Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển

26 Tháng Chín 201615:45(Xem: 7932)

NGỤY KINH TRONG THỜI KỲ PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN
 GS Nguyễn Vĩnh Thượng

 

Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp  bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT

Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày:
I. Dẩn nhập
II. Định nghĩa: Ngụy kinh (Apocrypha)
III. Ngụy kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển tại:
A. Ấn Độ.
B. Trung Hoa
IV. Kết luận

I.  Dẩn nhập:

blankNăm 1983, Kyoko Tokuno trình luận án tốt nghiệp bằng Master of Arts tại University of California, Berkeley, với đề tài “A Case Study of Chinese Buddhist Apocrypha (Một trường hợp cá biệt nghiên cứu về Ngụy Kinh  của Phật giáo Trung hoa), bà Kyoko Tokuno đã dịch ra tiếng Tàu với tựa đề:
   
Phiên âm:Trung quốc Phật giáo  Ngụy Kinh đích cá án nghiên cứu.

Sau đó có nhiều  công trình nghiên cứu thêm về Ngụy Kinh trong Phật giáo Trung Hoa và Đại Hàn. Rồi vào năm 1990, Robert Evan Buswell đã làm chủ biên cho quyển “Chinese Buddhist Apocrypha” nhằm kết tập nhiều bài viết về Kinh điển ngụy tạo ở Trung Hoa.
Theo sự đánh giá của Rob Linrothe, Ph.D trong Monumenta Serica Volume 40 (1992), tr. 451-457, về quyển “Chinese Buddhist Apocryphia” thì “GS Robert Evan Buswell… không những chỉ muốn giới thiệu các khảo cứu mới mà còn muốn giới thiệu những lãnh vực nghiên cứu mới… Tuy nhiên, còn hơn việc đánh dấu sự ra đời của các khảo cứu về Ngụy Kinh Phật giáo, quyển sách này chứng tỏ một cách thành công về sự trưởng thành bước đầu của các công trình khảo cứu.”
(Nguyên văn: The Editor… intends to introduce not just new studies, but a new field of study…However, rather than marking the birth of Buddhist Aprocrypha Studies, the book…successfully demonstrates its early maturity”.)

[Kyoko Tokuno đã đậu bằng  Master of Arts về Phật học năm 1983 tại University of California, và đã đậu Ph.D. về Phật học năm 1994 cũng tại U of C, Berkeley. Năm 2001, Bà dạy ở U of Oregon. Bà là GS TS trong ban Á Châu học ở U of Washington, Seattle, W.A. Bà chuyên nghiên cứu các kinh sách Phật giáo, văn hóa Trung Hoa và Đại Hàn vào thời Trung Cổ, cùng với sự liên hệ của các kinh sách này với Phật giáo Ấn Độ, và sự phát triển của các kinh điển Phật giáo ở Đông Á Châu.

Robert Evans Buswell, Jr. là học giả người Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về Phật giáo Đại Hàn và Phật giáo Trung Hoa. Ông là Giáo sư về Phật học tại U of California, Berkeley, và là Giám Đốc sáng lập Học Viện Phật học tại Dongguk University, đây là một Đại Học Phật giáo chính yếu của Đại Hàn.]

II.   Định nghĩa: Ngụy Kinh (Apocrypha)

 

Theo Wikipidia, cập nhật vào ngày 17 September 2016, thì:
Apocrypha [A·poc·ry·pha/ əˈpäkrəfə]  are works, usually written works, that are of unknown authorship, or of doubtful authenticity, or spurious, or not considered to be within a particular canon. The word is properly treated as a plural, but in common usage is often singular. In the context of the Jewish and Christian Bibles, where most texts are of unknown authorship, Apocrypha usually is used by Protestants to refer to a set of texts included in the Septuagint and therefore included in the Catholic canon, but not in the Hebrew Bible.

The word's origin is the Medieval Latin adjective apocryphus, "secret, or non-canonical", from the Greek adjective πόκρυφος (apokryphos), "obscure", from the verb ποκρύπτειν (apokryptein), "to hide away".

[Dịch: Ngụy kinh (Apocrypha) là những công trình thường là các tác phẩm được viết ra mà không biết tác giả là ai, hoặc sự chính xác của tác phẩm bị nghi ngờ, hoặc có sự giả mạo, hoặc không được coi là ở trong Kinh điển đặc biệt. Tiếng Apocrypha đúng ra là tiếng thuộc số nhiều, nhưng thường được dùng lại là tiếng số ít. Trong văn cảnh (context) của các Thánh Kinh Cơ đốc giáo và Do thái giáo, nơi đây hầu hết các văn bản đều không xác định được tác giả, Apocrypha (Ngụy kinh) thường dùng để chỉ một tập hợp của các văn bản bao gồm bản Septuagint (bản dịch Cựu Ước [Old Testament] được dịch ra vào thế kỷ thứ 3 trước TL, tương tuyền rằng bản dịch này được hoàn thành trong vòng 72 ngày ở đảo Pharos), nhưng không bao gồm Thánh Kinh Hebrew (Hebrew Bible) là cuốn sách của Tân Ước [New Testament].
Tiếng Aprocrypha có nguồn gốc từ tiếng tỉnh từ của tiếng Latin thời Trung cổ là apocryphus , có nghĩa là “bí mật”, hoặc “không phải là Kinh điển”, từ tiếng Hy Lạp là tĩnh từ apokryphos, có nghĩa là “che dấu”, là động từ apokryptein, có nghĩa là “để che giấu đi”.]

Những tác phẩm ngụy tạo là loại tác phẩm gồm các tài liệu bị phủ nhận về một số giá trị không xứng đáng để gọi là Thánh Kinh. Tuy nhiên, có những tác phẩm ngụy tạo đôi khi cũng được tham khảo để hổ trợ cho sự nghiên cứu thêm về Thánh Kinh.

Theo GS TS Kyoko Tokuno trong bài khảo cứu có tựa là “Apocrypha” trong tuyển tập “Chinese Buddhist Apocrypha” do Robert Evan Buswell Jr. chủ biên, University of Hawai Press xuất bản năm 1990 ở Honolulu thì:

The term Apocrypha has been used in Western scholarship to refer to Buddhist literature that developed in various parts of Asia in imitation of received texts from the Buddhist homeland of India.[…]. Some Apocrypha, especially in East Asian Buddhism, purported to be the Buddhavacana (Words of the Buddha) (that is, Sutra) or the word of other notable and anonymous exegetes of Indian Buddhism (Sastra). Others claimed to convey the insights of enlightened beings from India or of those who received such insights through a proper line of transmission, as in the case of Tibetan “treasure texts” (gterma) that were hidden and discovered by qualified persons.[…] The Chinese and Tibetan canons remained open in order to allow the introduction of new scriptures that continued to be brought from India over several centuries, a circumstance that no doubt inspired religious innovation and encouraged the creation of new religious texts, such as apocrypha. The Pali canon of South and Southeast Asia, on the other hand, was fixed at a relatively early stage in its history, making it more difficult to add new materials.

(Dịch: Tiếng Apocrypha (Ngụy Kinh) được dùng trong giới học giả Tây Phương để chỉ về loại văn họcPhật giáo đã được phát triển qua các địa phương khác nhau ở Á Châu, bắt chước các kinh văn từ Phật giáo Ấn Độ. […]. Có một vài Ngụy Kinh, đặc biệt là ở trong Phật giáo Đông Á, đã có ý định mạo nhận là chính lời dạy của Đức Phật (Srt. & Pa. Buddhavancana, Av. the words of Buddha/ The teachings of the Buddha) tức là mạo nhận là Kinh Phật (Srt. Sutra). Apocrypha cũng có thể là luận giảng mạo nhận lời luận giải (Sastra) của các luận sư Ấn Độ có tiếng tăm, hoặc ẩn danh ở trong Phật giáo Ấn Độ. Một số Ngụy Kinh khác thì được tuyên bố rằng các Ngụy Kinh này được xuất phát từ các bậc Giác Ngộ ở Ấn Độ, hoặc xuất phát từ một người được truyền thừa theo một dòng phái chính thức, như trường hợp các Thánh Thư quý báu của Tây Tạng [Tibetan “treasure texts”, tiếng Tibetan/Tây Tạng là Terma, tiếng Wylie: gter ma,  gọi là tàng lục ( 藏六) có nghĩa là kho tàng quý báu bị dấu kín (hidden treasure). Đây là hình thức của giáo lý được dấu kín theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhism) và tôn giáo Bon ở Tây Tạng]. Tàng lục được dấu kín ở nơi nào đó rồi được khám phá bởi người có đủ trình độ.[…]. Các bộ kinh điển Trung Hoa và Tây Tạng có nội dung “để mở” nhằm mục đích cho phép tác giả có thể tiếp tục dễ dàng thêm vào các bản kinh được thỉnh từ Ấn Độ qua nhiều thế kỷ, không còn điều gì nghi ngờ  nữa, một tình trạng như thế đã tạo hứng khởi tôn giáo với ý muốn tạo nên những kinh văn tôn giáo mới, như là Ngụy Kinh. Trái lại, Kinh điển Pali của vùng phía Nam và Đông Nam Á Châu được xác định không thay đổi từ thời sơ khởi trong lịch sử của Phật giáo, điều này khiến Phật giáo Nam phương khó thêm vào nhiều tư liệu mới trong Kinh điển Pali.”

_______________
(1) Tử thư ( 死書, bo./Bod skad/ tiếng Tây Tạng: bardo thodol, theo tiếng Tây Tạng, nguyên nghĩa là "Giải thoát qua âm thanh trong Trung hữu", Av. liberation through hearing in the Bardo). Tử thư là một Tàng lục (bo. gter ma ), được xem là trước tác của Đại sư Liên Hoa Sinh (Srt. Padmasambhava), gồm những lời khai thị cho người sắp chết,thần thức của người chết có thể đạt giải thoát bằng cách lắng nghe lời khai thị để nhận ra tất cả là do tâm thức mình đang chiếu hiện mà nhờ vậy đạt Niết-bàn . Tử thư được tìm thấy khoảng thế kỷ thứ 14.
Ở Tây Tạng, các Kinh điển Phật giáo, như Lạt-ma giáo, có nhiều câu mật chú/thần chú/chân ngôn.Sau đó các Kinh điển này  được lưu truyền qua Trung Hoa, đã tạo cơ sở cho tông phái Mật giáo, rồi truyền qua Nhật lập thành Chân Ngôn tông.

___________

 Apocrypha có thể dịch là Ngụy Kinh ( ), theo tiếng Hán Việt ngụy () là bịa đặt, dối trá, giả.
Ngụy Kinh là Kinh giả tạo lời dạy/giáo lý của Đức Phật Thích ca Mâu ni , hoặc văn bản giả tạo (apocryphal writings) có khi mượn lời của một luận sư nổi tiếng hoặc chưa nổi tiếng hoặc ẩn danh.

III.   Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển:

          III. A  Tại Ấn Độ:
          
Phong trào Phật giáo Phát triển/Đại thừa (Mahayana) xuất hiện sau khi Đức Phật Thích ca Mâu ni nhập Niết bàn khoảng 300 đến 600 năm. Các Kinh điển của Phật giáo Phát triển như hệ thống Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa (tên đầy đủ: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa), Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Già … không phải do chính Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng mà do một hoặc nhiều người ẩn danh, một hay nhiều vị Tăng sĩ, hoặc Cư sĩ xuất sắc, giỏi giang đã viết ra nhưng họ mượn những lời của Đức Phật lịch sử để lên kiến giải, quan niệm của mình nhằm gia tăng trọng lượng và tính thuyết phục của những lý luận và lời nói của họ về tư tưởng Phật giáo. Rồi các Kinh điển này được lưu truyền từ đời này sang đời sau, từ nơi này qua nơi khác,nên các bộ Kinh đã được sửa đổi, thêm thắt các tư tưởng, các giáo lý của các tôn giáo khác ở địa phương. Chúng ta thấy rõ những điều này khi các Kinh điển được viết ra sau này ở Trung Hoa mà không thấy có trong Kinh điển ở Ấn Độ, ví dụ Kinh Vu Lan Bồn. Thêm vào đó, chúng ta nhận thấy các Kinh điển Phật giáo xuất hiện trong thời kỳ Phật giáo Phát triển còn có thêm mấy câu thần chú, mấy đoạn chú. Những bài Kinh của Mật giáo xuất hiện sau thời Đức Phật lịch sử khoảng 1.000 năm cũng thấy xuất hiện các câu thần chú. Các Kinh điển Pali của Thượng Tọa Bộ/Theravada thì không thấy như vậy.

-Cuốn “Đại thừa khởi tín luận” ( 大乘起信論, Srt. Mahayana Sraddhotpada Sastra, Av. The Awakening of  Faith in the Mahayana, có nghĩa là “Làm phát khởi niềm tin đối với Đại thừa”), gọi tắt  Khởi tín luận, bản dịch chữ Hán xuất hiện vào thế kỷ thứ 6 (?) do Ngài Asvaghosa [VH Mã Minh (khoảng 80 – 150 T.L)] dịch. Nguyên bản chữ Sanskrit của bộ Luận này không còn. GS TS Damien Keown, Ph.D. at Faculty Oriental Studies, Oxford , 1986 đã cho rằng đây là một tác phẩm được sáng tác/ngụy thư ở Trung Hoa. “Đại thừa khởi tín luận” là tác phẩm đã tổng hợp 3 khuynh hướng chính của triết học Phật giáo Ấn Độ: Tánh Không (Sunyata), A-lại-da thức (Alaya Vijnana), Như lai tạng giới (Tathagata garbha) [Như-lai là Đức Phật Thích-ca, khi Đức Phật còn tại thế thì hàng đệ tử cùng ở chung với Như-lai/Phật, nghe Phật thuyết giảng.]

- Kim cang tam muội Kinh ( 金 剛 三 昧 經 ,Korean: Kumgang Sammae Kyong, The Vajrasamadhi Sutra,  literally Sutra of the "Adamantine Absorption" ).
Theo Robert E. Buswell, trong quyển “The formation of Ch’an Ideology in China and Korea: The Vajrasamadhi sutra: A Buddhist Apocrypha”  do Princeton University Press, NJ, 1989. [Sự hình thành của tư tưởng Thiền tại Trung Hoa và Đại Hàn: Kinh kim cang/ kim cương tam muội: một Ngụy kinh của Phật giáo] thì:
the Vajrasamadhi sutra is regarded to be an "apocryphal scripture" written by a Korean monk around 685 CE.”
(Kinh Kim cang tam muội là quyển Ngụy kinh do vị Sư người Đại Hàn viết khoảng năm 685 TL).
Rồi sau đó được dịch ra tiếng Sanskrit, nhưng ông chưa xác định Kinh này do vị Sư nào dịch.

- Lăng-già Kinh (楞伽經 , Srt.Lankavatara Sutra) có thể xuất hiện khoảng trước năm 433 TL. Kinh Lăng-già đã được dịch ra chữ Hán từ nguyên bản chữ Sanskrit, nhưng nguyên bản chữ Sanskrit bị coi là thất lạc. Bản dịch thứ nhất từ chữ Sanskrit sang chữ Hán do Dharmaraksa (Trúc Pháp Hộ) vào khoảng năm 412 sau khi Ngài đến Trung Hoa, sau này Kinh này được dịch lại chữ Sanskrit. Các nhà nghiên cứu Phật học Tây Phương có nghi vấn là quyển Kinh này được viết ra tại Trung Hoa.

- Kim cang Bát-nhã ba-la-mật-đa  Kinh ( 金剛般若波羅密多經, Srt. Vajracchedikā-prajñāpāramitā Sūtra), là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (Prajnaparamita Sutra) gồm 40 bài Kinh, in thành 600 cuốn, được lưu truyền rộng rãi ở vùng Đông Á, gọi ngắn là Kim cang kinh (金剛經, Diamond Sutra) do Ngài Cưu-ma-la-thập (Kumarjiva, 344-413) dịch. Tâm Kinh (心經, Heart Sutra) cũng ở trong bộ này.Tên chữ Sanskrit được thấy trong nhiều bản dịch Hán ngữ. Bản tiếng Sanskrit đã được Edward Conze dịch và chú giải.
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì bộ Kinh này phát xuất từ miền Trung và miền Nam Ấn Độ vào khoảng giữa thế kỷ I và II sau TL.

-Tâm Kinh (心經,Srt. Prajñāpāramitā hdaya, Av. literally means "The Heart of the Perfection of Understanding"/ Heart Sutra): theo Ms. Jan Nattier, Associate Professor of Religious Studies at Indiana University, trong bài : “The Heart Sutra: a Chinese Apocryphal text ?” đăng trong Journal of the International Association of Buddhist Studies, Vol. 15, 1992, p. 153-223 thì:

Sanskrit Heart Sutra is a translation of the Chinese rather than the other way around.”
(Bản Tâm Kinh tiếng Sanskrit là bản phiên dịch từ bản Hán ngữ đúng hơn là ngược lại)

Bà Jan Nattier đưa ra nhận định rằng Tâm Kinh đã được sáng tác ở Trung Hoa, nhiều đoạn văn đã mượn ý từ văn bản Trung Hoa  “Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa” (Large Prajnaparamita  text), và được dịch lại tiếng Sanskrit vào khoảng thế kỷ thứ 7 TL.

Theo lý luận trên thì Tâm Kinh là một văn bản ngụy tạo (an apocryphal text).

*-*-*

Các Tăng sĩ và các Cư sĩ thuộc thành phần tinh hoa của Phong trào Phật giáo Phát triển đã đưa ra quan niệm  “Tam thế Phật” (Hán: 三世佛)tức là có các vị Phật ở thời quá khứ, hiện tại và tương lai:
-Phật Nhiên Đăng (Srt. Dipankala, Pa. Dipankara, Av. Ancient Buddha) là một trong các vị Phật trong thời quá khứ, theo phong trào Phật giáo Phát triển thì có Hằng hà sa số Phật (nhiều như cát sông Hằng ở Ấn Độ) Phật Nhiên đăng đã sống trên trái đất hằng trăm ngàn năm.
-Phật Thích ca Mâu ni/Phật lịch sử ( Buddha) là vị Phật thời hiện tại.
-Phật Di Lặc (Srt. Maitreya, Pa. Metteyya, Av. Future Buddha) là vị Phật tương lai sẽ tiếp nối Đức Phật lịch sử. Niềm tin tôn giáo về Đức Phật Di Lặc được phát triển và xuất hiện cùng thời với Đức Phật A-di-đà (Amitabha, 阿 彌 陀 佛/A-di-đà Phật) vào khoảng thế kỷ thứ 3 TL. Đức Phật A-di-đà rất gần gủi với các Phật tử và được tôn kính ở Trung Hoa, Việt Nam…
Amitabha, theo tiếng Sanskrit, là Vô lượng quang có nghĩa là ánh sáng vô lượng/ trí tuệ không giới hạn, còn gọi là Amitayus  là Vô lượng thọ có nghĩa là thọ mệnh vô lượng/vô lượng công đức.
Người Phật tử thường niệm: Nam mô A Di Đà Phật (南 無 阿 彌 陀 佛, chữ 無 phải đọc là mô chứ không phải vô) là tiếng Hán phiên âm từ tiếng Sanskrit:  Namah Amitabhàya buddhàya có nghĩa là “Quy y Đức Phật A Di Đà”.
Nam mô có nguồn gốc  từ Srt. Namah, Pa. Namo  có nghĩa là quy y,đem mình về với, quy phục,kính lạy. 

     III. B  Tại Trung Hoa:

     Phật giáo Phát triển được truyền qua Trung Hoa, các Kinh điển Phật giáo đã có khoảng 2.000 năm lịch sử phiên dịch ra chữ Hán. Hầu hết các triều đại Trung Hoa đều hổ trợ các Đại sư Ấn Độ và Trung Hoa trong việc phiên dịch. Có nhiều vị Đại Sư đã được bổ nhiệm những chức vụ lớn ở Triều đình như Quốc sư…Do đó triều đình chắc phải đặt một định hướng, một chính sách cho việc phiên dịch Kinh điển Phật giáo, việc này có tính cách chính trị. Chúng ta có thể nói rằng “định hướng Nho giáo” [ đề cao lòng hiếu thảo, lòng tôn kính Ông Bà, lòng trung quân ái quốc] phải được đặt để ra đối với Phật giáo là một tôn giáo từ bên ngoài truyền vào Trung Hoa.

Song song với việc dịch thuật Kinh điển từ Ấn Độ thì Ngụy Kinh cũng được viết ra, có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau TL, và tiếp tục đến thế kỷ thứ 8 :

-Vu-Lan-Bồn Kinh(盂蘭盆 經, Srt.Ullambana Sutra) có nơi người Trung Hoa phiên âm chữ nầy đọc theo âm Việt Hán là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏),  có nghĩa đen là cái chậu cứu nạn treo ngược, có nghĩa bóng là hồn kẻ chết bị treo ngược ở cõi âm được cứu để giải thoát khỏi cảnh địa ngục, ngạ quỷ (= quỷ đói). Kinh này xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 3 và thế kỷ thứ 6. Kinh này biểu hiện lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên (Srt. Maudgalyayana) đối với mẹ mình, đây là điều rất phù hợp với đạo lý của Nho giáo. Ở đây có điểm đáng ghi nhận rằng: để chứng tỏ kinh này có nguồn gốc từ Ấn Độ mà không phải là Ngụy Kinh (Apocryphal Scripture), các Tăng sĩ và Cư sĩ Trung Hoa đã dịch chữ Vu-lan-Bồn là Ullambana /Ô-lam-bà-noa  (Cửu đảo huyền: cứu nạn treo ngược) là chữ do Đức Phật lịch sử nói ra. Nhưng trong lịch sử tôn giáo Ấn Độ, Ullambana là một cách tu trong phái Yoga, người tu hành thường treo ngược mình trên cành cây để tự hành xác mà trả nợ kiếp trước và như thế mới mong mau được giải thoát. Trong Kinh Vu-lan-bồn ở Trung Hoa đã biến việc treo ngược để tự hành xác là một hình phạt ở dưới âm phủ.

-Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh (大報父母恩重, Av. Sutra of the Great Parental Kindness Repayment/ the Scripture on Profound Gratitude toward Parent):
có nội dung đề cao chữ hiếu, nêu rõ hành vi đạo đức của một người con bất hiếu, và thúc đẩy người con phải báo đáp chữ hiếu đối với cha mẹ bằng cách cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Nói khác, bản kinh đã đề cập đến mười công ơn của cha mẹ và phương thức báo hiếu của con cái; trong phần kết luận, bản kinh tán thán công đức việc in ấn, quảng bá, và mô tả các dạng thức địa ngục mà kẻ bất hiếu phải trải qua.

-Phạm Võng Kinh ( 梵 網 , Srt. Brahma Jala Sutra [ Brama= Phạm Thiên, Jala= cái võng, cái lưới], Av. Brahma’s bet): nội dung kinh này đưa ra giới luật cho người Tăng sĩ và Cư sĩ, nhưng đã thêm vào “chữ hiếu” của Khổng giáo để thay đổi giới luật của Bồ-Tát.

-Thập Điện Diêm Vương Kinh (十殿閻王  ,Av. The Scripture of the Ten Kings) có nghĩa là 10 vị vua ở địa ngục. Đây là 10 vị vua, 10 thần linh cai quản ở cõi địa ngục và là 10 vị phán xét các vong hồn ở cõi địa ngục căn cứ vào công hoặc tội mà họ đã tạo ra khi còn sống, theo tín ngưỡng Trung Hoa. Kinh này đã được truyền sang Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng trong đại chúng.

Tại Trung Hoa, có một bộ Kinh được thuyết giảng và đã ghi rõ ràng tên tác giả là Đại sư Lục Tổ Huệ Năng (, 637-713 TL), Ngài là người Tàu, đó là Pháp Bảo Đàn Kinh (法寶壇經, Av.  Platform Sutra of the Sixth Patriarch).

Tại Trung Hoa, chắc còn nhiều Ngụy Kinh khác nữa, có thể được khám phá trong tương lai. Tuy nhiên việc khám phá ra Ngụy Kinh thì không dễ dàng, vì phần lớn tác giả của Ngụy Kinh là vị Tăng sĩ hoặc Cư sĩ rất thông hiểu lý thuyết và thực hành của Phật giáo, và rất am tường phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo địa phương của họ. Thêm vào đó khả năng văn chương để viết thành Ngụy Kinh cũng rất cao. Các nhà nghiên cứu Phật học cần phải có một kiến thức uyên bác về Phật học và về ngôn ngữ, văn phong của bản Kinh thì mới có thể khám phá ra được Ngụy Kinh.


IV.   
Kết luận:

 

Sự hiện hữu của Ngụy Kinh là việc có thật. Ngay cả trong các Thánh Kinh của các tôn giáo ở Tây phương cũng có những kinh văn ngụy tạo từ thời Trung cỗ chứ không phải Ngụy Kinh chỉ có trong Phật giáo.

Ngụy Kinh như là một vấn đề có tính cách chánh trị (Apocrypha as a political issue).
Trong trường hợp đối với văn hóa Trung Hoa thì ta nhận thấy ở Trung Hoa tôn giáo luôn giữ một phần của đời sống của người Tàu, nên Ngụy Kinh đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này. Từ thời xa xưa, Trời, Ma quỷ và Tổ tiên đã là những nhân vật quen thuộc trong các tác phẩm của người Trung Hoa. Và chúng ta cũng thấy những suy nghĩ và hiểu biết về các vấn đề này ở trong giới Tăng sĩ Phật giáo, Đạo sĩ Lão giáo, các con Đồng bóng, và các Thầy Phù thủy.

Để kết luận, không phải Ngụy Kinh nào cũng đáng chê trách hết và phải loại bỏ ra, có những quyển Ngụy Kinh đã nêu lên những điều tốt đẹp và đã được làm luận giảng để giải thích một cách sâu sắc giáo lý của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Toronto, 25 tháng Chín 2016

Nguyễn Vĩnh Thượng

 

Tài liệu tham khảo chính yếu:

 -Hạnh Cơ (GS Nguyễn Hữu Lợi), Sơ lược quá trình phiên dịch, soạn thuật và hình thành Đại Tạng Kinh Hán văn trong quyển Tuyển Tập II, Calgary: Hoàng Hậu Thái Châu, 2014, từ tr. 819 đến tr.930.
-Herrlee G. Creel, Chinese thought: from Confucius to Mao Tse Tung, Chicago: University of Chicago Press, 1953.
-Jan Nattier, The Heart Sutra: a Chinese Apocryphal text?, USA, 1992 Source: internet.

-Kogen Mizuno, Buddhist Sutras: Origin, Development, Transmission. Translated by Morio Takanashi & others, adapted by Rebecca M. Davis. Tokyo: Kosei Publishing Co. First English edition, 1982. Sixth printing, 1995.
-Kyoto Tokuno, A case study of Chinese Buddhist Apocrypha, Berkeley: University of California, 1983.
-M. Hiriyanna, Outlines of Indian Philosophy, London: George Allen & Unwin Ltd., 1930.
-Robert E. Buswell, The formation of Ch’an Ideology in China and Korea: The Vajrasamadhi sutra: A Buddhist Apocrypha, New Jersey: Princeton University Press, 1989.
-Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Saigon: Lê Thanh Thư Xã, 1963.
-Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Trung quốc, Saigon: Vạn Hạnh, 1965.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn