Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 8)

25 Tháng Năm 201608:07(Xem: 5114)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) 
NHẬP TRUNG ĐẠO: 
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ 
Nan Thắng Địa (Bài 8) 
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc



blankBản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Nhập Trung Đạo. Các kệ tụng. Chương V. Nan Thắng

V.1. Các loại ma không thể vượt thắng các Bồ tát trên trí địa này, do thế  trí địa này được gọi là Nan Thắng (The Extremely Difficult  to Overcome) . Các Bồ tát thành tựu thiền định toàn hảo, có khả năng lí hội thông hiểu vi tế về bốn chân lí cao quý và hai chân lí.

--------------

Sơ đồ Bản Giải thích

V. Trí địa thứ năm: Nan Thắng

A. Định nghĩa của trí địa thứ năm (Tụng V.1)

B. Các tính đức của trí địa thứ năm

-------------------------------------------

Giải thích Nhập Trung Đạo

V. Trí địa thứ năm: Nan Thắng

A. Định nghĩa của trí địa thứ năm

Tụng V.1

V.1. Các loại ma không thể vượt thắng các Bồ tát trên trí địa này, do thế trí địa này được gọi là Nan Thắng (The Extremely Difficult to Overcome). Các Bồ tát thành tựu thiền định toàn hảo, có khả năng lí hội thông hiểu vi tế về bốn chân lí cao quý và hai chân lí.

Các Bồ tát, nay là các vị thánh hiền, an trú trên trí địa thứ năm, Nan Thắng, không bị các sức mạnh của các ma đánh bại.

B. Các tính đức của trí địa thứ năm

Trên trí địa này, thiền định toàn hảo thì tuyệt vời hơn các cái khác về ảnh hưởng, phúc đức, sự quan trọng,…  Các Bồ tát này đều cao quý trong danh hiệu và thiện hảo trong tâm. Họ đều thành tựu khả năng tuyệt vời trong sự lí hội thông hiểu cực kì vi tế về bản chất của hai chân lí và bốn chân lí cao quý.

Ở đây chấm dứt trí địa hoặc cấp bậc thứ năm trong sự đào luyện tâm bồ đề tuyệt đối.

-------------------------------------

Phụ bản

Chúng ta không đi tới điểm tái sinh

Tốt lành, không tốt lành do một tình cờ may rủi.

*

Patrul Rinpoche (1808-1887). Mười hành nghiệp bất thiện

----------------

Các hiền giả đã viết rằng

Biểu thị tinh hoa của giáo pháp

Nguyên nhân và hiệu quả của các hành nghiệp

Là chúng ta đoạn trừ các hành nghiệp bất thiện

Và bắt đầu thực hiện các hành nghiệp thiện hảo.

*

Chỉ có hai loại tái sinh --

Tốt lành và không tốt lành

Chúng ta phải phân tích

Các hành động thiện hảo và bất hảo của chúng ta

Bởi vì riêng chỉ có chúng tạo thành các tái sinh như thế;

Chúng ta không đi tới điểm tái sinh

Tốt lành, không tốt lành do một tình cờ may rủi.

“ Hãy nỗ lực đoạn trừ  cái phi - phúc đức

Và hãy tích tập phúc đức”,

Các vị thầy cao quý khuyến khích, thỉnh cầu.

*

Các hành nghiệp bất thiện là mười:

Lấy đi mạng sống của các hữu tình / hữu thức

Lấy các sự-sự vật-vật mà không được cho

(Tỉ dụ tự do, dân chủ, nhân quyền)

Và các hành vi tà dâm

Là ba bất thiện của thân.

*

Nói càn/ sai trái, nói vu oan giá họa,

Nói cay đắng khắc nghiệt, và nói phù phiếm,

Là bốn bất thiện của ngôn ngữ.

*

Ham muốn chiếm đoạt sở hữu của kẻ khác, ác tâm, và các tà kiến  

Là các bất thiện của tâm trí.

*

Để giảng rõ thêm

Giết có thể có động  cơ

Từ  thù ghét, tham luyến, hoặc ngu si/vô minh.

Trong các sự giết

Giết các bậc cha mẹ, và các A-la-hán

Là nghiệp tội vô gián. Kinh sách nói

Những kẻ sát nhân như vậy, không có thân trung hữu,

Chỉ tái sinh ngay lập tức

Trong các trạng thái không tốt lành.

*

Một hành vi hoàn tất về giết

Có bốn yếu tố:

Đối tượng, động cơ, hành hoạt, và sự hoàn tất.

Đối tượng là bất kì hữu tình nào;

Động cơ, cái tâm niệm để giết;

Hành hoạt, để thi hành sự giết;

Sự hoàn tất, cái chết của hữu tình.

Nhưng người đời giết không cần lí do,

Thấy người giết người

Trong quá nhiều cách khác nhau

Làm tan vỡ các trái tim

Của những kẻ có lòng đại bi.

Trộm cướp / Trấn lột có nghĩa là lấy mà không có sự cho phép

Ba loại là

Lấy bằng bạo lực, sự che lấp, hoặc sự lừa gạt.

Trộm cướp trấn lột bằng bạo lực không chỉ gồm các tên cướp,

Nhưng cộng thêm quân lính /công an và các kẻ khủng bố.

Sự che lấp là lấy đi mà các chủ nhân không hề biết,

Sự lừa gạt, bằng cách sử dụng các ngụy chứng.

(Đó là tham nhũng)   

Kẻ thường tục và tăng sĩ ‘

Quy trách tà dâm có khác nhau

Nếu hành vi bất thiện này

Bị ngăn cấm ngay cả đối với kẻ thường tục

Có cần giảng dạy cho các tăng sĩ 

Những kẻ có giới nguyện về giải thoát?

Đây là một bất thiện nghiêm trọng

Bởi vì nó là một nguyên nhân trọng yếu

Phá vỡ các giới nguyện của đương sự.

Các tăng sĩ phải đặc biệt thận trọng.

Những kẻ có nguyện giữ trai giới

Phải tự chế ngự trong những ngày lễ đặc biệt.

Tình dục với kẻ yếu đau

Tất cả tăng tục đều bị cấm.

*

Ba loại dối trá là

Thông thường, nghiêm trọng , và dối trá về tâm linh.

Nói năng sai bậy để lừa gạt các kẻ khác

Được gọi là một dối trá thông thường.

Lường gạt các kẻ khác với các khẳng định phi - Phật giáo

Được gọi là dối trá nghiêm trọng -- tỉ dụ

Thiện hảo đó không mang lại lợi ích,

Bất thiện hảo đó không mang lại đau khổ,

Trú xứ hoàn toàn mĩ lệ, hạnh phúc đó không là đại lạc --

Bởi vì không thể có cái gì dối trá hơn điều này.

-------------  

THE TEN NON-VIRTUOUS ACTIONS

*

The great scholars have written that

The significance of teaching

The cause and effect of actions

Is that we discard non-virtuous actions

And adopt virtuous ones.

*

There are only two kinds of  rebirth --

Fortunate and non-fortunate.

We must analyze our virtuous and non-virtuous deeds

For these alone create such rebirths;

We do not end up there by chance.

“Strive to abandon non-virtue,

And cultivate virtue”, the great teachers exhort.

*

Non-virtuous  activities are ten :

Taking the lives of sentient beings,

Taking things not given,

And sexual misconduct

Are three physical non-virtues.

*

Lying, slander, harsh, and idle speech

Are the four verbal non-virtues.

*

Covetousness, harmful thought, and wrong views

Are the mental non-virtues.

*

To explain a little further,

Killing may be motivated

By hatred, attachment, or ignorance.

Among all killing

That of parents and Arhats

Are heinous sins. It is said

For such killers, there is no bardo,

Just immediately rebirth

In unfortunate states.

*

A complete act of killing

Has four components:

Object, motive, activity, and completion.

The object is any sentient being;

The motive, the thought to kill;

The activity, to carry out the slaying;

The completion, the being’s death.

But humans killfor no reason.

To see human killing human

In so many different ways

Break the hearts

Of  those with compassion.

*

Stealing means to take without permission.

Its three types are

To take by force, concealement, or deceit.

Stealing by force includes not only robbers,

But soldiers and terrorists as well.

Concealment is taking without the owner’s knowledge,

Deceit, by using false pretenses.

( an extract)

-------

 Source: Geshe Wangyal. The Jewelled Staircase. Snow Lion Publication 1986. p. 113-114.

Phụ Bản

Trước khi giới thiệu Nhập Trung Đạo -- Trí địa thứ sáu Hiện Tiền Địa, bản dịch Việt xin giới thiệu  các lược trích từ -- Nalinaksha. Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, trình bày “Những giai đoạn trên con đường tiến triển tâm linh” (từ trí địa thứ nhất tới trí địa thứ năm). Để giúp các độc giả dễ đọc, xin trình bày thành 7 Phụ Bản. Các độc giả có thể đọc bản Anh ngữ tác phẩm này, tái bản 1978 với tên mới Mahayana Buddhism. Đoạn văn trong bản dịch của Thầy Minh Châu (theo ấn bản thứ nhất là chương 4), nay theo bản tái bản 1978 là chương 3 -- Thập Địa  (p.83-131)

N. Dutt. Mahayana Buddhism .1978

PREFACE The present work is the revised edition of my earlier publication entitled Aspects of Hinayana and Mahayana Buddhism. In this edition matters relating to Hinayana have been retained only where these became necessary for the sake of comparison and contrast with Mahayana. I thank my student Dr. Miss Ksanika Saha, Ph. D., Research Associate, Centre of Advanced Studies in Ancient Indian History, for the help rendered by her in revising the final proofs and preparing the Index of this book. N. DUTT

http://www.khamkoo.com/uploads/9/0/0/4/9004485/mahayana_buddhism.pdf

---------------

Phụ bản

ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA 
Nguyên tác: Nalinaksha Dutt - HT. Thích Minh Châu dịch, 
Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999

CHƯƠNG BỐN -- NHỮNG GIAI ĐOẠN TRÊN CON ĐƯỜNG TIẾN TRIỂN TÂM LINH

-------------------------------

Phụ bản 1 (p.339)

Sự sai biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa, như đã được xem, xoay xung quanh quan điểm đệ nhất nghĩa đế. Theo Tiểu thừa, đệ nhất nghĩa đế là Pudgala-sùnyatà (Nhân không), còn theo Đại thừa, thì cả Pudgalasùnyatà (Nhân không) và Dharma-sùnyatà (Pháp không). Sự sai khác này cũng rất rõ ràng trong những giai đoạn trên con đường tu hành do hai học phái này vạch ra. Các nhà Tiểu thừa công nhận có bốn giai đoạn gọi là Sotàpatti (Dự lưu), Sakadàgàmi (Nhất lai), Anàgàmi (Bất lai) và Arahatta (A-la-hán) và nêu rõ những quả chứng một người tu hành thành đạt, khi đi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, và cuối cùng chứng được toàn tri mà theo các nhà Tiểu thừa giống với toàn tri của chư Phật. Các nhà Đại thừa cũng vậy, công nhận có 10 giai đoạn (theo Bodhisattvabhùmi, Bồ-tát địa) trên con đường tiến triển tâm linh, mà một vị Bồ-tát phải trải qua để giải thoát hoàn toàn và thành Phật.

Vì các nhà Đại thừa chủ trương phải quán Dharmasùnyatà (Pháp không) mới giác ngộ hoàn toàn và quán Pudgalasùnyatà (Nhân không) sẽ đưa người tu hành đến những quả chứng cao hơn và cuối cùng chứng được Pháp không. Vì vậy các nhà Đại thừa chia những giai đoạn tu hành của mình thành hai phần. Phần đầu gồm có sáu địa đưa người tu hành chứng được Nhân không. Phần thứ hai, gồm bốn địa sau giúp chứng được Bồ đề cứu cánh tức là Pháp không hay Pháp bình đẳng tánh (Dharmasamatà). Như vậy, phần đầu thỏa mãn chí nguyện của vị Tiểu thừa và tương đương với 4 giai đoạn tu hành Tiểu thừa, còn phần thứ hai vượt ngoài tầm các nhà Tiểu thừa vì các vị này không chấp nhận Dharmasamatà (Pháp bình đẳng tánh).

Đây là vị trí tương đương giữa Tiểu thừa và Đại thừa về những giai đoạn trên con đường tiến triển tâm linh của hai học phái. Nhưng chúng ta cần thêm vào nhiều đặc tánh sai biệt khác mà các nhà Đại thừa nhắc đi nhắc lại nhiều lần, vì mục đích của các nhà Đại thừa không phải chỉ lo hạnh phúc và giải thoát cho mình mà còn phải giúp vô lượng chúng sanh đau khổ được hạnh phúc và thoát khỏi mọi đau khổ thế gian dù phải hy sinh thân mạng và công đức tu hành của mình. Do vậy, khi giải thích chi tiết các quả chứng cần thiết cho một địa (bhùmi), các tác phẩm nêu rõ những tiến triển mà một vị Bồ-tát chứng được về Àsaya (khuynh hướng), Upadesa (Luận nghị), Prayoga (Tạo tác), Upastambha (chỉ trì), và Kàla (thời gian), cũng như về Àhàra (thực), Linga (Căn tướng) và Nimitta (tướng) (Bodhisattvabhùmi, tr.2). Nếu những đặc tướng thêm vào của Đại thừa về sáu địa đầu để ra ngoài, thời chúng ta có thể xem sự diễn tả 6 bhùmi đầu chỉ là một hình thức phạm ngữ hóa của những đoạn văn Pàli nói đến các Thánh quả. Do vậy, Đại thừa thiết thực thêm vào chỉ có bốn địa sau, tức là Dùrangamà (Viễn hành địa), Acalà (Bất động địa), Sàdhumati (Thiện huệ địa) và Dharmameghà (Pháp vân địa).

Văn học về vấn đề này

Nói đến văn học về vấn đề này, văn học Pàli không có tác phẩm nào đặc biệt nói đến những giai đoạn đưa đến Thánh quả. Vấn đề được đề cập đến rải rác trong kinh điển Pàli cũng như trong một vài tác phẩm Sanskrit của Nhất thế hữu bộ. Ngài Buddhaghosa trình bày những thứ bậc tu hành trong tập Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo). Ngài chia thành ba đoạn, đoạn thứ nhất nói về Sìla (giới), nhờ giữ giới một cách hoàn toàn mà chứng được hai giai đoạn Sotàpatti (Dự lưu) và Sakadàgàmi (Nhất lai). Đoạn thứ hai nói đến Citta (tâm) hay Samàdhi (Định), nhờ tu định mà chứng giai đoạn thứ ba là Ànàgàmi (Bất lai); Đoạn thứ ba nói đến Pannà (Huệ) đưa người tu hành chứng được Thánh quả cuối cùng là A-la-hán quả hay giải thoát hoàn toàn (Vis. M. tr. 6). Vasubandhu (Thế Thân) đề cập đến những "giai đoạn" trong tập Abhidharmakosa (VI, tr.34) (Luận Câu xá) và phần lớn như chúng ta sẽ thấy sau, ủng hộ những đoạn văn của tác phẩm Pàli.

Trong văn học Đại thừa, rất ít có tác phẩm đặc biệt nói đến những thứ bậc tu hành, nhưng có rất nhiều đoạn văn đề cập một cách ngẫu nhiên những giai đoạn tiến triển tâm linh trong những tác phẩm phần lớn nói đến những Bhùmi (Địa). Tác phẩm quan hệ nhất và rõ ràng nhất là tập Dasabhùmikàsàstra (Thập địa kinh luận), một trong chín tác phẩm kinh điển được Phật giáo Nepal công nhận. Các tác phẩm quan trọng thứ hai là quyển Bodhisattabhùmi (Bồ tát địa) và Madhyamakàvatàra (Nguyệt Xứng. Nhập Trung Đạo), cả hai đều theo tập Dasabhùmikàsàstra (Thập địa luận) với một vài sai khác nho nhỏ.

Về những tác phẩm đề cập đến các Bhùmi một cách gián tiếp, chúng ta nói đến các tập Lankàvatàra, Sùtràlankàra (Nhập Lăng già) và những tác phẩm tương tự. Tập Prajnàpàramità (Bách thiên tụng và Nhị vạn ngũ bách thiên tụng) để một chương hoàn toàn nói đến các bhùmi nhưng cũng không quên tuyên bố về phương diện Đệ nhất nghĩa đế, các Địa này cũng không thật có và chỉ thuộc Tục đế. Tập Nhị vạn ngũ bách thiên tụng có một đặc tánh riêng. Khi nói đến các phương pháp tu hành mà một vị Bồ-tát phải tu tập theo Prajnàpàramità (Bát nhã Ba-la-mật), có đề cập đến nhiều quả chứng bằng cách dùng nhiều danh từ phổ thông giữa các nhà Tiểu thừa như Kulankula (Hữu thượng phẩm), Ekavìcika (Đoạn nhất quan), Sotàpanna (Dự lưu).

Tập Satasàhasrikà (Bách thiên tụng) nói đến một danh sách mười Địa tiểu thừa, không thấy dùng trong các tác phẩm Pàli. Các địa ấy như sau:
Suklavipasyanà hay vidarsanà bhùmi (Càn huệ địa), Gotrabhùmi (Tánh địa), Astamakabhùmi (Bát nhân địa), Darsanabhùmi (Kiến địa), Tanubhùmi (Bạc địa), Vìtaràgabhùmi (Ly dục địa); Krtàvìbhùmi (Dĩ biện địa). Pratyekabuddhabhùmi (Chi phật địa), Bodhisattvabhùmi (Bồ-tát địa) và Buddhabhùmi (Phật địa). Những danh từ nêu rõ những thứ bậc chứng đạt được. Hai địa đầu nói đến Tiền dự lưu. Địa thứ ba, thứ tư nói đến Dự lưu đạo và Dự lưu quả, nghĩa là khi người tu hành còn trong Darsanamàrga (Kiến đạo vị). Địa thứ năm nói đến Sakadàgàmi (Nhất lai), trong ấy ràga, dvesa và moha (tham, sân, si) được giảm thiểu tối đa (tanutva). Địa thứ sáu nói đến Bất lai, khi ba phiền não trên được trừ diệt hoàn toàn. Địa thứ bảy nói đến giai đoạn A-la-hán, khi người tu hành đã làm những gì phải làm, do vậy một vị A-la-hán còn được xem là vị đã làm những việc phải làm (Sở tác dĩ biện: Krta Krtya). Địa thứ 8, thứ 9 và thứ 10, nghĩa đã tự rõ không cần phải giải thích.

Chúng ta cần phải để ý, các địa trong các tập Bát nhã Ba-la-mật giản dị hơn tập Dasabhùmikasùtra (Thập địa kinh) và rất có thể đại diện cho một giai đoạn trong lịch trình tiến hóa của quan niệm Bhùmi, đứng giữa tập Mahàvastu và Dasabhùmikasùtra. Đoạn văn nói về Bhùmi trong tập Mahàvastu hình như là sớm nhất, các tên được dùng chưa được mọi người chấp thuận. Từ những danh từ được trong tập Bodhisattavabhùmi (Bồ tát địa), hình như các tác giả viết về Bhùmi xem tập này như là một biệt tài văn chương đã tạo ra những danh từ nêu rõ những đặc tánh một vị Bồ-tát đã chứng được trong một giai đoạn đặc biệt. Đoạn văn diễn tả các địa trong tập Mahàvastu rất sơ lược và không chứa những chi tiết quan hệ và cần thiết theo quan điểm Đại thừa. Trái lại, tập này có đề cập đến những giới cấm luật tạng mà một vị Bồ-tát cần phải gìn giữ, nếu không thì không thể tiến bộ và đưa đến sa đọa vào giai đoạn thấp kém hơn. Trong những đoạn nói đến ba địa đầu có tìm thấy một vài dấu tích diễn tả trong tập Dasabhùmikasùtra, nhưng trong bảy địa kế tiếp, nhất là trong bốn địa sau, thật không có gì đặc biệt trừ những tên các đức Phật và các vị Bồ-tát đã chứng ngộ các thứ bậc ấy. Như vậy rõ ràng tác giả Mahàvastu còn có một quan niệm rất mơ hồ về bhùmi, vị này muốn điền vào các khoảng trống những đời sống ly kỳ của các vị Bồ-tát và những tên tưởng tượng của các đức Phật.

Để tiện so sánh giữa các giai đoạn Tiểu thừa và Đại thừa, chúng ta sẽ theo tập Dasabhùmikasùtra (Thập địa kinh), và nêu rõ trong nhiều chỗ, những đoạn dị đồng với tập Bodhisattvàbhùmi (Bồ tát địa) và Madhymakàvatàra (Nhập Trung Đạo), và chú thích thêm những đoạn văn ở tập Mahàvastu và Prajnàpàramità. Trong những giai đoạn Tiểu thừa, chúng ta dựa vào những danh từ Pàli và bổ túc vào nếu cần thiết với những đoạn trong tập Kosa (Câu xá).

--------------------------------

Phụ bản 2  (p.345)

NHỮNG GIAI ĐOẠN TIỀN BHÙMI

Tiền Bồ-tát hay tiền Dự lưu vị 

(Prthagjana đến Àrya = Phàm phu vị đến Thánh vị)

Bổn phận khó khăn nhất của một người tu hành Tiểu thừa và Đại thừa là sự thành tựu những điều kiện để đi từ địa vị Prthagjana (phàm phu) đến địa vị một Àrya (bậc Thánh). Các vị Đại thừa đòi hỏi phải phát Bodhicitta (Bồ đề tâm), trước khi được phép bắt đầu thực hành các Bhùmi, còn các nhà Tiểu thừa chủ trương phải hiểu Tứ đế và tin tưởng vào giáo lý đức Phật. Nói một cách khác, cần phải thành tựu 15 Sát-na của Darsanamàrga (Kiến đạo) để có thể nhập theo giòng suối hướng đến Thánh quả tức là Bát chánh đạo.

Về giai đoạn tiền Bồ-tát vị, chúng ta không gặp trong tập Bát nhã Ba-la-mật hay các tác phẩm Đại thừa khác, một ý kiến tổng quát nói rằng một chúng sanh đã làm nhiều thiện nghiệp (avaropitakusalamùla), hầu hạ nhiều đức Phật quá khứ (pùrvajinakrtàdhikàra), và có nhiều kalyànamitras (Thiện hữu tri thức) thời thế nào cũng chứng Bồ đề. Hơi sai khác một chút, tập Sùtràlankàra (Kinh Lăng già) nói rằng một chúng sanh phát Adhimukti (tín, nguyện) trải qua nhiều kiếp, làm rất nhiều công đức tràn đầy như nước biển đại dương, đã được thanh tịnh nhờ giữ Bồ-tát giới, trở thanh đa văn nhờ học các Sàstra (luận), khiến cho tâm nhu nhuyến và uyển chuyển, một chúng sanh như vậy có quyền tinh tấn tu bhàvana (thiền quán) và thọ hưởng lợi ích những lời dạy của đức Phật.

Adhimukticaryàbhùmi: Niệm hành địa

Chính trong tập Madhyamakavatàra (Nguyệt Xứng. Nhập Trung Đạo) mà chúng ta tìm thấy một giai đoạn tiền Bồ-tát gọi là Adhimukticaryàbhùmi (Niệm hành địa) được đề cập đến. Tập Madhyamakàvatàra trích dẫn kinh Ratnameghasùtra (Bảo Vân Kinh) nói rằng địa của một vị Bồ-tát tương lai được đặt trước Bhùmi thứ nhất và gồm rất nhiều adhimukti (phát nguyện). Vị ấy là Bồ-tát tương lai vì chưa phát Bồ đề tâm. Cho nên vị này đuợc xem là ở trong Adhimukticaryàbhùmi (Niệm hành địa), nghĩa là nguyện thành Phật nhờ theo giáo lý Đại thừa. Sau khi nghe thuyết pháp hay những lời tán thán và diễn tả những uy lực của một đức Phật, vị này thoáng qua phát nguyện thành Phật. Trừ phi và khi nào lời nguyện này an trú vĩnh viễn trong nội tâm, vị này chưa có thể xem là có Bồ đề tâm và trở thành một vị Thánh, một vị Bồ-tát.

Tập Bodhisattvabhùmi lại càng nói rõ hơn về tiền Bồ-tát địa này; danh từ chuyên môn được dùng là Prakrticaryà (Bổn tánh hành), giai đoạn này được chia làm hai, Gotravihàra (Tánh trú) và Adhimukticaryàvihàra (Niệm hành trú). Hai giai đoạn này không thể gọi là Bhùmi (Địa). Vì vậy tập Dasabhùmikasùtra (Thập Địa Kinh) và các tập khác bàn về địa không nói đến hai giai đoạn này trong danh sách Bhùmi của chúng. Chúng nói đến các đặc tánh cần thiết trong giai đoạn tiền Bồ-tát nhưng không gọi hai giai đoạn này là tiền Bhùmi như tập Bodhisatvtabhùmi.

Sotravihàra (Tánh trú) được tả như sau trong tập Bodhisativabhùmi: một người được gọi là gotrastha (chủng tánh tâm linh. ĐHP chú thích), nghĩa là tự tánh thuộc về một quý tộc chúng sanh, đầy đủ đức tánh mục đích cao đẹp và thiện phát của một vị Bồ-tát. Các đức tánh được biểu hiện ngay qua cử chỉ hồn nhiên của vị này. Vị này bắt đầu làm những hạnh lành một cách tự nhiên, không cần ai khuyên nhủ, một cách khá sáng suốt và với lòng từ ái. Vị này đầy đủ chủng tử về Buddhadharma (Phật pháp) và không thể làm điều ác, nên dĩ nhiên không làm các vô gián tội (ànantanya). Sotravihàra (Tánh trú) làm căn nhân (hetumàtra) cho 11 vihàra (trú xứ) khác, giúp người tu hành tinh tấn để đạt các bhùmi khác nhưng không thể đưa xa hơn nữa.

Adhimukticaryàvihàra (Niệm hành trú) là tên ghi cho những sự cố gắng đầu tiên của một vị Bồ-tát để phát Bồ đề tâm. Tại địa này, vị Bồ-tát mới thật sự bắt đầu đi trên con đường tới Tathàgatavihàra (Như lai trú), còn trong gotravihàra (tánh trú) thì chỉ mới sơ phát tâm mà thôi. Khi làm xong bổn phận của Adhimukticaryà (Niệm hành), vị này được xem là đã làm xong những bổn phận chuẩn bị cho Địa thứ nhất là Pramudità (Hoan kỷ địa).

Trong Adhimukticaryàvihàra (Niệm hành trú), một Bồ-tát thực hành Bhàvanà (Tu chỉ quán) một cách có giới hạn và không thể gìn giữ những gì tu chứng được. Vị này chỉ cố gắng để tu Nirnimitta-bhàvanà (Vô tướng quán tưởng). Vị này chứng được Pratisankhyànabala (Trạch lực) và cố gắng làm bổn phận một vị Bồ-tát với Pratisam-khyàna-prajnà (Trạch huệ), chứ không phải với Tanmàyatà (thể nhập). Chưa có Bodhisattvabhàvanà (Bồ-tát quán tưởng), khiến cho an trú và bất thối, chưa vượt khỏi năm sự sợ hãi về mạng sống, phỉ báng, chết, ác thú và đại chúng chỉ trích. Với Pratisamkhyà (Trạch lực), vị này cố gắng làm thiện sự cho các loài hữu tình, chứ không phải do lòng từ bi hồn nhiên. Đôi khi, vị này giải thích một cách sai lạc, làm những hạnh không được thích nghi và quá chú tâm về các món cúng dường. Vị này có thể có lòng tin (sraddhà) nhưng không có trí huệ nội tâm, có srutamayì và cintàmyì prajnà (Văn huệ và Tư huệ) một cách có giới hạn, nhưng nhiều khi cũng lệch lạc. Vị này theo Bồ-tát đạo hết sức khó khăn, với độn huệ (dhandha-abhijnà) và không phát tâm Bồ đề một cách mạnh mẽ. Đôi khi, vị này quên những chánh phương tiện để tu hành và quên cả lời Phật dạy. Nhiều lúc, vị này thuyết pháp một cách cẩu thả và không được kết quả như ý muốn. Nhiều khi, vị này quên hướng tâm về Bồ đề và mất hết tinh tấn giữ Bồ-tát giới và phụng sự chúng sanh. Thỉnh thoảng, chỉ biết tìm hạnh phúc cho mình, dù cho sau khi suy tư, cũng lại tìm hạnh phúc cho kẻ khác. Nhiều lần tự nhận thấy khuyết điểm của mình nhưng thiếu nghị lực để cải tiến. Vị này ưa giảng dạy Bồ-tát pháp nhưng nhiều khi phát sợ hãi trước trách nhiệm vô lượng vô biên của chúng. Vị này không đầy đủ tất cả Bodhipaksika-dharma (Pháp trợ đạo). Đó là những đặc tánh khiến chúng ta có thể phân biệt những ai đã vào được trong Adhimukticaryàbhùmi (Niệm hành địa).

Ý chính trong giai đoạn chuẩn bị này là sự hiện diện của những chúng sanh có đầy đủ những Kusalamùlas (thiện căn) để có thể thành Phật. Những chúng sanh này được gọi là gotrasthà. Cũng như những người con vua khác người con thường dân vì những đặc tánh, cử chỉ và sở nguyện của mình, cũng vậy những chúng sanh nào có Phật chủng sẽ được biết nhờ những bản tánh cao thượng đặc biệt của mình.

Tập Dasabhùmikasùtra (Thập Địa Kinh) (tr.11) cho chúng ta nhiều chi tiết về giai đoạn tiền Bồ-tát có khác nhiều với tập Bodhisattvabhùmi. Một vài chi tiết ấy như sau: Các vị ấy phát Bồ đề tâm; sau khi chất chứa nhiều công đức, thực hành những hạnh đã được quy định, kính lễ nhiều đức Phật, đầy đủ những đại nguyện thanh tịnh và cao thượng, và luôn luôn duy trì tâm niệm từ bi. Các vị này luôn luôn chứng được Phật trí, mười lực, bốn vô số úy (Vàisàradyas), chứng được bình đẳng tánh của mọi pháp, cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau, chứng đạt mọi loại trí tuệ và làm cho trong sạch các Buddhaksetra (Phật sát).

Những đoạn trích dẫn này diễn tả tâm niệm phân vân của một người muốn phát Bồ đề tâm. Chính do sự phát Bồ đề tâm mà một người thoát khỏi phàm phu tánh và trở thành bậc Thánh trên giòng sông hướng đến giải thoát. Bodhicitta (Bồ đề tâm) tóm lại là lời tâm nguyện của một chúng sanh muốn trở thành Phật và chứng được mọi đức tánh và nguyện lực của một đức Phật. Tập Bodhicaryàvatàra (Tịch Thiên. Nhập Bồ tát hạnh) chia Bồ đề tâm thành hai phần, Bodhipranidhicitta (Bồ đề nguyện tâm) và Bodhiprasthànacitta (Bồ đề trú tâm). Tâm đầu chỉ là một tâm nguyện muốn thành Phật cứu khổ chúng sanh, nhưng không nghĩ đến một cách chín chắn những hy sinh cao cả và những đức tánh cần thiết khác. Tâm thứ hai thuộc về đại nguyện gìn giữ Bồ-tát giới và cố gắng tạo nhiều thiện quả. Tâm đầu có thể so sánh với một bộ hành nghĩ đến việc đi sang một nước khác, còn tâm thứ hai ví như một bộ hành đã bắt đầu lên đường để đi đến mục tiêu của mình. Khi nào một ai phát Bồ đề tâm, người ấy có quyền làm những bổn phận thuộc về Bhùmi (Địa) thứ nhất.

------------------------------------------------

Phụ bản 3 (p.360)

Pramudita (Hoan hỷ địa)

Người tu hành, khi tâm trí đạt được những đức tánh nói trên, đã vượt khỏi địa vị phàm phu và chắc chắn trở thành một vị Bồ-tát. Nay vị ấy được xem là thuộc gia đình của Như Lai, trở thành Anavadya (không còn bị chỉ trích) về tàn tích trong sự thọ sanh (sarva jàtivàdena), chấm dứt các đời sống thế tình, hướng đến các đời sống xuất thế, an trú vào bình đẳng tánh của vị Bồ-tát (Bodhisattvadharmatà), thiện trú trong vị trí của vị Bồ-tát, hiểu được tánh bình đẳng, sẽ được nhận vào gia đình Như Lai trong tất cả thời, và cuối cùng sẽ thành Phật. Vị Bồ-tát như vậy, khi còn trong địa này có pràmodya (hân hoan), prasàda (tín), prìti (hỷ), utplàvanà (thượng hỷ), udagrì (cực hỷ), usi (hương thơm), utsàha (tinh tấn), và trở thành asamrambha (không có mạn), avihimsà (bất hại) và akrodhà (vô hận). Các vị jinapùtras (Phật tử) trở thành hoan hỷ khi nghĩ đến các đức Phật, giáo pháp, những Bồ-tát hạnh và các hạnh Pàramità (Ba-la-mật). Các vị này hoan hỷ cũng vì tự biết mình ra ngoài các thế tình, gần Phật địa, Jnànabhùmi (Trí địa) và đoạn trừ những đời sống ở địa ngục và ác thú. Các vị này trở thành những ý chỉ cho mọi loài chúng sanh, luôn luôn ở trong tầm nhãn quan của Như Lai và loại trừ mọi sự sợ hãi vì không có tham ái cho mình và đối với sự vật. Các vị này không mong một ai giúp đỡ mình, trái lại sẵn sàng giúp đỡ tất cả chúng sanh. Vì không có quan niệm về ngã, nên không sợ chết, vì biết rằng mình có chết cũng luôn luôn hầu cận chư Phật và chư vị Bồ-tát.

Rồi các vị Bồ-tát, với chí nguyện cao thượng và với tâm niệm Đại bi lên hàng đầu, cố gắng tinh tấn làm thêm các thiện sự. Vì các vị này có nhiều Sraddhà (tín), prasàda (tịnh), adhimukti (thắng giải), avakalpanà (thực giải), krpàkarunà (từ bi), mahàmaitri (Đại từ), và với một tâm trí kiên trì với hrì (tàm), apatràpya (quý), qsànti (nhẫn), sàvraty (trọng hậu), thán phục giáo lý và nhờ thiện trí thức ủng hộ, các vị này được an trú trong Địa thứ nhất.

Rồi các vị này có những đại nguyện như sau:

1) Kính lễ chư Phật dưới mọi hình thức và hết sức trang trọng;

2) Bảo trì và gìn giữ giáo lý đức Như Lai;

3) Chứng kiến Phật xuất hiện trong mọi thế giới và theo hầu chư vị Bồ-tát trong đời sống sau cùng của những vị này, từ khi xuống cung trời Đâu suất cho đến khi nhập Niết bàn.

4) Thực hành tất cả Bhùmi (Địa) với các hạnh Ba-la-mật;

5) Giúp chúng sanh được thuần thục và chứng toàn giác;

6) Làm cho thanh tịnh mọi Phật sát bằng cách viếng thăm các chỗ ấy;

7) Hiểu hết sự sai biệt vô lượng giữa sự vật trong mọi thế giới;

8) Khuyến khích các vị Bồ-tát phát triển mọi đại nguyện và góp nhặt công đức từ đại nguyện ấy, chứng một căn bản duy nhất và đồng nhất cho tất cả Bồ-tát, hầu hạ tất cả đức Phật, chứng kiến Phật xuất thế khi nào cần thiết, trải qua mọi hình thức của sự sống với tự thân của mình, thâm hiểu và truyền bá giáo lý Đại thừa.

9) Làm phận sự của một vị Bồ-tát, làm các hạnh lành về thân, khẩu và ý, chứng ngộ Phật pháp một lần và tất cả, đoạn trừ các đau khổ với lòng tin, được một thân như Đại y vương (Mahà bhaisa-jyaràjà) hay giống như viên ngọc như ý và nói được những lời nói không bao giờ vô ích; và

10) Chứng được chánh đẳng giác trong mọi thế giới, sanh ra như một người thường nhưng không bước xa chánh đạo một sợi tóc, xuất gia bỏ thế tục, làm các thần thông, chứng Bồ đề dưới cây Bồ đề, chuyển Pháp luân và cuối cùng chứng Đại bát Niết bàn.

Trong khi còn ở trong HOAN HỶ ĐỊA, các vị Bồ-tát phát vô lượng đại nguyện, trong đó có 10 đại nguyện chính. Các vị này thương xót vô lượng chúng sanh bị tà kiến dắt dẫn sai lạc, bị vô minh dục vọng v.v... làm mờ ám, tiếp tục tái sanh trong ba giới, và theo luật nhân quả, tăng trưởng sự đau khổ cho chính mình. Các vị Bồ-tát cố gắng an trú trong Niết bàn, hạnh phúc tối thượng.

Khi ở trong địa thứ nhất, các vị này tăng tấn lòng từ bi và thực hành hạnh Mahàtyàga (Đại xả), từ bỏ của cải, con, vợ v.v... tìm sự vật thế gian và xuất thế gian và như vậy trở thành tinh thông các bộ Sàstra (luận) và do vậy có thể phân biệt cái gì thiện và bất thiện cho chúng sanh. Các vị này trở thành Lokajnà (thế gian trí giả). Nhờ luôn luôn cúng dường và tôn trọng sàsana (giáo pháp), các vị này thành tựu được 10 thiện tánh cần thiết để thanh tịnh 10 Địa: Sraddhà (Tín), Karunà (Bi), Maitri (Từ), Tyàga (Xả), Khedasahisnutà (Nhẫn chịu khổ cực), Sàstrajnatà (Tinh thông luận bộ), Lokajnatà (Thế gian trí), khiêm nhường, tàm quý, kiên trì, và khả năng đảnh lễ Như Lai. Các vị này thấy rất nhiều đức Phật, cúng dường với những lễ vật cần thiết, đảnh lễ chư vị tăng già và hồi hướng các công đức để chứng vô thượng giác, có khả năng nhiếp hóa chúng sanh nhờ bố thí và ái ngữ (priyavadya) và adhimukti (đại nguyện). Ngoài ra còn kể hai nhiếp pháp khác (samgrahavastu) cũng được thành tựu nhưng chưa chứng Nhất thế trí.

Trong 10 Ba-la-mật, bố thí Ba-la-mật là đệ nhất. Một vị Bồ-tát chứng Địa thứ nhất có khả năng làm vua xứ Diêm phù đề (Sambudvìpa), trở thành vị lãnh đạo lấy chánh pháp trị nước, luôn luôn hướng về Tam bảo, Bồ-tát hạnh và vô thượng trí. Muốn trở thành vị lãnh đạo chúng sanh, vị Bồ-tát xuất gia thọ giới, và trong một sát-na nhập 100 thiền định, diện kiến 100 đức Phật và thực hành những hành vi kỳ diệu khác.

------------------------------------

Phụ bản 4 (p.372)

Prabhàkarì (Phát quang) hay Adhicitavihàra (Thắng tâm trí)

Một vị Bồ-tát sau khi thành tựu Địa thứ hai và muốn bước lên Địa thứ ba cần phải biết 10 cittàsayas (tâm y) như sau: suddha (thanh tịnh), sthira (kiên trì), nirvid (nhàm chán), aviràga (bất tham), anivrta (bất thối), drdha (mạnh mẽ), uttapta (tinh tấn), atrpta (không bao giờ thỏa mãn), udàra (cao thượng), và màhàtmya (đại, lớn).

Trong khi ở Địa thứ ba, vị Bồ-tát chứng được sự vật là vô thường, đầy đau khổ, sanh diệt trong từng sát-na, vô thủy vô chung và bị lý nhân duyên chi phối. Vị Bồ-tát hiểu sự đau khổ và chán chường phát sanh từ tham đắm sự vật hữu vi, do vậy chú tâm chứng ngộ cho được Như lai trí (Tathàgatajnàna) (B.Bh. tr. 12-13), trí này không thể nghĩ nghì, vô lượng, vượt ngoài mọi khổ đau, sợ hãi, và chỉ chứng Như lai trí mới cứu độ được các chúng sanh. Rồi vị Bồ-tát lại tu tập thêm 10 cittàsayas (10 tâm y).

Chứng hiểu tình trạng này, vị Bồ-tát lại phát tâm tinh tấn cứu độ mọi chúng sanh. Ngài nghĩ đến mọi phương tiện để cứu độ chúng và thấy rằng chỉ có Anavaranavimoksajnàna (Bất chướng giải thoát trí), và trí này chỉ chứng được nhờ nghe và thực hành Dharma (Pháp). Do vậy, vị Bồ-tát hướng tâm tự mình tu hành trong chánh pháp, cương quyết hy sinh mọi tài sản thế gian và mọi sự thọ hưởng và đương chịu mọi sự khổ cực. (Mtu I. 91-95, vị Bồ-tát sẵn sàng hy sinh tất cả, cho đến sinh mạng, để nghe một câu kệ). Nay Ngài thấy ngữ nghiệp và thân nghiệp thanh tịnh chưa đủ, và cần phải thực hành các Dharmas (pháp) và Anudharmas (Tùy pháp). Với mục đích ấy, vị Bồ-tát tu hành các dhyànas (Thiền định, thiền-na), bốn Brahmavihàras (Vô lượng tâm tức là từ, bi, hỷ, xả) và chứng các Abhijnàs (Thắng trí) tức là rddhividha (Thần túc thông), divyasrota (Thiên nhĩ thông), paracittajnàna (Tha tâm thông), pùrvanivàsànusmarana (Túc mạng thông), và divyacaksu (Thiên nhãn thông).

Vị Bồ-tát thấy nhiều đức Phật, nghe thuyết pháp và vâng theo lời chỉ giáo của chư Phật. Vị ấy biết mọi pháp là không sanh, không diệt, chỉ chịu sự chi phối của lý nhân duyên. Các kiết sử của Kàma (dục), Rùpa (sắc), Bhava (hữu) và Avidya (vô minh) trở thành yếu ớt, những kiết sử do tà kiến đã được đoạn trừ. Vị này đoạn trừ tham, sân, si, và những àsayas sau này được thanh tịnh: ksàntisauratya (nhẫn nhục thuần hậu), akhilyamàdhurya (ngọt ngào không chướng ngại), akopya (không sân hận), aksubhita (không trạo cử), alubhita (không tham), anunnàmàvanàma (không thích thú, không chán nản), sarvakrtapratikrtànamniskànksà (không tham lợi tức những công việc mình làm), asàthyamàyàvità (không lừa dối), và agahanatà (không bí mật che dấu). Trong 4 nhiếp pháp, vị này hết sức thực hành arthacaryà (lợi hành) và trong mười hạnh Ba-la-mật, tu hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật, chứ không tu các hạnh khác.

Trong sự diễn tả Địa thứ ba này, chúng ta nhận thấy các vị Bồ-tát, ngoài những đặc tánh hy hữu riêng biệt của mình, bắt đầu thực hành tám Dhyànas (Thiền-na), 4 vô lượng tâm và sáu thắng trí. Các kiết sử liên hệ đến Kàma (Dục), Rùpa (Sắc), Bhava (Hữu) và Avidyà (Vô minh) trở thành yếu ớt và kiết sử liên hệ đến tà kiến đã được đoạn trừ. Tham, sân và si hoàn toàn được trừ diệt.

Trong hệ thống Tiểu thừa cũng vậy, một nhà tu hành, sau khi thành tựu các Sìla (giới), cố gắng tiến lên các cấp bậc cao hơn bằng cách tu hành thiền định để phát triển tâm trí. Tập Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) (chương II) nói đầy đủ các chi tiết những phương pháp tu hành được phân loại vào Samàdhi (Thiền định). Đó là 4 Thiền sắc giới (rupajhàna), 4 vô sắc thiền (arupajhàna), 10 Anussatis (tùy niệm), và 6 abhinnàs (Thắng trí). Tất cả như chúng ta sẽ thấy, đều được nằm vào trong Địa thứ ba. Tập Visuddhimagga cũng nói cho chúng ta được biết, một người tu hành, sau khi tu các thiền định, sẽ trở thành một vị Bất lai, nghĩa là một vị không còn sanh vào Dục giới. Vị này đoạn trừ 5 orambhàgiyas: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, ái và sân, đoạn trừ hoàn toàn tham, sân, si, dứt hẳn Dục lậu và một phần Hữu lậu và Vô minh lậu (Patis. M, tr.118). Vị này sẽ được hóa sanh và chứng Niết bàn.

Các vị A na hàm (Bất lai) được phân loại thành năm hạng như sau:

1 - Antaràparinibbàyi (Trung bát Niết bàn) = Những vị tu hành để diệt trừ 5 thượng phần kiết sử liền khi mới sanh và trước khi đến nửa tuổi đời.

2 - Upahacca (Sanh bát Niết bàn hay Tổn hại bát Niết bàn hay Upapadya của Kosa) = Những vị tu hành để diệt trừ 5 thượng phần kiết sử sau khi nửa tuổi đời cho đến trước khi gần chết.

3 - Asankhàraparinibbàyì (Vô hành bát Niết bàn) là những vị chứng Niết bàn bằng cách diệt trừ các phiền não không nhiều khó khăn và không nhiều cố gắng. Tập Kosa giải thích là những vị chứng Niết bàn không nhiều cố gắng vì những vị này không tinh tấn (VI, tr.211). Tập Anguttaranikàya (Tăng nhất bộ kinh) giải thích khác hơn. Tập này xem rằng những ai thành tựu Thiền thứ tư, tu hành 5 lực và 5 căn, và chứng Niết bàn trong đời này gọi là asankhàraparinibhàyì. (II, tr.156).

4 - Sasankhàraparinibbàyì (Hữu hành bát Niết bàn) là những vị chứng Niết bàn bằng cách diệt trừ các phiền não một cách nhiều khó khăn và nhiều nỗ lực (Vis. M. tr. 453). Tập Kosa (Câu Xá) giải thích là những vị chứng Niết bàn không bao giờ sao nhãng sự thực hành vì những vị này rất tinh tấn. Tập Anguttaranikàya (Tăng nhất bộ kinh) giải thích là những vị xem thân thể là asubha (bất tịnh), đồ ăn là gớm ghiếc và mọi pháp hữu vi là ghê tởm. Các vị này suy tư trên tánh vô thường của sự vật và của sự chết và khiến tâm trí được kiên trì. Các vị này tu tập 5 lực và 5 căn (Anguttara, II, tr.156. Kosa VI, tr. 212). Các vị A na hàm (bất lai) hạng 1 và 4 có căn, hạng 2 và 3 có độn căn, hạng 3 và 4 tu Thiền định, còn hạng 1 và 2 thời không nói đến tu Thiền định.

5 - Uddhamsota Akanitthagàmì (Thượng lưu sắc cứu cánh thiên hành) là những vị A la hàm chưa chứng Niết bàn khi còn ở trong Aviha (Vô phiền thiên), tu dần lên cao cho đến khi chứng sắc cứu cánh thiên và từ đấy nhập Niết bàn (xem Kosa - VI, 37, tr. 213 về hai hạng Thượng lưu Ùrdhvassotas: Akanisthagà và Naivasamjnànàsamjnàyatanagà).

Như vậy chúng ta thấy A na hàm Tiểu thừa tương đương với Đại thừa Địa thứ ba.

--------------------


Phụ bản 5 (p.376)

Sự thực hành các Địa thứ tư, thứ năm và thứ sáu tương đương với sự tu hành Adhipannà (Thắng tuệ) của Tiểu thừa. Trong tập Bodhisattvabhùmi, ba Địa đặt trong Adhipannàvihàra (Thắng tuệ trú), lý do vì vị Bồ-tát chứng Prajnà (Tuệ) bằng ba phương tiện khác nhau: các pháp Bồ đề phận, Tứ đế và lý Duyên khởi. Cho nên vihàra (trú xứ) này được chia làm ba:

1- Bodhipaksyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra: Bồ đề phận tương ứng thắng tuệ trú. Sự tu hành trí tuệ theo các pháp Bồ đề phận.

2- Satyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra: Đế tương ứng Thắng tuệ trú. Sự tu hành trí tuệ theo các pháp Tứ đế.

3- Pratityasamutpàdapratisamyukàdhiprajnà: Duyên khởi tương ưng Thắng tuệ trú. Sự tu hành trí tuệ theo Duyên khởi.

Arsismatì (Diệm huệ) hay Bodhipaksyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Bồ đề phận tương ứng Thắng tuệ trú) 

Một vị Bồ-tát đi từ Địa thứ ba qua Địa thứ tư sau khi chứng 10 Dharmàlokàs (Pháp quang), nghĩa là sau khi chứng hiểu sattvadhàtu (chúng sanh giới), lokadhàtu (thế giới), dharmadhàtu (pháp giới), àkàsadhàtu (không giới), vijnànadhàtu (thức giới), kàmadhàtu (dục giới), rùpadhàtu (sắc giới), àrùpyadhàtu (vô sắc giới), udàràdhyàsa-yàdhimuktidhàtu (cao thượng ý nguyện giới) và màhàtmyàdhyàsayàdhimuktidhàtu (đại ý nguyện giới).

Vị này trở thành một phần tử thuần túy trong đại gia đình Như Lai, nhờ thành tựu những đặc tánh sau này: tám nguyện bất khuất, tín tưởng chân thành vào Tam bảo, nhận thức rõ ràng tánh sanh diệt của các pháp hữu vi, thực hành bất sanh của sự vật, khứ lai của thế giới, của luân hồi và Niết bàn, hành động của các chúng sanh trong mọi giới.

Vị Bồ-tát thực hành 4 Nhiếp pháp, cố gắng tạo nhiều công đức hơn nữa, gìn giữ các công đức đã tạo tác và không làm các ác hạnh, thực hành các thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi và 8 đạo. Ở địa này, vị Bồ-tát từ bỏ thân kiến và các tâm sở tương ứng và chỉ làm những hạnh đưa tới chánh giác.

Khi vị Bồ-tát chứng được các đặc tánh của Địa này, tâm trí trở thành uyển chuyển hơn, các nguyện mạnh mẽ hơn, lòng từ đối với chúng sanh lớn hơn và kết quả là vị Bồ-tát càng ngày càng tinh tấn. Các nghi vấn được tiêu trừ và các cittàsayas (tâm y) trở thành vô lượng.

Nay vị Bồ-tát thọ giới, các Kusalamùlas (căn bản thiện) càng ngày càng trong sạch. Trong 4 Nhiếp pháp, vị này phát triển Samànàthatà (Đồng sự), và thực hành Vìryapàranimità (tinh tấn Ba-la-mật) của 10 Ba-la-mật.

-----------------------------------------------


Phụ bản 6  (p.378)

Sudubjàya hay Satyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Nan thắng địa hay đế tương ứng thắng tuệ trú) 

Vị Bồ-tát đi từ Địa thứ tư đến Địa thứ năm bằng cách tu tập cittàsayavisuddhisamatà (thanh tịnh bình đẳng tâm nguyện), liên hệ đến 10 vấn đề như sau: giáo lý của chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai, giới, định, đoạn trừ tà kiến và nghi, hiểu hết chánh đạo và tà đạo, thực hành các phẩm Bồ đề giác chi và bổn phận nâng cao đời sống giới hạnh của chúng sanh.

Trong Địa này, do sự thực hành liên tục các pháp trợ đạo khác, sự chứng đắc một tâm ý còn thanh tịnh hơn sự giác ngộ chơn như tánh (tathàtva) của mọi pháp và sự tăng trưởng nguyện lực của mình, lòng từ bi v.v..., vị Bồ-tát hiểu lý Tứ đế và trở thành tinh luyện trong sự hiểu biết về:

- Samvrti (Tục đế), nhờ lo lắng đến sự ao ước mong mỏi của các chúng sanh khác;

- Paramàrtha (Chơn đế), nhờ chỉ thực hiện một con đường (Màrga=Đạo);

- Sự thật về tướng (laksana), nhờ chứng được những đặc tánh di động và đặc biệt của sự vật (svasàmànyalaksana);

- Sự thật về phân tích (vibhàya), nhờ biết sự chia chẻ các pháp;

- Sự thật về đoạn trừ (nistìrana), nhờ biết điều kiện các uẩn, xứ, v.v...

- Sự thật về sự vật (vastu), nhờ để thân tâm chịu đựng mọi phiền não;

- Sự thật về sanh khởi (prabhava), nhờ các thọ sanh;

- Sự thật về diệt và bất sanh (ksayànutpàda), do sự đoạn diệt hoàn toàn mọi sự đau khổ;

- Sự thật về hiểu biết con đường (màrgajnànàvatàra= Đạo trí nhập); và

- Sự thật về sự tập khởi Như lai trí (Tathàgatajnànasamudaya), nhờ giác ngộ thực trí trong mọi chi tiết và nhờ theo Bồ-tát địa (bodhisattvabhùmis).

Nhờ biết sự thật, vị Bồ-tát giác ngộ được mọi pháp hữu vi là vô ngã, không thật có, thương xót chúng sanh ngu xuẩn, phải chịu luân hồi sanh tử và khổ đau vì không biết sự thật. Vị Bồ-tát phát nguyện hồi hướng tất cả công đức của mình cho hạnh phúc, sự tu tập và sự giải thoát cuối cùng cho mọi loài chúng sanh.

Trong Địa này, vị Bồ-tát trở thành smrtimàn, nghĩa là không bị hoang mang; matimàn, vì có thanh tịnh trí; gatimàn, vì hiểu một bản kinh được thuyết vị mục đích gì, hrìmàn, tự bảo trì cho mình và cho người khác; dhrtimàn, vì thực hành các giới luật, và buddhimàn, vì tinh luyện trong việc xác chứng cái gì thích hợp hay không thích hợp và nhiều sự việc khác nữa. Lòng ao ước và chí nhiệt thành muốn được thêm công đức càng ngày càng mãnh liệt hơn. Vị Bồ-tát làm mọi người hoan hỷ bằng cách thực hành 4 nhiếp pháp, hiện diện bằng sắc thân, bằng thuyết pháp về các hạnh Ba-la-mật, về Đại tánh của Như Lai, về các ác hạnh của thế giới, về công đức thành tựu Phật trí và về làm các thần thông. Muốn tuyên dương Phật pháp, vị Bồ-tát cũng học các thế pháp như toán học, y học, thi văn, kịch nghệ, kỹ thuật làm sắt, thiên văn học v.v...

Vị Bồ-tát diện kiến các đức Phật, nghe các Ngài thuyết pháp, từ bỏ thế tục và trở thành một vị Dharmabhànaka (thuyết pháp). Trong 10 Ba-la-mật vị Bồ-tát ưa nhất Thiền Ba-la-mật.

----------------------------------------------

Phụ bản đặc biệt

Cam lộ của Chánh Pháp là tất cả các hữu tình/ hữu thức thì không đồng nhất, cũng không dị biệt, và tất cả các hữu tình/ hữu thức và môi trường sinh sống thì không đồng nhất, cũng không dị biệt .

Chúng ta cần lí hội thông hiểu Tứ đế, và tinh luyện trong sự thông hiểu Tục đế nghĩa là các hiện tượng / biến cố trong đời sống thế tục, và chăm sóc lo lắng đến sự ao ước mong mỏi của các chúng sinh khác.

Chúng ta cần nhớ đến tánh trú và chủng tánh tâm linh được miêu tả trong Bồ tát địa như N. Dutt  tường thuật như sau:

“ Sotravihàra (Tánh trú) được tả như sau trong tập Bodhisativabhùmi: một người được gọi là gotrastha (chủng tánh tâm linh. ĐHP chú thích), nghĩa là tự tánh thuộc về một quý tộc chúng sanh, đầy đủ đức tánh mục đích cao đẹp và thiện phát của một vị Bồ-tát. Các đức tánh được biểu hiện ngay qua cử chỉ hồn nhiên của vị này. Vị này bắt đầu làm những hạnh lành một cách tự nhiên, không cần ai khuyên nhủ, một cách khá sáng suốt và với lòng từ ái. Vị này đầy đủ chủng tử về Buddhadharma (Phật pháp) và không thể làm điều ác, nên dĩ nhiên không làm các vô gián tội (ànantanya)”.

Chúng ta cần nghe bài hát Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ của nhạc sĩ Tuấn Khanh (May 22, 2016) , để tăng trưởng lòng đại bi và thực hiện các thiện hạnh, ngăn chặn và chấm dứt các ác hạnh hiện đang lan tràn trong đời sống hàng ngày .

Published on May 22, 2016

Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ

Sáng tác & trình bày: Tuấn Khanh

Ai đem từng trò hề
Đem đến thành thị
Đem đến thôn quê
Ca ca hát hát ê chề

Ai đem từng trò hề
Che khuất đường về
Gieo rắc u mê
Nơi quê hương đã lắm bộn bề

Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ
Mẹ phải vỗ tay
Mà cười buồn mắt âu lo
Gánh xiếc to trên quê hương cháy đỏ
Người người hỏi nhau
Thì thầm với đắn đo

Ai đem từng trò hề
Thay những mộ phần
Chôn lấp nhân gian
Cho quê hương nhỏ bé hoang tàn

Sao không đem mộng lành
Trong thế kỷ dài
Mơ tới tương lai
Quên đi bao chia chác tranh giành

Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ
Người người lặng yên, u uất trong tim
Gánh xiếc to trên quê hương cháy đỏ
Bài học tự do đâu chỉ cơm no

Gánh xiếc to sao không nghe tiếng cười
Tiếng vỗ tay sao như tiếng khóc người
Vuốt mặt nhìn nhau
Bỗng thấy nghẹn lời
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn