đố nhau như chó và máu của họ đổ đầy tất cả mọi thiền viện thiêng liêng trên đất nước của chúng ta. Cho nên, hãy làm ơn chấm dứt tất cả mọi thứ điên khùng đó.

Cuối cùng, tôn giáo của địa ngục và Thiên giới, cảnh giới Phạm thiên và Niết Bàn sẽ xác minh ai là đúng và ai là sai, ai thiện ai ác. Cho nên, đừng phạm lỗi lầm và tin là mình là trên hết sẽ khiến quý vị rơi vào địa ngục thâm sâu nhất. Đừng biểu lộ khái niệm thiện lành xa rời giáo huấn của Đức Phật. Đất nước của Dhamma là Thiên giới và Niết Bàn, vốn là lãnh thổ của tất cả mọi cá nhân đức hạnh. Những quan kiến lầm lạc như vậy chỉ lôi kéo quí vị xuống trình độ của những con chó đang cắn lộn và hung hăng với nhau, và đưa đến sự sự đổ nát tàn hại không thể đếm được trong sự náo động của họ. Những trao đổi như vậy chỉ mang đến những trận chiến đẫm máu mà thôi. Hãy nhớ kỷ điều này!

Hôm nay tôi đã giải thích tất cả đến mức tột cùng. Đã 53 năm từ ngày tôi chứng Pháp Vô thượng. Hôm nay tôi mô tả kinh nghiệm đó vì muốn mang đến lợi lạc cho quý vị. Đừng bao giờ cản trở. Đừng bao giờ tuyệt vọng, Dhamma luôn luôn lành mạnh và đúng. Nó tự truyền đạt nó một cách toàn hảo, thích hợp với mọi tình huống xảy ra. Thí dụ, ngày hôm nay nó tự diễn đạt với năng lực như vậy đến mức nước mắt của Ãcariya Mahã Boowa cũng phải rơi để mọi người có thể đều nhìn thấy. Đây là thiên hướng vi diệu của Dhamma và cùng một Dhamma mà tôi dạy dỗ mọi người. Tôi không bao giờ dạy Dhamma theo tính cách tình cờ. Tôi luôn dạy với lòng hăng hái.

Như tôi đã giải thích rất nhiều lần, tôi luôn sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình vì Dhamma. Không ai có thể tin được bao nhiêu nỗ lực mà tôi dành cho sự tu tập. Khi những người khác không thành tựu như tôi đã, họ không thể tưởng tượng được nỗ lực phi thường mà tôi đã dành cho sự chứng đạt Pháp Tối thượng. Nhưng tôi đã gắng sức với nỗ lực như vậy và đây là những kết quả. Nó biểu hiện quyền năng tinh tấn bất thoả hiệp khi được ứng dụng cho Dhamma. Càng quyết tâm chừng nào thì càng tốt chừng nấy. Sau đó thì ta có thể chết trong chiến thắng, nhưng không bị đánh bại một cách thảm thương.

Hãy nhớ kỷ rõ ràng điều này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn