Thuyết Nhân Duyên

14 Tháng Mười Hai 201710:13(Xem: 6065)

THUYẾT NHÂN DUYÊN
Tuệ Thiện Nguyễn Tối Thiện

 

            Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. »

          Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.          

blank

          Phật giáo đưa ra hai nguyên lý để giải thích sự tương quan nầy : Duyên Sinh Duyên Hệ

          1/ DUYÊN SINH : (hay DUYÊN KHỞI) là nguyên lý giải thích sự tương quan nhân quả trong tiến trình sinh tử, tử sinh của chúng sanh trong vòng luân hồi. Nguyên lý Duyên sinh có thể được phát biễu như sau :

          « Khi cái nầy có, cái kia có.

          Khi cái nầy không có, cái kia không có ».

2/ DUYÊN HỆ : là nguyên lý đề cập một cách tổng quát và rốt ráo sự tương quan giữa hai yếu tố có thể là vật chất hay tinh thần, đồng thời còn cho biết đặc tính của sự liên hệ giữa hai yếu tố.

Nguyên lý Duyên hệ tiến xa hơn một bước :

          «  Khi cái nầy , cái kia không có

             Khi cái nầy không có, cái kia

             Cái sinh sau trợ duyên cho cái sinh trước (hoặc ngược lại)

             Cái yếu trợ duyên cho cái mạnh (hoặc ngược lại) »

Chúng ta thử đi vào chi tiết các nguyên lý nầy.

DUYÊN SINH hay DUYÊN KHỞI

          Duyên sinh hay Duyên khởi dịch từ chữ Paticca Samuppada (paticca= tùy thuộc, dựa vào ; samuppada = sanh khởi, phát sinh) nên còn được gọi là thuyết « Tùy thuộc phát sinh » hay thuyết « Thập Nhị Duyên Khởi » hoặc « Thập Nhị Nhân Duyên ». Đây là thuyết nói về 12 yếu tố liên quan Nhân và Quả với nhau. Yếu tố trước là điều kiện trợ duyên cho yếu tố sau sanh khởi để hoàn thành diễn trình sinh tử của vòng luân hồi. Thuyết nầy nêu ra những điều kiện nào duy trì sự vận hành của bánh xe sanh tử và làm cho nó xoay chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác.

1/ VÔ MINH : là sự thể hiện của nhân Si (tâm sở Si), nói lên sự không sáng suốt, không chính xác, mù mờ diễn tiến của tâm trên hoài nghi và phóng tâm. Vô minh là không biết những gì xảy ra trong tâm mình (vô ký).Vô minh là không biết cái đáng biết và biết cái không đáng biết.

          Những cái đáng biết là : khổ đau, nguồn gốc của nó, trạng thái giải thoát khỏi khổ đau và con đường dẫn tới sự chấm dứt của khổ đau (Tứ Diệu Đế)

          Những cái đáng biết là : danh sắc trong hiện tại (pháp thiền để nhận diện danh sắc) ; danh sắc trong quá khứvị lai (sự luân hồi) ; Nhân duyên để làm cho danh sắc sanh khởi, lưu chuyểntái diễn (nhân quả, nghiệp báo).

          Phật giáo dạy ta 3 mức độ của sự hiểu biết :

          - hiểu biết qua sách vở, danh từ

          - hiểu biết qua sự suy nghĩ, luận giải

          - hiểu biết nhờ sự thâm nhập thấu đạt thực trạng của sự vật. Trí tuệ trực giác nầy chỉ có được khi tâm đã được gột rửa mọi bợn nhơ, lậu hoặc .

Mặc dầu Vô Minh được nêu lên đầu tiên trong chuỗi 12 nhân duyên, nhưng không nên coi Vô Minh như một nguyên nhân đầu tiên của chúng sanh, nhất là xem nó như một nguyên lý của vũ trụ. Vô Minhnhân duyênlậu hoặc

Như Thanh Tịnh Đạo (chương XVII, mục 36) đã viết : « Khi lậu hoặc sanh khởi, vô minh sanh khởi ».

Nói tóm lại:

          * Bản chất của Vô Minhtâm sở Si.

          * Thể hiện của Vô Minh là sự không sáng suốt, mu mờ của tâm diễn tiến    trên sự hoài nghi phóng tâm và không thấu hiểu những điều đáng biết.

          * Kết quả của Vô Minh : làm vận chuyển sự luân hồi

          * Nguyên nhân của nó là lậu hoặc

2/ Vô minh duyên cho HÀNH:Hành là sự chủ tâm, cố ý hành động qua thân khẩu ý để tạo nghiệp thiện, nghiệp bất thiện hoặc không tạo nghiệp : hành đồng nghĩa với nghiệp. Về phương diện đạo đức có 3 loại hành :

          a/ Phúc hành : là nghiệp thiện qua thân, khẩu, ý :

- Qua thân : bố thí, trì giới, tham thiền, phục vụ, kính trọng người đáng kính, hồi hướng công đức, tùy hỉ, học đạo, luận đạo, rèn luyện chánh kiến.

          - Qua khẩu : nói lời chân thật, lời đoàn kết, hòa nhã, lời lợi ích.

          - Qua ý : tu tập không tham, không sân, không ngã mạn, không tà kiến, không nghi ngại.

          b/ Phi Phúc hành : là nghiệp bất thiện qua thân, khẩu, ý :

          - Qua thân : bỏn xẻn, ôm giữ, phá giới (phạm luật), ăn chơi hưỏng thụ, khinh khi người già, ganh tức, ghen ghét, không học hỏi đạo lý, không trao đổi ý kiến, chấp thủ tà kiến, buôn lậu, bán vũ khí, chất độc hại, buôn bán nô lệ.

          - Qua khẩu : nói dối, nói đâm thọc, nói thô lỗ, nói nhảm nhí.

          - Qua ý : tư tưởng tham áingã mạn, ý nghĩ sân hậnbạo hành, những tư tưởng diễn dịch sai thực tại, những tư tưởng đi ngược lại với định luật thiên nhiêncon người.

          c/ Bất động hành : là những hành động không tạo nghiệp, không tốt không xấu.

Nói tóm lại :

          * Bản chất của Hành : là sự phối hợp của tâm với một số tâm sở thích hợp dưới sự chủ động của tâm sở (cetana) để tạo nghiệp.

          * Thể hiện : hành động qua thân, khẩu, ý.

          * Kết quả : nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, hoặc không tạo nghiệp.

          * Nguyên nhân trực tiếp là Vô Minh.

3/ Hành duyên choTHỨC

          Thức là thành phần tinh thần cấu tạo nên con người. Có nhiều loại thức tùy theo nhiệm vụ của mỗi loại trong số 14 nhiệm vụ. (Xin xem thêm bài Ngũ uẩn của cùng tác giả). Ở đây trong Thuyết Duyên Khởi, Thức là Thức tái sinh (Patisandhi vinnana) là tâm nối liền kiếp sống trước với kiếp sống sau làm cho dòng luân hồi tiếp diễn liên tục. Thức tái sanh chỉ xảy ra trong một satna khi noãn và tinh trùng gặp nhau trong lúc thụ thai. Thức tái sanh thu nhận tất cả những chủng tử nghiệp từ kiếp sống trước và bắt đầu một cuộc hành trình mới. Có một sự trao đổi thông tin giữa tâm tử của chúng sanh trước và tâm tái sinh của chúng sanh mới ở kiếp nầy. Nguồn năng lượng tải chở những thông tin nầy không thay đổi, cũng giống như nguồn điện lực thấp sáng ngọn đèn đã chết và ngọn đèn mới được thay vào. Có thuyết cho rằng đây chính là năng lượng quang tử (énergie quantique) khi biến khi hiện trong vũ trụ. Không phải tâm nào cũng làm được nhiệm vụ tái sanh, chỉ có 19 tâm quả tương ứng với nghiệp đã đủ nhân duyên để trở thành thức tái sanh.

Nói tóm lại :

          * Bản chất của thức : 19 tâm quả làm việc tái sinh.

          * Thể hiện : sự tái sanh

          * Kết quả : vòng luân hồi tiếp diễn

          * Nguyên nhân : hành (nghiệp)

Còn nghiệp thì còn tái sanh, hết nghiệp thì hết tái sanh.

4/ Thức duyên cho DANH SẮC :

Danh Sắc ở đây chính là bào thai đã được hình thành, noãn đã được thụ thai.

Danh ở đây thể hiện cho các tâm sở đồng sanh với tâm tái sanh tức là Thọ, Tưởng, Hành ( 3 uẩn: thọ, tưởng, hành).

 Sắc biểu thị cho các sắc sanh do nghiệp. Có 18 loại sắc sanh ra do nghiệp là : 8 sắc bất ly, 5 sắc thần kinh, 2 sắc phái tính, sắc mạng quyền, sắc ý vật và sắc hư không.( xem them bài ngủ uẩn)

          - Nếu tái sanh ở cõi có Ngũ uẩn thì Thức duyên cho cả Danh và Sắc.

          - Nếu tái sanh ở cõi vô Sắc thì chỉ có 4 uẩn (thọ, tưởng, hành, thức), nên Thức chỉ duyên cho Danh mà thôi.

          - Nếu tái sanh ở cõi vô tưởng chỉ có sắc uẩn, thì Thức chỉ duyên cho Sắc.

Nói tóm lại :

          * Bản chất của Danh-Sắc : thức tái sanh + các sắc do nghiệp sanh.

          * Thể hiện : một chúng sanh mới ra đời.

          * Kết quả : sự hình thành của Ngũ uẩn.

          * Nguyên nhân : của danh-sắc là thức tái sanh.

5/ Danh Sắc duyên cho LỤC NHẬP

Lục nhập là sự hình thành và phát triển của Lục Căn (hay 6 nội xứ) tức là hệ thần kinh của 5 giác quan và của não bộ. Ở tuần lễ thứ 6 chúng ta đã thấy tượng hình những bộ phận thần kinh của các giác quan  (Ở tuần lễ thứ 28 óc não đã có hình dạng bình thường nhưng phải đợi đến 25 tuổi thì óc não con người mới hoàn thành sự phát triển. Đối với Phật giáo ý căn là  giác quan thứ 6. Như vậy trong bụng mẹ thai bào đã có thể : nghe, nếm, đụng (trừ thấy vì không có ánh sang và  ngửi vì không c ó mùi  hương ). Vừa sanh ra là đứa trẻ có thể nhìn thấy.

Trung bình từ 18 tuần lễ (vị giác) cho đến 28 tuần (thính giác), 25 tuần (thị giác) là các giác quan đã có thể hoạt động được.

Nói tóm lại:

         - Bản chất của Lục Nhập : chính là Lục Căn hay 6 nội xứ

         - Thể hiện : sự phát triển và hoàn thành của Lục Căn

         - Kết quả : Lục Căn đã có thể tiếp xúc với Lục trần khi sanh ra

         - Nguyên nhân : trực tiếp của Lục nhậpdanh sắc.

 6/  Lục nhập duyên cho XÚC

Xúc là sự gặp gở của Căn, Trần, Thức. Khi Xúc sanh khởinhãn căn (thần kinh mắt) thì gọi là nhãn xúc

Như vậy có 6 loại xúc tương ứng với 6 căn : Nhãn xúc, Nhĩ xúc, Tỷ xúc, Thiệt xúc, Thân xúc, Ý xúc. Thân xúc rất quan trọng trong thiền ,nhất là thiền hơi thởthiền Tứ Oai Nghi.

Xúc chính là tâm sở Xúc kết hợp với các tâm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.

Nói tóm lại:

         - Bản chất của Xúc : là tâm sở Xúc

         - Thể hiện : sự gặp gở của căn, trần, thức

         - Kết quả : xuất hiện của Thức quả

         - Nguyên nhân : của xúc Lục nhập

 7/  Xúc duyên choTHỌ :

Thọ là cảm tính của tâm, bao gồm khía cạnh cảm giác và tình cảm của nó. Thọ chính là Thọ uẩn là một tâm sở trong 52 tâm sở. Không có tâm nào mà không mang màu sắc cảm tính.

Có 5 loại thọ kết hợp với 6 loại thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức) : Lạc (thân dễ chịu), Hỉ (tâm dễ chịu), Khổ (thân khó chịu), Ưu (tâm khó chịu), Xả (thân, tâm trung tính).

Nói tóm lại :

         - Bản chất của Thọ : là tâm sở Thọ

         - Thể hiện : Lạc, Hỉ, Khổ, Ưu, Xả

         - Kết quả : sự xuất hiện của Thọ qua 6 loại Thức

         - Nguyên nhân : Xúc

 

8/ Thọ duyên ÁI (vedana-paccaya TANHA)

Ái là tham lam, ham muốn, khao khát, tâm cầu

sự thể hiện của tâm Tham qua 6 cửa : Sắc ái, Thinh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái, Chúng ta muốn nhìn thấy màu sắc, hình ảnh đẹp mắt, muốn nghe những âm thanh êm dịu, muốn ngửi những mùi hương nông nàn, muốn ăn những món ngon béo, muốn sờ đụng những vật mịn màng, muốn hay biết những điều thú vị. tham đắm các dục lạc thế gian

 

Theo quan điểm triết học Ái có 2 loại :

-Hữu Ái  (bhava tanha) : sự ham muốn hiện hữu (désir ardent pour l’existence). Hữu ái được phân chia làm 3 loại nữa :

                   - Dục ái (kamatanha) tham đắm các dục lạc thế gian: (désir ardent pour les expériences sensuelles)

                   - Sắc ái (rupatanha) : tham đắm trong cõi sắc giới (désir ardent pour les formes matérielles)

                   - Vô sắc ái (arupatanha) : tham đắm trong cõi vô sắc giới (désir ardent pour l'existence sans forme)

-Phi hữu ái (vibhavatanha), hay đoạn ái : ham muốn không hiện hữu ( désir pour la non-existence, ou d’auto-annihilation).

Trong định luật duyên khởi, đây là cái khâu (II) quan trọng nhất để thoát khỏi vòng luân hồi. Thật vậy vì nó xảy ra trong kiếp hiện tại, nên ta có thể tác động được. Còn khâu I xãy ra giữa quá khứhiện tại, cũng như khâu III xãy ra giữa kiếp hiện tại và kiếp vị lai, nên ta không thể hành động được.

Hành động như thế nào ?

         * Khi ta cảm nhận một cảm giác vui thích hoặc khoái lạc tức khắc Ái sẽ sanh lên. Đó là một thói quen tập nhiễm lâu đời, Ái là tâm tham. Chúng ta muốn 6 trần phải êm ái, dễ chịu theo ý thích của mình và càng ngày càng có nhiều hơn nữa.

         * Khi ta cảm nhận một cảm giác đau đớn, khổ sở (Thọ khổ, Thọ ưu) tức khắc Vô Ái (không thích) sẽ sanh lên. Vô Ái là sự bực bội, bức rức, bất bình, chối bỏ, tức giận đó là tâm Sân. Hoặc một loại Ái khác sanh lên là muốn đừng đau đớn khổ sở nữa. Như vậy ta thấy rõ ràng là THỌ duyên cho ÁI. Làm sao cắt đứt mối tương duyên nầy ? Chỉ có thiền Tứ Niệm Xứ mới giúp ta làm được việc nầy, bằng cách quan sát các cảm thọ khi nó vừa sanh khởi, quan sát những trạng thái của tâm để nhận diện thế nào là tham, thế nào là sân, quan sát những đối tượng của tâm để thấy sự phát sanh và hoại diệt của chúng, để thấy những đặc tính thay đổi, bất tịnh gây khổ đau của chúng. Chỉ có quan sát như thế chúng ta mới tự tách rời ra khỏi lòng ham muốn, tâm sân hận, xem chúng như là một hiện tượng và không tự đồng hóa với nó, chúng sẽ bị tiêu hoại và không còn làm chủ ta được nữa.

Nói tóm lại :

         - Bản chất của Ái : là tâm tham hợp với các sở hữu thuộc tham và những sở hữu khác.

         - Thể hiện : sự ham muốn qua 6 cửa

         - Kết quả : nghiệp bất thiện nuôi dưỡng sự luân hồi

         - Nguyên nhân : do THỌ

9/ ái duyên choTHỦ :

Thủ là sự giữ chặt, không buông bỏ, như người đã ghiền rượu hay ma túy, khó mà xa lìa những thói quen ấy.

Có 4 loại Thủ :

a-     Dục thủ : bám víu vào những thú vui dục lạc

b-    Kiến thủ : bám víu vào những quan điểm cá nh ân hay sai lầm (những tà kiến)

c-     Giới cấm thủ : bám víu vào những tập tục nghi lễ dị đoan, mê tín, không đưa đến giải thoát hay lợi ích tinh thần.

d-    Ngã chấp thủ : bám víu vào ảo tưởng về một cái ta.

Thanh Tinh Đạo (XVII, 242) giải thích Ái là ham muốn những điều chưa đạt được, còn THỦ là bám chặt những điều đã đạt được (câu chuyên Nữ Hoàng thành con giòi)

Nói tóm lại :

         - Bản chất của Thủ : là tâm tham hợp với với các sở hữu giống như Ái

         - Thể hiện : qua 4 sắc thái dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủngã chấp thủ.

         - Kết quả : có sự bám víu, giữ chặt.

         - Nguyên nhân : ái

10/ Thủ duyên cho HỮU

Chữ HỮU (existence, devenir)  chỉ định những cõi sinh tồn khác nhau trong 3 cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giớiđồng thời cũng nói lên những tiến trình đưa đến sự tái sinh trong những cõi đó. (Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu)

Có hai loại HỮU

         a/ Nghiệp Hữu : là sắc thái chủ động và nguyên ủy (nguyên động lực) của đời sống hay tất cả các loại nghiệp thiện và bất thiện dẫn tới kiếp sống mới.

Nói theo Vi Diệu Pháp là 29 tâm thiện và bất thiện hiệp thế hành động dưới sự điều khiển của tâm sở Tư (cetana)

         b/ Sanh Hữu : là tiến trình tái sanhkiến tạo ngũ uẩn, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ…

Hữu là nghiệp ở hiện tại còn Hành là nghiệp trong quá khứ .

Tóm lại :

         - Bản chất : 29 tâm bất thiện và thiện hiệp thế.

         - Thể hiện : tiến trình tái sanh vào 3 cõi : Dục giới , Sắc giớiVô sắc giới

         - Kết quả : (trở thành) cuộc sống trong 3 cõi.

         - Nhân gần :  của Hữu là Thủ. 

11/ hữu duyên SANH : (JATI)

Đối với con người SANH diễn tả tiến trình từ lúc thụ thai cho đến khi ra khỏi  bụng mẹ và tiếp tục cho đến hết tiến trình sinh trưởng (croissance). Ở người con trai có thể kéo dài đến 25 tuổi và con gái đến 18 tuổi.

Sự tái sinh của chúng sinh tùy thuộc 4 yếu tố : nghiệp, cách sinh, chủng loại, sự khẩn cầu của 1 vị trời.

a- Nghiệp : Nghiệp là căn nguyên của sự luân hồi. Chúng ta có nghiệp quá khứ (hành) và nghiệp hiện tại (hữu). Khi nào hết nghiệp thì hết tái sanh. Vì vậy cần phải tu để rũ sạch nghiệp

b- Cách sinh : - noãn sinh : những loài sinh từ quả trứng : chim, gà, vịt, rùa…

                       - thai sinh : như loài có vú sinh ra từ bào thai và cho con bú.

                       - thấp sinh : như loài ký sinh trùng sinh ra từ chỗ ẩm thấp.

                       - hóa sinh : tự sinh ra trực tiếp, không qua trung gian của cha mẹ như các vị trời, chư thiên, ma quỉ.

c- Chủng loại : Theo v ũ tr ụ luận c ủa Phật giáo, chúng sinh có 31 cõi sinh tồn

d- Sự khẩn cầu : trường hợp nầy rất hiếm, do sự khẩn cầu của vị trời Sakka, là vua của cỏi trời 33, một vị trời có thể tái sinh làm người trong một gia đình đã được chọn lựa trước để sau nầy có thể đảm nhiệm một vai trò quan trọng  trong xã hội loài người như là sẽ trở thành 1 chuyển luân thánh vương, một vị Phật.

Tóm lại : - Bản chất : là sự khởi đầu của một chúng sanh.

               - Thể hiện : qua 4 cách : noãn, thai, thấp, hóa.

               - Kết quả : một chúng sinh ra đời và trưởng thành.

               - Nhân gần : là hữu (nghiệp).

12/ Sanh duyên cho LÃO TỬ

Lão, Tử là tiến trình ngược lại của sự sinh và trưởng. Tiến trình Lão hóa (sénescence) bắt đầu khi tiến trình sinh trưởng (croissance) chấm dứt vào khoảng 30 tuổi. Tiến trình sinh trưởng của bộ óc con người chấm dứt vào khoảng 25 tuổi.

Sau 30 tuổi chỉ còn là Hoại và Diệt. Đó là lẽ thường. Không nên có ảo tưởngchúng ta trẻ mãi không già.

Sự Tử cũng giống như sự Sinh, chỉ xảy ra trong 1 satna tâm, khi đó mọi chủng tử nghiệp được trao truyền, giữa hai chúng sinh, vừa chết bên nầy và sẽ sinh ra bên kia thế giới để tiếp tục cuộc luân hồi không dứt.

Đối với khoa học sự chết xãy ra khi điện não đồ trở nên đường thẳng, không còn những sóng não lến xuống theo nhịp độ nữa.

Theo đạo Phật có 4 cách chết :

          a/ Chết vì hết tuổi thọ : tuổi thọ của mỗi loài sinh vật đã được định trước theo những định luật di truyền và những điều kiện sinh sống của mỗi loài, mỗi cá thể. Tuổi thọ của con người ở các nước văn minh được kéo dài. Hiện tại Nhật và Pháp là những nước có nhiều người sống trên 100 tuổi nhất.

          b/ Chết vì hết nghiệp : nghiệp ở đây có thể được hiểu là sinh nghiệp của kiếp sống đó hoặc nghiệp của toàn bộ kiếp sống của một chúng sinh, như vậy chúng sinh nầy đã đắt đạo quả A la Hán, đã thoát khỏi dòng sinh tử luân hồi.

          c/ Chết vì hết tuổi thọ và hết nghiệp : đây là cái chết của người lớn tuổi, đã sống hết tuổi thọ sinh học và đồng thời hết nghiệp của kiếp sống đó

- hoặc là cái chết của một vị A la Hán đã hết tuổi thọ (như của Đức Phật, của ngài Ananda (120 tuổi), ngài Ca Diếp…) Những vị nầy đã chết vì hết tuổi thọ và đồng thời cũng chấm dứt mọi nghiệp báu từ những tiền kiếp.

          d/ Chết vì một Đoạn nghiệp :  có những Đoạn nghiệp cho quả làm cắt đứt thình lình dòng sinh nghiệp trước kỳ hạn của kiếp sống. Đây là cái chết bất đắc kỳ tử do tai nạn, bịnh tật, hoặc tự tử. Sinh nghiệpnăng lực có thể làm phát sinh và duy trì tâm và sắc trong đời sống hiện tại, đồng thời lúc vừa chết có khả năng tái tạo một đời sống mới, nó là sức mạnh để đưa đi tái sinh.

Tóm lại : - Bản chất : là sự hoại diệt của danh và sắc.

               - Thể hiện : là sự đau đớn, khổ sở của thân và tâm do sự già yếu bịnh tật và sự chết hoặc sự suy yếu dần của thân tâm do tuổi già.

              - Kết quả : 4 cách chết.

              - Nguyên nhân : do có sanh mới có Lão và Tử.

 

Chúng ta đã học qua 12 yếu tố của thuyết Nhân duyên (hay Luật Duyên Khởi, hay còn gọi vòng luân hồi) trong đó chúng ta cần để ý những khía cạnh sau đây :

1/ Ba thời kỳ :

          - kiếp quá khứ : gồm có : Vô Minh và Hành.

          - kiếp hiện tại : gồm có từ Thức àHữu.

          - kiếp vị lai: gồm có Sanh và Lão  Tử.

Sự phân chia ra ba thời kỳ là để cho thấy cấu trúc sanh khởi của nhân quả trong vòng luân chuyển của các kiếp sinh tồn. Điều nầy không có nghĩa là các yếu tố chỉ có mặt cố định trong một thời kỳ mà không thể có mặt và tác độngthời kỳ khác. Như ngay trong kiếp hiện tại, cả 12 yếu tố đều hiện hữutác động lẫn nhau.

2/ Ba Trục (hay 3 Khâu) :

          - Trục I : giữa nhân quá khứ và quả hiện tại.

                    (HànhàThức)

          - Trục II : giữa nhân hiện tại và quả hiện tại.

                    (Thọà Ái)

          - Trục III : giữa nhân hiện tại và quả tương lai

                    (Hữuà Sanh)

3/ Bốn nhóm Tích Cực hoặc Tiêu Cực (hay Nhân và Quả)

          - Năm Nhân (tích cực) quá khứ : Vô Minh, Hành (+ Ái, Thủ, Hữu).

          - Năm Quả (tiêu cực) hiện tại : Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ.

          - Năm Nhân (tích cực) hiện tại : Ái, Thủ, Hữu (+ Vô Minh, Hành)

          - Năm Quả (tiêu cực) vị lai : Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ.

Trong 4 nhóm Nhân Quả (hay Tích Cực, Tiêu Cực) trên, SanhLão Tử không được liệt kê vì chúng chỉ là đặc tính của danh sắc không phải là thực tại chân đế. Chúng tùy thuộc vào pháp chân đế là nhóm « Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ »

4/ Ba Vòng Luân :

          - Phiền não luân gồm : Vô Minh, Ái và Thủ.

          - Nghiệp luân gồm : Hành và một phần của Hữu là Nghiệp hữu.

          - Quả luân gồm : Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Sanh, Lão Tử và,

            một phần của Hữu là Sanh hữu .

Ba Vòng Luân cho thấy rõ mô hình luân chuyển của các kiếp sinh tồn trong cõi ta bà (vòng samsara). Quan trọng nhất là Phiền não luân : vì bị Vô minh che mờ và Ái Thủ lôi cuốn, nên ta mới tạo nghiệp bởi các hành động bất thiện cũng như thiện. Như vậy Phiền não luân trợ duyên cho Nghiệp luân sanh khởi. Quả sẽ trổ khi đầy đủ nhân duyên, như vậy Nghiệp luân trợ duyên cho Quả luân. Yếu tố quan trọng nhất trong Quả luân là Thọ. Quả thiện sẽ cho ta thọ Lạc hoặc thọ Hỉ, Quả bất thiện sẽ cho ta thọ Ưu hoặc thọ Khổ ; vì vẫn còn chìm đắm trong Vô minh và Ái Thủ nên ta vẫn bị Ái Dục hành xử, ta muốn những cảm giác Hỉ Lạc kéo dài và tăng thêm mãi mãi. Do đó Quả luân lại trợ duyên cho Phiền não luân.

Bằng cách nầy 3 vòng luân cứ vận chuyển cho tới khi Vô minh bị diệt tận gốc rễ bởi Tuệ Minh Sát là Trí Tuệ phát sinh do hành thiền Minh sát , để dẫn đến Tâm Siêu thế.

5/  Hai nhân gốc :

Thuyết Duyên khởi cho ta thấy rõ hai nhân gốc :

          - Trong quá khứ Vô Minh khởi đầu cho giai đoạn tích cực tạo nghiệp (Hành).

          - Trong hiện tại Ái dục cũng khởi đầu cho giai đoạn tích cực tạo nghiệp (Hữu)

Vô Minh là nguồn gốc của Ái Dục. Ái Dụcnhân sinh ra khổ đau. Vô Minh là cha, Ái dục là mẹ, khổ đau là con.(sư Giác Tuệ)

6/ Hai sự thật :

Quán xét Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều thuận từ Vô Minh đến Lão Tử cho ta thấy hai sự thật

          - « Vô Minh, Hành » là Tập Đế quá khứ

          « Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ » là Khổ Đế hiện tại

          - « Ái, Thủ, Hữu » là Tập Đế hiện tại

          « Sanh, Lão Tử » là Khổ Đế vị lai

7/ Áp dụng : quán niệm 12 nhân Duyên theo chiều thuận và chiều nghịch.

         Đức Phật đã phân tách trong bài kinh « Đại Đoạn-Tận Ái »( MN38) do 1 vị tỳ khưu tên Sati, khi nghe kể về các truyện tiền thân của Thế tôn mới có ý nghĩ sai lầm về một Thức thường hằng luân chuyển từ đời nầy sang đời khác.Phật cho gọi ông để hỏi có thực ông nghĩ như vậy không ? Ông trả lời đúng như vậy. Phật nói đó là xuyên tạc lời ngài dạy và là một loại tà kiến (thường kiến).

-Rồi ngài giảng Duyên Sinh theo chiều nghịch từ Ái -> Vô Minh ;

-Sau đó ngài giảng theo chiều thuận toàn bộ Thập Nhị Nhân Duyên từ Vô Minh -> Lão Tử ;

-Tiếp theo ngài hỏi lại các tỳ khưu từng khoen sanh khởi của 12 Nhân Duyên bắt đầu từ Sanh : « này các tỳ khưu Sanh duyên Lão Tử, có phải vậy không ?...Vô Minh duyên Hành, có phải vậy không ? hay ở đây nghĩa như thế nào ?... » các tỳ khưư trả lời rằng họ cũng thấy như vậy. Ngài xác nhận ngài và các tỳ khưu đều nói cùng một ý là : « Khi cái nầy có, cái kia có. Với sự sanh khởi của cái nầy, cái kia sanh » Thập nhị Nhân Duyêntập khởi của toàn bộ khổ uẩn nầy.

-Rồi ngài lại hỏi các tỳ khưu từng khoen hoại diệt của 12 Nhân Diệt bắt đầu từ Sanh : « này các tỳ khưu, do Sanh diệt nên Lão Tử diệt, có phải vậy không ?...Do Vô Minh diệt nên Hành diệt, có phải vậy không ? hay ở đây nghĩa như thế nào ?... » các tỳ khưu trả lời rằng họ cũng thấy như vậy. Ngài xác nhận ngài và các tỳ khưu đều nói cùng một ý là : « khi cái nầy không có, cái kia không có.Với sự diệt tận của cái nầy,cái kia diệt ». Thập nhị Nhân diệt là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn nầy.

 

DUYÊN HỆ

Nguyên lý Duyên Hệ được trình bày trong bộ Vị Trí (Patthana) là bộ thứ 7 của Tạng Luận, bộ sách quan trọng nhất và to lớn nhất của Tạng Diệu Pháp. Hệ thống Duyên Hệ trình bày 24 duyên, mà tên gọi diễn tả đặc tính của sự tương quan giữa Năng Duyên Pháp và Sở Duyên Pháp. Năng Duyên Pháp là cái tạo điều kiện duy trì, hỗ trợ, ảnh hưởng để cho Sở Duyên Pháp có mặt hay xuất hiện.

A-  Lược giải 24 duyên hệ :

 

1-NHÂN DUYÊN(Hetu paccaya) : điều kiện tương quan giữa 2 pháp là 6 nhân : Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.Thí dụ : Khi tức giận thì sắc mặt chúng ta thay đổi, lời nói và hành động của chúng ta dể sai lầm và ta lại tạo thêm oan trái cũng như nghiệp xấu.

2-CẢNH DUYÊN (Arammara p.) : điều kiện tương quan là 6 cảnh : sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.Thí dụ : chúng ta luôn luôn tiếp xúc với 5 cảnh bên ngoài và các cảnh bên trong (cảnh pháp) Nếu cảnh vui đẹp thì chúng ta vừa lòng thích thú, nếu cảnh xấu buồn thì chúng ta chán nản.

