Cốt tủy của Đạo Phật

21 Tháng Mười 201710:50(Xem: 6435)
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
Tác giả: D. T. Suzuki | Dịch giả: Trúc Thiên
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức


blankVâng Thánh chỉ của Thiên Hoàng, tác giả có viết hai bài giảng về Cốt Tủy của Đạo Phật  tại Hoàng Cung trong hai ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1946. Bài giảng liền sau đó được dịch ra tiếng Anh; và ông Christmas Humphreys, Hội Trưởng Hội Phật học Luân Đôn  đem bản thảo về Luân Đôn và cho ấn hành đầu năm nay.

Tuy nhiên, tác giả vẫn không vừa ý lắm với bản dịch đầu, nên  xuân này đem ra dịch lại. Trong khi làm công việc ấy, một ý nghĩ đến với tác giả; tại sao không mở rộng nội dung ra để bạn đọc Tây phương có thể hiểu được nhiều hơn? Nghĩ sao tác giả làm vậy.

Phần chính yếu trình bày trong hai bàn giảng đầu được giữ nguyên ở đây, nhưng có vài văn liệu mới được thêm vào, nhất là bản dịch một bài luận văn ngắn về giáo lý Hoa Nghiêm nhan đề  Con Sư tử Vàng; ngoài ra, phần luận về giáo lý sai biệt cũng cần được trình bày lại tường tận hơn lần đầu. Đó là một trong những điểm chủ yếu của pháp Phật, nhưng hơi khó hiểu cho bạn đọc Tây phương chưa quen lối tư tưởng Đại Thừa như người Đông phương chúng tôi.

Tác giả trân trọng ghi ơn sâu xa hai ông Levis Bush và giáo sư R.H Blyth đã ưu ái soát kĩ lại bản thảo. Tác giả cũng xin đặc biệt cảm tạ giáo sư Blyth đã giúp cho lời phê bình và khuyên nhủ hữu ích.

Daiselz Teitaro Suzuki
(Linh-mộc-đế Thái Lan)
Kamakura, Nhật Bổn
Tháng 4 -1947


Mục Lục

Lời nói đầu

Bài một : PHÂN BIỆTVÔ PHÂN BIỆT
-         Thế giới tri giácthế giới tâm linh
-         Ảo và thực
-         Nước vẫn cứ chảy
-         Thế giới một- im lặng
-         Cái một phân hóa thành cái nhiều
-         Phân biệtvô phân biệt: bàn tay là bàn tay mà cũng chẳng là bàn tay
-         Phủ nhận tức khẳng nhận
-         Kinh nghiệm đề ra lý trí
-         Bàn thờ cái tôi – đầu mối của tội lỗi
-         Trí và thức
-         Tri huệ bất tư nghi
-         Đồng nhứt trong sai biệt
-         “ Ta chì thật là ta khi ta tắm”
-         Nhật hoàng và sư Đại Đăng
-         “ Ai là người chẳng muốn pháp làm bạn”?
-         Trong tầm cây quạt của Đại Đăng, ba ngàn thế giới vùng dậy hết
-         “ Sống nơi Chúa bằng cái chết của Adam”
-         Eckhart và con mắt Bát Nhã của Chúa

Bài hai : TÂM ĐẠI BIPHÁP GIỚI HOA NGHIÊM SỰ SỰ VÔ NGẠI
-         Hai trụ cột Phật giáo: Trí và Bi – hai mà một – Pháp thân
-         Giáo lý Hoa Nghiêm: sự và lí – Sắc và không
-         Viên dung vô ngại: sự tức lí, sắc tức không- tương tức
-         Như – ngoan không, diệu hữu
-         Biến và dung – cử và thâu
-         Những định thức Hoa Nghiêm
-         Mười chương CON SƯ TỬ VÀNG của Pháp Tạng
-         Ba cách nhận thức: biến kế chấp, y tha khởi và viên thành thực
-         Mười diệu lý Hoa Nghiêm
-         Sáu tướng Hoa Nghiêm: tổng biệt, đồng dị, thành hoại
-         Bốn thế giới Hoa Nghiêm: lí sự, lí sự vô ngại, và sự sự vô ngại
-         Vũ trụ quan động: hằng mà chuyển – Đương xử
-         Tâm đại bi và nguồn động lực của thế giới Hoa Nghiêm

PHỤ LỤC: ĐẠI SƯ TEITARO SUZUKI VĂN NGHIỆP CỦA SUZUKI


pdf_download_2
cot-tuy-cua-dao-phat
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn