Chương 1: Xuất Xứ Kinh Kim Cang

12 Tháng Năm 201915:26(Xem: 3632)

Tủ Sách Bảo Anh Lạc
PHÁP NGỮ
TRONG KINH KIM CANG
Thích Nữ Giới Hương
(Tái bản lần 4)
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019 

CHƯƠNG 1
XUẤT XỨ KINH KIM CANG

 

 

  1. 1.    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 

Kinh Đại Bát Nhã gồm có 600 quyển, được Đức Phật giảng trong 19 hội. Theo như Tổ Thiên Thai nói thì bộ Đại Bát Nhã này được giảng trong 22 năm, sau thời kinh Hoa Nghiêm (21 ngày) và sau thời A-hàm (12 năm) như bài thơ sau đây:

Hoa Nghiêm hai mươi mốt ngày

A-hàm mười hai, Phương Đẳng tám năm

Mười hai năm bàn về Bát Nhã

Pháp HoaNiết bàn thêm tám năm.

(Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật,

A Hàm thập nhị phương đẳng bát,

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm

Pháp hoaNiết bàn cộng bát niên).

Như vậy, Như Lai trụ thế 80 năm, thuyết pháp 49 năm, chia ra năm thời pháp:

Thời thứ nhất:  Kinh Hoa Nghiêm tối thượng thừa

Thời thứ hai:   Kinh A Hàm

Thời thứ ba:          Kinh Phương Đẳng

Thời thứ tư:          Kinh Bát Nhã

Thời thứ năm:  Kinh Pháp Hoa cùng Niết Bàn.

 

  1. 2.    XUẤT XỨ KINH KIM CANG

 

Kinh Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa thuộc quyển thứ 577 của bộ Đại Bát Nhã Ba-la-mật 600 quyển và thuộc hội thứ 9 trong 16 hội. Địa điểm giảng Kinh Kim Cang ở tại khu vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindika), phía nam kinh thành Xá-Vệ (Sravasti), Trung Ấn Độ. Lúc ấy ở Trung Quốc, nhằm triều đại nhà Châu, Vua Mục Vương năm thứ 9.

16 Hội & 4 Địa điểm giảng Đại Bát Nhã[1]

 

STT

ĐỊA DANH GIẢNG BÁT NHÃ

HỘI/

ĐẠO TRÀNG

1

Linh Sơn, thành Vương-Xá

6

2

Vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Thọ, nước Xá Vệ (Kinh Kim Cang giảng trong giai đoạn này )

3

3

Cung điện Ma Ni Bửu Tàng, cung trời Tha Hóa Tự Tại

1

 

Vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Thọ, nước Xá Vệ

4

 

 

Linh Sơn, thành Vương-Xá

1

4

Bên ao Bạch Lộ, Trúc Lâm, thành Vương Xá

1

 

Kinh Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật Đa (Vajra-Prajna-Paramita sutra) do Ngài Cưu-Ma-La-Thập (Kumarajiva) dịch từ Phạn ra Hoa. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ Hoa ra Việt ngữ. Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh là tóm gọn những thâm ý áo nghĩa của toàn bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

 

  1. 4.      Ý NGHĨA TÊN KINH KIM CANG

 

Tựa đề Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật được chia làm bốn phần như sau:

1)   Kim Cang (Vajra), 2) Bát Nhã (Prajna), 3) Ba La Mật(Paramita), và 4) Kinh (Sutra)

1)   Kim Cang (Kim Cương): là một loại khoáng chất từ tinh hoa của đất đá. Theo Địa lý học[2], nguồn gốc của kim cương là chất lỏng nóng từ núi lửa chảy ra, gặp khí hậu lạnh kết lại thành đá và trải qua một thời gian rất lâu từ 1 đến 3.3 triệu năm, mới kết tinh lại thành chất kim cương trong sáng óng ánh như pha lê. Dr. Friedrich Mohs nói rằng quá trình hình thành rất lâu năm nên kim cương có độ cứng chắc là 10 trong khi các loại đá khác thì độ cứng chắc chỉ từ 1 đến 9[3]. Do đẹp như pha lê, bền chắc hoàn hảo và rất khó kết thành nên kim cươngrất quý giá và hiếm có trên thế gian. Vì những tánh chất ưu tú này, Đức Phật đã mượn để đặt tên kinh là Kinh Kim Cương.

Kim Cương chắc cứng bền vững là ý nói dù trải qua trăm kiếp nghìn đời, lưu chuyển trong sáu cõi của trời, người, a tu lasúc sinhngạ quỉ và địa ngục nhưng tánh giác, tánh hay biết của chúng ta vẫn không tan hoại hay biến mất. Kim cương trong sáng như pha lê là biểu tượngtánh Phật sáng suốt thanh tịnh của chúng ta sẽ chiếu phá các màn lưới vô minhtham ái, giận hờn, ích kỷ của thất tìnhlục dục, từ vô thủy kiếp đến nayKim cương quý giá như vua của các loại đá là ý nói tâm của chúng ta quý giá hơn bất cứ những của cải vật chất, nhà cửa, danh lợi trên thế gian này.

