Chói Sáng Cội Nguồn Tâm

28 Tháng Hai 201814:38(Xem: 6767)

CHÓI SÁNG CỘI NGUỒN TÂM
Cách nhìn toàn diện hai thực tại vô vihữu vi
trong thiền quán theo kinh tạng Pāli
Minh Tuệ Đỗ Minh
Sưu tầm và biên soạn
Song ngữ Anh- Việt

 

Chói Sáng Cội Nguồn Tâm - bìaMỤC LỤC

1. Cội nguồn tâm chói sáng
2. Hướng tâm về cội nguồn vô tướng:  như lý tác ýtứ niệm xứ 
3. Cội nguồn vô vi: nền tảng  cho vạn pháp hữu vi khởi sinh và hoại diệt 4. Kết nối với cội nguồn bằng khoảng trống giữa những tư tưởng
5. Văn bản kinh phậtpháp thoại tiếng anh
6. Phụ lục: cảm hứng về nguồn qua những khúc tâm  ca

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong Tăng chi bộ, có một lời kinh về bản chất chân thật của tâm: “Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào” cùng với ý nghĩa “cội nguồn”  của “yoni” trong “yoniso mananikara” là hai y cứ cho tựa sách “Chói sáng cội nguồn tâm”.

Tựa đề phụ “Cách nhìn toàn diện hai chiều vô vihữu vi của thực tại” có nguồn gốc từ câu kinh ““Này Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này là vừa đủ để nói “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”. (Trung Bộ Kinh 115, Kinh Đa Giới)

        Mục đích của thiền Phật giáo là hướng đến Niết-bàn, mà Niết-bàn được ví như hư không với mười đặc tính giống nhau nên “hư không” là từ ngữ được đề cập tới nhiều nhất, có thể nói là hầu như có mặt trong tất cả các bài viết của tập sách này.

        Tầm quan trọng của hư không đã được Đức Phật nhắc đến trong nhiều bài kinh như:“Hư không, không dấu chân Ngoài đây, không sa-môn” (Kinh Pháp Cú 254) ; hay: “Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Do sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.” (Trung bộ kinh 62, Đại kinh Giáo giới La-hầu-la)

        Và chúng tôi đã nói lên cách hiểu về “như lý tác ý” và tinh thần cốt lõi của “cái biết” trong kinh Tứ niệm xứ theo hướng hư không này.

Ngoài những bài kinh được chọn lọc từ kinh tạng Pali do Hòa thượng Thích Minh Châu phiên dịch và những bài luận ngắn trình bày cách hiểu lời Phật qua góc nhìn nông cạn của người viết, tập sách này còn gồm những pháp thoại của các vị thiền sư có nhiều kinh nghiệm về cách nhìn toàn diện hai thực tại tuyệt đốitương đối này.

Về các bài pháp trích tuyển, chúng tôi chỉ trích ra những đoạn phù hợp với chủ đề sách và căn cứ vào nội dung được trích mà đặt tựa đề. Do không có điều kiện để xin phép tác giả cùng dịch giả, nhưng vì lợi ích chung, mong  quý vị  lượng thứ cho.

Trên đường về lại cội nguồn chói sáng của tâm,  người viết có những lúc ngất ngây nên “nghêu ngao” vài bài hát kỷ niệm cho chuyến hành trình, cũng đưa vào trong phần phụ lục của sách để ghi lại những phút giây cao hứng.

Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất là thấy được điểm chung cốt lõi trong tất cả các truyền thống Phật giáo, cũng như gốc rễ của các truyền thống tâm linh nói chung; giống như những chiếc bánh kem, bên ngoài màu sắc khác nhau nhưng chất kem của bánh thì như một.

Cầu mong cho tất cả những ai mong muốn “thoát khỏi rừng rậm” đều cảm nhận được ánh sáng của cội nguồn tâm, sớm thấy được “nước trong trăng hiện”.

Namo Buddhaya Dhammaya Sanghaya.

Đồng Nai, Việt Nam

15 – 02 - 2018

Minh Tuệ Đỗ Minh

minhtuedominh@gmail.com

 

LỜI DẪN NHẬP

Sau câu “Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào” đã được đề cập đến trong lời nói đầu , còn có thêm lời kinh Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập.” và “Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, có được tu tập”.

Như vậy, phải chăng chỉ có những người một lòng tầm đạo, ít bụi trong mắt, nghe nhiều, khao khát với chân lý mới có thể nhận ra cái “minh tâm” vốn sẵn có này?

Và để cảm nhận được ý nghĩa hai từ “chói sáng”, ta có thể liên tưởng đến ánh sáng bên ngoài. Ánh sáng thực sự là gì? Xin mượn lý giải chuyên môn của một nhà vật lý : “Ánh sáng  là gì? Đến nay không ai trả lời được cả. Trước hết, ta hãy biết rằng, ta không thể thấy được ánh sáng. Chỉ khi nào ánh  sáng gặp phải một vật nào, khi một vật bị ánh sáng chiếu rọi, ta mới thấy được vật đó. Điều đó có nghĩa ta không thấy được bản thân ánh sáng, ta chỉ thấy được vật thể nằm trong ánh sáng. Đứng sau một nguồn sáng chiếu trong không gian, ta không thấy được nó. Nhưng khi ánh sáng đụng phải một vật, thí dụ , một vì sao, lúc đó ta thấy vật.”(Nguyễn Tường Bách, Lưới trời ai dệt,Chương 3, trang 93, NXB Trẻ, 2004)

Điều này cũng đúng cho “tâm chói sáng”, nó có đó nhưng ta không thể thấy được, chỉ có thể nhận ra tâm này khi “sự chói sáng” đó “đụng” vào thế giới của hình tướng hữu vi .

Và để có thể nắm bắt phần nào về cái tâm vô hình, vô tướng này, ta có thể cảm nhận tướng trạng vô tướng, vô hình của không gian.

 Khi hướng tầm nhìn ra bên ngoài, chúng ta thấy vật thể chuyển động, nhưng bao trùm lên những vật thể ấy là ánh sáng, là không gian vô hình, bất động. Ánh sáng trong không gian tương đương với hình ảnhbất khả tư nghì” của tâm chói sáng.

Khi hướng tầm nghe ra bên ngoài, chúng ta nghe được những âm thanh đang rung động, nhưng dung chứa những tiếng động này là tĩnh lặng vô biên. Sự tĩnh lặng mênh mông cũng là bóng dáng tương đương “ngôn bất khả thuyết” của tâm chói sáng.

Ánh sáng giữa không gian, tĩnh lặng giữa không gian cũng giống như  “tự tánh vốn thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn đầy đủ, không dao động”, còn vật thể, âm thanh .v..v… là vạn pháp sinh diệt, vô thường: “tự tánh năng sanh vạn pháp”. (Kinh Pháp Bảo Đàn)

Cũng như vậy đối với bên trong, khi hành thiền, chúng ta lấy không gian vô biên của tâm làm nền tảng để quan sát những gì sinh khởi trong không gian đó như cảm giác, cảm thọ, suy nghĩ (thân, thọ, tâm, pháp). Tất cả những chuyển động đó như phần tiền cảnh (foreground) đều không qua khỏi được tầm mắt của cái biết “đang đứng âm thầm, yên lặng phía sau” như phần hậu cảnh (background). Có thể nói vui vui là dù cho vạn pháp có hiện biến thế nào cũng “chạy trời không khỏi nắng” hay “Tề thiên có bay nhảy cách nào cũng không ra khỏi bàn tay Phật”, một hình ảnh trong phim Tây du ký.

 Các pháp hữu vi vốn như dòng đời vạn biến này khi được quan sát với thái độ buông xả của tâm bất biến thì không gian, hay gốc rễ của ánh sáng cội nguồn sẽ dần dần hiện ra, ngày một rõ hơn.

Khi chúng ta có thể nhận ra nhân chứng vô hình, vô tướng, không sinh không diệt  này đang quan sát tất cả những gì sinh diệt đang nổi lên liên tục, thì ta có thể hiểu được thế nào là tâm chói sáng, vốn luôn luôn có mặt như mặt trời, mặt trăng. “Đôi vầng nhật nguyệt” này vẫn “rọi suốt trăm năm” nhưng do ta không khéo để mây mù của uế nhiễm che lấp nên ánh sáng của trăng trời vẫn mãi bị nhiễm uế lấp che.

“Do những uế nhiễm này làm ô nhiễm mặt trăng, mặt trời không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.” (Kinh Tăng chi, Chương IV, Bốn pháp, V. Các uế nhiễm)

Tâm chói sáng còn được ví như một bát nước trong, khi nhìn vào nước trong người ta có thể thấy rõ gương mặt thật của mình, hay nói cách khác là nhận ra được “bản lai diện mục” (original face) của chính mình.

“Này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được.” (Tương Ưng Bộ Kinh - Tập V - Thiên Đại Phẩm - Chương II Tương Ưng Giác Chi VI. Phẩm Tổng Nhiếp Giác Chi.)

Nếu tạng Pali được xem là những lời dạy gần như nguyên thủy của Đức Phật thì đây là những lời kinh nói về “minh tâm kiến tánh” “bản lai diện mục”cổ xưa và rõ ràng nhất. Và hai khái niệm này được mở rộng rất sâu trong các tông phải Phật giáo phát triển về sau, với nhiều cách nói khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa như: chân tâm, tự tánh, giác tánh, phật tánh  v.v..

Bát nước trong và uế nhiễm, vàng ròng và tạp chất, mặt trăng và mây che … là những ví dụ thường được Phật sử dụng để nói về sự chói sáng của tâm vô vi và những pháp che lấp (triền cái) thuộc hữu vi đã làm mờ bản chất chói sáng đó. Đây là hai tầng của thực tại, một tuyệt đối, một tương đối.

Thực tại hai tầng, twofold reality, gồm vô vihữu vi hay vô tướnghữu tướngVô tướng là hư mà thực, hư vì không thể nhận biết bằng giác quan, thực vì không có tuổi thọ nên không già không chết, không diệt không sinh. Hữu tướng là thực mà hư, thực vì có thể nhận biết bằng giác quan, hư vì có tuổi thọ nên phải chịu sự chi phối của qui luật vô thường sinh diệt.

Dù cụm từ “tâm chói sáng” cũng chỉ là một khái niệm để chỉ cho bản chất chân thật, không sinh không diệt của Tánh Biết, nhưng ánh sáng là một “ngón tay” rất gợi hình để dễ nắm bắt được ý nghĩa của cái tâm rỗng không, có khả năng đâm thủng vô minh này. “Ánh sáng” vốn “không có gì”, cũng giống như “hư không” hay “tịch lặng”, nên những khái niệm này có thể được dùng thay thế cho nhau để chỉ về một thực tại tuyệt đối, thường hằng, vốn nằm sẵn nơi mỗi chúng sanh như kho báu.

Hai chiều của thực tại này  - thực tại tuyệt đối, vô vi giới, hay thực tại tương đối, hữu vi giới – cũng đã được Phật giảng rõ ràng cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm :’Này, Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: ‘Tỷ kheo thiện xảo về giới’. (Kinh Trung bộ 115, Kinh Đa giới). Như vậy, một người ‘khéo tu’ muốn thành tựu được pháp cao thượng chắc chắn phải có cái nhìn chính xáctoàn diện cả hai thực tại này, phân biệt đúng đâu là thực, là chân thật, đâu là hư, là không chân thật để biết cách đặt tâm đúng hướng.

Không chân, tưởng chân thật
Chân thật, thấy không chân
Chúng không đạt chân thật
Do tà tư, tà hạnh (Pháp cú 11)
Chân thật, biết chân thật
Không chân, biết không chân
Chúng đạt được chân thật
Do chánh tư, chánh hạnh (Pháp cú 12)

   Pháp chân thật là pháp bất tử, không sinh không diệt, là cội nguồn để khởi sanh pháp sanh diệt, vốn không thật, không chân. Pháp sinh diệt, không chân thật là tấm thân ngũ uẩn, vốn vô thường, khổ và vô ngã, còn pháp bất tử tâm chói sáng bất động, đang quan sát, nhận biết pháp sinh diệt ấy.

Ai sống một trăm năm
Không thấy pháp sinh diệt
Tốt hơn sống một ngày
Thấy được pháp sinh diệt (Pháp cú 113)
Ai sống một trăm năm
Không thấy câu bất tử
Tốt hơn sống một ngày
Thấy dược câu bất tử (Pháp cú 114)

Nếu chiều vô biên vô lượng của vô tướng  vi tế này không được ‘thấy biết’ bằng pháp nhãn, nếu chỉ nhìn được chiều hạn lượng hữu biên của hình tướng không thôi thì bức tranh  tròn đầy hoàn hảo vốn sẵn có của thực tại sẽ không được cảm nhận đầy đủ khi tâm với nhục nhãn, nhục nhĩ, … thật giới hạn, chỉ biết hướng về những đối tượng thô thiển của giác quan. Phải chăng cách nhìn chỉ “một nửa thực tại”  chính là “phi như lý tác ý” ,  là “không chơn chánh hướng tâm” ?

Không gian vô hình vô tướng không dễ để ghi nhận, nhưng khi có thể ‘cảm’ được chiều kích ‘ẩn tàng’, chìm sâu’ và ‘tĩnh lặng’ này, chúng ta sẽ có được một góc nhìn quân bình, thuần tịnh từ một nơi không có tướng. Cách nhìn này giống như cách nhìn của loài chim khi bay trên cao hay cách vận hành của vệ tinh khi quan sát thời tiết khí tượng trên trái đất. Tâm biết cách chánh niệmtâm không trú trên bất cứ ‘tướng chung, tướng riêng’ nào khi quan sát toàn diện tiến trình sinh diệt vô thường của danh sắc hữu vi : chuyển động của thân, rung động của thọ, dao động của tâm và vận hành của pháp.

Tâm thiền quán phải là tâm mở rộng, không phải mở rộng đối tượng mà là mở rộng ‘bầu trời’ bao trùm tất cả các đối tượng đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Đây chính là  tuệ tri,  cái biết không có khái niệm chen vào để bóp méo thực tại, không bị pha tạp bởi sắc màu rối ren của vọng tưởng, hý luận. Tâm được đặt đúng theo hướng này rất dễ dàng nhận ra ‘bộ mặt thật’ của các pháp hữu vi.

Khi nói đến giây phút hiện tại  là nói đến chiều kích không-thời-gian (akaliko, timeless), vô sanh bất diệt. Thời gian quy ước chỉ gồm quá khứ và tương lai, chiều kích của ảo tưởng, có diệt có sanh. Tâm hướng về không gian, tịch lặng vô tướng mới chính là tâm hiện tại trong ý nghĩa sâu thẳm phi-thời-gian của nó.

Trên đường học pháp, người viết tâm đắc nhất với định nghĩa của Eckhart Tolle về phút giây hiện tại: “Phút giây hiện tạikhông gian trong đó mọi thứ đang xảy ra - The now  is the space in which everything happens” (Sức mạnh của tĩnh lặng, chương 4, trang 61, NXB Tổng hợp, 2012); hay khi nói về quan hệ giữa nhận biếtsuy nghĩ: Nhận thứckhông gian mà qua đó ý nghĩ có thể xảy ra, là không gian khi không gian ấy có ý thức về chính nó - Awareness is the space in which thoughts exist when that space has become conscious of  itself.” (Thức tỉnh mục đích sống  chương 9, trang 332, NXB Trẻ, 2013)

Chữ quan trọng ở đây  là “không gian”, thuộc chiều sâu vĩnh hằng, phi-thời-gian, dung chứa “những gì đang xảy ra” thuộc hữu vi, sinh diệt, đang xuất hiện trên bề mặt.

Con đường xuôi về Niết-bàn giải thoát bao giờ cũng là hướng về hiện tại, hướng về vô tướng, hiện hữu ngoài thời gian:

Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây  (Kinh Trung bộ 131, Kinh Nhất dạ hiền giả )

Pháp triển “trí tuệ trực giác”, nhận biết “cái đang là” không có khái niệm,  là mục tiêu của thiền quán. Để kinh nghiệm được cái biết không khái niệm (non-conceptualized awareness), nhận ra được những khoảng trống giữa những tư tưởng (gap between thoughts)  là một cách rất hay. Chương IV của sách dành cho kỹ thuật này.    

Bậc trí theo tuần tự
Từng sát na trừ dần
Như thợ vàng lọc bụi
Trừ cấu uế nơi mình  (Pháp cú  239)

        Kinh nghiệm được những khoảng trống giữa dòng tâm thứcchúng ta đang bước vào cảnh giới của “ly ngôn”, “ly tự”.

Ước vọng pháp ly ngôn
Ý cảm xúc thượng quả
Tâm thoát ly các dục
Xứng gọi bậc Thượng lưu  (Pháp cú 218)

phải chăng khi Đức Phật dạy “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” chính là khuyên chúng ta nên nhận ra được “tâm cội nguồn chói sáng” này? Hay “Hãy lấy mình làm nơi nương tựa…Hãy lấy Pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa vào bất cứ gì khác” (Kinh Trường bộ 16, Kinh Đại Bát Niết Bàn) cũng là ý như vậy, Pháp là chân lý, hãy nương tựa vào ánh sáng của chân lý đã có sẵn bên trong của mỗi chúng ta ?

Kính bút,

Minh Tuệ Đỗ Minh



 

 pdf_download_2
 choi-sang-coi-nguon-tam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2170)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8182)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3011)