Đức Phật tỏa sáng, suốt ngày đêm, câu chuyện về tôn giả A Nan

04 Tháng Năm 201608:10(Xem: 5466)

Đức Phật Tỏa Sáng, Suốt Ngày Đêm -
Câu Chuyện Về Tôn Giả A-Nan,
Kệ 387 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa -
Weragoda Sarada Maha Thero -
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -
Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

anan
(The Buddha Shines Day And Night - The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)


BÀI KỆ 387:

387. Divā tapati ādicco
rattiṃ ābhāti candimā
sannaddho khattiyo tapati
jhāyī tapati brāhmaṇo
atha sabbaṃ ahorattiṃ
Buddho tapati tejasā. (26:5)

Mặt trời tỏa sáng, lúc ban ngày,
mặt trăng tỏa sáng, lúc ban đêm,
người chiến-sĩ tỏa sáng, lúc mặc áo giáp,
vị A La Hán (Bà La Môn) tỏa sáng, lúc thiền định.
Tuy nhiên, Đức Phật tỏa sáng rực rỡ, suốt ngày đêm.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.

Câu chuyện được kể rằng trong buổi Lễ Kết Thúc Trọng Đại, vua Ba Tư Nặc (Pasenadi Kosala) đi đến tu viện trong trang phục vàng bạc và châu báu, xức nước hoa, đeo vòng hoa trên cổ và trên tay. Vào lúc đó, Đại Đức Kāludāyi đang ngồi thiền phía bên ngoài của nơi chư tăng nhóm họp, và ông đang ở trạng thái đại thiền định. Thân thể của Đại Đức lúc nầy được trông thấy tỏa sáng ánh vàng. Ngay lúc bấy giờ, có mặt trời lặn, và mặt trăng mọc. Tôn Giả A-Nan nhìn sự rạng rỡ của mặt trời khi lặn, và sự rạng rỡ của mặt trăng khi mọc; rồi Tôn Giả nhìn sự rạng rỡ từ thân thể của nhà vua, và sự rạng rỡ từ thân thể của Đại Đức, rồi Tôn Giả nhìn sự rạng rỡ từ thân thể của Đức Như Lai. Đức Phật đã tỏa sáng rực rỡ hơn tất cả mọi người và vật khác. 

Tôn Giả đảnh lễ Đức Phật, rồi nói rằng, "Bạch Thế Tôn, hôm nay con chú tâm nhìn sự rạng rỡ từ các thân thể, và sự rạng rỡ từ thân thể ngài làm cho con cảm thấy phấn khởi nhất; bởi vì, thân thể ngài tỏa sáng rực rỡ hơn tất cả các thân thể khác." Đức Phật liền nói với Tôn Giả, "Nầy A-Nan, mặt trời tỏa sáng lúc ban ngày, mặt trăng tỏa sáng lúc ban đêm, vua chúa tỏa sáng khi mặc trang phục vàng bạc và châu báu, sau khi ngồi thiền một mình, vị A La Hán tỏa sáng lúc ở trạng thái đại thiền định. Tuy nhiên, các vị Phật tỏa sáng, suốt cả ngày và đêm, với cường độ cao hơn gấp năm-lần."

BÀI KỆ 387, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

ādicco divā tapati candimā rattiṃ obhāti khattiyo
annaddho tapati brāhmaṇo jhāyī tapati atha
sabbaṃ ahorattiṃ Buddho tejasā tapati

ādicco: mặt trời; diva: lúc ban ngày; tapati: tỏa sáng; candimā: mặt trăng; rattiṃ: vào ban đêm; obhāti: tỏa sáng; khattiyo: người chiến sĩ; sannaddho: mặc áo giáp của ông ta; tapati: tỏa sáng; brāhmaṇo: người tu hành Bà La Môn; jhāyī: trong khi thiền; tapati: tỏa sáng; atha: nhưng; sabbaṃ: khắp nơi; ahorattiṃ: ngày và đêm; Buddho: Đức Phật; tejasā: trong ánh hào quang; tapati: tỏa sáng

Mặt trời tỏa sáng lúc ban ngày. Mặt trăng tỏa sáng lúc ban đêm. Người chiến-sĩ tỏa sáng lúc mặc áo giáp. Vị A La Hán (Bà La Môn) tỏa sáng, lúc tập trung vào thiền định. Tất cả mọi người, và vật nói trên, tùy lúc tỏa sáng. Tuy nhiên, Đức Phật tỏa sáng rực rỡ suốt ngày đêm, bởi vì ngài là bậc Giác Ngộ.

Bài kệ 387 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(387) Mặt trời chiếu sáng ban ngày. Mặt trăng đêm xuống tỏa đầy ánh quang. Gươm đao, nhung giáp huy hoàng. Trận tiền chiếu sáng rỡ ràng cho Vua. Bà La Môn vốn từ xưa. Hào quang chiếu sáng khi tu hành thiền, Nhưng hào quang Phật vô biên. Ngày đêm chiếu sáng khắp miền nhân gian.

BÌNH LUẬN

jhāyī: thiền; như là một người ngồi thiền; như một người thực hành thiền, jhāna (sự tập trung). Tầng thiền (jhāna) là một trạng thái tinh thần vượt ra ngoài tầm hoạt động của năm giác quan. Tầng thiền nầy chỉ có thể đạt được ở nơi yên tĩnh, vắng lặng, và người hành thiền kiên trì thực hành sự tập trung, không ngừng nghỉ.

Tách ra khỏi các đối tượng gợi cảm, và tách ra khỏi những điều xấu xa, người đệ-tử đi vào tầng thiền thứ nhất, với các ý nghĩ - quan niệm (hướng tâm đến đối tượng, vitakka) và suy nghĩ lan man (tiếp tục giữ tâm trên đối tượng, vicāra) - được phát sinh từ sự tách biệt, rồi người nầy cảm thấy hoàn toàn vui vẻ và hạnh phúc.

Đây là tầng thiền thứ nhất thuộc lãnh vực vật-chất tinh-tế (rūpāvacarajjhāna). Đạt được tầng thiền nầy là nhờ sức mạnh của sự tập trung, sự tạm đình-chỉ các hoạt động của năm giác quan, và năm chướng-ngại hầu như đã được loại bỏ.

Ở tầng thiền thứ nhất, có năm yếu tố đã được loại bỏ, và có năm yếu tố còn có mặt. Khi người đệ-tử nhập vào tầng thiền thứ nhất, ông đã loại bỏ được năm chướng ngại (triền cái, hindrances): lòng tham dục, ý xấu (sân hận), hôn mê và lười biếng (hôn trầm), sự bồn chồn và sự lo lắng về tinh thần (trạo cử), và sự nghi ngờ; và có năm yếu tố hãy còn có mặt: quan niệm (hướng tâm đến đối tượng, vitakka), suy nghĩ lan man (tiếp tục giữ tâm trên đối tượng, vicāra), sự vui vẻ (pīti), niềm hạnh phúc (sukha), và sự tập trung (citt'ekaggatā - samādhi).

Năm yếu tố tinh thần còn có mặt trong tầng thiền đầu tiên được gọi là yếu tố (hoặc là thành phần) của tầng thiền (jhānañga). Vitakka (hình thành ban đầu của một ý nghĩ trừu tượng) và vicāra (suy nghĩ lan man, sự suy ngẫm) được gọi là chức năng qua lời nói (vācā-sankhāra) của tâm; vì thế, cả hai yếu tố nầy là yếu tố phụ thuộc của cái-biết. Trong Thanh Tịnh Đạo (visuddhi-magga), vitakkha được so sánh với người-giữ-bình, và vicāra với người-lau-bình. Trong tầng thiền đầu tiên, cả hai yếu tố nầy có mặt ở một mức độ yếu kém, tuy nhiên, cả hai yếu tố nầy hoàn toàn vắng mặt ở các tầng thiền kế tiếp.

Tiếp theo đó, sau khi mức độ của cả hai yếu tố nói trên từ từ giảm xuống, và khi người đệ-tử làm tăng mức độ của sự an tĩnh trong tâm, và sự hiệp nhất của tâm, ông ta đi vào tầng thiền thứ nhì (không còn có hai yếu tố nói trên), và làm phát-sinh thêm sự tập trung (thiền định, samādhi), nên ông cảm thấy hoàn toàn vui vẻ (pīti), và hạnh phúc (sukha). 

Trong tầng thiền thứ nhì, có ba yếu tố: vui vẻ, hạnh phúc, và sự tập trung.

Tiếp theo đó, sau khi yếu tố vui vẻ từ từ ít đi, người đệ-tử sống trong bình an, chú-tâm đúng-đắn, và có sự nhận biết rõ ràng; rồi ông cảm nghiệm trong tâm ông, cảm giác mà các bậc cao-quý đã nói rằng: Người mà kiểm-soát được tâm và chú-tâm đúng-đắn là người hạnh phúc - và như thế, ông đi vào tầng thiền thứ ba.

Trong tầng thiền thứ ba có hai yếu tố: sự buông xả-là hạnh phúc (upekkhā-sukha) và sự tập trung (citt'ekaggatā).

Tiếp theo đó, sau khi từ bỏ được niềm vui thích và sự đau đớn, và khi niềm vui và đau buồn trước-đó biến-mất, ông bước vào một trạng-thái vượt-qua khỏi niềm vui thích và sự đau đớn, rồi ông đi vào tầng thiền thứ tư, tầng thiền trong-sạch nhờ có sự buông-xả nên bình-an, và nhờ có sự chú tâm đúng đắn.

Trong tầng thiền thứ tư có hai yếu tố: sự tập trung và sự buông-xả nên bình-an (upekkhā).

Trong Thanh Tịnh Đạo (visuddhi-magga) có bốn mươi chủ đề về thiền (kammaṭṭhāna) được liệt kê, và được phân tích chi tiết.

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2167)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8180)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3009)