2) Bát-nhã là trí tuệ

3) Ba-la-mật là phiên âm tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là đáo bỉ ngạn, nghĩa là đến bờ kia. Chúng ta đang lặn hụp trong biển khổ phiền nãokinh Kim Cang này có khả năng giúp chúng ta vượt qua tam taibát nạn[4] và các khổ của sáu loài để đến bờ giải thoát an lạc.

4) Kinh là lời Phật dạy hợp với chân lý (khế lý) và hợp với căn cơ thính chúng (khế cơ) trong tất cả mọi không gian và thời gian.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật này công đức vô biên không thể nghĩ bàn bởi vì kinh này nói đến pháp lớn, công đức lớn, tức tánh Kim Cang Bát NhãKinh Kim Cang nói về bản tánhở khắp mười phương pháp giới, không có ngần mé gọi là vô lượng vô biên. Nói về không gian, tánh Kim Cang là vô cùngvô tận. Nói về thời gian, tánh Kim Cang không sanh khôngdiệt, không có quá khứhiện tạivị lai. Bởi tánh Kim Cang Bát Nhã có chức năng vượt không gian và thời gian như vậy, cho nên nếu sống với nó, chúng ta cũng được công đức vô cùngvô tận suốt không gian, khắp thời gian ba thời. Do đó, ai trở về với tánh Kim Cang này thì công đức cũng không thể nghĩ bàn. Bởi vì tánh này rộng lớn như vậy, cho nên Như Lai nói những người nào tin và sống được với tánh này là những người thích tu pháp lớn, công đứclớn, là những người phát tâm lớn, phát tâm Đại thừa.

Chúng ta còn là chúng sanh nhưng nếu chúng ta hiểu được, tin được, cầu sống với tánh Kim Cang Chân Không Bát Nhã thì gọi là phát tâm đại thừatối thượng thừaTiểu thừa là cổ xe nhỏ, chở mình ra khỏi lửa sanh già bịnh chết. Đại thừa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người. Chúng ta có lòng chẳng những muốn cho mình mà những người khác cũng hưởng được sự giải thoát an vui như mình. Chúng ta có tâm rộng, mong cho mọi người hưởng được những quả báu tốt đẹp như mình, tức là chúng ta phát tâm thực hành hạnh đại thừaPhát tâm tối thượng thừa là cỗ xe đi xa lắm, đi tới cùng tận cho đến thành Phật quả, tức là phát tâm cầu thành Phật, khiến cho trí tuệ khai mở đến rốt ráoKinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật này là pháp tối thượng thừa viên đốn (vượt cả tiểu thừa và đại thừa), là kim chỉ nam của nhà thiền triệt để mạnh mẽ phá các chấp thủ về tướng, giúp chúng ta trực thẳng chân tâm, thấy tánh thành Phật.

 

 NHÂN DUYÊN CỦA TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ VÀ KINH KIM CANG

Bấy giờ, Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề, ở trong đại-chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch áo bên vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đấtcung kính chắp tay, bạch cùng đức Phật rằng:

“Hi-hữu thay, Đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai khéo hay hộ niệm các vị Bồ-tát và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát!

Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng-phục tâm mình như thế nào?”

4a. Lục Chủng Thành Tựu

Mỗi kinh Phật thường có cách sắp xếp theo sáu pháp thành tựu (lục chủng thành tựu) để chứng tỏ kinh này là do Đức Phật giảng và có người nghe (tôn giả A nan) làm chứng ghi lại, chứ không phải ngụy tạo hay tôn giả A-nan nói ra. Sáu pháp trong Kinh Kim Cang đó là:

1. Văn thành tựu: “Ta nghe” là chứng tỏ có tôn giả A Nan là người nghe và thuật lại.

2. Tín thành tựu: “như vầy” là chỉ pháp thoại Kim Cang mà Ngài A Nan nghe Phật thuyết.

3. Thời thành tựu: “Một thuở nọ” là thời gian nói kinh Kim Cang.

4. Chủ thành tựu: “Đức Phật” là pháp sư thuyết pháp.

5. Xứ thành tựu: “Vườn Kỳ-Thọ, Cấp-Cô-Độc tại nước Xá-Vệ” là địa điểm thuyết Kim Cang.

6. Chúng thành tựu: “cùng với chúng đại Tỳ-kheo, một nghìn hai trăm năm mươi người câu-hội” là thính chúng nghe pháp.

Như vậy, trong đoạn chánh văn này, Tôn giả Tu Bồ Đề là người đương cơ (duyên khởi thành tựu) đã đảnh lễ thỉnh Phật (chủ thành tựutrả lời những nghi vấn của ngài và tứ chúng (chúng thành tựu) về cách làm thế nào an trụ và hàng phục tâm. Vì lòng từ bi thương tưởng, Đức Phật đã trả lời và nhờ thắng duyên này mà Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật được thành lập. Cũng giống các kinh khác đa phần đều do các đại đệ tử thưa thỉnh, Đức Phật trả lời và do nhân duyên đó mà các kinh được thành lập. Ví dụ như Bồ tát Phổ Dũng làm đương cơ thưa thỉnh trong kinh Chánh Pháp (Arya Sanghatasutra Dharma Paryaya). Tôn giả A-nan là đương cơ trong kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng NghiêmTôn giả Xá Lợi Phất là đương cơ trong Ma-ha Bát Nhã Tâm kinh và A Di ĐàBồ tát Vô Tận ý làm đương cơ trong kinh Phổ MônTôn giả Mục Kiền Liên là đương cơ trong Kinh Phụ Mẫu Báo ÂnPháp Vương Tử Mạn Thù Thất Lợi là đương cơ trong kinh Dược Sư và tôn giả Tu Bồ Đề là đương cơ cho Đức Phật giảng kinh Kim Cang.

 

4b. Cuộc đời của Tôn Giả Tu Bồ Đề[5]

Trong thập đại đệ tử của Đức Phật, mỗi vị nổi bật một hạnh. Như tôn giả Xá Lợi Phất là vị trítuệ đệ nhất. Tôn giả Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất. Tôn giả A-nan là đa văn đệ nhất thì tôn giả Tu Bồ Đề được xem là vị chứng tánh không đệ nhất. Năng lực chứng tánh Không của tôn giả Tu Bồ Đề rất mạnh bởi vì ngay từ khi còn trong thai mẹ, khi còn bé, trưởng thành và ngay cả khi gia nhập vào tăng đoàn, ngài đã chứng tỏ cho mọi người thấy sức từ trường quán chiếu và năng lực ứng dụng tánh Không diệu dụng đó.

  1. i.      Khi sinh ra đã thấy tánh Không

Tôn giả Tu Bồ Đề sanh quán tại thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà. Bác ruột của Tu Bồ Đề là trưởng giả Tu Đạt đã xây cúng dường tu viện Kỳ Viên cho Đức Phật và Tăng đoàn. Lúc mà Tu Bồ Đề vừa chào đời thì tất cả gấm vóc, lụa là, của cải trong nhà bỗng dưng biến mất. Đây là điều cát tường cho thấy rằng tôn giả Tu Bồ Đề thấy tất cả tướng đều không và năng lực đó khiến cho mẹ chàng lúc lâm bồn và những người thân cận xung quanh cũng cảm nhận được hào quang vi diệu của tánh Không ấy. Mặt khác, điều này cũng chứng tỏ rằng khi lớn lên ngài sẽ không đắm trước vào sự giàu códanh lợingũ dục của thế gian. Do điềm lành này mà ngài được đặt tên là Thiện Cát hay Không Sinh (sinh ra thấy tất cả đều không).

  1. ii.    Khi còn bé đã thấy lý Duyên Sanh giữa mình và muôn vật chung quanh

Lúc còn nhỏ, chú bé Thiện Cát đã thường bố thí cho những người bất hạnh hơn mình, ngay cả quần áo trên người cũng cởi ra bố thí, chỉ mặc một chiếc quần cụt về nhà. Bị cha mẹ rầy, bé Thiện Cát trả lời rằng: “Đối với con những  gì trên thế gian này đều có mối quan hệ mật thiết vì tất cả đồng một bản thể. Người ta và con đâu có gì khác nhau, cho nên đem những gì của mình để cho người ta cũng đâu có gì là không đúng.”

Chú bé cũng thường trầm tư về tôn giáo và triết học nhân sinh ở Ấn Độ và thường nói với cha mẹ rằng: “Vạn tượng dầy đặc trong vũ trụ này đều hiện rõ trong tâm con, nhưng trong tâm con lại dường như trống rỗng, không hề có vật gì cả. Nếu trên thế gian này không có một bậc thánh đại trí đại giác thì không ai đủ tư cách để cùng với con thảo luận về tâm cảnh của người giải thoát; không ai thấy rõ được thế giới nội tâm của con.”

  1. iii.  Tu Bồ Đề xuất gia

Khi Tu Bồ Đề trưởng thànhmột lần nọ, đức Phật đến giáo hóa tại thôn xóm của chàng. Chàng nghe Đức Phật giảng rằng: “Mọi người chúng ta đều chung cùng một bản thểBản thểấy không phân biệt nhân và ngã. Tất cả vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Không có một vật gì có thể tự nó tồn tại độc lập được. Chúng ta và vạn pháp đã nương nhau mà tồn tại thì việc đem lòng từ bi và những ân huệ để bố thí cho chúng sinh, mới xem ra thì có vẻ như là vì người, mà thật ra thì chính ta cũng có được ích lợi lớn lao.”

Cảm kích trước những lời cảm hóa đầy trí tuệ của Đức PhậtTu Bồ Đề xin Phật xuất gia và trở thành một đệ tử kiệt xuất trong tăng đoàn, chúng trung tôn của ngài.

  1. iv.  Hạnh khất thực nhà giàu

Hạnh xuất gia là hạnh người khất sĩbần đạo xin ăn, để tạm nuôi thân và dành thời gian chính để tu tập giới định tuệ, không tham cầu món ngon vật lạ và hồi hướng phước báu tu tập cho thí chủ.  Khi khất thực thì oai nghi đoan chánh tuần tự thứ lớp, không phân biệt giàu nghèo, nhưng tôn giả Tu Bồ Đề chỉ thích đi khất thực khu nhà giàu. Khi có những lời hiểu lầm dèm pha về việc thiên vị đó thì tôn giả giải thích rằng:

“Người nghèo khổ tự nuôi lấy gia đình họ đã khó khăn, vất vả rồi, làm sao có dư để cúng dường cho chúng ta! Dù họ có muốn tự ý phát tâm thì họ cũng chỉ có lòng mà sức thì không đủ. Chúng ta đã không có lương thực để giúp đỡ họ thì thôi, sao lại bắt họ phải chịu thêm gánh nặng hay sao? Trong khi đó, đối với những người giàu có, một bữa cơm cúng dườngcho ta đâu có đáng kể gì. Bởi vậy mà tôi tâm nguyện rằng chỉ đến khất thực ở nhà giàu mà không đến người nghèo.”

Ngược lại hạnh của Tu Bồ Đề là tôn giả Đại Ca Diếp chỉ thích đi khất thực ở khu nhà nghèo mà không xin ăn nhà giàu. Ngài Đại Ca Diếp giải thích lý do chính đáng của mình rằng:

“Chúng ta xuất gia làm sa môn, giữ đạo và hành trì giáo pháp, đó là ruộng phước cho người đời. Chúng ta thọ nhận sự cúng dường của thí chủ là tạo cơ hội cho họ làm tăng trưởngphước huệSở dĩ tôi chỉ đến khất thực ở những nhà nghèo là vì tôi muốn cho họ gieo trồng phước đức, nhờ đó mà họ sẽ thoát được cảnh nghèo khổ trong kiếp vị lai; còn người giàu vốn dĩ họ đã có nhiều phước báo, vậy hà tất chúng ta phải thêm hoa cho gấm!”

Như vậy, cả hai ngài đều có lý do rất hợp tình, hợp lýKhất thực khu nhà giàu hay nhà nghèo cũng đều vì lợi ích cho chúng sinhPhật pháp có 84 ngàn pháp môn với nhiều cửa phương tiện, mỗi người có thể hành trì theo hạnh nguyện riêng của mình và chung qui cũng đều là giáo pháp của Phật. Riêng Đức Phật thì không thiên vịphân biệt giàu nghèo. Với tình thươngbao la rộng lớn cho tất cả, ngài bình đẳng khất thực để hóa độ cho những ai có duyên với ngài như dòng nước chảy không phân biệt nơi cây cối gập ghềnh uốn khúc hay đất bằng phẳng lặng êm ái.

  1. v.    Tu Bồ Đề chứng Giải Không đệ nhất khi nghe Đức Phật giảng về Kinh Kim Cang

Tôn giả Tu Bồ Đề rất tinh tấn trong việc nghe pháp và tu tập. Bởi thế, trong 16 pháp hội Bát Nhã của đức Phật, ngài không bỏ sót một pháp hội nào. Ngài cũng là người nêu ra câu hỏi về: “Thế nào là cách an trụ tâm và hàng phục tâm?” Để trả lời câu hỏi này, Đức Phật mới giảng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật này (sẽ nói rõ trong chương 2). Sau khi nghe pháp âm của Đức Phật giảng về cách vô tướng bố thívô ngã độ sinhTu Bồ Đề vô cùng cảm kích đến rơi nước mắt, quì xuống và thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn! Từ ngày con được làm người cho tới nay, đây là lần thứ nhất con được nghe giáo pháp cao sâu nhiệm mầu như vậy. Từ nay trở đi hai thứ chấp trước “ngã và pháp” đều không còn quấn chặt được con nữa. Tất cả bốn tướng trạng là “ta, người, chúng sinh và thọ giả” cũng không thể trói buộc được con nữa. Phải xa lìa được mọi vọng tướng chấp trước mới có thể thấy được tính không. Phải trừ khử mọi ý niệm về danh, tướng mới có thể thấy được thực tại nhân sinh. Hôm nay con đã thể nhập được tâm ý của Phật, con đã thấy rõ được chính mình.” Sau lần khai ngộ này, tôn giả Tu Bồ Đề đã trở thành người đệ tử của đức Phật đứng đầu tăng đoàn về hiểu rõ tánh Không.

  1. vi.  Tanh Không là gì?

Một lần nọ, có một Bà la môn hỏi tôn giả Tu Bồ Đề: “Thưa đại đức! Tôi nghe nói đại đức là người đệ tử xuất chúng của đức Thế Tôn hiểu rõ nhất về tính không. Xin đại đức hoan hỉ giải thích một thắc mắc là vì sao tất cả vạn vật trên thế gian đang tồn tại rõ ràng trước mắt mà đại đức lại bảo chúng là không?”

Tu Bồ Đề liền chỉ ngay một ngôi nhà trước mặt và giải thích rằng xin ông hãy nhìn ngôi nhà kia! Nó là do bốn yếu tố của đất, nước, gió, lửa và các thứ nhân duyên khác hợp lại mà có. Nếu lấy riêng từng thứ vật liệu như gỗ, đất, gạch, ngói v.v... từ ngôi nhà ấy ra, thì chẳng những ngôi nhà đã không có mà ngay cả tên gọi “ngôi nhà” cũng không có. Vì ngôi nhà ấy do tất cả những thứ hợp lại mà có, cho nên chúng ta bảo ngôi nhà ấy là không. “Không” nghĩa là không phủ nhận không có căn nhà. Không chỉ có nghĩa là không có một bản ngã, một thực thểriêng biệt, độc lập. Và chính vì vậy, không là bản thể của tất cả sự vật trên thế gian… Tóc của ông từ màu đen chuyển đổi thành trắng bạc. Chiếc lá vàng ở đầu cành rơi. Hạt giống của cây từ lòng đất nảy mầm, lớn lên, nở hoa, kết trái, rơi rụng, tàn úa... trải qua một thời kỳ biến chuyển tuần hoàn, lại trở thành nguyên dạng của nó. Ông hãy ghi nhớ lấy: đó cũng là tánh không đấy.

Vị bà la môn rất nể câu trả lời của tôn giả Tu Bồ Đề và khâm phục vị đệ nhất giải không này.

  1. vii.     Cuối đời của Tôn giả Tu Bồ Đề

Một hôm, Tu Bồ Đề bịnh rất nặng, nhưng cố gắng tự mình trải tọa cụ xuống đất, ngồi ngay thẳng trong tư thế hoa sen, giữ vững chánh niệm và quán tưởng rằng: “Sự đau khổ về bịnh hoạn của thân thể này từ đâu mà có? Ta phải làm thế nào để tiêu trừ được bịnh khổ này đây?” Rồi tôn giả quán tiếp rằng: “Nguyên nhân đưa đến bịnh khổ của thân thể một phần là các nghiệp báo tích lũy từ thời quá khứ, một phần khác là do sự bất ổn trong mối quan hệ giữa các duyên trong đời hiện tại. Thuốc men chỉ có thể trị bịnh tạm thời mà không thể làm cho khổ đau tiêu trừ tận gốc rễ. Chỉ có sám hối các nghiệp báotu tập thiền quán, thấy rõ nhân quả để tiêu trừ khổ đau nơi tâm ý thì sự khổ đau nơi thân thể mới không còn nữa.”

Tôn giả cứ tiếp tục như thế, một lúc sau thì cảm thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng tự tại, những khổ đau của bịnh hoạn tan biến hoàn toàn.

Chính vào lúc đó, trời Đế Thích đã cùng năm trăm thiên chúng và  rất đông các vị thần âm nhạc giáng lâm núi Kỳ Xà. Họ đến trước mặt Tu Bồ Đề, tấu nhạc và hát rằng:

Uy đức người ngần ngật như trời cao

Công hạnh người hun hút như sông dài

Vượt thoát biển sinh tử

Dập tắt lửa hữu vi.

Lắng trong các hành nghiệp

Dứt sạch bao phiền não

Từ thiền địnhtuệ giác người sáng tỏ

Bịnh khổ giờ đã tiêu trừ

Pháp thể giờ đã khinh an.

Khúc hát dứt, âm nhạc ngưng. Trời Đế Thích cùng thiên chúng bái kiến Tu Bồ ĐềTôn giả đáp lễ và khen ngợi:

- Tiếng nhạc và lời ca của quí ngài thật là tuyệt vời!

