8. Từ Thiên Giới đến Địa Ngục

18 Tháng Mười 201712:09(Xem: 5253)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VI

TẦM NHÌN  THÂM SÂU VỀ THẾ  GIỚI


 

8. TỪ THIÊN GIỚI  ĐẾN  ĐỊA  NGỤC

            -  Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt trong đời. Thế nào là bốn ?

             Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm từ tràn ngập khắp một phương, cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm từ tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chải với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sinh cùng sống chung với chư thiên của cõi trời Phạm Thiên. Thọ mạng của chư thiên trong cõi Phạm Thiên là một kiếp. Tại đấy, kẻ  phàm phu sẽ ở lại cho hết một kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống  cõi địa ngục, súc sanhngạ quỷ.  Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ cũa chư thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết Bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đăc thù giữa bậc thánh đệ tửnghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, về vấn đề tái sinh ở nơi chốn nào.

             Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm bi tràn ngập khắp một phương, cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm bi tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chải với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sinh cùng sống chung với chư thiên của cõi  Quang Âm Thiên. Thọ mạng của chư thiên trong cõi Quang Âm Thiên là hai kiếp. Tại đấy, kẻ  phàm phu sẽ ở lại cho hết kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống  cõi địa ngục, súc sanhngạ quỷ.  Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ cũa chư thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đăc thù giữa bậc thánh đệ tửnghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp,  về vấn đề tái sinh ở nơi chốn nào.

             Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm hỷ tràn ngập khắp một phương, cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm hỷ tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chải với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sinh cùng sống chung với chư thiên của cõi  Biến Tịnh Thiên. Thọ mạng của chư thiên trong cõi Biến TịnhThiên là bốn kiếp. Tại đấy, kẻ  phàm phu sẽ ở lại cho hết kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống  cõi địa ngục, súc sanhngạ quỷ.  Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ cũa chư thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đăc thù giữa bậc thánh đệ tửnghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp,  về vấn đề tái sinh ở nơi chốn nào.

             Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người an trú với tâm xả tràn ngập khắp một phương, cũng vậy với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng vậy, trên, dưới, băng ngang, khắp mọi nơi, khắp mọi vật cũng như chính mình, người ấy an trú với tâm xà tràn ngập khắp thế giới, quảng đại, hân hoan, vô hạn, không thù nghịch, không sân hận. Vị ấy vui hưởng niềm an lạc ấy, ưa thích nó, và cảm thấy cực kỳ thích thú. Nếu vị ấy vững chải với niềm an lạc ấy, quyết tâm giữ vững nó, thường xuyên an trú trong niềm an lạc ấy, và không đánh mất nó khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ được tái sinh cùng sống chung với chư thiên của cõi  Quảng Quả Thiên. Thọ mạng của chư thiên trong Quảng Quả Thiên là năm trăm kiếp. Tại đấy, kẻ  phàm phu sẽ ở lại cho hết kiếp, và khi kẻ ấy đã sống trọn tuổi thọ của chư thiên, kẻ ấy sẽ đi xuống  cõi địa ngục, súc sanhngạ quỷ.  Nhưng đệ tử của Như Lai sẽ vẫn ở lại đó cho đến hết kiếp, và sau khi đã sống trọn tuổi thọ cũa chư thiên, vị ấy sẽ chứng đắc Niết-bàn trong chính hiện hữu ấy. Đây là sự khác nhau, điểm khác biệt, nét đăc thù giữa bậc thánh đệ tửnghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp,  về vấn đề tái sinh ở nơi chốn nào.

            Này các Tỷ-kheo, đấy là  bốn hạng người có mặt trong đời.”

 

                        ( Tăng Chi BK II, Ch XIII, Phẩm : Sợ Hãi (V) (125) - tr 58-61)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2237)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8367)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3068)