2. Không Phải là Giáo Điều hay Đức Tin Mù Quáng

18 Tháng Mười 201711:50(Xem: 7480)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

III

TIẾP CẬN GIÁO PHÁP

 

         2.    KHÔNG PHẢI LÀ GIÁO ĐIỀU HAY ĐỨC TIN MÙ QUÁNG

 

            Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành với một đoàn đại chúng Tỷ kheo, đến thị trấn của người Kālāmas tên là Kesaputta (2). Bấy giờ, người Kālāmas ở Kesaputta nghe người ta nói rằng: “Sa môn Gotama, là con trai của bộ tộc Thích Ca, đã xuất gia từ giòng họ Thích Ca, nay đã đến Kesaputta. Giờ đây đã có lời đồn tốt đẹp về Sa môn Gotama đang được truyền đi như vầy: Ngài là một bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi đã tự mình chứng đắc chánh trí về thế giới này, cùng với chư thiên, Ma VươngPhạm Thiên, cùng với chúng Sa môn , Bà-la-môn, cùng với các loài trời và loài người, Ngài đã giải bày tri kiến ấy cho mọi người. Ngài đã thuyết giảng Giáo pháp tốt đẹp ở chặng đầu, tốt đẹp ở chặng giữa, tốt đẹp ở chặng cuối, với ý nghĩa và lời văn chân chánh, Ngài đã trình bày một đời sống phạm hạnh tuyệt đối viên mãn và thanh tịnh’. Giờ đây thật lành thay cho chúng ta để đến yết kiến vị A-la-hán ấy ”.(3)

            Rồi các người Kālāmas của thị trấn Kesaputta đi đến Thế Tôn. Một số người đảnh lễ Ngài và ngồi xuống môt bên; một số người khác trao đổi lời chào đón thăm hỏi, sau khi chào đón và hỏi thăm thân thiện họ cũng ngồi xuống một bên, một số người khác cung kính vái chào Ngài và ngồi xuống một bên; một vài người khác vẫn giữ im lặng và ngồi xuống một bên. Rồi các người Kālāmas bạch Thế Tôn :

             - Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà-la-môn đi đến Kesaputta, họ giải thích và làm sáng tỏ giáo lý của họ, nhưng lại chê bai, bài xích, khinh miệt, xuyên tạc giáo lý của người khác. Nhưng rồi lại có một số Sa môn, Bà-la-môn khác đi đến Kesaputta, họ cũng giải thích và làm sáng tỏ giáo lý của họ, và chê bai, bài xích, khinh miệt, xuyên tạc giáo lý của người khác. Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, chúng con có những hoang mang nghi ngờ là không biết những vị Sa môn đó, ai là người nói sự thật và ai là người dối trá ?”

             - Này các người  Kālāmas, các người hoang mang là đúng, các người nghi ngờ là đúng. Nghi ngờ khởi lên khi các ngươi thấy hoang mang về một vấn đề nào đó. Này, các người Kālāmas. Đừng tin những gì do truyền khẩu, do giáo lý truyền lại, vì nghe lời đồn đãi, từ các bộ sưu tập  kinh điển, vì hợp luận lý, từ kết luận do suy diễn, vì suy tưởng siêu hình, vì chấp nhận quan điểm sau khi suy xét, vì  diễn giả có vẻ là người có khả năng, hay vì các ngươi suy nghĩ, ‘Sa môn này là thầy của chúng ta’. (4) Nhưng khi các ngươi tự mình biết rằng, ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này đáng chê trách, các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến tổn hại và khổ đau’, lúc ấy, các người phải từ bỏ chúng.

            -  Này các người Kālāmas, các ông nghĩ thế nào ? Khi tham, sân, si khởi lên trong tâm một người, điều đó ấy đem lại an vui hay tổn hại cho người ấy?

            -  Tổn hại cho người ấy, bạch Thế Tôn.

             - Này các người Kālāmas, một người có tâm tham lam, sân hậnsi mê, bị tham sân si chế ngự, tâm bị chúng điều khiển, người ấy sẽ sát sinh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo; người ấy cũng sẽ nhắc nhở người khác làm như vậy. Điều này có đưa đến tổn hạiđau khổ lâu dài cho ông ta không ?.

            - Thưa có, bạch Thế Tôn.

            - Này các người Kālāmas, Các ông nghĩ thế nào ? Những điều ấy là thiện hay bất thiện ?

            - Bất thiện, bạch Thế Tôn.

             – Đáng chê trách hay không đáng chê trách ?         

            – Đáng chê trách, bạch Thế Tôn       

            - Bị người trí chỉ trích hay ca ngợi ?

            – Bị chỉ trich, bạch Thế Tôn”.

            - Nếu chấp nhậnthực hành, chúng có đưa đến tổn hạiđau khổ hay không, hoặc trong trường hợp này, sẽ như thế nào ?

            –  Nếu chấp nhậnthực hành, những điều ấy sẽ đem lại tổn hạiđau khổ. Chúng con thấy như vậy trong trường hợp này.

            - Này các người Kālāmas, chính vì lý do này, mà ta đã nói với các ông: Đừng tin những gì do truyền khẩu….

            -  Này các người  Kālāmas. Đừng tin những gì do truyền khẩu, do giáo lý truyền lại, vì nghe lời đồn đãi, từ các bộ sưu tập  kinh điển, vì hợp luận lý, từ kết luận do suy diễn, vì suy tưởng siêu hình, vì chấp nhận quan điểm sau khi suy xét, vì  diễn giả có vẻ là người có khả năng, hay vì các ngươi suy nghĩ, ‘Sa môn này là thầy của chúng ta’. (4) Nhưng khi các ngươi tự mình biết rằng: ‘Các pháp này là thiện, các pháp này không có chỗ nào đáng chê trách, các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến an lạc và hạnh phúc’, lúc ấy, các người hãy chấp nhậnthực hành.

            - Này các người  Kālāmas, các ông nghĩ thế nào ? Khi một người không khởi tâm tham, không sân, không si, thì những điều này đem lại an vui hay tổn hại cho người ấy ?

             -  Đem lại an vui, bạch Thế Tôn.     

             -   Này các người Kālāmas, một người không có tâm tham, không sân và không si, không bị tham sân si chế ngự, tâm không bị chúng điều khiển, người ấy giữ giới không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo; người ấy cũng sẽ nhắc nhở người khác làm như vậy. Điều này có đưa đến an vui và hạnh phúc lâu dài cho ông ta không?

             –  Thưa có, bạch Thế Tôn.

            - Này các người Kālāmas, Các ông nghĩ thế nào ? Những điều ấy là thiện hay bất thiện ?

            - Thiện, bạch Thế Tôn.

            –  Đáng chê trách hay không đáng chê trách ?         

             – Không có gì đáng chê trách, bạch Thế Tôn          

            - Bị người trí chỉ trích hay ca ngợi ?

             – Được ca ngợi, bạch Thế Tôn

            . – Nếu chấp nhậnthực hành, chúng có đưa đến an vui và hạnh phúc hay không, hoặc trong trường hơp  này, sẽ như thế nào ?

             –  Nếu chấp nhậnthực hành, những điều ấy sẽ  đem lại an vui và hạnh phúc . Chúng con thấy như vậy trong trường hợp này.

            - Này các người Kālāmas, chính vì lý do này, mà ta đã nói với các ông: Đừng tin những gì do truyền khẩu….

            - Này các người Kālāmas, một vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si, tâm luôn tỉnh giác, ,luôn giữ chánh niệm , an trú một phương với tâm tràn ngập lòng từ bi , cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư.(6). Cứ như vậy trên, dưới, băng ngang và cùng khắp, với tất cả mọi loài cũng như với chính mình, vị ấy an trú bao trùm khắp thế giới với tâm tràn ngập từ bi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân.

             Vị ấy an trú một phương với tâm tràn ngập từ bi …, với tâm hỷ…, với tâm xả, cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư (6). Cứ như vậy trên, dưới, băng ngang và cùng khắp, với tất cả mọi loài cũng như với chính mình, vị ấy an trú bao trùm khắp thế giới với tâm xả tràn ngập  , rộng lớn, cao thượng,  vô lượng, không hận, không sân.

            - Này các người Kālāmas, khi vị thánh đệ tử này đã làm cho tâm mình hết sạch sân hận, trong sáng , thanh tịnh, vị ấy sẽ đạt được bốn điều hứa hẹn ngay trong đời này.

             Điều hứa hẹn thứ nhất mà vị ấy đạt được là : ‘ Nếu có đời sau, nếu có nhân quả cho những hành động thiện ác, thì có thể sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, ta sẽ sanh lên cõi thiện lành, cõi Trời ’.

             Điều hứa hẹn thứ hai mà vị ấy đạt dược là : ‘ Nếu khôngđời sau, nếu khôngnhân quả cho những hành động thiện ác, thì tại đây, ngay trong đời này, ta sẽ sống hạnh phúc, với tâm không  hận, không sân.’

             Điều hứa hẹn thứ ba mà vị ấy đạt được là : ‘Giả sử quả ác sẽ xảy đến với người làm ác. Vậy, nếu ta không tạo ác nghiệp với bất cứ ai, thì làm thế nào đau khổ lại đến với ta, một người không bao giờ làm việc ác ?’

             Điều hứa hẹn thứ tư mà vị ấy đạt được là : ‘ Giả sử quả ác không xảy đến với người làm việc ác. Vậy thì, ngay tại đây, ta tự thấy mình thanh tịnh về cả hai phương diện.’

            - Này các người Kālāmas, khi vị thánh đệ tử này đã làm cho tâm mình hết sạch sân hận, trong sángthanh tịnh, vị ấy đã đạt được bốn điều hứa hẹn ấy ngay trong đời này.

            - Đúng như vậy, bạch Thế Tôn, đúng như vậy, bạch Thiện Thệ! Khi vị thánh đệ tử này đã làm cho tâm mình hết sạch sân hận, trong sáng, thanh tịnh, vị ấy đã đạt được bốn điều hứa hẹn ấy ngay trong đời này.

            Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật tuyệt diệu thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã làm sáng tỏ Chánh pháp bằng nhiều cách, như thể Ngài dựng đứng lại những gì đã bị xô ngã, hé mở những gì đã bị bưng bít, chỉ đường cho kẻ bị lạc đường, hoặc giơ cao ngọn đèn trong bóng tối để cho những người có mắt tốt có thể nhìn thấy được sự vật. Chúng con xin qui y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y Tăng. Xin Thế Tôn chấp nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến khi chết, chúng con xin trọn đời quy kính Ngài.  

( Tăng Chi Bộ Kinh I,  tr 336-347, 65: Các vị ở Kesaputta, )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3529)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10332)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4600)