Bản Chất Con Người và Mục Tiêu Tồn Tại

02 Tháng Tám 201616:57(Xem: 6294)

ĐẠI CƯƠNG
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
Thích Nữ Tịnh Quang biên soạn & tuyển dịch
Buddhist Nun Association in California Publishes 2016

2.  KHÁI NIỆM CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO

 

Bản Chất Con Người và Mục Tiêu Tồn Tại
Julia Hardy / Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ


Nhân duyên, hoặc duyên sinh, là một công thức chính trong triết lý Phật giáo. Nó được mô tả như một bánh xe Bhavacakra, hoặc bánh xe của sinh tử, một chủ đề phổ biến trong các họa phẩm Phật giáo. Theo Divyavadana (những câu chuyện linh thiêng), hình minh họa ban đầu được tạo ra bởi Đức Phật, trong khi giảng dạy chân lý cao quý thứ hai với vua Rudrayana.

Trong hình minh họa duyên khởi, bánh xe được cầm trong cán tay của quỉ sứ (Mara hoặc Yama), chúa tể của cái chết. Ở trung tâm bánh xe,  tam độc được mô tả - một con lợn, một con rắn, và một con gà trống, đại diện si mê, giận dữ, và tham lam. Vòng tiếp theo của bánh xe trình bày các cõi: trời, địa ngục, và cảnh giới của người và động vật. Ở các cạnh bên ngoài của bánh xe, được minh họa vòng tròn duyên khởi.

Bánh xe sinh tử là một sự mô tả về vũ trụ mà tất cả chúng sinh cư ngụ, nhưng nó cũng là vũ trụ của mỗi cá nhân là họ bị xoay ở trong vòng luân hồi (samsara). Nó là một bản đồ của hướng tái sinh tiếp tục, của những gì mà con người phát triển các trạng thái tinh thần. Vòng duyên khởi đại diện cho một chu kỳ đời sống con người, nhưng nó cũng có thể đại diện cho những chu kỳ trong suốt một đời, chẳng hạn như vòng đời của một con nghiện, một mối quan hệ, một công việc v.v…Các vòng duyên khởi có thể đưa đến một sự kết thúc tại bất kỳ điểm nào trong vòng đó, mặc dù sự vô minh (thiếu hiểu biết) thường là nơi để bắt đầu.

Tái sinh bắt đầu với ‘vô minh’, và được tạo tác bởi một trong ba độc. Vô minh dẫn đến ‘ý muốn’, làm phát sinh ‘ý thức’. Ý thức làm phát sinh ‘danh’ và ‘sắc’ (một cơ thể), rồi tăng trưởng ‘lục nhập’ (sáu giác quan). Lục nhập phát sinh ‘xúc’, xúc dẫn đến ‘cảm thọ’. Từ cảm thọ sinh ra ‘ái’, chấp ‘thủ’, rồi dẫn đến ‘hữu’ (trở thành). Từ hữu đưa đến tái ‘sinh’, và vì có sinh nên mới có ‘lão’ và ‘tử’. Sinh trong trường hợp này là việc tạo ra một tập hợp của khuynh hướng sẽ là cấu trúc tác ý của một chúng sinh trong các chu kỳ tiếp theo.

Đối với một số người đọc phương Tây, họ không thể nắm bắt được tư tưởng luân hồi sinh tử, tùy thuộc nhân duyên có thể là khó hiểu. Một ví dụ có thể là hữu ích cho họ là, hãy hình dung rằng trong một cuộc sống trước đây, bạn là một người nghiện rượu. Bạn đã qua đời, nhưng sự ham muốn rượu vẫn còn mạnh mẽ trong một phần của chính bạn còn tồn tại. Một phần đó nghĩ rằng, "Nếu tôi được sống chỉ một lần nữa, tôi sẽ uống." Cuối cùng, từ ham muốn này một cuộc sống mới được tạo ra, và vòng nhân duyên bắt đầu một lần nữa, với sự vô minh (thiếu hiểu biết).

Chu kỳ tiếp tục, bạn không biết rằng uống rượu sẽ không mang lại cho bạn hạnh phúc mà bạn tìm kiếm. Bạn đã được sinh ra với ý chí để uống, như là một kết quả của nghiệp mà bạn đã mang từ cuộc sống trước đây của bạn. Khi bạn đạt đến một độ tuổi nhất định, bạn trở nên có ý thức, và bạn nhận thức được rằng bạn có một cơ thể mà bạn đã được sinh. Ngẫu nhiên là bạn đã sinh ra trong một gia đình của những người nghiện ngập, từ đây nó là yếu tố thúc đẩy sự tái sinh của bạn. Bạn quay quần với rượu mọi lúc; bạn có thể ngửi nó, bạn có thể biết nó, bạn có thể trải nghiệm nó với các giác quan của bạn. Khi bạn có cơ hội, bạn chụp một ly rượu và bạn uống (xúc). Bạn cảm giác có một chén nhỏ. Điều này chỉ khiến bạn muốn uống nhiều hơn. Bạn bám vào ý tưởng rằng uống rượu sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc. Vì vậy, bạn tiếp tục uống rượu mỗi khi có cơ hội. Bạn đang trên đường trở thành (hữu) một kẻ nát rượu. Sau một thời gian, danh tính của bạn như một người nghiện rượu được xác lập- đó là sự (tái) sinh. Bây giờ, tình trạng nghiện ruợu là một phần thiết yếu của những gì bạn là. Bạn sống đời còn lại của của bạn như một kẻ nát rượu, và sau đó bạn chết. Sau khi chết, sự ham muốn rượu vẫn còn, và do đó vòng luân hồi bắt đầu một lần nữa.

Khi đau khổ phát sinh từ vòng duyên khởi, sự giải thoát có thể phát sinh từ sự hiểu biết những nguyên nhân của khổ, hoặc, đặt nó một cách khác, từ việc loại bỏ vô minh (sự thiếu hiểu biết) đã chặn đứng được những nguyên nhân. Thay vì sống trong vòng dẫn đến sự tái sinh của sự đồng nhất là một kẻ nghiện rượu, bạn có thể phát triển bản sắc của một thành viên A. Hoặc bạn có thể trở thành một người kiêng rượu. Hoặc có thể là một cái gì đó khác sẽ trở thành tâm điểm đồng nhất của bạn, là gia đình, nghề nghiệp, hoặc một kỹ năng. Hoặc bạn có thể nhận ra rằng bất kỳ nhân dạng là vô thường, ảo ảnh. Có nhiều cách bạn có thể vượt qua sự vô minh (thiếu hiểu biết) của mình và tránh được vòng tròn bất tận của sinh và tử.

Không cần thiết để giải thích vòng tròn này trong phạm vi của quá khứ. Tất cả con người trải nghiệm chu kỳ thông qua danh tính của họ được hình thành. Ví dụ, người ta có thể đi học và bắt đầu một nghề, người ta có thể yêu đương và kết hôn, hoặc người ta có thể có con và trở thành cha mẹ. Mỗi chu kỳ của loại hình này tạo ra một cảm giác về bản sắc cá nhân, và chu kỳ tiêu cực nào đó có thể bị phá vỡ. Nơi mà các vấn đề phát sinh; theo Phật giáo, là khi người ta bắt đầu nghĩ về những đặc điểm của cuộc sống này là vĩnh viễn và không thay đổi, như là toàn bộ danh tính của một người.

Mục tiêu của cuộc sống trong Phật giáo là gì? Không có câu trả lời duy nhất cho câu hỏi đó. Nếu cuộc sống là vòng luân hồi sinh tử (samsara) thì mục đích là để thoát khỏi nó. Đối với một số người, mục đích của cuộc sống có thể để nhận biết  bản chất thực sự của sự tồn tại và đạt được sự giác ngộ, hoặc tiêu trừ nghiệp chướng để khỏi tái sinh trong tương lai. Đối với những người khác, mục đích của cuộc sống có thể là để tích tập công đức hầu có thể được tái sinh tốt hơn trong cuộc sống kế tiếp hoặc có thể một ngày nào đó trở thành một vị Bồ tát. Còn đối với những người khác, mục đích của cuộc sống chỉ đơn giản là đi theo con đường Bát chánh. Trong tư tưởng Thiền Nhật Bản, mục đích của cuộc sống là đơn giản chỉ để sống. Tất cả sự sống là thiêng liêng;  muôn vật đều ở trong bản thể Phật tánh, vì vậy người ta chỉ cần nhận ra điều này để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống giác ngộ của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2224)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8268)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3058)