Nhận thức

16 Tháng Mười 201719:25(Xem: 7630)

HT Thích Thông Triệt
Khóa Bát Nhã - Lớp Trung Cấp 1
BÀI ĐỌC THÊM SỐ 3
NHẬN THỨC
P: parijānanā: cognition
P: parijānāti: to  cognize


 

thich thong trietMở đầu

Muốn ứng dụng những chủ đề lớn trong hệ thống kinh Bát Nhã như Không, Chân Như, Huyễn, người thực hành cần được trang bị lý luận và các kỹ thuật thực hành.

Bài Nhận Thức dưới đây là phương tiện cơ bản nền tảng, giúp người thực hành có khả năng tiến sâu vào những lãnh vực trừu tượng (abstract) và siêu vượt (transcendental aspects) của Bát Nhã. Thiếu nắm vững lý luận nhận thức và không thiết lập được nhận thức về đối tượng hay thực tại   trong ký ức, mục tiêu của Thiền khó có thể thành tựu. Vì thế, mong quí vị nắm vững bài nhận thức này.

 

1. Ý NGHĨA

1.   Nhận thức có nghĩa điều gì đã được biết qua lý luận, tri giác, xét đoán, ký ức, hay trực giác. Nó là điều đã được lãnh hội, đã được hiểu biết, đã được nhớ, đã được kinh nghiệm về đối tượng hay thực tại  riêng lẻ (individual events) bên ngoài giác quan.

2.   Nó không phải là sự quán xét nội tâm mà là hiểu rõ thực tại hay đối tượng bằng sự hình dung hay bằng sự gợi lên. Vì thế, trên nguyên tắc này tất cả nhận thứckinh nghiệm được điều khiển bằng bộ máy giác quan của chúng ta vào cơ chế kiến giải tổng quát, nơi đó đối tượng hay thực tại được lọc (sifted), được xếp thứ tự (ordered) và được gìn giữ (preserved) tại trung tâm ký ức dài hạn như là những dấu vết của kinh nghiệm trước.

Do đó, nhận thức luôn luôn kết hợp với ký ức của những sự kiện riêng lẻ. Ta nhận thức cái gì và cái đó đã có sẵn trong bộ nhớ của não bộ. Khi nhận thức có mặt, đối tượng hay thực tại vốn đã được hình thành trong nhận thức. Như vậy, đối tượng hay thực tại nằm bên trong nhận thức. Có nghĩa đối tượng hay thực tại nội tại (immanent) trong nhận thức. Nó và nhận thức là một. Như vậy, không thể có nhận thức mà không có đối tượng hay thực tại. Hễ có nhận thức, nhận thức đó phải có đối tượng hay thực tại.

Thí dụ 1:

Nếu không học về những ý nghĩa của Tánh Giác và không nắm vững nghĩa đàng sau của Tánh Giác, khi có một người nào đó đề cập đến Tánh Giác, ta sẽ không thể nào hình dung ra được Tánh Giác là gì, chức năng của nó như thế nào, tác dụng của nó ra sao đối với việc phát huy trí huệ tâm linh. Còn khi đã học và đã kinh nghiệm được những phần cơ bản trong cơ chế Tánh Giác, khi có một người đề cập đến Tánh Giác, ta liền có nhận thức ngay về Tánh Giác như thế nào  theo sự hiểu biếtkinh nghiệm của ta.

Thí dụ 2:

Trong trường hợp này, Tánh Giác là sự kiện riêng lẻ  của nhận thức. Bởi vì tất cả mọi người đều có nhiều kinh nghiệm theo từng sự kiện khác nhau. Như vậy, bất luận khi nào ta muốn nhớ lại bất cứ điều gì đã xảy ra trong quá khứ, sự kiện đó được gọi là sự kiện riêng lẻ. Sự kiện này được lập thành trong nhận thức của ta. Nó nội tại trong nhận thức. Do đó, khi muốn nhớ lại sự kiện đó, ta chỉ cần gợi lên ý muốn nhớ lại sự kiện đó, tức thì hình ảnh đó liền hiện ra trong nhận thức của ta.

Như vậy, trong nhận thức luôn luôn phải có ký ức về sự kiện. Không có ký ức về sự kiện, nhận thức không thể thành lập.

3.   Theo nghĩa rộng, ta có thể nói nhận thứchoạt động của tâm kết hợp với sự biết (knowing) và nhớ lại (remembering) điều gì đã xảy ra trong quá khứ. Thông thường hoạt động này có kết hợp với suy nghĩ. Nhưng có nhiều trường hợp hoạt động của nhận thức không cần có suy nghĩ. Đó là những hoạt động theo bản năngthói quen. Thí dụ: đi xe đạp là hoạt động theo thói quen. Ta không cần suy nghĩ phải đạp như thế nào bởi vì ta đã thông thạo cách đạp từ thuở bé. Thí dụ: trời mưa to, ta cần tìm chỗ đụt mưa. Đây là hoạt động theo bản năng.  Trong hai tiến trình này, không có mặt suy nghĩ.

4.   Nhận thức là một tiến trình biết (knowing) bằng kinh nghiệm hay khả năng nhận thấy (perceptivity) đối tượng hay thực tại mà ta đã trải qua kinh nghiệm. Khả năng này bao gồm tất cả cách thức như hình dung (imagining), nhận thấy (perceiving), lý luận (reasoning), suy luận (infering), xét đoán (judging), nhớ lại (remembering), và hình thành trong não (conceiving) bằng một biểu tượng nhận thức (symbolic cognition) về điều đã được biết (known) hay được nhận thấy (perceived) trong thời gian qua, và khả năng lượng giá, tức ước lượng (evaluate) về điều được nhận thấy hay đã được biết rồi như thế nào.

Đây là cách vận dụng (the handling) giác quan, Trí Năng hay Tri Thức (knowledge) để đáp ứng lại (response) điều gì do mắt thấy đối tượng hay thực tại, tức ngoại trần (external world) hay các căn (sensory organs or faculties of senses) khác xúc chạm (contact) ngoại trần.

5.   Trên phạm vi Tục Đế, nhận thức là nền tảng cơ bản của Ý Thức trong sạch. Thiếu chức năng nhận thức đúng đắn, Ý Thức dễ bị ảnh hưởng bởi năng lực tập khí/lậu hoặc. Đây là trạng thái Ý Thức bị nhiễm ô (defiled) hay bị tình cảm (affection) chi phối. Trong trường hợp Ý Thức bị nhiễm ô dễ phát sinh tâm hoạt động theo bản năng, theo tình cảm (affection), và theo truyền thống thế tục (worldly traditions). Phiền nãovô minh xuất hiện trong tâm khi Ý Thức bị nhiễm ô hay khi nhận thức mới không được lập thành trong tâm.

6.   Trên phạm vi Chân Đế, nhận thức là nền tảng của trí tuệ Bát Nhã. Đây là trạng thái Nhận Thức Không Lời  trong 4 oai nghi. Trong đó không có tri kiến phân biệt, không có thành kiếnquan niệm chủ quan. Tập khí hay lậu hoặc không tác động tâm thức trong trường hợp này. Thiếu chức năng Nhận Thức Không Lời, trí tuệ Bát Nhã không được lập thành. Chánh Kiến không thể có mặt, Do đó, an lạc không thể xuất hiện. Ở đây, an lạc mang ý nghĩa tâm an vui, thanh thản, và hài hòa cùng với môi trường chung quanh thường trực, chứ không phải an lạc trong thời gian ngắn.

7.   Thông thường với người chưa kinh nghiệm làm chủ niệm khởi, nhận thức chỉ cho mức độ cao của Tri Thức hay Trí Năng đối với một tiến trình thông tin riêng biệt về sự kiện nào đó. Trong tiến trình này, suy nghĩ và ký ức được vận dụng (handled) để nhớ lại được (retrieve) hay nhắc lại (rehearse) dữ kiện hoặc thông tin riêng biệt nào đó mà ta đã trải qua kinh nghiệm. Trái lại, khi một người có khả năng làm chủ niệm khởi, nhận thức của họ về thực tại là sự biểu hiện của tuệ trí. Trong đó không có suy nghĩ và sự lập lại ký ức quá khứ; trái lại có sự sáng tạo nhịp nhàng tương xứng (adequate) với đối tượng hay thực tại.

 

2. SỰ THÀNH LẬP NHẬN THỨC

Để lập thành nhận thức, bản chất hay thực chất (essence) đối tượng hoặc thực tại đã được “ý nghĩ” (idea) nắm bắt (grasped) hay hiểu rõ (apprehended). Nếu không hiểu rõ thực tại hay đối tượng, ý nghĩ không thể nào nhận thức được chúng.

Trên mặt Tục Đế, thành phần nhận thức gồm suy nghĩ và quá trình hoạt động của tâm về thông tin do các căn tiếp thu ngoại trần (external world). Nó là nét đặc biệt của con người bình thường. Trên mặt Chân Đế, nó là nét đặc biệt của người đã đi vào dòng Thánh xuyên qua Nhận Thức Không Lời. Đây là nhận thức ngoài cảm giác, trong đó không có suy nghĩ.

Đối tượng của nhận thức: Cái được nhận ra đầu tiên và nhận rõ cuối cùng (definitively realized). Thứ nhất là phạm vi thực tại xuất hiện trực tiếp trong sát na đầu tiên. Thứ hai là hình thể của nó. Nó được lập thành trong sự phân biệt của tổng giác (apperception). Cái gì được nhận ra liền trong giác quan thì chỉ một sát na. Cái gì được quan niệm rõ rệt (distinctly) luôn luôn là một chuỗi sát na nhận thức trong sự thiết lập trên cơ sở của giác quan nào đó.

Có hai nguồn nhận thức: Một là duy lý (radical) và một sự thực (real). Cái thứ nhất là suy diễn (the sequel), cái thứ hai siêu vượt (a transcendental one).

Cái gì được nhận thức bằng giác quan thì không bao giờ lệ thuộc nhận thức bằng suy luận. Cái gì được nhận thức bằng suy luận không bao giờ lệ thuộc vào nhận thức bằng giác quan.

Tiến trình nhận thức được lập thành do sự kết hợp của Giác Quan, Đối Tượng, Xúc, Thọ, Tưởng (Tưởng = tri giác + ký ức + mạng lưới khái niệm) và Hành (phản ứng của tâm + tâm sở). Đây là lúc mức độ biện luận (discursive levels) được phát triển lên cao độ. Trong đó vai trò của Não là tổ chức và kiến giải thông tin.

Thọ là nguồn cung cấp thông tin. Nó được truyền bằng lời cảm thọ, chứ không bằng cảm giác. Tiến trình nhận thức kinh nghiệm (cognitive experience) được lập thành từ trong Thọ. Thọ thanh tịnhđiều kiện cần thiết của thoát khổ, giác ngộ, và giải thoát. Thọ không thanh tịnh, khát ái theo đó sẽ khởi lên. Đầu mối của khổ, mê, và luân hồi được được thành lập dựa trên Thọ. Vì thế người nào làm chủ được cảm thọ, người đó đạt được nhân chứng. Tức là Tánh Giác đã trở thành năng lực vững chắc. Thiền Tông gọi là “Hằng sống với Tánh Giác” hay “Hằng sống với Ông Chủ.”

Tưởng thành lập kinh nghiệm và hình thành chủ thể khách thể nhị nguyên (subjective-objective duality). Nhị nguyên xuất phát từ Tưởng. Mạng lưới khái niệm cũng được triển khai từ nó. Trong tiến trình lập thành nhận thức, Tưởng đóng vai chủ động. Hành và Thức được đặc tính hóa đều do Tưởng.

Từ nơi xúc, tác nhân kích thích truyền đến thọ; thọ khởi lên cái biết đầu tiên về đối tượng. Ngay nơi đây, nhận thức bắt đầu được thành lập nhưng không tinh vi. Nó ảnh hưởng ít hơn nhận thức Trí Năng. Thí dụ: nếu chúng ta nói “chúng ta cảm thấy nhớ nhà,” chúng ta cũng muốn nói rằng chúng ta biết chúng ta đương kinh nghiệm về nỗi nhớ nhà như thế nào. Nhưng thực sự cảm thọ này không rõ ràng. Do đó, đưa đến nhận thức cũng không rõ ràng.

Thí dụ khác, khi chúng ta nói: “Tôi cảm thấy việc đó sai.” Như thế thọ đóng một phần lờ mờ trong tiến trình nhận thức của cá nhân. Bởi vì “cảm thấy” chưa phải là “xác nhận chắc chắn.” Nó lờ mờ quá! Vì vậy, Thọ chỉ cho sự tiềm tàng tiến trình lập thành nhận thức. Tuy nhiên, nếu tiến trình lập thành nhận thức này của Thọ được duy trì liên tục, năng lực Nhận Thức của Thọ sẽ chuyển sang một hình thái khác. Đó là khả năng trực giác sẽ được phát sinh. Đây là điểm mấu chốt trong tiến trình thực hành Bát Nhã Ba La Mật. Ta cần lưu ý.

Tóm lại, tất cả hoạt động nhận thức đều phải dựa vào giác quan, Trí Năng hay Tri Thức (knowledge), và thông qua Xúc (contact). Không có xúc, hoạt động của thọ không được thành lập, và như vậy biểu tượng nhận thức (symbolic cognition) cũng không xảy ra. Trung tâm não bộ cũng không đóng được vai trò lập thành nhận thức sâu sắc hoặc thô sơ. Từ đó, chúng ta thấy giác quan không những là phương tiện qua đó con người tiếp xúc ngoại giới mà trong đó con người nhận biết rằng mình đương hiện hữu. Đồng thời, giác quan cũng là phương tiện qua đó con người có những kinh nghiệm nhận thức. Từ những kinh nghiệm này, giúp đỡ con người tiến đến cải tạo môi trường chung quanh, cải tạo tâm, quân bình lối sống và cao hơn nữa là phát triển trực giác hay phát triển trí tuệ Bát Nhãcuối cùngtự tại ra đi khi đã hết duyên với thế gian.

 

3. ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC

Cái gì hiện hữu là đối tượng. Như vậy, mọi vật trở thành đối tượng vì mọi vật hiện hữu. Nhưng vì vạn hữu (all things of universe) hiện hữu bằng nhau, chúng sẽ là đối tượng như nhau của tri thức chúng ta. Tất cả sẽ được nhận thứcchúng hiện hữu.

Mô thức liên quan hay sơ đồ được dùng để tổ chức thông tin, và nhận thức thiện xảo (cognitive skills) gồm những qui luật có thể được trình bày bằng biểu tượng trong hình thái:

Nếu cái này có mặt, cái kia có mặt.

Nếu cái này diệt, cái kia diệt.

Chú ý: - Trong lúc đó tuệ trí hiện hữu mà không cần đối tượng. Nó không luôn luôn liên kết với đối tượng hay thực tại.

Đối tượng nhận thức có 3 loại: có mặt, vắng mặt và siêu vượt (transcendent).

1)   Có mặt - Khi một đối tượng được Phật nói có mặt, nó phải được thử nghiệm bằng tri giác trực tiếp. Thí dụ: như vàng ròng (the purity of gold) được thử bằng lửa.

2)   Vắng mặt - Nếu đối tượng (vàng ròng) không được nhận ra rõ ràng chính xác bằng sự hiểu biết thông thường, nó phải được thử bằng (âm thanh). Đây là thử nghiệm bằng tri giác gián tiếp, tức bằng suy luận hay bằng Trí Năng sắc bén hoặc bằng sự phân tích của Tánh Giác. Thí dụ: như vàng ròng được thử bằng sự chạm vào đá. Ta nhận ra âm thanh trong trẻo của nó khác với âm thanh của vàng có pha trộn với kim loại khác. Ta phân biệt được giữa vàng thật và vàng giả.

3)   Siêu vượt - Nhưng nếu đối tượng siêu vượt, không thể thử bằng lửa hay chạm vào đá, nó phải được thử bằng sự chứng minh khác, không mâu thuẫn, không biện chứng, như hạt ngọc (a jewel) không thể thử bằng lửa và chạm vào đá, vì cả hai thứ này không thích hợp để thiết lập sự ròng  (the purity) của chính vàng. Trong trường hợp này được xem như khi chúng tabài kinh liên hệ đến những chủ đề siêu vượt, ngoài lý luận do Phật thuyết như Không, Như Thật, Chân Như. Siêu vượt là vật tối hậu như nó trong chính nó, nó không những thực mà còn thực sự trong chính nó, dù không cho một khái niệm, vì bằng chính thể (essence) của nó, nó là không khái niệm.     

Điều này có nghĩa một vật trong chính nó là nó, thể của nó là nó, chúng ta không thể diễn tả, chúng ta chỉ biết những liên quan của nó.

Chú ý: - Chúng ta cần phân biệt giữa hai đối tượng siêu hình và siêu vượt.

-     Đối tượng siêu hình thì không thể nhận biết rõ ràngchắc chắn về nơi chốn, thời gian, và những phần có thể cảm giác được mà những đối tượng đó sở hữu. Thí dụ: các cảnh giới của chư Phật Mười Phương, của Tây Phương Cực Lạc, của các Cõi Trời...

-     Đối tượng siêu vượt thì có thể nhận biết chắc chắnrõ ràng như chúng có mặt trong mỗi phần nhỏ của nhận thức chúng ta, vì chúng là điều kiện cần của tính có thể của nhận thức kinh nghiệm nói chung, nhưng chính chúng không thể tượng trưng được trong hình ảnh cảm giác, chúng bất khả đắc bằng tri thức. Trái lại, chúng khả đắc bằng trí tuệ Bát Nhã.

Như vậy, vật siêu hình là những khái niệm được thành lập, nhưng chúng là huyễn hóa. Siêu vượt là vật tối hậu như nó trong chính nó, nó không những thực mà còn thực sự trong chính nó, dù không cho một khái niệm, vì bằng chính thực chất (essence) của nó, nó là không khái niệm, ngoài ngôn ngữ biện chứng (dialectic language).   

 

4. ĐẶC TÍNH

1)   Liên kết với đối tượng hay thực tại:     

Nhận thức luôn luôn liên kết với đối tượng hay thực tại (realities). Không có đối tượng hay thực tại, nhận thức không thể thành lập, dù thực tại đó thuộc phạm vi siêu vượt hay vượt trội  (transcendental aspects) như Chân Như hay Không. Do đó, đặc tính của nhận thứctri giác về thực tạihình dung bên trong về thực tại.

2)   Liên quan đến kinh nghiệm:

Trên cơ sở này, đặc tính của nhận thứcliên quan mật thiết đến điều ta kinh nghiệm và sự dùng ngôn ngữ hay không dùng ngôn ngữ trong tiến trình biết. Nếu dùng ngôn ngữ để biết, nhận thức đó thuộc lãnh vực Trí Năng. Nếu dùng thầm lặng biết, nhận thức đó thuộc lãnh vực giác quan tri giác (Skt: pratyak-ṣam: sense-perception).

3)   Bằng Trí Năngnhận thức gián tiếp, thông qua suy luận. Đây là suy luận nhận thức (inferential cogniton), cũng được gọi là “Tự Ý Thức.”  Bằng giác quan tri giácnhận thức trực tiếp, thông qua cái biết không lời, thuộc khu vực Kiến Giải Tổng Quát. Được gọi là “Tự Nhận Thức” hay “tự biết-self-awareness,” trong đó không có “người biết.”

4)   Tất cả nhận thức đều là kinh nghiệm. Kinh nghiệm này được lập thành do thông tin hay đối tượng được thu vào từ bộ máy giác quan rồi truyền vào não bộ. Nơi đây, thông tin được lọc, được phân loại, được xếp thứ tự, và được gìn giữ  tại các trung tâm ký ức. Sau đó thông tin hay đối tượng được lập thành “dấu vết của kinh nghiệm” trong tâm. Nhận thức được hình thành từ cơ sở này.

Thí dụ: khi học lái xe, ta phải hiểu rõ cách lái xe như thế nào. Cũng như khi học về Chân Như, ta phải hiểu rõ “bên ngoài và bên trong” Chân Như ra sao. Nếu không hiểu rõ, tức ký ức sự kiện riêng lẻ (memory of individual facts/events) chưa được ghi lại thành dấu vết trong tâm.

Vì thế, đặc tính nhận thức không phải là sự xem xét nội tâm, không phải tiếp thu hình ảnh nội tâm, cũng không phải xoay cái biết (awareness) vào bên trong (quen gọi là xoay ánh sáng trí tuệ) để nhìn tâm mà chính là hiểu rõ thực tại bên ngoài hay hiểu rõ chính bên trong thực tại đó như thế nào.

Thí dụ: muốn trổ tài làm bánh, ta không phải ngồi phân loại hay phân chất các thứ gì làm nên bánh mà ta phải hiểu rõ bánh mà ta muốn làm thuộc loại gì, nướng hay hấp, luộc hay chưng, và bên trong bánh của loại đó gồm những thứ gì. Tất nhiên, bánh thuộc loại chưng khác hơn bánh nướng; bánh nướng khác hơn bánh hấp, v.v... Ngoài ra, ta còn phải nắm vững kỹ thuật hay phương pháp làm từng loại bánh.

Cũng vậy, muốn có trí tuệ Bát Nhã ta phải hiểu rõ về trí tuệ Bát Nhã là gì, “bên trong” của nó như thế nào, “bên ngoài” của nó ra sao. Chứ không phải ngồi “thấy năm uẩn đều không” là có ngay trí tuệ Bát Nhã.

Tóm lại, trên phạm vi Tục Đế, đặc tính nhận thức là có lời, có đối tượng, có Trí Năng hay tri thức (knowledge) và bằng suy luận. Nó hiểu rõ (apprehends) thực tại bằng Trí Năng hay bằng tri thức.

Trên phạm vi Chân Đế, đặc tính Nhận Thức là không lời, tuy thông qua giác quan để Nhận Thức thực tại hay đối tượng, nhưng nó hiểu rõ thực tại, kinh nghiệm thực tại bằng tánh biết.

 

5. CHỨC NĂNG

Chức năng Nhận Thức có thể được đánh giá (assessed) như sau:

1)   Khả năng: a) học những điều khéo léo cần thiết trong các ngành nghề, kể cả sự học Thiền; b) giải quyết nhiều vấn đề giao tế và tổ chức trong xã hội hay trong tự viện; c) suy nghĩ trừu tượng, d) lý luận, và e) xét đoán tất cả vấn đề trong phạm vi sinh hoạt thế tục hay tâm linh;

2)   Khả năng duy trì và nhớ những sự kiện đã được học hay đã kinh nghiệm;

3)   Khả năng toán học (nhớ công thức) và những hình thái khác của biểu tượng thao tác (symbol manipulation), như đánh võ, đi xe đạp, lái máy bay, lái xe, đánh bóng bàn, thiền hành, thiền tọa v.v...;

4)   Kiểm soát những phản ứngthái độ, như các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, tiếp chuyện, lễ nghi, v.v...;

5)   Ngôn ngữ dùng (trong trường hợp nào cho thích hợp với đối tượng và môi trường) và sự lãnh hội các loại ngôn ngữ khác;

6)   Chú ý đến công việc hay đối tượng, kể cả chú ý trống rỗng, nhìn lướt hay nhìn chằm chằm;

7)   Tri giác đối tượng qua những chủ đề hay sự kiện hoặc thực tại;  

8)   Thói quen thực hành theo thiện xảo (praxis). Thí dụ: viết, vẽ, lái xe, nhập định, xuất định, thiền hành, đo điện não đồ... theo kinh nghiệm riêng biệt qua các chiêu thức, khác với mớ lý thuyết mà ta đã học.

Chú ý: - Người mang nhiều thành kiếnchấp trước tuy cũng có Nhận Thức nhưng nhận thức đó không có Chánh Trí. Ngoài ra, chứng mất trí (dementia) tuy Ý Thức chưa mờ, nhưng mất chức năng Nhận Thức trong vòng vài ba tháng hoặc lâu hơn nữa.

 

6. BA LOẠI NHẬN THỨC hay BA NGUỒN NHẬN THỨC

Có ba loại hay ba nguồn Nhận Thức:

1)  Nhận Thức bằng giác quan

- Cái gì được Nhận Thức bằng giác quan thì không bao giờ là Nhận Thức bằng suy luận

Thí dụ: khi lửa được nhận thức bằng giác quan thấy (the sense of vision), đó là lửa có mặt trong tầm nhìn của mắt. Lửa được nhận thức trực tiếp từ nơi mắt, không qua suy luận của Trí Năng. Trong trường hợp này đối với các nhà duy thực (realist), giác quan đóng vai trò nhận thức trực tiếp, họ gọi giác quan này là giác quan tri giác (sense-perception). Khoa học gọi là vùng Kiến giải Tổng quát.

Đặc tính của giác quan tri giác chỉ nhận thức bằng vật trống rỗng (the bare thing). Trong đó vật chỉ chính nó mà thôi (thing-in-itself). Trong đó không có tất cả những liên quan đến cái khác hay những đặc tính chung của vật. Thí dụ: thấy lửa; biết có lửa. Thấy khói; biết có khói. Nói theo ngôn ngữ Thiền tông, đó là “tự tướng-svalakana” của vật được nhận thức bằng “tánh thấy”. Ta không thể thêm điều gì nữa về đối tượng. Trên cơ sở này, với nhận thức bằng giác quan tri giác con người có khả năng đạt được trực giác trí hay tuệ trí.

2)  Nhận Thức bằng suy luận

- Cái gì được nhận thức bằng suy luận thì không bao giờ là nhận thức bằng giác quan

Thí dụ: khi thấy khói, khói là đối tượng trong tầm nhìn của mắt, nhưng qua thấy khói, ta suy luận có lửa. Lửa được nói lên là nhận thức bằng suy luận chứ không bằng giác quan tri giác. Vì mắt không thấy lửa mà chỉ thấy khói. Lửa ngoài tầm nhìn của mắt. Lửa được nhận thức bằng suy luận. Trong suy luận hình ảnh đối tượng được nhận thức gián tiếp, có nghĩa mơ hồ (vaguely) hay trừu tượng (abstractly), bởi vì ta chỉ nhận thức qua dấu hiệu của nó là khói chứ không thấy tận mắt qua dấu hiệu của nó là lửa. Trong trường hợp này, Trí Năng đóng vai trò suy luận nhận thức. Do đó, vật chính nó được nhận thức bằng giác quan, nhưng khi có mặt Trí Năng thì những đặc tính riêng hay đặc tính chung của vật được lập thành bằng sự tưởng tượng hay tô vẽ của Trí Năng. Vật không còn được thể hiện theo tự tướng của nó nữa.

Cho nên, cái gì được nhận thức bằng suy luậnnhận thức của Trí Năng. Cái gì được nhận thức bằng Trí Năng thì không bao giờ là nguồn cội của trí tuệ. Trong nhận thức này luôn luôn chứa tư tưởng nhị nguyên (dualistic thoughts); thành kiến, định kiếnquan niệm chủ quan thường trực xuất hiện trong nhận thức suy luận.

3)  Nhận Thức ngoài cảm giác

- Hiểu biết hay Biết Như Thực (yathābhūta ñāa) là loại Nhận Thức “ngoài cảm giác-extra-sensory

 Hiểu biết này được có là do thọ trong sạch hay tâm không dính mắc đối tượng tạo nên. Trong tiến trình cảm thọ này không có thành kiến, định kiếnquan niệm chủ quan xuất hiện. Người có kinh nghiệm “biết thầm lặng- tacit knowing or tacit awareness” hay “biết thanh thản-serene awareness” là người có Nhận Thức ngoài cảm giác. Nhận Thức này là Nhận Thức Không Lời (worldless cogniton), nó không dựa vào Trí Năngdựa vào tánh biết. Thuật ngữ Thiền tông gọi là “Tánh Giác” Trong Phật Giáo Nguyên Thủy, nó là nền tảng của Vô sanh trí. Trong Phật Giáo Phát Triển, nó là nền tảng của Trí tuệ Bát Nhã. Tất cả người thường tuy cũng có năng lực này, nhưng họ không nhận ra nó vì họ chưa được hướng dẫn hay chưa có kinh nghiệm thực sự về nó. Do đó, năng lực này được xem là năng lực “ngoại lệ.” Nó chính là năng lực của “Thọ thanh tịnh.” Chỉ có người thực sự bước vào dòng Thánh mới kinh nghiệm được thọ thanh tịnh. Người còn nhiều khát ái, nhiều vướng mắc, không bao giờ kinh nghiệm được Nhận Thức ngoài cảm giác. Khi tâm bị ngũ chướng2 đè nặng, Nhận Thức ngoài cảm giác không thể có. Từ đó, trí huệ không làm sao tự phát.

Vì vậy, năng lực Nhận Thức ngoài cảm giác luôn luôn là nền tảng của trí tuệ Bát Nhã hay trí tuệ tâm linh.

 

7. TÁC DỤNG

Tất cả hành động có kết quả của con người, bao gồm trong việc đời cũng như việc đạo, đều được đặt trên Chánh Trí (right knowledge). Thiếu Chánh Trí, con người không làm sao đạt được kết quả điều mình mong đợi.

Muốn có Chánh Trí, ta cần có nhận thức đúng về đối tượng cũng như sự việc liên hệ đến hoạt động của ta. Chính nhận thức đúng giúp ta có quyết tâm hay xét đoán những vấn đề khó khăn được dễ dàng hơn. Như vậy, nhận thức đúng là nhận thức đưa đến thành công. Nhận thức sai lầm thì đưa đến không thành công điều gì hay đưa đến thất bại. Vì nhận thức sai lầm đưa đến lạc lối, lạc đường (astray), nó làm cho chúng ta có những hành động hay việc làm sai lầm. Do đó, mục tiêu nhắm đến hay những điều chúng ta mong đợi, mong chờ không làm sao đạt được.

Thí dụ: bắt chước quí vị tăng ni tu thiền nhập thất, một người không có vốn liếng pháp học về thiền cũng nhập thất như họ. Đây là nhận thức sai lầm. Vì ta không được trang bị pháp học, pháp hành, ta biết gì để ứng dụng khi nhập thất?

Nhưng động cơ nào gây ra nhận thức sai lầm ? Đó là nghi và ngu.

Nghi có hai loại:

1) Hoàn toàn nghi - Ta nghi tất cả. Trong cái nghi đó, ta chê bai tất cả phương tiện và kỹ thuật thực hành; nghi tất cả kiến thức của người khác; nghi tất cả môi trường ta đang sống; nghi tất cả thiện tâm, thiện chí của người khác; nghi luôn khả năng đặc biệt của ta. Đây là cái nghi của người không có trí (no knowledge) hay người ngu. Với cái nghi này, ta không giải quyết được điều gì đến nơi rốt ráo và cũng không xét đoán được điều gí đúng với thực chất của nó. Tâm ta luôn luôn loạn động. Những mối nghi cứ luân phiên nổi lên cản trở bước tiến hay hành động của ta. Và ta cũng chẳng có một quyết tâm dứt khoát gì đối với vấn đề trước mắt của ta.  Chương trình, kế hoạch, dự trù, dự tính của ta luôn luôn thay đổi. Vì thế, theo sau cái nghi này là không bao giờ có hành động có mục đích dứt khoát trong đó. Tà kiến luôn luôn có mặt trong những lối hành động và giải quyết của ta.

Thí dụ: khi học thiền, ta được vị thầy dạy phương pháp “Buông bỏ sự suy nghĩ” để tánh biết hoạt động, ta liền nghi; cho rằng trên đời này không ai có khả năng buông bỏ sự suy nghĩ. Mặt khác, ta còn so sánh: nếu không suy nghĩ thì ngu sao? Từ đó ta nghi vị thầy này dạy không đúng. Ta không theo học nữa.

2) Vừa nghi vừa mong đợi - Đây là cái nghi của người có Chánh Trí. Trong khi nghi, người đó vẫn mong đợi thành công hay cảm thấy rõ về nét đặc biệt nào đó mà người đó nghĩ rằng mình sẽ đạt được trong tương lai gần hay xa nào đó. Đây là cái nghi có sự xét đoán và có quyết tâm hành động. Nghi này được xem nhưChánh Trí.

Thí dụ: nhà nông không chắc thu hoạch tốt trong vụ mùa năm nay, nhưng mong đợi rằng sau vụ mùa này sẽ thu hoạch kết quả khả quan. Sau đó, vị ấy bắt tay trực tiếp vào việc làm mùa với những xét đoán chính xác về hoa màu, hạt giống, phân bón, nước, và nỗ lực hành động. Hành động này được xem là hành động có mục đích.

Kết luận: - Sai lầm và nghi là đối nghịch với Chánh Trí.

Nguồn của Chánh Trí là không mâu thuẫn với kinh nghiệm. Vì người có Chánh Trí là người đã có kinh nghiệm về điều họ đã trải qua. Học biết làm như thế sẽ thành thành công. Họ không phải là người mò mẫm mà là người đã trải qua kinh nghiệm. Lời nói của họ chân thực. Mỗi nhận thức của họ đều không mâu thuẫn bởi kinh nghiệm, vì nó là nguyên nhân của thành công với hành động có mục đích. Cho nên, trên phương diện tâm linh, Chánh Trí đưa đến đạt được mục tiêu, tà trí đưa đến thất bại tâm linh.

Chánh Trí không phải là nhận thức cái tuyệt đối, nhận thức sự vật như thực hay tri thức thực tại hay không thực tại của ngoại trần.

Thông thường, con người hằng đeo đuổi các đối tượng bên ngoài, giác quan của họ luôn luôn bị dính mắc với chúng. Họ bị chúng chinh phục. Tà trí theo đó xuất hiện trong tâm họ.

Thực tại tuyệt đối chỉ có nhận thức được bằng trí tuệ Bát Nhã. Trong đó không có luận lý hợp lý theo luận lý học thế gian.

Nhận Thức là một nhận thức mới, nhận thức của đối tượng chưa được nhận thức. Nó là cái nhận thức lúc đầu, cái loé sáng biết đầu tiên khi ánh sáng của nhận thức được rực lên (kindled). Đây là cái Nhận Thức Không Lời (wordless cogniton). Nhận thức này được liên tục kéo dài, cái biết (awareness) trở nên vững chắclâu dài (enduring). Nguồn của Chánh Trí xuất phát từ mỗi nhận thức. Nguồn của trí tuệ tâm linh được đặt trên sự lâu dài nhận thức (enduring cognition).

Ký ức, tình thương, sân hận là những đối tượng được nhận thức rồi, chúng không phải là nguồn của Chánh Trí.

Yếu tố Nhận Thức của tâm chúng ta được giới hạn ngay lúc chúng ta đạt được cái lóe sáng biết đầu tiên về đối tượng trước mặt.

Sau đó, đối tượng được lập thành hình thể, hay hình ảnh. Nó là sự nhận ra (recogniton) chứ không phải là nhận thức.

Suy luậný nghĩa, tuy nhiên ý nghĩathực tại bên ngoài khác với vật liên hệ.

Với người thực hành Thiền, tiến trình Nhận Thức đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của tâm.

Thí dụ:

1.   Trong nhận thức sự vật như thực, tác dụng của nhận thức này đưa đến tâm trong sạchthuần nhất. Tâm Chỉ và tâm Định được đặt trên cơ sở nhận thức sự vật như thực.

2.   Trong Nhận Thức Không Lời, đưa đến phát triển trực giác. Nó là nền tảng của sự thành tựu trí tuệ Bát Nhã. Trong cái lóe sáng biết đầu tiên, nó đã có mặt.

3.   Trong nhận thức đúng đối tượng đưa đến Chánh Trí. Đó là biết (knowledge) không mâu thuẫn với kinh nghiệm.

Tất cả hành động có kết quả của con người, bao gồm trong việc đời cũng như việc đạo, đều được đặt trên Chánh Trí (right knowledge). Thiếu Chánh Trí, con người không làm sao đạt được kết quả điều mình mong đợi.

Người bình thường tuy cũng có Nhận Thức nhưng không khai triển được tiềm năng giác ngộ thông qua nhận thức đặc biệt của họ. Trái lại, người bắt đầu đi vào dòng Thánh có khả năng khai triển Nhận Thức Không Lời của họ để thành tựu trí tuệ Bát Nhã.

Loài thú tuy cũng có Nhận Thức nhưng chúng sống theo bản năng nên không có nhận thức sâu sắc và rộng lớn bằng loài người. Người sống theo bản năng hay theo thói quen cũng không khai triển được nhận thức sâu sắc và rộng lớn.

 

BẢN ĐỒ NHẬN THỨC

 

1.- Hỏi: - Bản Đồ Nhận Thức là gì?

      Đáp: - Trước hết Bản Đồ Nhận Thức khác hơn bản đồ chỉ đường. Bản đồ chỉ đường là bản đồ mà ta có thể sử dụng mỗi khi ta muốn tìm hiểu địa điểm hay đường đi đến địa điểm nào. Ta có thể lật bản đồ chỉ đường bất kỳ lúc nào ta muốn để nhận ra các lối đi đến nơi ta muốn đến. Trong lúc đó, bản đồ Nhận Thức là bản đồ đã được in sẵn trong trí nhớ của ta. Nó là những con đường đi Về Nhà hay những con đường đi đến chỗ Trí Tuệ Bát Nhã, hoặc những con đường đến nơi chôn dấu Ngọc Như Ý mà ta đã được trang bị trong các khóa tu. Trong đó trọng tâm chủ yếu là các pháp học và thực hành mà ta cần nắm cho vững chắc. Xem như ta cất các dữ kiện pháp học và pháp hành vào trung tâm ký ức dài hạn hay ngắn hạn.

 

2.- Hỏi: - Tại sao?

      Đáp: - Bởi vì khi thực hành thiền, đặc biệt trong lúc nhập thất tại nhà hay tại thiền viện, ta đang độc hành, độc bộ. Ta “đi một mình, thực hành một mình.” Không bạn bè, không kinh, luận, không thầy ở kế bên. Do đó, ta cần có bản đồ Nhận Thức để khi gặp những chỗ bế tắc, ta có thể tự nhớ lại pháp học hay pháp hành như thế nào đó. Hoặc ta có thể thực hành tuần tự trước, sau, thứ lớp pháp nào đó mà ta đã học qua.

Thí dụ:

Thực hành pháp “Không Theo Vọng Tưởng,” ta sử dụng kỹ thuật “làm chủ niệm khởi.”

Thực hành pháp “Chỉ Tánh Giác,” ta áp dụng các kỹ thuật “Không Định Danh Đối Tượng,” “Không Dán Nhãn” hay  “Chú Ý Trống Rỗng.”

Thực hành pháp “Sống với Tánh Giác,” ta áp dụng kỹ thuật “Tỉnh Thức Biết,” “Thầm Nhận Biết,” hay “Chánh Niệm Tỉnh Giác.”

 

3.- Hỏi: - Tại sao phải cần Bản Đồ Nhận Thức?

      Đáp: - Giống như một người học võ, y phải được vị thầy dạy các câu thiệu, tức là lý thuyết về các cách đi quyền hay các chiêu thức tấn công, phòng thủ, hoặc hư chiêu hay thực chiêu. Nếu y không thuộc các câu thiệu, y sẽ dễ quên các cách vận dụng tay chân (manipulation) trong các tư thế hay chiêu thức. Trường hợp này cũng giống như người thuyền trưởng cần có la bàn để định hướng con tàu. Nếu muốn đến nơi mà thiếu la bàn, người thuyền trưởng không làm sao lái con tàu của mình đang trên bể cả mênh mông. Còn với người thực hành thiền, bản đồ Nhận Thức được sánh như các câu thiệu của người học võ hay la bàn của thuyền trưởng. Bởi vì ta đang mở cuộc hành trình tâm linh nếu không thiết lập được bản đồ Nhận Thức, ta khó có thể đạt đến mục tiêu tâm linh.

 

4.- Hỏi: - Muốn có Bản Đồ Nhận Thức phải làm sao?

      Đáp: - Có hai điều ta cần nắm vững:

 Thứ nhất, ta cần chọn hướng đi của mình. Điều này có nghĩa ta cần chọn pháp để dụng công. Thí dụ: trong lớp Trung Cấp 1, mục tiêu của ta là thực hành Thấy Như Thực, Biết Như Thực, ta cần thông suốt nghĩa như thực và cách thực hành như thực trong 4 oai nghi. Trong lớp Trung Cấp 2, ta học Chân Như, ta cần thông suốt ý nghĩa Chân Như và cách thực hành thể nhập Chân Như.

 Thứ hai, ta cần nắm ý nghĩa 4 nguyên tắc trong bản đồ Nhận Thức cho thật vững. Đây là hai điều kiện cơ bản trước khi thiết lập bản đồ Nhận Thức.

 

5.- Hỏi: - 4 nguyên tắc này dựa trên điều kiện gì để thành lập?

      Đáp: -  4 nguyên tắc này được lập thành dựa vào ký ức. Không ký ức, không thành lập được. Do đó, muốn có ký ức, ta phải nhớ rõ nội dung các điều ta học về chủ đề đó. Thí dụ: học về Chân Như, ta phải hiểu rõ nội dung Chân Như, tác dụng Chân Như, và cách thực hành thể nhập Chân Như. Ngoài ra ta cũng phải thực hành thường xuyên để dữ kiện được lưu trữ trong kho ký ức dài hạn hoặc ngắn hạn. Đây là cách ta huấn luyện tế bào hình tháp có thói quen mới.

 

6.- Hỏi: - 4 nguyên tắc trong bản đồ Nhận Thức như thế nào?

      Đáp: - 4 nguyên tắc trong bản đồ Nhận Thức như sau:

1.   Nhận Thức ngữ nghĩa (semantic cognition).- Bất kỳ học môn gì, điều quan trong là ta cần nắm vững cốt lõi hay phía sau thuật ngữ trong bộ môn đó. Nếu không nắm vững phía sau thuật ngữ đó nói lên điều gì, ta sẽ khó ứng dụng các kỹ thuật được thiết lập trong bộ môn đó. Thí dụ: khi mới bắt đầu học thiền, ta nghe vị thiện tri thức lập lại lời trong kinh là “Tất cả chúng sanh đều có Tánh Giác.” Như vậy, nếu kể về sinh vật trên thế gian thì loài thú có tình cảm đều có Tánh Giác. Do đó, con chó, con gà, con sư tử, con voi cũng đều có Tánh Giác. Tuy nhiên, dù có Tánh Giác nhưng loài thú không thể nào tự mình khai triển được chức năng Tánh Giác, vì chúng không như loài người. Nên Tánh Giác của chúng đành mai một. Còn chúng ta tuy biết mình có Tánh Giác, nhưng nếu không có người chỉ dẫn hay giải thích, ta thực sự không hiểu đàng sau Tánh Giác là gì. Nhiều lắm là ta có thể biết Tánh Giác là Chân Tâm, là tâm không phân biệt, là cái biết thường hằng, cái biết không hai, cái biết lặng lẽ. Nhưng ta không nắm rõ thực chất những kiến giải kia là gì. Cuối cùng xem như ta chỉ huân tập thêm kiến giải của người đi trước mà chính mình cũng chẳng biết rõ được thực chất ngữ nghĩa của Tánh Giác ra sao.

Cho nên, trong nhận thức ngữ nghĩa, không có trạng thái hiểu chung chung hay đại khái. Nếu hiểu như thế, ta vẫn rơi vào kiến giải nhị nguyên, dù ta tự xem như mình là người đang thực hành pháp không nhị nguyên. Vì vậy, tác dụng của nhận thức ngữ nghĩa là giúp ta phải thực sự nắm vững cốt lõi thuật ngữ pháp thiền mà ta đang thực hành hay sẽ thực hành. Sau đó ta cố gắng ghi nhớ cốt lõi ý nghĩa thuật ngữ; làm cho thuật ngữ đó thâm nhập (absorbes) vào ký ức của ta. Cho đến khi gặp thuật ngữ đó trong bất kỳ trường hợp nào, ta liền nhận ra ngay cốt lõi bên trong thuật ngữ đó nói lên điều gì. Lúc bấy giờ xem như ta đạt được nhận thức ngữ nghĩa. Sự đạt được này, trên thực tế đã được ghi trong ký ức dài hạn hoặc ký ức ngắn hạn. Có như thế bản đồ nhận thức mới trở thành giá trị cho người thực hành thiền theo nguyên tắc “độc hành, độc bộ.”

2.   Nhận Thức thủ tục (procedural cognition).- Đây là nhận thức “biết làm sao” trong tiến trình thực hành pháp thích hợp khi ta thực hành thiền trong 4 oai nghi, đặc biệt khi tọa thiền hay thiền hành hoặc làm những công việc gì khác bằng tay chân. Nhận thức này được thành lập dựa trên ký ức thủ tục (procedural memory) và ký ức sự kiện (fact memory). Đó là từng sự kiện liên hệ đến pháp hành hay pháp học của chủ đề nào đó được hòa nhập trong nhận thức thủ tục. Khi ta bắt đầu thực hiện các động tác liên hệ đến thiền, lập tức những dữ kiện được cất trong ký ức liền đáp ứng theo sự khởi ý của ta. Ngay lúc đó, ta làm trong vô ngôn.

Thí dụ: khi nhổ cỏ, lặt rau, gánh nước, bổ củi, hút bụi, thiền hành... những cách thức hay sự kiện của các động tác ta đều làm theo thủ tục biết của Tánh Giác. Tức là ta làm trong vô ngôn.

Trên thực tế, nhận thức thủ tục được triển khai trên tiến trình biết không lời (wordless awareness). Nó được thể hiện trong việc làm theo thủ tục Nhận Thức mà không có Ý Thức xen vào. Người chưa đạt được kinh nghiệm biết không lời, cũng như người chuyên sử dụng Ý Thứcsuy nghĩ hay Trí Năng biện luận không bao giờ nhận ra được chức năng biết không lời của cơ chế Tánh Giác. Nó khác hơn cái biết công bố (declarative knowledge). Biết công bố là “biết có lời-verbal knowledge” được thực hiện trong khi vừa làm vừa nói; vừa đi, vừa suy nghĩ; vừa ăn, vừa bàn chuyện hay vừa suy nghĩ miên man; vừa lái xe, vừa suy luận tính toán. Còn biết lặng lẽ là “biết làm sao,” được thực hiện trong khi vừa làm vừa im lặng trong tâm; vừa ăn chỉ biết ăn mà trong não không suy nghĩ việc gì khác; vừa lái xe mà tâm ngôn không khởi dậy, niệm biết không lời thường trực hiện hữu trên mọi thao tác (manipulative act).

Một thí dụ nữa, như khi đi xe đạp là biết đi như thế nào, nhưng nếu được hỏi để giải thích làm sao để đi được thì phải nói ra những cách thức đi. Giống như trường hợp khi ta thiền hành là vừa đi, vừa biết mình đang đi, đồng thời cũng không nói điều gì trong lúc đương đi. Vì vậy, khi nhận thức thủ tục có mặt, trong đó không có mặt Ý Thức hay suy nghĩ và nói năng. Tất nhiên tự ngã vắng bóng.

Nhận thức thủ tụcnhận thức được trình bày gián tiếp qua các hình thức hành động tay chân thầm lặng. Thuật ngữ thiền gọi là Định trong động. Trong tiến trình này, nhận thức thủ tục đóng vai chủ động. Nguyên tắc nhân chứng (witness) dựa trên điều kiện này.

Trong Như Lai Thanh Tịnh Thiền, nhận thức thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật Tánh Giác.

3.   Nhận Thức tình tiết (episodic cognition).-  Đây là sự hiểu biết phải làm gì trong từng bước thực hành các giai đoạn hay các lúc thực hành trong 4 oai nghi.

Thí dụ: trước khi thiền hành, ta biết mình phải làm gì;  trong lúc thiền hành ta áp dụng ra sao khi dở chân, đạp chân và bước đi tới trước. Ta có suy nghĩ chăng? Ta có nói thầm trong não chăng? Ta có lập lại nội dung âm thanh mỗi khi tai nghe tiếng động chung quanh hay tiếng người nói chung quanh? Cuối cùng, sau khi chấm dứt thiền hành, ta phải làm gì.

Cũng như khi thực hành “Chánh Niệm Tỉnh Giác” hay  “Chánh Niệm để trước mặt” trong lúc ngồi, ta phải tuần tự áp dụng ra sao.

Trên nguyên tắc, những tình tiết trong từng giai đoạn hay từng bước này đã được ta luyện tập nhiều lần trong những ngày, tháng hay năm trước đây. Tế bào não đã có thói quen mới về các phương thức thực hành thứ tự đó. Cuối cùng những dữ kiện tình tiết này được ghi vào ký ức, và nó trở thành ký ức tình tiết (episodic memory). Chính ký ức này là nền tảng của nhận thức tình tiết. Vì vậy, nếu không thực hành đều đặn, ta sẽ không làm sao tạo ra được nhận thức tình tiết. Do đó, ta có thể quên trước, quên sau khi áp dụng một kỹ thuật nào đó trong thiền.

4.   Nhận Thức gợi lên (evocative cognition).- Cũng như 3 loại nhận thức trước, nhận thức gợi lên phải thường xuyên được áp dụng để dữ kiện “gợi lên” được cất giữ vào kho ký ức. Khi được cất giữ, gợi lên sẽ trở thành ký ức gợi lên (evocative memory) trong tâm về điều gì. Thí dụ: gợi lên một hình ảnh hay một tên gọi về người hay vật gì.

- Trên phương diện thực hành thiền ở cấp 2 - cấp làm cho “Tánh Giác hiển lộ,” nội dung gợi lên gồm một trong hai phần: gợi lên tên pháp hay gợi lên một chiêu thức nào mà ta tâm đắc để dẹp niệm. Thí dụ: “tỉnh thức biết,” “thầm nhận biết.”

Thí dụ: để trị niệm khởi bất chợt khởi lên trong lúc ta đang kinh nghiệm trạng thái tâm thuần nhất khi tọa thiền, ta có thể dùng niệm “thầm nhận biết” để trị tạp niệm. Ta chỉ gợi lên tên “thầm nhận biết” tức thì niệm kia liền tan ngay. [Chú ý: - Nếu chưa thực hành “thầm nhận biết” ta sẽ không bao giờ hiểu ý nghĩa và tác dụng của kỹ thuật này. Ở đây không nhắc lại.]

- Trong trường hợp thực hành thiền ở cấp “thể nhập vào đối tượng,” nó là dụng ngữ được dùng với mục đích tự nhắc nhở tên pháp mà ta sẽ ứng dụng, bằng cách gợi lên tên pháp đó hay kỹ thuật nào đó với trạng thái “Nhận Thức Không Lời.” Trên nguyên tắc, Nhận Thức Không Lời là kỹ thuật giúp ta đạt được thể nhập vào đối tượng.

Thí dụ: khi thực hành thể nhập Chân Như, ta chỉ gợi lên tên “thể nhập Chân Như” mà không nói thầm về tên “thể nhập Chân Như.” Đây là kỹ thuật “Biết Mà Không Khởi Lên Niệm Biết.” Nếu đạt được, ta sẽ kinh nghiệm trạng thái Nhận Thức Không Lời trùm khắp toàn thân và tâm.

Tác dụng:

1) Nhận thức gợi lên giúp ta tuy có khởi niệm mà niệm đó vẫn ở trạng thái không phát ra tần số; sóng não vẫn không dao động. Trong trường hợp này ta biết rất rõ ràng môi trường chung quanh và đặc biệt kinh nghiệm sự hoạt hóa đồng bộ trên thân nhưng rất nhẹ nhàng, vi tế.

2) Ngoài ra nó cũng  giúp ta chận đứng niệm từ vùng ký ức vận hành hay ký dài hạn bất chợt khởi lên.

Thí dụ: khi đương  trong trạng thái định không tầm không tứ, bất chợt có một niệm từ vùng ký ức vận hành khởi lên, bằng nhận thức gợi lên, ta sẽ gợi lên niệm “biết” để phá tan niệm nói thầm.

________________________________________________________________

 

 

CHÚ THÍCH

1. Thực tại: P: tatva; Skt: tattva: Reality. Trạng thái thực, tinh túy hay thực chất của điều gì: the real state, the essence or substance of anything.

2. Ngũ chướng: the five impediments: nīvaraṇas Ngũ chướng: năm điều trở ngại: P: Pañca nīvaraṇa:  the Five Hindrances. (x.t. Ngũ cái) The Five Hindrances or Five Impediments:

3) Tham dục (dính mắc và say đắm năm thứ khoái cảm của ngũ quan, gồm tiền bạc, dâm ô lãng mạn, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ) P: Kammachanda: Lustful desire, Sensuous Lust

4) Sân (giận dữ trước những cảnh chướng tai, gai mắt hoặc không vừa ý với tình cảm riêng của mình): P: Vyàpàda: Anger or Ill-will,

5) Hôn trầm thụy miên (uể oải và ngủ gật): P: Thīnamiddha: Sloth and drowsiness or physical and mental topor and languor Hôn trầm = sự uể oải = sloth, tính lờ phờ = lethargy. Thụy miên = tình trạng ngủ gật = drowsiness.

4) Trạo hối (tâm lo ra, nghĩ tưởng lăng xănglo lắng, phiền não về những việc đã làm): P: Uddhacca-Kukkucca:  Agitation and worry or restlessness and Worry. Trạo hối = phiền não từ trong tâm, làm cho tâm xao xuyến, không an, lo ra, và đưa đến ăn năn hối hận về những việc làm sai trái của thân, lời, và ý trong thời gian trước đây. Trạo = trạo cử = phiền não làm cho tâm xao xuyến. Hối = hối quá = hối hận việc làm sai trái đã qua; sửa cũ đổi mới, bỏ ác làm thiện.

5) Hoài nghi (thiếu niềm tin vào pháp học và pháp hành): P: Vīcikicchā: Sceptical doubts or doubts.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3520)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10317)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4593)