Trời Đế Thích hỏi thăm:

- Xin hỏi thăm tôn giả, lúc này bịnh tình đã khỏi hẳn chưa?

Tôn giả trả lời:

- Các pháp từ nhân duyên sinh ra và cũng từ nhân duyên mà tiêu diệtNhân duyên hòa hợpthì có chuyển động và sinh thànhnhân duyên phân rã thì các pháp đình chỉ và tan rã. Các pháp sinh ra một pháp và một pháp sinh ra các pháp. Mỗi pháp tự nó đều có nhân, có duyên và có quả. Dùng cái trắng trị cái đen và đồng thời dùng cái đen trị cái trắng. Muốn trị bịnh tham dục thì dùng phép quán niệm về sự không trong sạch; trị bịnh sân hận thì dùng phép quán niệm về lòng từ bi; trị bịnh ngu si thi phải dùng trí tuệ giác ngộ. Tất cả vạn pháp trong thế gianđều là biểu hiện của tính không, không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có phân biệt nam nữ, không có gì khác nhau giữa phải và trái, tất cả vạn pháp đều “là như vậy". Quí ngài hãy nhìn xem, gió bão có thể xô ngã cây to, sương tuyết có thể làm hư bông lúa; nhưng những cây cỏ khô héo kia, nếu gặp tiết xuân ấm áp, mưa thuận gió hòa thì tức khắc hồi sinh, đâm chồi nẩy lộc. Các pháp có những lúc chống phá nhau nhưng cũng có những lúc làm cho nhau được an địnhBịnh khổ của Tu Bồ Đề này sinh ra là do các pháp đất nước gió lửa chống đối nhau; nhưng pháp Phật như nước cam lồthiền quán như gió mùa xuân, tôi nhờ hiểu như thế mà bịnh tình bình phục. Tôi xin cám ơn quí ngài đã ân cần đến thăm. Hiện giờ tôi cảm thấy thân tâm đều an lạc tự tại.

Thiên chúng vô cùng hoan hỉđảnh lễ tôn giả, rồi trở về thiên cung, còn lại một mìnhtôn giảtrầm ngâm độc thoại:

Đức Phật từng từ bi dạy bảo,

Chỉ có Phật pháp mới chữa trị được những đau khổ của thân tâm.

Nhưng không phải đợi đến lúc bị bịnh mới cầu xin,

Mà hàng ngày phải nghe pháp tu hành,

Tạo căn cơ đầy đủ cho sự chứng ngộ.

Nên sám hối nghiệp chướng,

Vững tin vào nhân quả,

Và tích lũy phước huệ,

Đó mới là phương thuốc mầu nhiệm của mọi bịnh khổ.

 

  1. 5.    NHÂN DUYÊN CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG VÀ KINH KIM CANG

Lục Tổ họ Lư, tên Huệ Năng, sanh trưởng trong gia đình nghèo túng, mồ côi cha từ khi ba tuổi. Hàng ngày Huệ Năng phải vào rừng đốn củi đem bán để nuôi mẹ. Đến năm 22 tuổi, một hôm nghe có người tụng kinh Kim Cang mà tỉnh ngộ và nhờ có duyên tốt, được người giúp đỡ, nên đến học đạo với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.

Khi Huệ Năng đến yết kiến Ngũ Tổ thì Ngũ Tổ hỏi: “Đến đây cầu việc gì?”

Huệ Năng đáp: “Đến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác.”

Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lãnh Nam, lại là dân man rợ, thế nào thành Phật được?”

Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng tánh Phật đâu có khác!”

Như vậy, dù chỉ mới bắt đầu xin theo học đạo mà Huệ Năng đã tỏ ra có chí khí hơn người. Ngài đã thấy rõ mục đích thiền định là thành Phật và thấy rõ Phật tánh của mọi người hay mọi loài như nhau. Ngũ Tổ thầm nhận Huệ Năng là người có pháp khí khác thường rồi.

Sau đó Huệ Năng được giao cho công việc giã gạo ở sau bếp, chứ chưa được lên nhà trên theo học như các tăng khác. Tuy vậy, Huệ Năng vẫn nhẫn nại giã gạo được hơn tám tháng. Tới lúc Ngũ Tổ thấy thời cơ truyền pháp đã đến và ngài yêu cầu toàn chúng trình kệ để chọn người kế thừaNgũ Tổ khai thị như sau:

“Sanh tử là việc lớn, các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước, chẳng cầu lìa khỏi biển khổ sanh tử. Nếu mê tự tánh thì phước làm sao có thể cứu được? Các ngươi mỗi người hãy tự xem trí Bát Nhã của tự tánh và làm một bài kệ trình cho ta xem, nếu ai ngộ được đại ý thì ta sẽ trao truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu.”

Chư tăng trong chùa có hơn bảy trăm người. Ai cũng tin rằng chỉ có giáo thọ sư của họ là Thượng tọa Thần Tú mới đủ khả năng nhận truyền pháp này nên không ai dám nghĩ đến việc trình kệ. Thần Tú trình bài kệ như sau:

“Thân là cây bồ đề,

Tâm như đài gương sáng,

Luôn luôn phải lau chùi,

Chớ để dính bụi trần.”

Ngũ Tổ kêu Thần Tú vào và dạy rằng: “Qua bài kệ này, chứng tỏ con chưa thấy bản tánh, còn đứng ngoài thềm cửa, chưa bước vào trong chùa. Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà tìm đạo Vô thượng Bồ Đề thì rõ ràng chưa thể được.”

Sau đó, Huệ Năng vì không biết chữ nên nhờ người đọc bài kệ của thầy giáo thọ Thần Tú cho nghe. Nghe xong, ngài cũng nhờ người viết một bài kệ để đối lại với bài kệ ấy:

“Bồ đề vốn chẳng cây,

Gương sáng cũng chẳng đài,

Xưa nay không một vật,

Nơi nào dính bụi trần.”

Ngũ Tổ rất vui khi đọc qua bài kệ của Huệ Năng và biết rằng Huệ Năng là người đã ngộ Thiền, nên tổ liền truyền trao y bát và tấn phong Huệ Năng lên ngôi vị Lục Tổ (tổ thứ sáu). Khi truyền pháp cho Huệ Năng thì Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang, đến pháp ngữ: “Không trụ vào chỗ nào mà sanh tâm mình” (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Ngài Huệ Năng giựt mình và nhận ra tánh Kim Cang vốn đầy đủ diệu dụng của mình, bèn cảm hứng và thốt lên rằng:

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ.

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động.

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp.”

Nghĩa là tổ Huệ Năng không ngờ tự tánh của chúng ta xưa nay vốn có đầy đủ các đức tánh diệu dụngNgũ Tổ biết ngài Huệ Năng là người vốn có gốc học Phật từ nhiều kiếp. Tuy không biết chữ nào nhưng ngài đã nắm được then chốt của tánh Kim Cang chân không Bát Nhã, vì thế Ngũ tổ mới truyền trao y bát để ngài Huệ Năng làm tổ thứ sáu và dặn dò rằng:

 “Chẳng nhận được bản tâmhọc đạo vô ích. Nếu nhận được bản tâm, thấy được bản tánh, tức gọi là Trượng phu, thầy của cõi trờicõi người, tức là Phật.”

Ngũ tổ biết rằng trong tăng chúng có nhiều người không phục và không đồng ý Huệ năng làm Lục tổ. Bởi vì trong chúng lúc bấy giờ có ngài Thần Tú là giỏi chữ nghĩa và là thầy giáo thọdạy học, nhưng lại chưa nắm và thấy được tánh Kim Cang. Trong khi Huệ Năng ngộ đạonhưng chỉ là người giã gạo dưới bếp tám tháng và không biết một chữ nghĩa nào cả. Bây giờ phút chốc được Ngũ Tổ tấn phong cho làm tổ thứ sáu, bắt cả chúng đảnh lễ tôn sùng như thầy giáo thọ của họ thì không ai chấp nhận cả. Riêng Ngũ Tổ biết ngài Huệ Năng dù là không biết chữ, nhưng là người thấy tánh, có chỗ chứng đắc thì mới thực là người xứng đáng, nên tổ giao y bát cho ngài Huệ Năng và tổ dặn phải đi trốn, chứ nếu mà ở đây thì chúng sẽ phản đốiThế cho nên, ngài Huệ Năng phải bỏ trốn trong rừng. Khi nghe tin Huệ Năng được truyền thọ, có mấy trăm người đuổi theo để lấy lại y bát vì cho rằng Huệ Năng không xứng đáng. Điều đó cũng dễ hiểu vì ngài chỉ là anh nông phu đốn củi, vô chùa thì chỉ biết giã gạo, không được học hỏi gì về các lớp Phật pháp, nay lại được trao cho danh vị Lục Tổ nên chúng tăngtheo chỗ hiểu bình thường rất khó chấp nhận.

Lục Tổ phải ẩn náu nơi rừng núi khoảng 15 năm. Một hôm ngài đến cổng chùa Pháp Tánh tại Quảng Châu và gặp Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết BànLúc ấy có một luồng gió thổi động lá phướng và có hai chú sadi nhỏ đang cãi nhau về chuyện phướng động. Một chú hỏi là: “Phướng động hay là gió động?” Chú kia trả lời: “Do gió động”. Chú sadi này cải lại: “Do phướng động bởi lẽ nếu không có phướng thì gió động cái gì?” Hai chú đấu khẩu với nhau, khó phân thắng bại. Tổ Huệ Năng đứng đó, mới trả lời rằng: “Phướng chẳng động mà gió cũng chẳng động chỉ do tâm của hai chú động thôi”. Hòa thượng Trụ Trì chùa Pháp Tánh vừa bước ra, nghe câu trả lời của vị sư nhà quê này mới mời ngài vào chùa và thỉnh ngài ở tại chùa Pháp Tánh để giảng kinh cho tứ chúng nghe. Dù ngài Huệ Năng không biết chữ nào, nhưng khi ngài giảng kinh thì rất lưu loát, sáng suốt và xác thực đi thẳng vào tâm tánhMột lần nữa, Hòa thượng trụ trì đảnh lễ vị sư nhà quê này và thốt lên rằng ngài Huệ Năng giảng kinh như vàng ròng, trong khi Hòa thượng trụ trì giảng kinh chỉ như là cát sỏi. Hòa thượngcũng thưa rằng nghe nói y bát của Lục tổ đã lạc đi và đang ẩn ở chỗ nào đó gần đây, chắc có lẽ chính là vị sư này và cuối cùng Hòa thượng trụ trì mới khám phá và nhận ra đây là Lục Tổ Huệ Năng.

Đó là nhân duyên chứng ngộ của Lục Tổ Huệ Năng với câu pháp ngữ: “Không trụ vào chỗ nào mà sanh tâm mình” (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Vì thế, kinh Kim Cang được xem như như kim chỉ nam trong nhà thiền để giúp hành giả trực chỉ nhân tâm, thấy tánh Phật như tổ Huệ Năng.

 

CHƯƠNG 1: TÓM GỌN

 

Kim Cang là một trong 600 quyển của Bộ Kinh Đại Bát NhãTôn giả Tu Bồ Đề nêu ra câu hỏi về: “Thế nào là cách an trụ tâm và hàng phục tâm?” Để trả lời câu hỏi này, Đức Phật mới giảng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật này. Kim Cang (Vajra), Bát Nhã (prajñā), Ba la mật(pāramitā), và  Kinh (Sūtra) được giảng tại khu vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc(Anathapindika) với lục chủng thành tựu (văn, tín, thời, chủ, xứ, chúng thành tựu).

 

Tôn giả Tu Bồ Đề được xem là vị chứng Tánh Không đệ nhất. Năng lực chứng Tánh Khôngcủa tôn giả Tu Bồ Đề rất mạnh, bởi vì ngay từ khi còn trong thai mẹ, khi còn bé, trưởng thànhvà ngay cả khi gia nhập vào tăng đoàn, ngài đã chứng tỏ cho mọi người thấy sức từ trường quán chiếu và năng lực ứng dụng Tánh Không diệu dụng đó. Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật này công đức vô biên không thể nghĩ bàn bởi vì kinh này nói đến pháp lớn, công đức lớn, tức tánh Kim Cang Bát Nhã vững chắc thường còn không có quá khứhiện tạivị lai (thời gian) và ở khắp mười phương pháp giới, không sanh không diệt, không có ngằn mé, vô lượngvô biên (không gian).

 

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Định nghĩa thuật từ Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật.

2. Ý nghĩa của câu: “Thế nào là cách an trụ tâm và hàng phục tâm?”

3. Xin tường thuật cuộc đời của Tu Bồ Đề liên quan với Tánh Không?

  1. Nhân Duyên của Lục Tổ Huệ Năng Và Kinh Kim Cang thế nào?


[4] Tam tai: có lửa (vì có dục nên còn lửa), gió (thổi tan xác đi) và bão lụt (nước nhận chìm). Từ cõi trời dục giới thứ sáu trở xuống là từ cõi Tha hoá tự tại thiên trở xuống tức bao gồm cả cõi dục giới (người, địa ngục, ngạ quỹ súc sanh…) còn tam tai. Xem Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, chương 14, Thích Nữ Giới Hương.

Bát nạn là tám tai nạn sẽ xảy ra. Theo nghiệp báocon người sẽ còn gặp tám tai nạn như sẽ bị sanh vào 1) cõi địa ngục, 2) ngạ quỷ, 3) súc sanh, 4) cõi trời Trường-Thọ, 5) sanh làm người thiếu căn (đui mù, điếc, câm, ngọng), 6) biên địa (nơi biên giới không có Phật pháp) 7) Sanh trước Phật và 8) sanh sau Phật, nên không được Phật và thiếu duyên nghe pháp để giải thoát.

[5] http://forums.giadinhphattu.vn/viewtopic.php?f=8&t=2936

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn