5. Diệt Trừ Vọng Tưởng

18 Tháng Mười 201712:18(Xem: 7361)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VIII

TU TẬP TÂM
 

5. DIỆT  TRỪ  VỌNG  TƯỞNG

          1.Tôi nghe như vầy. Một thời Thế Tôn đang trú tại Xá Vệ  (Savatthi ) tại Rừng Kỳ- Đà (Jeta’s Grove ), thuộc Vườn Cấp-Cô-Độc ( Anāthapindika ). Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

           -Này các Tỷ-kheo .

            - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

           Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau :

          2.  Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đang theo đuổi tu tập tâm cao thượng, thỉnh thoảng vị ấy cần chú ý đến năm tướng.(18) Thế nào là năm ?

          3. (i)  Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi một tỷ-kheo chú ý đến một vài tướng, và từ các tướng đó trong tâm vị ấy khởi lên các ý tưởng bất thiện liên hệ đến tham dục, sân hậnsi mê, lúc đó vị ấy cần phải chú ý đến những tướng khác liên hệ đến những thiện pháp.(19)  Khi vị ấy chú ý đến những tướng khác liên hệ đến các thiện pháp, thì bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm.  Cũng giống như một người thợ mộc thiện xảo hay học trò của người thợ mộc dùng cái cọc trơn láng đánh bật ra, lấy ra, và rút ra một cái cọc thô nhám  khác,…cũng vậy… khi một Tỷ-kheo chú ý đến những tướng khác có liên hệ đến các thiện pháp… tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm.

          4. (ii)  Nếu trong lúc vị ấy chú ý đến vài tướng khác liên hệ đến các thiện pháp, trong tâm vị ấy vẫn còn khởi lên những pháp bất thiện liên hệ đến tham, sân, si, thì vị ấy cần phải quán sát sự nguy hiểm của các ý tưởng bất thiện như vầy: ‘ Những ý tưởng này là bất thiện, là sai trái, đưa đến kết quả khổ đau.’ Khi vị ấy quán sát sự nguy hiểm của các ý tưởng đó, thì bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Cũng giống như một thanh niên hay một thiếu nữ, trẻ tuổi, thanh xuân, yêu thích trang sức, sẽ cảm thấy kinh sợ, bị sỉ nhục và ghê tởm nếu bị quàng vào cổ một xác rắn, xác chó hay xác người, cũng vậy… khi vị Tỷ-kheo quán sát sự nguy hiểm của các ý tưởng đó,…tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm.

          5. (iii)  Nếu trong lúc vị ấy quán sát sự nguy hiểm của các ý tưởng đó, trong tâm vị ấy vẫn còn khởi lên những pháp bất thiện liên hệ đến tham, sân, si, thì vị ấy phải cố gắng quên những ý tưởng đó và không chú ý đến chúng nữa. Khi vị ấy cố gắng quên những ý tưởng đó và không chú ý đến chúng nữa, thì bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Cũng giống như một người có mắt tốt không muốn nhìn thấy các hình sắc trong tầm mắt của mình thì người ấy hoặc là sẽ nhắm mắt hay nhìn lơ đi chỗ khác, cũng vậy… khi một Tỷ-kheo cố gắng quên những ý tưởng đó và không chú ý đến chúng nữa…thì tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm.

          6. (iv)  Nếu trong lúc vị ấy cố gắng quên các ý tưởng đó và không chú ý đến chúng nữa, trong tâm vị ấy vẫn còn khởi lên những pháp bất thiện liên hệ đến tham, sân, si, thì vị ấy phải chú ý đến việc an tịnh tâm hành của những ý tưởng đó.(20) Khi vị ấy chú ý đến việc an tịnh tâm hành của những ý tưởng đó, thì bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Cũng giống như một người đang đi nhanh có thể suy nghĩ : ‘ Tại sao ta lại đi nhanh? Nếu ta đi chậm lại thì sao ?’ và người ấy đi chậm lại; rồi người ấy có thể suy nghĩ: ‘ Tại sao ta lại đi chậm ? Nếu ta dừng lại thì sao ? ’ và người ấy dừng lại; rồi người ấy có thể suy nghĩ: ‘ Tại sao ta dừng lại ? Nếu ta ngồi xuống thì sao ? ’ và người ấy ngồi xuống; rồi người ấy có thể suy nghĩ: ‘ Tại sao ta ngồi xuống ? Nếu ta nằm xuống thì sao ? ’ và người ấy nằm xuống. Bằng cách làm như vậy, vị ấy sẽ dần thay thế các tư thế thô cứng bằng tư thế tế nhị hơn.  Cũng vậy…khi vị Tỷ-kheo chú ý đến việc an tịnh tâm hành của những ý tưởng đó… tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm.

          7. (v) Nếu trong khi vị ấy chú ý đến việc an tịnh tâm hành của những ý tưởng đó, trong tâm vị ấy vẫn còn khởi lên những pháp bất thiện liên hệ đến tham, sân, si, thì vị ấy phải nghiến răng và dán chặt lưỡi trên nóc họng, vị ấy phải đánh bại, nhiếp phục và lấy tâm chế ngự tâm. Khi vị ấy nghiến răng và dán chặt lưỡi trên nóc họng, vị ấy đánh bại, nhiếp phục và lấy tâm chế ngự tâm, thì bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Cũng giống một người lực sĩ nắm lấy đầu hay vai của một kẻ yếu hơn và đánh bại, nhiếp phục và chế ngự kẻ ấy, cũng vậy…khi vị tỷ-kheo nghiến răng và dán chặt lưỡi trên nóc họng, vị ấy đánh bại, nhiếp phục và lấy tâm chế ngự tâm… tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm.

          8. - Này các Tỷ-kheo, khi một tỷ-kheo chú ý đến một vài tướng, và từ các tướng đó trong tâm vị ấy khởi lên các ý tưởng bất thiện liên hệ đến tham dục, sân hậnsi mê, thì vị ấy phải chú ý đến những tướng khác liên hệ đến những thiện pháp, rồi bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Khi vị ấy quán sát những nguy hiểm của các ý tưởng bất thiện… tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Khi vị ấy cố gắng quên các ý tưởng đó và không chú ý đến chúng nữa… tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Khi vị ấy chú ý đến việc an tịnh tâm hành của những ý tưởng đó… tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Khi vị ấy nghiến răng và dán chặt lưỡi trên nóc họng, vị ấy đánh bại, nhiếp phục và lấy tâm chế ngự tâm, thì bất cứ những ý tưởng bất thiện nào liên hệ đến tham sân si liền bị từ bỏ và nhiếp phục. Với sự từ bỏ các pháp bất thiện, tâm của vị ấy trở nên vững chải, an trú, nhất tâmđịnh tâm. Vị Tỳ-kheo này được gọi là bậc thầy làm chủ được tâm ý. Vị ấy có thể  suy nghĩ bất cứ ý niệm nào mà vị ấy muốn nghĩ đến và sẽ không suy nghĩ  bất cứ ý niệm nào mà vị ấy không muốn nghĩ đến. Vị ấy đã đoạn trừ khát ái, vứt bỏ các kiết sử, và với sự chinh phục hoàn toàn ngã mạn, vị ấy đã chấm dứt được khổ đau.”

          Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỳ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

  ( Trung BK I, Kinh số 20:(Vitakkasanthāna Sutta), tr 269-275 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3509)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10295)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4579)