Phần 4 Vị Trí Thánh Điển Hoa Văn trong Phật Giáo thế giới

28 Tháng Mười Hai 201511:01(Xem: 4532)

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Thích Hạnh Bình


Phần 4

VỊ TRÍ THÁNH ĐIỂN HOA VĂN
TRONG PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Hội Thân hữu Phật giáo thế giới, chủ yếu là liên lạc tính đặc thù giữa Phật giáo trong khu vực với Phật giáo thế giới trong mối giao lưu và hợp tác. Xuất phát từ tinh thần liên kết hòa vui và hợp tác, từ sự phát huy tính đặc thù văn hóa Phật giáo đến thực hiện sự nghiệp cứu giúp chúng sinh. Do vậy, trước tiên cần xác định quan điểm hợp tác là trên thế giới có bất kỳ hình thức sinh hoạt cá biệt nào của Phật giáo, đều có chung một cội nguồn từ đức Phật, do vậy không nên có thái độ võ đoán phiến diện, tự cho mình là đúng kẻ khác là sai lầm, không nên khinh khi phê phán Phật giáo Đại thừa là “phi pháp”, đồng thời cũng không nên kiêu ngạo chê bai cho Phật giáo Tiểu thừa là hạng “tiêu nha bại chủng”. Chỉ có tình hữu nghị hợp tác với thái độ tôn trọng tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau, với tinh thần khách quan trong công tác nghiên cứu và học tập lẫn nhau, mới có thể cùng nhau chia sẻ sự hiểu biết, đó cũng là điều kiện để đôi bên cảm thông và hợp tác. Có làm được vậy, mới có thể giúp cho chúng ta tìm ra cái tinh túy điểm cốt lõi của Phật giáo, đồng thời loại bỏ những điều tồi bại, để cho Phật giáo phát triển đúng hướng, và thích nghi cùng thời đại, hướng dẫn xã hội, giác tỉnh thế gian và giúp đỡ mọi loài.

Phật pháp đều có cùng một nguồn gốc, lấy giải thoát làm mục tiêu tối thượng, nhưng tính thích ứng xã hội của Phật giáo rất đa dạng, vì nó có khả năng hòa nhập với mọi dân tộc trên thế giới, tuy những dân tộc ấy không cùng một không gian và thời gian. Do vậy, sự phát triển của nó dường như không có một hình thái cố định nào. Nhưng căn cứ khuynh hướng và quy luật phát triển của nó, chúng ta cần tìm hiểu khả năng thích ứng ngoại giới và sự liên kết nội giới của quá trình diễn biến của Phật giáo, từ đó nó cho chúng ta nhận thức rằng: sự bất đồng hình thức sinh hoạt của Phật giáo trên thế giới, là điều có thể cảm thông và hợp tác. Một cách bình thường mà nói, vì mỗi loại hình sinh hoạt của Phật giáo của từng địa phương đều có sự ưu khuyết điểm của nó, do vậy chúng ta phải đứng trên lập trường bình đẳng, tôn trọng sự thật, mới có thể hy sinh cái ngắn ngủi không hoàn mỹ, để chọn cái lâu dài hữu ích hơn. Đây chính là giải pháp tốt đẹp và tiến bộ nhất, để sinh hoạt của Phật giáo tiến gần với chân lý của đức Phật, đồng thời phù hợp với hoài bão chân chính của Ngài hơn.

Đứng từ góc độ Phật giáo Ấn Độ quan sát đến sự hoạt động của những Phật giáo trong từng khu vực trên thế giới, tất cả những hình thức khác nhau ấy đều xuất phát từ một nguồn gốc là đức Phật, sau đó được phân chia và hình thành nhiều hình thức sinh hoạt Phật giáo khác nhau. Lý do chính yếu của nó là:

1. Từ góc độ Thánh điển quan sát:

Phật pháp trước tiên kết tập và lưu hành chỉ có Pháp và Luật, Pháp tức chỉ Kinh (Àgama). Cho đến thời gian trước và sau Tây lịch, những ngườøi nghiên cứu đến Pháp (Àgama) này, chú trọng phương pháp tu tập của Thinh văn, cho nên những người này đặc biệt đề cao sự phân tích về pháp tướng (màtrka) và chủ trương các pháp là thật có. Xuất phát từ quan điểm này, các luận sư tiến hành giải thích biên tập thành A tỳ đàm (abhidharma). Hoặc giả có ngườøi chú trọng đức tướng của Phật và hạnh Bồ tát, cho nên họ đề cao sự thể chứng pháp tánh duyên khởi, và cho rằng pháp tánh vốn là “không”. Từ đó những người có cùng quan điểm này biên tập và lưu hành kinh điển Đại thừa, trong đó có đề cập về “hữu” và “không”. Đến thế kỷ thứ III sau Tây lịch, Bồ tát Long Thọ dựa vào lập trường tư tưởng “tánh không” của kinh điển Đại thừa, phân tích tư tưởng của A-hàm (Àgama) và A tỳ đàm (abhidharma trước tác thành Trung luận và các luận khác. Trên thực tế, các kinh điển Đại thừa đều có khuynh hướng chung, là thảo luận về tánh chơn thường và duy tâm, như các kinh điển Thắng Man, Niết Bànv.v..., sau đó lại xuất hiện kinh Lăng Giàv.v... cũng cùng mang tư tưởng này. Trong quá trình phát triển tư tưởng chơn thường và duy tâm của các kinh điển Đại thừa, các nhà luận sư của Hữu bộ (Sarvastivadin), Du già, đều y cứ tư tưởng tánh không, duy tâm của những loại kinh này mà biên tập thành các luận Du già và Duy thức, thành một trong những hệ phái lớn của Phật giáo. Chúng ta căn cứ quá trình phát triển và diễn biến của nó, để chúng ta hiểu rằng, lý do có những kinh luận, mang nội dung tư tưởng khác nhau, đều mang tính tương thân tương duyên, là sự quan hệ chằng chịt, nhờ vào cái trước mà hình thành cái sau. Do đó, có sự bất đồng quan điểm và khuynh hướng giữa các kinh luận với nhau. Nếu chúng ta có cái nhìn thống nhất như vậy, chúng ta có thể hiểu rõ Phật giáo hơn.

2. Từ góc độ Giáo (tư tưởng) Thừa (hệ phái):

Phật pháp ở giai đoạn sơ kỳ (nguyên thủy), Phật pháp là Phật pháp vốn không có sự khác biệt phân chia. Nhưng đến thời gian trước 7863 sau Tây lịch, Phật pháp phân hóa thành Thinh văn thừa và Bồ tát thừa. Qua kinh điển Đại thừa, chúng ta có thể thấy một cách rõ sự phân chia giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Vào thế kỷ thứ II hoặc III sau Tây lịch, Bồ tát thừa lại xuất hiện những kinh điển mang tư tưởng chơn thường và duy tâm. Trong loại kinh điển này có sự khác biệt 3 hệ tư tưởng là: Hữu, không, trung, hoặc ba thừa là: Tiểu thừa, Đại thừa và Nhất thừa. Sau đó, giáo lý Bồ tát thừa rất được phổ biến, đề cao quả vị Phật, do đó nó được gọi là Phật thừa. Đến thế kỷ thứ V, trong tư tưởng diệu hữu của Phật thừa lại tiếp tục phân hóa thành Đà-li-ni thừa. Thừa này đem Phật pháp phân làm Tam tạng là: Ba-la-mật tạng (bao gồm tất cả Đại thừa hiển giáo), Đà-li-ni tạng, hoặc gọi là Tứ đế hạnh, Ba-la-mật-đa hạnh và Cụ tham hạnh. Sự phân hóa của giáo phán này, biểu thị toàn bộ diện mạo của Phật pháp qua sự phân chia và phát triển của nó. Quan điểm phân chia này cùng với sự phân chia Phật pháp thành ba thời kỳ của Đại sư Thái Hư rất giống nhau.

-500 năm của thời kỳ đầu - thời kỳ thịnh hành tư tưởng Tiểu thừa. Đại thừa chưa xuất hiện: là giai đoạn thuộc văn học Pàli.

500 năm của thời kỳ giữa -thời kỳ thịnh hành tư tưởng Đại thừa, Tiểu thừa không thịnh hành: là giai đoạn thuộc văn học Hoa văn.

500 năm của thời kỳ sau- thời kỳ Mật thừa thịnh hành, Hiển giáo không mấy thịnh hành: là giai đoạn thuộc văn học Tạng văn.

Phật giáo Hoa văn được lưu trữ ở Trung Quốc, nó được dịch sang Nhật ngữ, hình thành Phật giáo Nhật Bản. Trong 3 thời kỳ của Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc rất chú trọng và đề cao Phật giáo ở giai đoạn đầu và Như Lai thừa ở giai đoạn sau. Trong suốt quá trình phát triển của Phật giáo thế giới, đây là những văn hiến đáng được chú ý, nó được dịch sang Hoa văn (phần lớn không còn Phạn bản). Như thế chỉ có Phật giáo Hoa văn mới có thể giúp cho chúng ta những lý giải một cách hoàn chỉnh về tiến trình diễn biến của Phật giáo ở Ấn Độ. Bây giờ, chúng ta căn cứ nguồn tài liệu này, thảo luận một vài điểm mang tính đặc thù của nguồn tư liệu bằng Hoa văn. Thứ nhất là A-Hàm (Àgama): Bốn bộ A-Hàm được bảo tồn một cáùch đầy đủ. Kinh Trung A-Hàm và “Kinh Tạp A-Hàm” là những bản kinh thuộc phái Thuyết nhất thiết hữu Bộ (Sarvastivadin), Kinh Trường A-Hàm thuộc hệ phái Phân biệt thuyết, Kinh Tăng Nhứt A-Hàm thuộc hệ phái Đại chúng. Tuy những Văn hiến này so với thánh điển được ghi chép bằng tiếng Pàli thì không được đầy đủ, vì nguồn tư liệu bằng tiếng Pàli được bảo tồn một cách hoàn bị của Bộ phái Đồng Diệp bộ, nhưng đối với nguồn tư liệu Hoa văn vẫn có giá trị đặc biệt của nó. Ngược lại, trong Đại tạng kinh bằng tiếng Tây Tạng hoàn toàn không có bốn bộ A-Hàm này.

Điểm thứ hai là Tỳ-nại-da (Vinaya): Trong Đại tạng bằng tiếng Tây Tạng chỉ lưu trữ những bộ tân luật của Hữu bộ, Trong Đại tạng bằng tiếng Pàli chỉ có những bộ luật của Đồng Diệp bộ, nhưng trong Đại tạng bằng tiếng Hoa thì luận tạng được lưu trữ tương đối đầy đủ hơn cả hai nguồn tư liệu Pàli và Tạng văn, như:

1. Đại chúng hệ: Ma ha tăng kỳ luật.

- Hóa địa bộ: Ngũ phần luật

- Pháp tạng bộ:Tứ phần luật

2. Phân biệt thuyết hệ

- Ẩm quang bộ: Giới bổn

- Đồng diệp bộ: Thiện kiến luật

3. Thuyết nhất thiết hữu hệ

- Cựu Hữu bô: Thập tụng luật.

- Tân Hữu bộ: Căn bổn Thuyết nhất thiết Tỳ-nại-da.

4. Độc tử hệ.

- Chánh lượng bộ: Nhị thập nhị minh liễu luận.

Đây là những văn hiến được thu thập rất đầy đủ, đáng cho chúng ta làm công tác so sánh nghiên cứu.

Điểm thứ ba là A-tỳ-đạt-ma (abhiharma). Đây là những bộ luận của ba phái lớn của hệ phái Thượng tọa là: 1. Phân Biệt Thuyết, 2. Thuyết Nhứt Thiết Hữu, 3. Độc Tử bộ. Đối với nguồn tư liệu này, trong bộ Đại Tạng bằng tiếng Tây Tạng chỉ lưu trữ một số rất ít về A-tỳ-đạt-ma, trong đó chỉ thấy có bộ Thi Thiết luậncủa Lục túc và Cu Xá luậnlà bộ luận được xuất hiện tương đối muộn. Ngược lại, trong nguồn tư liệu văn học Pàli có đầy đủû tất cả 7 bộ luận. Trong Thánh điển Hoa văn, tuy phần lớn nguồn tư liệu thuộc Hữu bộ, nhưng trên thựïc tế, nó không giới hạn chỉ có Hữu bộ mà bao gồm cả những bộ luận của các phái khác nhau. Những bộ luận thuộc Thuyết nhất thiết Hữu bộ, gồm có 6 bộ luận: 1. Pháp Uẩn Túc luận, 2. Tập Dị Môn Túc luận, 3. Thi Thiết luận, 4. Phẩm Loại Túc luận, 5. Giới Thân Túc luận,6. Thức Thân Túc luận. 6 bộ luận này được gọi là “Lục túc”, và nhất thân là Phát Trí luậnvà Tỳ Bà Sa luận.Ngoài ra, còn có A Tỳ Đàm Tâm luậnlà tác phẩm đối kháng với bộ Thuận Chánh Lý luậnvà Hiển Tông luậnthuộc hệ tư tưởng Cu xá; Phân biệt thuyết hệ có bộ Xá Lợi Phất A Tỳ đàm luận. Qua những tác phẩm này, chúng ta có thể nói, đây là những bộ luận có tính chất thiết yếu và duy nhất của Nam Bắc truyền A-tỳ-đàm luận. Ngoài ra, Bắc truyền còn có Giải Thoát Đạo luận, là dị bản của tác phẩmThanh Tịnh Đạo luận thuộc văn học Pàli; Độc tử bộ có Tam Di Để Bộ luậnTam Pháp Bộ luận.Ngoài ra, tác phẩm được xuất hiện khá muộn vào khoảng thế kỷ thứ III, IV sau Tây lịch là bộ Cu Xá luậnqua nội dung tư tưởng của bộ luận, có thể liệt vào Hữu bộ và Kinh bộ, nhưng cần phải chọn lọc và tổng hợp, vì Cu Xá luậnlà tác phẩm khá nổi tiếng trong giới Phật giáo, nó có ảnh hưởng khá sâu đậm đến tác phẩm Thành Thật luận,là tác phẩm mang tính chủ lưu của Phật giáo Trung Quốc. Căn cứ những văn hiến này, tiến hành nghiên cứu và lý giải, chúng ta thấy Tam tạng thánh điển của thời đại Phật giáo sơ kỳ, tuy Phật giáo Trung quốc không đề cao, xiển dương về nó, nhưng nguồn tư liệu này rất phong phú, và đáng được tin cập, làm cơ sở để chúng ta tiến hành nghiên cứu tìm hiểu sự phân chia các bộ phái mà Phật giáo Đại thừa gọi làThinh Văn, thậm chí nó cũng là bằng chứng cụ thể để phát triển thành tinh thần Bồ tát hạnhcủa Đại thừa. Nếu như chúng ta nghiên cứu Phật học mà vô tình hay cố ý bỏ qua nguồn tư liệu Phật giáo bằng Hoa văn này, tôi tin chắc rằng, khó có thể hoàn thành những điều kiện cơ bản để các nước Phật giáo trên thế giới cảm thông và ngồi lại với nhau, vả lại với mục đích tìm hiểu Phật giáo Ấn Độ, cũng khó hoàn thành trách nhiệm cao cả đối với Phật giáo thế giới.

Điểm thứ tư và năm, những kinh điển Đại thừa đều mang ý nghĩa “Tánh không” và “Chơn thường”. Những thánh điển này phần lớn được lưu trữ rất đầy đủ trong văn học Hoa văn và Tạng văn (tạng Pàli không có những thánh điển này). Bốn bộ kinh: Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Đại Tập, Niết Bàn, hoặc thêm Bảo Tíchthành năm bộ kinh lớn, đều là những bộ kinh nổi tiếng của kinh điển Đại thừa. Ở đây, tôi có thể giới thiệu tính đặc thù ưu việt của Thánh điển Hoa văn gồm có những ưu điểm như sau:

1. Các bản dị dịch của Hoa văn, được giữ nguyên vẹn những điểm không giống nhau của nó, nhưng điều này ở bản Tây Tạng đã trải qua nhiều đợt tu chỉnh, làm mất đi dấu tích nguyên bản. Do đó, nghiên cứu thánh điển Hoa văn, chúng ta có thể tìm thấy rõ ràng và tườøng tận quá trình và diễn biến theo trật tự lịch sử của Thánh điển Phật giáo, đồng thời nó cũng cho chúng ta có thể hiểu rõ tính không đồng nhất từ Tây phương (Ấn Độ). Đây không phải là cái nhìn thiên kiến cố chấp, trên thực tế chúng ta căn cứ những tư liệu Hoa văn này, nó cho chúng ta thấy rõ sự diễn biến đó.

2. Kinh Đại thừa được dịch sang Hoa văn, được truyền dịch trước thời lưỡng Tấn cùng thời với phiên dịch của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt có quan hệ mật thiết, vì cả hai nơi đều lấy khu vc vùng núi thuộc nước Kế Tân làm trung tâm, rồi dần dần mở rộng đến vùng phía Tây của Thổ Hỏa La, phía Tây Nam của Phạm Thuật Na và Na Yết La, phía Đông của Kiến Đà La, phía Đông Bắc của Kiệt Xoa, Tử Hợp và Vu Điền. Điều này đối với giới Phật giáo Trung Quốc, nó tạo thành trung tâm tư tưởng Phật giáo. Trong đó, Bồ Đề Lưu Chi là học giả Bắc Ấn đã dịch tác phẩm Thập Địa luận, Lăng Già luậnsang Hoa văn, đây là những tác phẩm có giá trị rất đặc sắc.

Điểm thứ sáu là Trung QuánTác phẩm“Trung Quán” mà được người Trung quốc lưu truyền cùng với tác phẩm “Trung Quán” của người Tây Tạng lưu truyền là hai bản không giống nhau. Bản mà Hoa văn truyền thừa là bản của giai đoạn sơ kỳ. Đặc biệt chú trọng những luận điểm mà Long Thọ thảo luận, như bộ Đại Trí Độ luận là bản giải thích Kinh Bát Nhã, Thập Trụ Đại Tỳ Bà Sa luậnlà tác phẩm giải thích Thập Địa luậnnó không chỉ là ý nghĩa thâm sâu của Trung Quán,mà còn đề cao tinh thần Bồ tát hạnh. Khác với tác phẩm Trung Quáncủa thời hậu kỳ, là bản được xuất hiện sau thời kỳ Du già, là những bộ luận của những đệ tử của Long Thọ. Đối với những tác phẩm của thời hậu kỳ này, trong Đại tạng Hoa văn chỉ có Bát Nhã Đăng luậncủa Thanh Biện, không phong phú bằng Tạng văn, vả lại nó cũng được phân chia khá nhiều học phái. Tác phẩm Nhập Đại Thừa luậncủa Kiên Tuệ, Thuận Trung luận của Vô Trước, là hai tác phẩm đại biểu cho khuynh hướng từ Trung quán chuyển hướng đến giai đoạn Du già.

Điểm thứ bảy, Du già duy thức. Đối với học phái này, tư liệu Hoa văn rất đầy đủ, gồm có Thập Địa luận, Nhiếp luận, Thành Duy Thức luậnlà ba trường phái lớn. Nhưng nguồn tư liệu bằng tiếng Tây Tạng chủ yếu chỉ có trường phái An Huệ mà thôi, tư tưởng của trường phái này có thể nói gần với tác phẩm Nhiếp luậncủa nguồn tư liệu Hoa vănNhưng trường phái Duy Thức mà nguồn tư liệu Hoa văn đề cao là trường phái của Hộ Pháp, không phải là An Huệ. Trong đó, tác phẩmThành Duy Thức luậnlà tác phẩm được tiêu biểu cho tư tưởng của Trần Na, Hộ Pháp và giới Hiền. Có thể nói, chúng ta biết được học phái này, ngang qua nguồn tư liệu Hoa văn. NhơnMinh luậnlà tác phẩm song hành Duy thức tướng, nó so với những tác phẩm của Trần Na, Pháp Xứng được truyền dịch trong Tạng văn thì không mấy đầy đủ. Điều này nói lên tinh thần dân tộc Trung Hoa không chú trọng tính logic, không đề cao sự tranh biện bằng ngôn từ. Đây là sự giới hạn của các luận sư của Phật giáo Trung Quốc trong quá khứ, điều đó không đủ chiếm vị trí chủ lưu.

Điểm thứ tám, Bí mật Du già. Sự bộ (Nhật Bản gọi là Tạp mật), là Kinh Đại Nhậtcủa Hành bộ, Kinh Kim Cang Đảnhcủa Du già bộ, trong Đại tạng kinh bằng Hoa văn đều có dịch và truyền thừa. Chỉ có Vô thượng Du già bộ chịu ảnh hưởng của thời đại, khi Vô thượng Du già thịnh hành, là thời gian Trung quốc rơi vào tình trạng suy vi, chịu những ảnh hưởng những tập khí không tốt, phái này lấy việc dâm dục làm pháp môn tu tập, do đó nó không được giới tri thức Trung Quốc chấp nhận. Liên quan đến nguồn tư liệu về phái Bí mật Du già này được bảo tồn trong Tạng văn khá đầy đủ.

Những điều vừa trình bày trên, cho chúng ta thấy rằng Thánh điển được dịch sang tiếng Hoa, tuy Phật giáo của đất nước này chỉ chú trọng giai đoạn Trung kỳ Đại thừa, nhưng trên thực tế, Thánh điển được dịch sang Hoa văn không giới hạn chỉ có nguồn tư liệu của Phật giáo trung kỳ; Nguồn tư liệu của Phật giáo ở giai đoạn vãng kỳ chúng ta cũng rõ được nguồn gốc; Phật giáo ở giai đoạn sơ kỳ cũng được truyền dịch sang tiếng Trung Quốc khá phong phú. Do đó, căn cứ từ nguồn tư liệu Hoa văn, chúng ta tiến hành lý giải nghiên cứu, bằng cách tham khảo Tam tạng thánh điển Thinh văn của văn học Pàli ở giai đoạn sơ kỳ, đồng thời nghiên cứu Trung quán, Vô thượng Du Già của thời kỳ cuối Phật giáo qua nguồn tư liệu Tạng văn. Từ đó chúng ta có được toàn cảnh của bức tranh phát triển của Phật giáo, đã trải qua thời gian một ngàn sáu bảy trăm năm, và nó cũng được lưu truyền đến ngày nay qua ba hệ văn học: Pàli văn, Hoa văn và Tạng văn của Phật giáo. Qua đó, chúng ta có cái nhìn về Phật giáo tương đối hoàn chính xác, hoàn chỉnh và có hệ thống hơn. Đối với vấn đề này, ngài Thái Hư đã phát biểu:

“Y cứ những thánh điển được lưu truyền tại Trung Quốc, tham khảo văn bản Pàli ở Tích Lan và bản dịch của Tây Tạng. Qua đó, chúng ta tiến hành phân biệt chọn lọc để tìm ra điểm chân chánh Phật pháp, đề xuất quan điểm mới, là mục đích luận thuật Phật giáo sử Ấn Độ”.

Đây không chỉ nghiên cứu sử Phật giáo Ấn Độ, mà còn là điều cơ bản để các nước Phật giáo trên thế giới có sự thông cảm lẫn nhau, nó cũng là phương pháp giải quyết tối ưu và hợp lý nhất trong việc quyết định chọn lấy điều tốt đẹp và lâu dài, bỏ đi những gì mang tính hữu hạn và xấu xa, để hướng đến mục đích cao cả, để cho Phật giáo mỗi ngày mỗi phát triển và thích nghi với từng thời đại.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2165)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8176)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3007)