3-TRƯỞNG DUYÊN (Adhipati p.) : tương quan giữa 2 pháp do tính cách ưu việt, mạnh mẻ như một đối tượng có sức hấp dẫn mảnh liệt làm thống trị tâm và tâm sở đã bắt được cảnh đó (Cảnh Trưởng Duyên) hoặc do tính cách đồng sanh  với một trong 4 yếu tố ưu thắng : Dục, cần, tâm, thẩm trong Tứ Như Ý Túc (ở đây ta có Đồng Sanh Trưởng Duyên).TD : trong một nhóm người có 1 người có ước vọng cao cả (Dục) và có trí tuệ nhìn xa hiểu rộng( thẩm), sẽ chinh phục được lòng người và được tôn là lảnh tụ của cả nhóm.( Gandhi, N.Mandela)

4-VÔ GIÁN DUYÊN (Anantara p.) : tương quan giữa hai pháp do tính cách tiếp nối liên tục, không gián đoạn. TD : dòng tâm thức được tiếp nối liên tục từ satna tâm trước qua satna tâm sau từ vô lượng kiếp luân hồi, cho tới khi tâm được giải thoát hoàn toàn khỏi dòng sanh tử .Cho nên cái ý niệm Vô thuỷ Vô chung dành cho những ai còn mờ mịt, còn ai biết tu sẽ có ngày ra khỏi luân hồi. Bởi vì tu là sự dấn thân trên con đường giải thoát.

5-ĐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN (Samanantara p.) : gần như đồng nghĩa với Vô-Gián Duyên, sự tương quan có tính cách tiếp nối, nhưng có những khoảng gián đoạn đều đặng. Một người ngủ đều đặn 6-7 giờ một ngày, thì trong lúc ngủ tâm tạm thời không tiếp xúc với ngoại cảnh mà quay vào trong và làm việc riêng của nó, đến khi thức dậy lại tiếp xúc với bên ngoài. Ngày qua ngày, tâm có những khoảng Đẳng vô gián.

6-ĐỒNG SANH DUYÊN (Sahajata p.) : sự tương quan do cùng sanh, cùng hiện hữu hỗ trợ nhau.Như trong buổi giảng pháp này, sự có mặt của quí vị hỗ trợ cho tôi và sự có mặt của tôi hỗ trợ cho quí vị, chúng ta cùng sách tấn nhau tu tập.

7-HỖTƯƠNG DUYÊN (Annamanna p.) : tương quan do hỗ trợ nhau như vợ với chồng hỗ trợ nhau để cùng tát bễ Đông.

8-Y CHỈ DUYÊN (Nissaya paccaya) : tương quan do cái nầy làm chỗ nương tựa cho cái kia sanh khởi : như Lục căn là chỗ nương tựa cho Lục thức cùng các tâm sở sinh khởi. Cha mẹY chỉ Duyên cho con cái, nhưng khi lớn tuổi con cái sẽ là Y chỉ Duyên cho cha mẹ.

9-CẬN Y DUYÊN (Upanissaya p.) : do làm chỗ nương tựa vững chắc hơn Y-Chỉ Duyên, ta có Cảnh Cận-Y duyên giống như gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Cha mẹ già yếu mất hoàn toàn sự tự quản ( autonomie) thì con cái hoặc nhà già là Cận Y duyên

10-TIỀN SANH DUYÊN (Purejata p.) : do sự có mặt trước. Như Lục căn có mặt trước làm duyên cho sự sinh khởi của Lục thức.

11-HẬU SANH DUYÊN (Pacchàjàta p.) : do cái có mặt sau làm duyên cho cái đã hiện hữu trước. Ví dụ : sự chứng quả của vị Tỳ khưu Bakula sẽ xãy ra sau nầy đã hỗ trợ cho ông khỏi chết chìm lúc còn trẻ. Một người yếu đuối bịnh tật, cố gắng tập thiền đều đặn một thời gian cảm thấy sức khỏe cải thiện, hết đau ốm lặt vặt, người trông trẻ ra. Thân tâm an lạc nhờ thiền xãy ra sau đã ảnh hưởng trên thân thể ốm yếu trước đây. Ở đây Tâm sinh sau trợ duyên cho Sắc sinh trước bằng hậu sinh duyên.

12-TẬP HÀNH DUYÊN (Asevana p.) : do sự lập đi lập lại của sự huân tập làm cho một pháp hành trở nên thuần thục.

13-NGHIỆP DUYÊN (Kamma paccaya ) : có hai loại :

                - Sự cố ý (tâm sở tư) làm điều kiện cho các tâm và sắc pháp sinh khởi (ở đây ta có Đồng sanh Nghiệp duyên)

                - Những nghiệp tạo ở các kiếp quá khứ, khi có đủ điều kiện sẽ trổ quả ở kiếp sau (ở đây ta có Dị thời Nghiệp Duyên)

14-QUẢ DUYÊN(dị thục duyên,Vipaka p.) : sự tương quan do quả TD :trong Thập nhị Nhân Duyên Thức Tái sanh là một tâm quả trợ duyên cho Danh Sắc phát sinh. bằng Quả Duyên.

15-THỰC DUYÊN(Ahara p.) : tương quan do 4 loại thực phẩm làm duyên sinh ra :

               - Đoàn thực : thức ăn vật chất nuôi dưỡng cơ thể.

               - Xúc thực : 6 trần nuôi dưỡng 6 căn. (hay nuôi dưỡng 6 thọ)

               - Tư thực : chính là nghiệp nuôi dưỡng sự luân hồi.

               - Thức thực : chính là thức tái sanh nuôi dưỡng danh sắc lúc thụ thai.

          16- QUYỀN DUYÊN(Indriya p.) : điều kiện do những khả năng chuyên biệt trong lãnh vực của nó (chẳng hạn mắt có khả năng thấy chứ không

                 nghe được)

                Có 22 quyền : - 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

                                        - 2 phái tính : nam, nữ.

                                        - 1 mạng quyền. (danh mạng quyền)

                                        - 5 thọ quyền : hỉ, lạc, ưu, khổ, xã.

                                        - 5 quyền tâm linh : tín, tấn, niệm, định, tuệ.

                                        - 3 quyền siêu thế : Vị tri quyền, Dĩ tri quyền, Cu tri quyền là 3 mức trí tuệ của các bậc thánh từ Tu Đà Hoàn tới A La Hán

17- THIỀN DUYÊN (Jhana p.) : là những điều kiện do 7 yếu tố thiền tạo

     ra cho các tâm và sắc pháp : Niệm, Trạch Pháp, Cần, Hỉ, Lạc, Định, Xả   

     đễ chế ngự các triền cái, lậu hoặc.

18- ĐẠO DUYÊN (Magga p.) : là những điều kiện : do 12 yếu tố :8 chánh đạo  dẫn tới Niết Bàn, 4 tà đạo dẫn vào khổ cảnh : tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấntà định.

19- TƯƠNG ƯNG DUYÊN : (Sampaytta p.) : là những điều kiện do sự 

 kết hợp, phối hợp với nhau như 4 danh uẩn : Thọ, Tưởng, Hành, Thức

 cùng sanh, cùng diệt, cùng tác động hỗ trợ nhau.Hoặc Tâm với Tâm sở.

20- BẤT HỢP DUYÊN (Vippaytta p.) : là những điều kiện do sự không kết hợp, không hòa trộn của năng duyên pháp và sở  duyên pháp. Như dầu và nước hay Thiện và Ác.

21- HIỆN HỮU DUYÊN (Atthi paccaya) : là điều kiện liên hệ giữa Năng Duyên  và Sở Duyên do sự cùng có mặt. Như Cảnh thấy được do có ánh sáng.

22- VÔ HIỆN HỮU DUYÊN (Natthi paccaya) : là điều kiện liên hệ giữa Năng DuyênSở Duyên do sự không có mặt.  Một loại tâm phải diệt đi thì một loại tâm khác mới sanh khởi. Như tâm Sân phải diệt đi thì tâm Từ mới sinh khởi. Ánh sáng phải tắt đi thì bóng tối mới xuất hiện.

23- LY KHỨ DUYÊN (Vigata p.) : điều kiện liên hệ do sự tách rời ra giống như Duyên số 22, nhưng Năng Duyên chưa hoàn toàn biến mất thì Sở Duyên đã bắt đầu xuất hiện. Như trong buổi hoàng hôn, ánh sáng mặt trời chưa tắt, nhưng mặt trăng đã có mặt.

24- BẤT LY KHỨ DUYÊN(Avigata p.) : điều kiện liên hệ do sự không thấy tách rời, giống như Duyên số 21 (Hiện hữu duyên). Như vua cha nhường ngôi cho con, nhưng vẫn có mặt để làm cố vấn.

B-Luận giải theo những tính cách liên hệ của 24 duyên:

            - liên hệ về không gian : có Cảnh Duyên (2), Cảnh Cận-Y duyên(9)

            -  liên hệ về thời gian : có Đồng Sinh Duyên (6), Tiền Sinh Duyên (10), Hậu Sinh Duyên (11), Vô Gián Duyên(4), Đẳng Vô Gián Duyên(5)

            - liên hệ về tính cách tương sinh : có Thực Duyên (15), Y Chỉ Duyên (8), Cận Y duyên (9).

            - liên hệ về tính cách tương khắc : Thiền Duyên (17)

            - liên hệ về tính cách quan trọng : Trưởng Duyên (3)

            - liên hệ về tính cách chuyên biệt : Quyền Duyên (16)

            - liên hệ về tính cách hổ tương : Hổ Tương Duyên (7)

            - liên hệ về tính cách tương đồng : Tương Ưng Duyên (19)

            - liên hệ về tính cách tương phản : Bất Hợp Duyên (20)

            - liên hệ về tính cách có mặt : Hiện Hữu Duyên (21)

            - liên hệ về tính cách vắng mặt : Vô Hiện Hữu Duyên (22)

            - liên hệ về không xa lìa : Bất Ly Duyên (24)

            - liên hệ về sự lập lại : Tập Hành Duyên (12)

            - liên hệ về Nhân, Nghiệp, Quả : Nhân Duyên (1), Nghiệp Duyên (13), Quả Duyên (14)

            - liên hệ về phương tiệncon đường : Đạo Duyên (18)

            Tổng cộng có tất cả 24 Duyên.

Nguyên lý Duyên Hệ đưa ra những điều kiện cần và đủ để đưa tới một kết quả như lâu nay ta vẫn thường nói một cách tổng quát mà không đưa ra chi tiết : phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Cũng như khi ta nấu cơm, chúng ta phải kể hết những yếu tố : gạo, nước, lửa, nồi… Nếu người nông dân không sản xuất gạo thì tất cả yếu tố khác đều vô ích ;  Nguyên lý Duyên Sinh cốt cho thấy cái yếu tố căn bản, ở đây là gạo. Còn Nguyên lý Duyên Hệ xem xét tất cả các điều kiện quan hệ hoặc hoàn cảnh cần thiết để làm thành món cơm. Ngoài ra giữa hai yếu tố của Duyên Sinh, chẳng hạn giữa Vô Minh và Hành những yếu tố của Duyên Hệ có thể chen vào để chi phối. Hoặc giả 2 yếu tố của Duyên Hệ có thể phối hợp lại để tác động cùng một lúc tạo thành một Duyên mới : Cảnh Duyên + Trưởng Duyên = Cảnh Trưởng Duyên. Do đó nên mới có câu “trùng trùng duyên khởi”.

Các nhà khoa học, mặc dầu không có nghiên cứu Phật giáo, nhưng trong thực tiễn quan sát và thí nghiệm, cũng đã nhìn thấy phần nào những sự liên hệ như thế giữa những phần tử vật chất nên họ đã đưa ra những ý niệm như yếu tố tiền sinh( facteur prédisposant), yếu tố trợ tạo (facteur favorisant), yếu tố nguy hại (facteur de risque)… Phật giáo đưa ra một cái nhìn tổng thể có tính cách tri thức luận (épistémologie) về những yếu tố thời gian, không gian, vật chất và tinh thần…

C-Áp dụng : theo những tương quan Danh, Sắc, Danh-Sắc, Khái niệm

(6) Danh
 -> Danh

(5) Danh
 -> Danh Sắc

(1) Danh
   -> Sắc

(1) Sắc
   -> Danh

(2) Danh Sắc Khái niệm
    -> Danh

(9) Danh Sắc
 -> Danh Sắc

4. Vô gián 
      anantara

5.Đẳng vô gián
    samanantara

12. Tập hành
       āsevana

19. Tương ưng
      sampayutta

22.Vô hiện hữu
      natthi

23. Ly khứ
      vigata

1. Nhân  hetu

13.Nghiệp 
             kamma

14. Quả vipāka

17.Thiền jhāna

18. Đạo magga

11. Hậu sanh
      pacchājāta

10. Tiền sanh 
       purejāta

2. Cảnh  
       ārammaṇa

9. Cận y
       upanissaya

3. Trưởng
         adhipati

6. Đồng sanh
         sahajāta

7. Hỗ tương
     aññamañña

8. Y chỉ
            nissaya

15. Thực
            āhāra

16. Quyền
            indriya

20. Bất hợp
         vippayutta

21. Hiện hữu
           atthi

24. Bất ly
           avigata

 

Muốn tìm hiểu Nhân, Duyên, Quả trước hết phải xem xét cái quả, rồi từ từ tìm ngược lại cái nhân. Ví dụ muốn có một nhãn thức (quả) một cách tổng quát chúng ta cần có 4 điều kiện sau :

1/-Nhãn thức là một tâm quả, nhân duyên trực tiếp của nó là Tâm Khán Ngủ môn , có mặt trước nó trong lộ trình tâm nhãn môn. Sự tương quan ở đây là Danh => Danh. Ta có những duyên sau đây :Vô-gián duyên(4), Đẳng Vô-gián duyên (5), Vô-gián Cận-Y duyên(9b), Vô Hiện-hữu duyên(22) (vì tâm K5M phải biến mất thì Nhãn thức mới xuất hiện được, Ly-khứ duyên(23)

        -Điều kiện đủ để có Nhãn thức là phải có sự phối hợp của 7 tâm sở biến hành : xúc, thọ, tưởng, tư, định, mạng quyền, tác ý.Trong đó Tác ý làm chủ để hướng tâm tới đối tượng. Sự tương quan ở đây là giữa Danh=>Danh, có tính cách đồng sinh, hỗ tương, tương ứng, nghiệp, quả. Ta có ở đây 10 duyên ( nếu kể những duyên không trùng tên) : 15b,13a, 16c, 7, 14, 19, 6, 8a, 21a, 24.

        -Vì là một tâm quả, kết quả của nghiệp, ta cũng có Nghiệp duyên.

2/-Kế đến là phải kể Nhãn vật ( mắt và thần kinh nhãn). Nhãn vật phải có mặt trước để làm căn cứ cho Nhãn thức xuất hiện. Sự tương quan ở đây là giữa Sắc=> Danh ; với tính cách tiền sanhquan trọng nhứt và Vật ( vatthu) là quan trọng thứ nhì. Ta có 6 Duyên : 16a, 8b, 10a, 20b, 21b, 24.( xem bảng đối chiếu)

3/-Điều kiện sau đó là Ánh sáng : bởi vì trong bóng tối sẽ không thấy cảnh. Sự tương quan ở đây là giữa Sắc=> Sắc, ta có Tự-Nhiên Cận-y duyên (9c) và Sắc mạng-quyền duyên (16b).

4/-Sau cùng điều kiện cần để có 1 nhãn thức là phải có Cảnh (đối tượng), bởi vì thấy là phải thấy 1 cái gì. Sự tương quan ở đây là giữa Sắc(cảnh)=> Danh (nhãn thức), với tính cáchCảnh duyênTiền sanh duyên, ta có 4 duyên : Cảnh duyên (2), Cảnh Tiền-sinh duyên(10b), Cảnh Tiền-sinh Hiện-hữu duyên(21b),  Cảnh Tiền-sanh Bất-ly (10b+24).

KẾT LUẬN

  Từ hai nguyên lý Duyên Sinh và Duyên Hệ chúng ta có thể rút ra được những hệ luận sau đây :

          1-Không có gì hiện hữu mà không có Nhân Duyên hợp trợ và sinh thành  Nhân khi hội đủ Duyên sẽ sinh ra Quả.

          2-Vật chất tuân theo những Định luật của nó. Tâm thức cũng có những Định luật của nó.

          3-Vật chất ảnh hưởng đến tâm thức. Tâm thức cũng ảnh hưởng đến vật chất.

4-Không có cái Ngã nào chen vào làm chủ vật chấttinh thần

5-Không có Thượng Đế nào làm chủ vật chấttinh thần.

6-Vô thường, Vô ngã chân lý phổ quát.

7-Khổchân lý dành cho chúng sanh hữu thức.

8-Tái sanhluân hồisự thật hiển nhiên của chúng sanh hữu thức.

9-Mỗi người đều tùy thuộc 3 yếu tố : Nghiệp Quả, Hoàn cảnh Ý chí.

        Nguyên lý Duyên Sinh đã được Đức Phật phát hiện ở canh ba trong đêm ngài đắc đạo quả Chánh Đẳng Giác. Nguyên lý Duyên Hệ được ngài nghiền ngẫm trong tuần lễ đầu tiên sau khi thành đạo. Những Tuệ giác nầy đã giúp Ngài giải thích bản thể của con người nói riêng và chúng sanh nói chung trong cuộc trầm luân vô tận. Ngài đã tuyên bố về định luật nầy như sau : “Nầy Ananda, chuỗi dây Tùy thuộc Phát sanh rất sâu sắc. Do không thấu hiểu, không thấm nhuần định luật nầy nên thế gian giống như một nùi chỉ rối, một tổ chim đan, một bụi tre sậy. Do đó mà con người không thoát khỏi tái sanh vào những cõi sinh tồn thấp kém, những trạng thái phiền muộn tiêu hoại và đau khổ trong vòng sanh tử luân hồi. Người nào hiểu được chuỗi Tùy thuộc Phát sanh sẽ hiểu được giáo pháp.”

        Thật là cần thiết cho một phật tử phải hiểu sâu xa giáo huấn nầy.Trước hết phải tìm hiểu qua sách vở, sau đó phải bổ túc bằng sự luyện tập tâm linh để có thể nhìn thấy định luật nầy trong chính thân tâmđời sống của mình, có như thế mới mong vượt thoát vòng sinh tử luân hồi. Tu phải chăng là sự dấn thân trên con đường chuyển nghiệp, muốn chuyển nghiệp phải thanh lọc tâm, muốn thanh lọc tâm phải thiền ; có như vậy mới tiến bước vững chắc trên con đường giải thoát.

                                                            TUỆ THIỆN NGUYỄN TỐI THIỆN

                                                                    26/02/2017

SÁCH THAM KHẢO

1-    Những bài học của nhóm “Nghiên cứu và Thực hành Phật Pháp” soạn bởi Sư Cô Indavati và Cư sĩ Lê Quí Hùng.

2-    Pháp Duyên Khởi, Mahasi Sayadaw, Tỳ kheo Minh Tuệ dịch, NXB TP HCM.

3-    Sự tích Đức Phật Thích Ca, Trần Hữu Danh, NXB Tổng Hợp, TP HCM.

4-    Người Phật tử am hiểu Giáo pháp căn bản, U Silànanda, Dg Thiện Anh Phạm Phú Luyện, Như Lai Thiền Viện.

5-    Vi Diệu Pháp Nhập Môn, TK Giác Chánh, NXB Tổng Hợp TP HCM.

6-    Kinh Đại Đoạn tận Ái ( MN38)/ Kinh Chánh Tri Kiến ( MN9)

7-    Les cahiers bouddhiques N°2, Instituts d’études bouddhiques.

8-    Visuddhimagga, Buddhaghosa, Chistian Maïs, Fayard.

9-    L’enseignement de Ledi Sayadaw, traducteur Charles Andrieu, Albert Michel.

10-Bouddhisme et Renaissances, Didier Treutenaere, Asia Religion.

blank


blank




(bản PDF)
thuyet-nhan-duyen-tue-thien
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn