Hiểu Nghiệp và Luân Hồi trong Phật Giáo

02 Tháng Tám 201617:11(Xem: 6298)

ĐẠI CƯƠNG
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
Thích Nữ Tịnh Quang biên soạn & tuyển dịch
Buddhist Nun Association in California Publishes 2016

4. NGHIỆP - LUÂN HỒI VÀ NIỀM TIN CỦA PHẬT TỬ

 

Hiểu Nghiệp và Luân Hồi trong Phật Giáo
Professor Alfred Bloom 

Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

Khái niệm về Nghiệp (Karma) đã thấm vào xã hội Mỹ và phương Tây. Nó được đề cập rộng rãi khi một người giải thích các sự kiện nổi bật mà họ không biết nguyên nhân trực tiếp. Sự phản ứng là: "Đó là Karma (nghiệp) của tôi." Nói chung, có một ít phản chiếu chỉ những gì nó có nghĩa. Đôi khi nó xuất hiện như là một cách nói khác,"Nó được định như thế." hoặc "Đó là số phận." Nó trở thành huyền bí, động lực định hình cuộc sống của chúng ta.

Thuật ngữ Karma là một thuật ngữ tiếng Sanskrit của Ấn Độ, có nghĩa là Đạo luật và nó được kết hợp với tất cả các truyền thống tôn giáo lớn phát triển ở Ấn Độ, trong đó có Phật giáo. Những hành động tạo nguyên nhân hay động cơ làm phát sinh hậu quả hay hiệu ứng. Những hiệu ứng xuất hiện trong quá trình của cuộc sống, tùy thuộc vào ưu thế của những hạt giống tốt hay xấu mà tạo ra những kết quả đó.

Khi khái niệm này phát triển ở Ấn Độ, nó đã hiển nhiên không thể tách rời từ niềm tin về luân hồi. Ý tưởng về sự tái sinh lặp đi lặp lại trong các hình thái tương quan với Karma của một người cũng được dựa trên niềm tin vào một linh hồn vĩnh cửu. Bằng chứng cổ xưa đối với niềm tin này đã được quan sát với sự lột xác của rắn, lột lớp da cũ cho một cái da mới. Ngoài ra những thời kỳ của mặt trăng cũng như sự biến đổi của sâu nhộng thành bướm bướm.

Nghiệp thừa nhận công lý cơ bản của cuộc sống. Hình phạt luôn luôn phù hợp với các tội phạm. Các điều kiện của con người sinh vào thế giới này và những phát triển thành công của họ trong cuộc sống được coi là kết quả của các quyết định và hành động trong cuộc sống trước của họ. Nghiệp và Luân hồi giải thích sự ra đời của những người khuyết tật, thần đồng, hay những tình trạng của con người trong cuộc sống như cao hay thấp, hay như tầng lớp kinh tế hoặc xã hội mà người ta sinh vào.

Sự hấp dẫn của các khái niệm này có thể được minh họa từ một câu chuyện trong Tân ước Kitô giáo. Chúa Giêsu gặp một người đàn ông mù bẩm sinh, tín đồ của ông ta hỏi có phải chính người đàn ông này hay là cha mẹ ông ta đã phạm tội dẫn đến khổ lụy này. Chúa Giêsu trả lời là chẳng phải,  nhưng mà Thiên chúa đã tuyên dương. Nhân đó, ông ta chữa lành cho người đàn ông này. Tuy nhiên, đó không phải thực sự là một câu trả lời. Ngoài khái niệm về Nghiệp và Luân hồi không có câu trả lời nếu người đàn ông và cha mẹ ông ta đều bị loại trừ. Đó sẽ là một cơ hội cho một phép lạ vào khi mà không còn phương cách đối phó với tình trạng của tất cả những người khác với khổ đau tương tự như từ khi sinh ra, những người bẩm sinh không lành lặn…

Giáo lý về Nghiệp và Luân hồi truyền khắp châu Á, bởi vì nó đã trả lời được những vấn đề rắc rối của đau khổ. Nó cũng vượt ra sự chi phối của các thần linh vốn được cho là giận dữ và ác hiểm không thể đoán được. Nó cũng bác bỏ phép lạ bởi một thần linh nhân từ, vì tất cả mọi thứ đều theo nguyên nhân và kết quả nghiêm túc. Thay vào đó, có một luật lệ đạo đức chi phối vũ trụ bắt nguồn từ nhân và quả tác động với phẩm chất của các hành động của chúng ta.

Nghiệp và Luân hồi là niềm tin phổ biến cũng vì chúng kêu gọi một sự tự-quyết và tự-hưởng của cá nhân lợi ích như một phương tiện để kích thích hành vi tốt. Chúng phụ thuộc vào phản ứng khổ-vui. Chúng ta ai cũng tìm kiếm niềm vui vượt qua nỗi đau. Thông qua sự tích lũy thiện nghiệp cuộc sống của chính mình có thể tăng trưởng  vận mệnh của chúng ta trong sự cải thiện ở kiếp kế tiếp.

Khái niệm Nghiệp phức tạp hơn so với sự hiểu biết thông dụng. Làm thế nào mà nghiệp trở nên chín muồi hoặc trở thành nghiệp quả? Trong triết lý của Phật giáo, Nghiệp có thể chín muồi hoặc phát triển trực tiếp trong cuộc sống tiếp theo, hoặc sau một vài kiếp sống sau, hoặc từ một quá khứ nào đó. Sự chín muồi của Nghiệp có thể được so sánh với một hạt giống nằm im cho đến khi các điều kiện của độ ẩm và ánh nắng mặt trời…kích hoạt các hạt giống. Chúng ta nhìn thấy nó trong đời sống con người như những đứa trẻ sở hữu tất cả các tiềm năng của một người trưởng thành từ sự bắt đầu không trưởng thành cho đến khi thời điểm thích hợp.

Nghiệp cũng được kết hợp với các duyên. Khi đủ duyên, kết quả nghiệp (nghiệp báo) có thể xuất hiện. Mặc dù khái niệm Nghiệp đôi khi được xem như là một định mệnh từ  quan điểm nhận thức, Phật giáo bác bỏ thuyết định mệnh. Phật giáo thừa nhận rằng hậu quả tốt hay xấu trong Nghiệp quá khứ có thể được tăng trưởng, cân bằng hoặc mất tác dụng thông qua việc bù đắp hành vi thiện nghiệp. Ngoài ra nó có thể đuợc giảm bớt bằng việc xuất tác những điều kiện tốt, như thế ngăn cản sự đơm hoa kết trái của bất thiện nghiệp. Dựa trên nguyên tắc tự do ý chí, Phật giáo dạy rằng ác nghiệp có thể được khắc phục bằng thiện nghiệp. Đó là sự tích cực và lạc quan.

Tin tưởng vào Nghiệp có thể được sử dụng để củng cố các điều kiện kinh tế và xã hội của một đẳng cấp tôn giáo. Cho rằng các tu sĩ là bậc cao nhất trong việc đạt được thiện nghiệp; Phật tử được khuyến khích thực hiện những việc có ích nhân danh người chết để bổ sung thiện nghiệp cho người thân và bạn bè nhằm chuyển giao công đức cho người quá cố để thiện nghiệp của họ tăng lên và đi đến một cõi giới tốt hơn. Như đã thấy, ở các nước Phật giáo các tu viện và tự viện, qua nhiều thế kỷ, trở nên giàu có và thường sở hữu những vùng đất rộng lớn. Các tu viện và tự viện này cũng tài trợ và truyền cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà thế giới ngưỡng mộ, thật vô giá.. Được khuyến khích bởi kinh sách Phật giáo, người dân tin rằng việc duy trì thứ bậc tu tập đóng góp vào sự hòa hợp với vũ trụ và tạo ra sự thịnh vượng và hòa bình trong xã hội.

Với sự xuất hiện của truyền thống Phật giáo Đại thừa, có một sự thay đổi trong sự hiểu biết về thực thể tôn giáo và siêu hình. Mục đích của kỷ luật tu viện và tinh thần là trở thành Phật ngay bây giờ hơn là vào Niết bàn một cách cá nhân và đạt được giải thoát từ khổ nghiệp trong vòng luân hồi tiếp tục. Trong Đại thừa các mục tiêu đạt ngộ có nghĩa là để trở thành một với nỗ lực hành động quên mình để cứu độ tất cả chúng sinh. Điều này trở thành vị tha hơn.

Ở cấp độ của những người bình thường, Nghiệp và luân hồi vẫn còn. Chúng sinh có thể trãi qua cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, ngạ quỷ, con người, các vị thần và trời. Nghiệp quyết định vị trí của từng người. Tùy thuộc vào sự chín muồi của Karma người ta có thể lên hoặc xuống. Khi họ trở thành con người, họ có tiềm năng để phấn đấu cho sự giác ngộ và thoát khỏi quá trình của Nghiệp. Họ đạt được sự giải thoát từ hệ thống toàn thể của luân hồi trong Phật giáo Đại thừa bằng cách trở thành Phật - bản thể là điều kiện của Niết Bàn, đó là tự ngã (chân thật), thanh tịnh, hạnh phúc, vĩnh cửu. Nó đồng nhất với thực tại.

Trong Phật giáo Đại thừa, người bắt đầu tu tập xuyên qua  việc tìm kiếm sự giác ngộ bên trong. Trong quá trình này, ai nhận ra rằng tất cả chúng sanh là cùng bản chất và phụ thuộc lẫn nhau, rằng tôi không thể giải thoát ngoại trừ chúng sanh được giải thoát như nhau. Không có sự cứu độ mà không bao gồm tất cả những người khác. Không có cá nhân hay sự cứu độ cô lập. Tất cả chúng ta là một thực thể như nhau và tất cả đều có tiềm năng để trở thành Phật. Giống như sự tự do và giải thoát, sự cứu độ không thể phân biệt. Phật giáo Đại thừa bao hàm một khái niệm rộng lớn hơn đối với xã hội và trách nhiệm của con người.

Do đó, nguồn cảm hứng và động lực phấn đấu cho sự cứu độ hay giác ngộ chuyển hóa từ việc tìm kiếm tự lợi vì mục tiêu phúc lợi của tất cả. Đạo đức được nhấn mạnh trong Phật giáo Đại thừa là Dana (bố thí) hoặc vô ngã vị tha. Đây là dấu hiệu cần thiết đối với mục tiêu của Bồ tát để trở thành Phật, đặc điểm của vị Bồ tát vô ngã là từ chối nhập Niết-bàn cho đến khi tất cả chúng sanh đạt được trí tuệ giác ngộ như mình.

Với sự phát triển các khái niệm về Tịnh độ hay Phật-quốc, nguyên tắc cũng được thể hiện bởi ý tưởng về sự trở lại của các vị Bồ Tát từ cõi Tịnh độ vì thế gian để tiếp tục phục vụ cho lợi ích của chúng sanh. Theo niềm tin chung, sau khi sinh vào cõi Tịnh độ, một là trong môi trường hoàn hảo để tu tập và hoàn thiện Bồ tát đạo bằng cách thực hành trong sự hiện diện của một vị Phật, như Đức Phật Di Đà, vị Đạo sư tâm linh ấn chứng cho công hạnh của hành giả được hoàn mãn. Sau đó, vị Bồ Tát trở lại với thế giới Ta bà để giúp chúng sinh khác. Sự tái sinh này không bị quyết định bởi Nghiệp nhưng do tự (thệ) nguyện, động lực của tinh thần. Sau khi hoàn thành con đường Bồ tát, Bồ tát cũng trở thành Phật và tiếp tục công hạnh cứu độ. Tuy nhiên, một số các vị Bồ Tát như Quan- âm tự nguyện ở lại thế giới này để tiếp tục giúp chúng sanh đau khổ trong khi chúng quên bản tâm giác ngộ của mình.

Điều quan trọng cần lưu ý trong Đại thừa huyền thoại và biểu tượng là quá trình của Nghiệp-Luân hồi vượt qua được bởi nguyện vọng cống hiến bản thân cho hạnh phúc của người khác. Động lực tôn giáo chuyển biến từ những nỗ lực tự lợi thành lòng vị tha trong việc hy sinh cho người khác mà không nghĩ đến chính mình. Vì vậy, lý do sâu xa hơn trong Phật giáo Đại Thừa vì Phật tử không chỉ đơn giản là để đạt được thiện Nghiệp và có lợi ích cho bản thân nhưng để nâng cao tinh thần và làm việc cho phúc lợi của người khác.

Ở cấp độ ban đầu, Nghiệp và Luân hồi động viên con người với sự quan tâm niềm tin cá nhân. Nó được thúc đẩy bằng ước muốn tự-bảo bọc. Tuy nhiên, với chiều sâu về cái nhìn và hiểu biết sâu sắc khi đã thấy rõ được đại dương đau khổ của chúng sanh, khơi dậy lòng từ bi và thệ nguyện vì phúc  lợi của chúng.

Nghiên cứu thêm để hiểu biết về Nghiệp rất là quan trọng. Nghiệp phải luôn luôn được coi là ‘Nghiệp của tôi’. Nếu nó được xem một cách khách quan, ngoài chính mình, trong việc hướng tới những người khác, nó có thể trở thành một cách đổ lỗi cho nạn nhân về điều kiện sống của họ, trở thành phán xét và thờ ơ với vận mệnh của người khác. Nó có thể làm tăng cảm giác ưu việt, chẳng quan tâm đến hoàn cảnh của người khác vì chỉ là ‘Nghiệp của họ’. Nghiệp khẳng định hiện trạng và hỗ trợ luân lý và luật pháp. Mặt khác, thấy Nghiệp như ‘Nghiệp của mình’ có nghĩa là phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Sự nhìn nhận này khuyến khích sự nhạy cảm với hành động của mình, chấp nhận hậu quả.

Kết luận, các khái niệm về Nghiệp và Luân hồi có lẽ là những giáo lý quan trọng và có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển ở Ấn Độ cổ đại, lan rộng khắp châu Á, trong khi dần dần thấm nhuần thế giới phương Tây. Nó có được sự hưởng ứng hấp dẫn và bền bỉ nhất đối với vấn đề tại sao con người chịu đau khổ và lý do tại sao người ác thì lại có đời sống may mắn, và người lương thiện thì gặp phải rủi ro. Nó giải đáp những gì mà chúng ta cần biết: "Tại sao?" Nó thuyên giảm sự lo lắng hoặc nỗi sợ kỳ quặc, các thần linh quái dở. Ở phương Tây, Kinh Thánh dạy rằng bạn gặt hái những gì mình gieo nhưng ý tưởng về luân hồi thì không có. Trong triết học Hy Lạp, Pythagoras dạy một ý tưởng so sánh, nhưng nó đã không nắm bắt như một giải pháp cho thắc mắc của con người "Tại sao những điều đó xảy ra với họ?"

Có lẽ đó là sự bất ổn và sự phức tạp của cuộc sống hiện đại với nhiều ẩn số của nó đã dẫn đến sự tăng trưởng phổ biến của khái niệm. Tuy nhiên, Nghiệp không phải là một giải pháp cho vấn đề của cuộc sống. Điều đó phải được tìm kiếm trong những lời dạy tâm linh nhằm mục đích mang lại tiến trình kết thúc thông qua sự Giác ngộ. Nghiệp đại diện cho các giai đoạn đầu của đức tin và kích thích việc tìm kiếm các giải pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn