Chương 2: Pháp Ngữ Trong Kinh Kim Cang

12 Tháng Năm 201915:28(Xem: 3516)

Tủ Sách Bảo Anh Lạc
PHÁP NGỮ
TRONG KINH KIM CANG
Thích Nữ Giới Hương
(Tái bản lần 4)
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019 

CHƯƠNG 2

 PHÁP NGỮ TRONG KINH KIM CANG

 

 

1)   ĐỊNH NGHĨA 

Pháp ngữ: pháp là Phật pháp, ngữ là lời văn, câu cú. Pháp ngữ là lời pháp, câu pháp hay những khẩu khí, pháp khí đặc biệt trong kinh Kim Cang. Nhà thiền có công án thì Kim Cangcũng có những khẩu khí đánh mạnh vào tâm thức, giúp chúng ta thấu triệt bản thể vốn có của tự tánhchứng nghiệm Phật tánh chân khôngPháp ngữ của Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành[1] tiệm tu từ từ.

 

Mỗi kinh có mỗi phong cách pháp ngữ khác nhau để chúng ta nhớ về kinh đó.  Như nói đến Bát Nhã Tâm Kinh thì chúng ta sẽ nhớ liền pháp ngữ: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Pháp ngữ trong kinh Pháp Hoa mà chúng ta thường biết như: “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”, “Chúng con không khinh các ngài đâu vì các ngài sẽ là những vị Phật tương lai”. Pháp ngữtrong kinh Lăng Nghiêm như: “Mười kiến tinh: Kiến tinh là tâm linh giác, Kiến tinh bất động…”[2], “Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận”, “Tánh sắc chân không, tánh không chânsắcbản nhiên thanh tịnh cùng khắp pháp giới. Theo tâm chúng sanh, ứng với lượng hay biết, tuỳ chỗ phát hiện. Chúng sanh không biết lầm cho là nhân duyên hay tự nhiên. Đều là những so đo phân biệt của ý thức, chứ không có nghĩa chân thật”. Trong kinh Duy Ma Cật nổi bậtkhẩu khí của bồ tát Duy Ma Cật: “Vì chúng sanh bịnh nên tôi bịnh. Nếu chúng sanh không bịnh thì tôi sẽ không bịnh” và nhiều kinh khác. Như vậy, tùy sự hiểu đạo và cảm xúc, mỗi hành giảcó thể chọn cho mình những pháp ngữ tâm đắc để hướng tâm linh của mình và người thăng hoa giác ngộ.

 

2)   PHÁP NGỮ TRONG KINH KIM CANG

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật có nhiều pháp ngữ. Mỗi pháp ngữ là mỗi khẩu khí phá tan sương mù của các tướng vô minh để chúng ta trở về với thật tướng Bát Nhã chân không của kinh Kim Cang. Mỗi pháp ngữ là giúp chúng ta nhận ra thói quen ngu si từ vô thủy hay nắm giữ các tướng hư vọng của ta, người, chúng sanhthọ giả. Mỗi pháp ngữ giúp chúng ta nhẹ nhàng trở lại với trí tuệ Kim Cang Bát Nhã vốn có của mình giữa cuộc đời này.

 

 

  1. 1.    AN TRỤ TÂM & HÀNG PHỤC TÂM

Bấy giờ, Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề, ở trong đại-chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch áo bên vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đấtcung kính chắp tay, bạch cùng đức Phật rằng:

“Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời phải an trụ tâm như thế nào, nên hàng phục tâm mình như thế nào?"

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị đại Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. 

 

Câu hỏi của ngài Tu Bồ Đề là làm sao an trụ được tâm và làm sao hàng phục được tâm? Như vậy ngài hỏi an trụ trước và sau đó là hàng phục tâm, nhưng chúng ta thấy Đức Phật rất sáng suốt và hợp lý khi ngài trả lời hàng phục trước rồi an trụ sau. Vì có hàng phục dẹp được giặc phiền não rồi thì mới có cư trú thanh bình an cư lạc nghiệp được.

 

1. i. Hàng phục vọng tâm

Đáp lời của tôn giả Tu Bồ ĐềĐức Phật trả lời về cách hàng phục tâm như sau: tâm tư của mỗi chúng ta hay sôi nổi, nay thiện mai ác, nay vui mai buồn, nay giận mai hờn, thăng trầmlên xuống với những vọng tưởng đảo điên, kéo chúng ta đọa lạc trong sáu đường[3]. Ví dụ như bây giờ đang ngồi ở cõi người nhưng không biết ngày mai chết sẽ đi về cõi nào? Một chút tâm tham, sân và si không khéo sẽ kéo chúng ta về địa ngục, ngạ quỹ và bàng sanh, bởi lẽ Đức Phật dạy: “Tơ hào vọng niệm tam đồ nghiệp nhân” (còn chút tơ hào nào vướng vào tham sân si là nghiệp nhân ba cõi của địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh đang chờ bên cạnh). Kinh Địa Tạng dạy: “Cõi Diêm Phù Đề này nhất cử, nhất động đều tạo tội”, cho nên chúng ta phải cẩn trọng thân khẩu ý của mình.

Nếu muốn hàng phục tâm thì phải phát nguyện độ tất cả mười loài chúng sanh. Ở đây, Đức Phật cẩn thận dùng chữ “tất cả chúng sanh” nghĩa là độ đủ cả mười loài chúng sanh[4] không bỏ sót một loài nào.

 

  1. a.    Mười Loài Chúng sanh
  2. Noãn sanh: từ trứng sanh là do tưởng mà sinh. Ví dụ như gà mái đẻ trứng và sau đó dùng hơi ấm của mình để ấp trứng. Suốt ngày, gà mái luôn suy tưởng: "Gà con của mình sắp ra đời". Do tưởng như vậy và khi hơi ấm đủ ngày tháng, quả nhiên khiến trứng nở ra gà con. Noãn sanh này gồm cả các loài cá, tôm, rùa, rắn và những loài đẻ trứng.
  3. Thai sanh: từ bào thai do ái tình dục nhiễm mà sanh ra. Nam nữ, đực cái có tình luyến ái, giao hợp với nhau mà thành bào thai. Loài thai sanh bao gồm loài người, rồng, tiên và các giống súc vật như heo, trâu, bò, chó, mèo...
  4. Thấp sanh là từ nơi ẩm thấp do hợp cảm giữa hơi ẩm và khí nóng hợp lại mà sanh ra như các loài côn trùng, lăng quăng, giun sán… sanh nơi ẩm thấp hôi thối dơ dáy.
  5. Hóa sanh là từ biến hóa do ly ứng mà sanh. Ly ứng nghĩa là bỏ hình tướng cũ thay mới, như con tằm hóa bướm, con chuột thành dơi, ruồi, nhặng và các loài thoát xác bay. Địa ngục cũng là một loài hóa sanh.

Bốn loài: noãn, thai, thấp và hóa sanh là do các yếu tố tình, tưởng, hợp, ly mà biến hóa. Chính do mê vọng mà tạo nghiệp nên thọ quả báo. Loài nào theo nhân nấy mà thọ báo khác nhau.

  1. Loài có hình sắc: là loài tinh diệu tốt xấu, xuất sinh từ sự hòa hợp các loạn tưởng về các sắc sáng chiếu (loạn tưởng tinh diệu), như các loài đom-đóm, loài trai có ngọc v.v.
  2. Loài không hình sắc là loài sanh từ các yếu tố không, tán, tiêu, trầm, như các tầng trời tứ không[5], các loài như thần Hư không (thuấn-nhã-đa thần), thần gió, thần nắng.
  3. Loài có tưởng tức là loài không có hình sắc mà chỉ có tư tưởng. Nó ẩn hiện như có như khôngphảng phất chẳng có thực chất, như các loại quỷ thần, yêu quái, như thần núi, thần nước, các loại gỗ đá thành tinh, các sơn tinh, thủy quái v.v.
  4. Loài không có tư tưởng là loài có hình sắc mà không tư tưởngu mêngu độntinh thầntựa như gỗ, đất, các loại kim thạch.
  5. Loài chẳng phải có tư tưởng: đây chẳng phải là một loại đối lại với loài sanh từ trứng ra - noãn sanh cũng lấy tư tưởng mà truyền lại sanh mạng - mà phát sanh từ sự kết hợpcủa hai thứ vọng tưởng, đem cái của người chấp là của mình, cùng nhau tráo trở, tỷ như trường hợp con tò-vò mà nuôi con của con sâu minh-linh. Minh linh là loài sâu ở đọt dâu, con tò vò thì giống loại ong có eo thắt lại. Tò vò kiếm đất làm tổ, nuôi con sâu minh linh ở bên trong, khấn rằng: "Loại ngã! Loại ngã!" nghĩa là "giống như ta." Bảy ngày sau quả nhiên con sâu hóa ra con của tò vò. Cái đó chính là chẳng phải có tư tưởng, do hai thứ khác nhau lẫn lộn mà thành. Nguyên do bởi kiếp xưa chuyên nghề đi lấy tài vật của người khác, đem về làm của mình, nên mới chịu quả báo đó.
  6. Loài chẳng phải không có tư tưởng là nói về loại mang nhiều oán hận từ trước, muốn kiếm sự báo thù, như loài chim kiêu (con chim ưng đầu mèo, tục kêu là chim bất hiếu) bám vào ổ đất để sanh con, khi con lớn lên thì con ăn thịt mẹ. Lại còn một loại muông thú nữa là con phá kính, nuôi con đến khi con lớn thì con ăn thịt cha.

Kinh Lăng Nghiêm[6] dạy: “Ba đời bốn phương, hòa hợp can thiệp cùng nhau, chúng sinhbiến hóa thành 12 loài. Vậy nên trong thế giới này, nhân động có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp, sáu vọng tưởngcàn loạn thành ra nghiệp tính, do đó, 12 cách đối hiện xoay vần mãi mãi. Vậy nên trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc biến đổi cùng tột, đến 12 lần xoay trở lạiDựa trên những tướng điên đảo, xoay vần đó, nên trong thế giới có những loài noãn sinhthai sinhthấp sinhhóa sinhhữu sắcvô sắchữu tưởngvô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng.

A Nan, nhân trong thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động, nên hòa hợp với khí, thành ra 84.000 loạn tưởng bay lặn, vì vậy, nên có mầm trứng trôi lăn trong cõi nước: cá chim, rùa, rắn, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có tạp nhiễm luân hồiđiên đảo về dục, nên hòa hợp với tư, thành ra 84.000 loạn tưởng ngang dọc; vì vậy, nên có bọc thai trôi lăn trong cõi nước; người, súc, rồng, tiên, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có chấp trước luân hồiđiên đảo về thú, nên hòa hợp với noãn, thành ra 84.000 loạn tưởng nghiêng ngửavì vậy, nên có tế thi thấp sinh trôi lăn trong cõi nước; nhung nhúc, quậy động, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có biến dịch luân hồiđiên đảo về giả, nên hòa hợp với xúc, thành ra 84.000 loạn tưởng mới cũ; vì vậy, nên có yết nam hóa sinh trôi lăn trong cõi nước; chuyển thoái, phi hành, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có lưu ngại luân hồiđiên đảo về chướng, nên hòa hợp với trước, thành ra 84.000 loạn tưởng tinh diệu; vì vậy, nên có yết nam sắc tướng trôi lăn trong cõi nước; hưu cửu, tinh minh, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có tiêu tán luân hồiđiên đảo về hoặc, nên hòa hợp với ám, thành ra 84.000 loạn tưởng thầm ẩn, vì vậy, nên có yết nam vô sắc trôi lăn trong cõi nước; không tán tiêu trầm, các loại đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có võng tượng luân hồiđiên đảo về ảnh, nên hòa hợp với ức, thành ra 84.000 loạn tưởng tiềm kết; vì vậy, nên có yết nam hữu tưởng trôi lăn trong cõi nước; thần quỷ tinh linh, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có ngu độn luân hồiđiên đảo về si, nên hòa hợp với ngoan, thành ra 84.000 loạn tưởng khô cảo; vì vậy, nên có yết nam vô tưởng trôi lăn trong cõi nước; tinh thầnhóa làm đất, cây, vàng, đá, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có tương đãi luân hồiđiên đảo về ngụy, nên hòa hợp với nhiễm, thành ra 84.000 loạn tưởng nhân y; vì vậy, nên có yết nam, không phải có sắc mà có sắc, trôi lăn trong cõi nước; những giống thủy mẫu, dùng tôm làm mắt, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có tương dẫn luân hồiđiên đảo về tính, nên hòa hợp với chú, thành ra 84.000 loạn tưởng hô triệu; vì vậy, nên có yết nam, không phải vô sắc mà vô sắc, trôi lăn trong cõi nước, chú trớ, yếm sinh, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có hợp vọng luân hồiđiên đảo về võng, nên hòa hợp với dị, thành ra 84.000 loạn tưởng hồi hỗ; vì vậy, nên có yết nam, không phải có tưởng mà có tưởng, trôi lăn trong cõi nước; những giống tò vò, mượn chất khác thành thân của mình, các loài đầy dẫy.

Nhân trong thế giới có oán hại luân hồiđiên đảo về sát, nên hòa hợp với quái, thành ra 84.000 tư tưởng ăn thịt cha mẹvì vậy, nên có yết nam, không phải vô tưởng mà vô tưởng, trôi lăn trong cõi nước; như con thổ kiêu, ấp khối đất làm con, và chim phá kính, ấp quả cây độc làm con, con lớn lên, thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loài đầy dẫy.”

 

b. Độ mười loài chúng sanh

Để hàng phục vọng tâmĐức Phật dạy chúng ta phải độ mười hay mười hai loài chúng sanhnhư trên, không bỏ sót một loài nào. Khi chúng ta có duyên gặp loài nào thì phải dùng tâm bình đẳng không phân biệt thân sơ, nhỏ bé, khinh trọng mà hóa độ chúng. Không phải chúng ta độ hết một lúc, một lần hết mười loài mà cứ tùy duyên gặp loài nào độ loài đó. Đây cũng chỉ có nghĩa là tâm của chúng ta phải bình đẳng, đừng phân biệt đây là loài noãn sanhthấp sanhdơ dáy, con kiến, con trùng bé tí, kia là con người thai sanh quý giá, nên đối với con người thì chúng ta phải lo, còn loại sanh khác con người thì mặc kệ chúng. Chúng ta không phân biệtloài cao thấp nào hết, bình đẳng nguyện độ tất cả. Tâm bao dung của chúng ta phải bao trùm khắp tất cả. Gặp con kiến là chúng ta lo cho con kiến (đừng giết nó), gặp con sâu là lo cho con sâu (đừng dẫm lên nó). Chúng ta không quản ngại không phân chia. Hôm nay gặp con gà (noãn sanhchúng ta lo cho nó, mai gặp con bươm bướm (hóa sanh) mình lo cho nó, mốt mình gặp con chim kiêu (loài chẳng phải không có tư tưởngchúng ta giúp được gì cho mười loài chúng sanh thì tận tình hết lòng bởi vì tất cả mười loài (noãn sinhthai sinhthấp sinhhóa sinhhữu sắcvô sắchữu tưởngvô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữutưởng, hoặc phi vô tưởng) đều nằm trong bản nguyện độ sanh của mình. Ngay cả loài vi trùngthấp sanh nhỏ nhít, nó làm cho con người bị bịnh lao, bịnh ung thư, nhưng chúng ta vẫn phải kết duyên bồ đề và hóa độ chúng, chứ đừng nghĩ nó là loài nhỏ nhít, hại người, thôi bỏ mặc nó, thôi đừng độ, cứ độ loài người là đủ, hoặc độ cho ai mà dễ thương ưu ái với mình thôi. Như thế sẽ không thế nào hàng phục được vọng tâm. Ý của Đức Phật là chúng ta độ từ từ và tùy duyên, chứ không phải Phật bắt chúng ta phải độ một lúc, độ xong tất cả mười loài rồi mới được thành Phật. Chủ yếu là chúng ta phải có tâm mở rộng đối với tất cả, phải phát nguyệnđộ cho tất cả, nhất là những ai hữu duyên đến với mình. Chúng ta không phải chỉ làm phước cho mười loài có chén cơm, manh áo là đủ mà phải độ cho chúng thoát kiếp khổ lâu dài, thoát kiếp nghiệp của mười loài chúng sanh để tất cả vào vô dư niết bànthành Phật đến nơi đến chốn.

 

  1. c.    Vô Dư Niết Bàn

Niết-bàn nghĩa là tịch diệtdiệt độbất sanhvô vi, hay giải thoát. Theo tinh thần Phật giáo Nguyên Thủyvô dư Niết bàn là người chứng A-la-hán và nhập Niết bàn rồi, không còn lụy về thân đất nước gió lửa nữa (vô là không, dư là còn xót lại thân). Hễ còn thân mà chứng A-la-hán thì gọi là hữu dư niết bàn. Theo đại thừa, vị thánh chỉ mới thoát luân hồi sanh tử thôi thì niết bàn ấy gọi là hữu dư (dư là chưa đủ, hãy còn thiếu sót). Vô dư là niết bàn của các bậc chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác như Đức Phật, bởi lẽ các ngài đã hoàn toàn sử dụng được các diệu dụng của tánh Phật để độ sanh rồi và trở về với tự tánh thanh tịnh Niết bàn (ai cũng có đủ). Chẳng những hết luân hồi sinh tử mà các ngài còn sử dụng được tánh Phật thường trụ ở khắp mười phương để độ sanh (vô trụ xứ Niết bàn), nên niết bàn ấy mới gọi là vô dưKim Cang Bát Nhã là kinh đại thừa với tâm nguyện độ hết mười loài chúng sanhnhận tánh Phật của mình để vào vô dư niết bàn.

 

Khi nghe ngài Tu Bồ Đề hỏi về hàng phục vọng tâmchúng ta nghĩ là hàng phục phiền não, là việc tu tập của tâm, ở bên trong tâm ta. Nhưng ở đây, Đức Phật lại bảo chạy ra bên ngoài để độ những chúng sanh ở bên ngoài. Lời Phật dạy tựa như mâu thuẫn mà thật ra không có mâu thuẫn lạc đề, trái lại rất sâu sắc uyên áo. Tâm chúng ta có đủ mười pháp giới là bốn thánh[7]và sáu phàm[8] nên chúng ta phải độ hết. Chúng ta phải độ hết sáu tâm phàm độc ác của mười loài ấy và gieo bốn giống thánh nhân ấy. Do giữ năm giới và còn ái dục nên được làm người; do bố thí làm phước, giữ mười giới nên sanh cõi trời; do sân hận thù ghét, phạm ngũ nghịch nên còn cõi địa ngục; do kiêu ngạo sát hại nên còn cõi A-tu-la; do tư tưởng u ám mới có ma quỹ; do thiếu nợ nên làm thân súc sanh, nên từ tâm tham sân si mà còn mười loại chúng sanh trong sáu cõi phàm. Ngược lại, nếu biết giác tỉnhtu tập từ bihỉ xả thì sẽ xây dựng các quả thánh A-la-hán, Duyên GiácBồ Tát và Phật.

d. Mười cảnh giới của Tâm

 

 

ban do 10 phap gioi 

  

e. Độ Mười Loài Chúng Sanh trong Tâm

Chúng ta xem bức tranh mười pháp giới này để hiểu vì sao Đức Phật dạy độ mười loài chúng sanh trong tâm mình tức là hàng phục vọng tâm. Mười loài chúng sanh là biểu trưng cho sáu cõi phàm và những cõi khác (những loài có tưởng, những loài không có tưởng, loại chẳng phải có tư tưởng hay chẳng phải không tư tưởng) còn bị sanh tử luân hồi chi phối. Phải độ cho hết các loài trong tâm này thành Phật cả tức là việc hàng phục tâm đã thành công. Như vậy, nói độ mười loài chúng sanh bên ngoài nhưng thật ra là mười loài trong tâm ta. Trước tiênchúng ta phải quay về độ tâm chúng taThực hiện được việc trong tâm rồi, mới quay bên ngoài độ những chúng sanh bên ngoài mà ta yêu, ta ghét, ta giận, ta hờn. Chúng ta phải uyển chuyển theo hai mặt khế lý và khế cơ để độ tận mười loài chúng sanh cả bên trong và bên ngoài đều cho vào vô dư Niết bàn luôn. Khế lý là đúng sự thật chân lýKhế cơ là tuỳ căn cơ mỗi loài mà chúng ta giúp. Ứng dụng đúng hai chức năng này thì khả năng độ sanh của chúng ta sẽ hiệu quả vô tận.

 

Chúng ta đang bị luân hồi sanh tử, chịu mang không biết bao nhiêu thân của sáu cõi. Nếu không độ ngay, không hàng phục ngay thì nó sẽ đưa mình trôi lăn theo bà già mù vô minh[9]Hình ảnh vô minh của chúng ta được Đức Phật minh họa là bà già mù còm cõi đi trong rừng xương xọ. Chúng ta đã đi trong rừng xương sọ, không biết bao nhiêu đời và sẽ chịu không biết bao nhiêu thân đọa lạc nữa. Thế cho nên phải độ ngay sự ngu dốt của mình, độ mười loài chúng sanh của mình trở về vô dư Niết bàn đi đã. Đó là khế lý thiết thực theo lời Phật dạy ở Kinh Kim Cang. Còn khế cơ thì chính ngay trình độ của chúng ta bây giờ đang đi ở trong đường sanh tửchúng ta đang ở trong đường nguy hiểm đọa lạc, bây giờ phải lo độ trong tâm của mình trước đi. Nếu chưa độ cho chúng ta mà nói chuyện độ cho ai thì sao độ được? Chính chúng ta phải giác tỉnh cuộc đời này là vọng thân, vọng tâm và vọng cảnh. Đừng có mỗi niệm, mỗi niệm nhận thân, tâm và cảnh cuộc đời này là mình (ngã) và của mình (ngã sở). Bây giờ phải xoay về quán chiếu từng niệm để buông ra. Đó là việc thiết yếu phải hàng phục ngay bây giờ. Chúng ta phải hàng phục từng niệm một, buông cho hết các tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Nếu chưa buông xả được thân thì chưa buông xả được tiền bạc, của cảidanh lợi. Sự chấp ngã, chấp thân rất mạnh, nó là cái gốc để sanh ra các chấp thủ khác xung quanh. Những người ở thế gian dù Phật tử hay không Phật tử cũng rất thích làm việc bố thí từ thiện rất nhiều. Họ có thể xả tiền bạc, thân thểsức khỏethời giancông quả để bố thí, nhưng trong tâm cả ngày vẫn ùng ùng chấp chặc cho đây là mình (chấp ngã), đây là người (chấp pháp). Tâm niệm chấp ngãchấp pháp vẫn khởi đấy, nhưng họ không có để ý và không xem quan trọng. Chỉ trong đạo PhậtĐức Phật mới sâu sắc chỉ ra gốc luân hồichính là ngã và pháp. Cho nên, pháp ngữ đầu tiên của Kim Cang về hàng phục tâm tức là buông ngã và pháp. Xả ngã ở từng tâm niệm một, bởi vì chính từng niệm là tướng của chấp ngãChúng ta vẫn bố thí, vẫn nhẫn nhục nhưng vẫn chấp thủ có bố thí, có nhẫn nhục, tức cái ta, cái ngã vẫn đứng đấy. Chỉ có người nào xả được từng tâm niệm một thì mới thật là người xả ngã.

 

 

Bản chất của chúng ta là Phật, nhưng nhiều người không biết mình vốn là Phật mà cứ nhận tham sân si làm mình, nên dễ sa vào sáu đạo nguy hiểm. Vì thế, Bồ tát phải độ cho chúng sanh tỉnh ra, để họ nhận lại địa vị Phật của họ. Còn chúng sanh không biết họ là Phật, nên cứ trôi lăn sanh tử, mặc tình oan uổng đọa vào mười loài của cảnh súc sanh, làm chó, mèo, gà, vịt cho đến nổi rơi vào địa ngục mà cũng không biết đường đi ra. Nếu chúng ta biết con đường bình an giải thoát nguy hiểm mà đành lòng để các loài khác đi con đường khổ não thì chúng ta là người tàn nhẫn. Đã là người lạnh lùng tàn nhẫn, người ác thì làm sao thành Bồ Tátthành Phật được. Cho nên, bổn phận của bồ tát Kim Cang là phải có lòng bi mẫn nghĩ đến người khác.  Từ là ban vui, bi là cứu khổ. Chính chỗ cứu khổ ban vui cho muôn loài là mình đã độ mình và độ ngườiQuay về độ cho mình là quay về ngó từng niệm, đừng để nó đang biến thành con rắn, đang biến thành con quỷ và đang biến thành con ma. Con đườngnguy hiểm ấy chúng ta hãy tự độ. Sau khi mình thoát rồi thì bắt đầu lo độ cho mọi ngườiThế cho nên bổn phận của bồ tát là tự giácgiác tha, tự độ và độ tha.

Bây giờ chúng ta chưa độ nhiều chúng sanh nhưng tạm thời người nào đói chúng ta cho miếng ăn, người nào rét chúng ta cho cái áo. Chúng ta phải có lòng thương tưởng giúp tất cả chúng sanh theo khả năng mình. Mặc dù hiện nay lo tự độ và tuy chúng ta còn nhiều tham sân si, không làm lợi ích nhiều cho ai, nhưng vẫn phải nhớ và giữ hạnh nguyện độ cho tất cả mọi người hết tham sân si thoát khỏi mười loài. Nhờ nguyện như vậy thì trong ba nghiệp thân nghiệpkhẩu nghiệp và ý nghiệp, nhất là ý nghiệp của mình mới hướng thượng theo bồ tát hạnh. Nếu chúng ta phát nguyện độ cho tất cả nhưng khả năng chúng ta chưa nổi thì thôi bây giờ ai ở bên cạnh mình, gần chùa mình, có nổi lên sân hận si mê thì chúng ta khuyên họ đừng sân hận si mê nữa. Khi chúng ta khuyên mọi người chung quanh như thế tức là chúng ta giữ được hạnh nguyện độ tất cả chúng sanh, không bỏ một người hay một loài nào. Thế cho nên, khi tâm rộng mở thì cứ mở rộng tâm ra theo khả năng của mình, được đến đâu quí đến đó. Điều quan trọng là phải lo tự độ cho mình, đừng đi con đường sinh tử của sáu đạo nguy hiểm. Tự độ cho mình trước, rồi mới độ cho chúng sanh.

 

1.ii. An Trụ tâm

“Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế mà thiệt không có chúng-sanh nào là người được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.”

 

Khi ngài Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật về cách an trụ tâmĐức Phật trả lời rằng bồ tát phải độ cho hết tất cả mười loài chúng sanh vào vô dư Niết bàn, độ mà không thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức không có chấp mình là người độ, chúng sanh là người được độ, không thấy có thọ giả, thế là an trụ được tâm. Do không có chấp vào tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, nên bồ tát thấy không có mình là người giúp đỡ, không thấy có một chúng sanh nào thật do mình giúp thoát khổ, đưa vào vô dư Niết bàn cả.

 

Mê muội chấp có ta, người, chúng sanhthọ giả là ma lực của vô minh như bà già mù đi trong rừng xương xọ. Đức Phật phải trí tuệ lắm mới nghĩ ra tấm hình bà già mù để so sánh với chúng ta chính xác như vậy. Nếu không thì chúng ta cứ nghĩ mình sang đẹp, quý phái, chứ đâu có già mù, còm cõi gì đâu. Mù nghĩa là cả hai mắt đều hư. Hỏng mắt phải là bị ta, người, chúng sinhthọ giả làm hỏng. Hỏng mắt trái là do sự chấp sáu trần làm hỏng. Thế cho nênbà già mù còm cõi phải chống gậy dò dẫm từng bước đi, vì không thấy đường nên loanh hoanh mãi trong rừng xương xọ của mười loài chúng sanh trong sáu đạo luân hồi.

 

Chúng ta phải tập quán trong đời sống hàng ngày của mình về “tam luân không tịch” để thấy ba cái đều không: thân ta không có, người khác không có và việc làm không có, tức là thân tâm và cuộc đời xung quanh của ta đều không. Chúng ta thường chấp cho là có mình đang nhìn thầy bông hoa. Theo pháp ngữ số một của Kim Cang thì con người không phải con ngườitướng không phải tướng vì không có tướng ta, người, chúng sanhthọ giả. Bông hoa không phải là bông hoa bởi lẽ sắc thanh hương vị xúc pháp đều là hư vọngNhãn thức phân biệt không phải là nhãn thức vì duyên hợp mà có. Vô minh là tối tămtrái với trí tuệ Bát Nhã, là bà già mù đi trong rừng xương sọ. Rừng xương tức là thân của chúng ta. Đời này nhận một nắm xương là thân mình, chết buông ra, rồi kiếp sau nhận một nắm xương khác lại buông ra, cứ như thế thành cả một rừng xương và cứ như thế đi qua con đường sanh tửBà già bị mù hỏng cả hai con mắt. Pháp ngữ kinh Kim Cang quan trọng ở chỗ phải mở hai con mắt ra. Hai con mắt là chấp ngã và chấp pháp. Chấp ta, người, chúng sanhthọ giả rồi là chấp một con mắt; còn con mắt kia là chấp pháp tức là chấp có sáu trần là thật. Cho nên học kinh Kim Canglà phải an trụ tâm để gỡ mù hai bên mắt ra thì bà già mới hết chuyện tối tăm và mới hết chuyện đi trong rừng xương sọ nữa.

 

Pháp ngữ số một của kinh Kim Cang chỉ có vài lời về cách hàng phục và an trụ tâm như vậy thôi nhưng việc làm rất cao thượng khó nghĩ bàn. Phàm phu với tấm lòng hạn hẹp thu nhỏ thì khó thể tưởng tượng nổi được các tâm lượng bao la của chư Phật và bồ tát. Như chúng ta tới chùa làm công quả hay cúng dường chùa hay giúp ai một việc gì đó, hay cảm hoá người đi nghe pháp, vv… thì mình đã tự cao, tự đại cho là mình hơn người rồi. Chỉ giúp một hai người thôi mà đã vậy, huống chi chúng ta giúp được cả ba bốn trăm người đi tu học xuất gia, huống chi giúp được cả loài ma quỷ, loài súc sanh, loài a-tu la, địa ngụccảm hóa cho tất cả mười loài đểu giác tỉnh đến nơi đến chốn, bỏ tham, sân, si và thành Phật cả.

 

Qua điểm so sánh giữa hạnh của Phật và chúng ta để thấy trình độ tâm lượng của chúng tacòn thấp lắm. Thêm vào đó, độ tận mười loài chúng sanh như thế mà không khởi tâm kiêu hãnh, nghênh mặt thấy mình có độ cho các loài chúng sanh đó, tức là không còn vướng vào ta, người, chúng sanh và thọ giả mà hóa độ. Không thấy có ta làm phước, không thấy có người kia được độ và không thấy có sự diệt độ. Tất cả niệm khởi hoặc là niệm về người, hoặc là niệm về vật, niệm về muôn ngàn hình tướng, bao nhiêu niệm, chúng ta đều cho lặng vào chỗ không sanh diệt, như thế gọi là hàng phục tâm và an trụ tâm. Các bồ tát độ tất cả mười loài đều thành những vị Phật sáng suốt hữu ích như vậy mà không có một tơ vương vào chấp thủ nào hết thì biết khả năng của các ngài thật vĩ đại vô cùng, trí hiểu biết thông thường của loài người chúng ta khó tưởng tượng nổi.

 

 

2) KHÔNG TRỤ NƠI NÀO MÀ SANH TÂM (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm)

Đức Phật dạy: Này các vị đại Bồ-tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh như vầy: chẳng nên trụ trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ trước nơi thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh tâm, nên "không-chỗ-trụ-trước" mà sanh tâm thanh-tịnh kia.

Một đoạn khác:

Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả.

 

Đức Phật dạy chúng ta phải có trí tuệ Kim Cang Bát Nhã, không vướng mắc vào sáu trần, không trụ nơi đâu mà sanh tâm. Đối với những hình tướng, những vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh thì không chấp là ta thấy, ta nghe, ta ngửi, ta nếm, ta xúc, ta biết, đó là những chấp ngã. Khi thấy sắc là pháp, không chấp có ta thấy, không chấp những hình sắc là thật. Khi nghe âm thanh, cái ngã đã không thì âm thanh là những pháp ta nghe đâu có thật. Khi ngữi, cái ta ngữi đã không thì các pháp hương thơm, mùi hôi đâu không có thật. Khi nếm, các pháp ngọt chua, mặn lạt cũng đâu có thật; các pháp nóng, lạnh cũng không thật; các pháp trần bóng ảnh suy nghĩ tốt xấu cũng không có. Sự suy nghĩ đã là không thì những tốt xấu, phải trái, những vật này kia mà cái ta thấy biết đó, tất cả đâu có thật. Như vậy cả sáu căn và sáu trần đều không thật. Khi biết sáu cảnh sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp hiện lên ở nơi sáu căn của mình là cái không thật, gọi là không chấp pháp. Khi biết không có thân, có vọng tâm, có vọng thức là mình thì gọi là không chấp ngã.

 

Khi nào đối với thân, tâm, cảnh, chúng ta không chấp trước, nhẹ nhàng buông xả, giữ tâm như như bất động thì đó là Như Lai tạng chứ không có gì lạ cả. Không trụ vào sáu căn[10]sáu trần[11] và sáu thức[12] mà sanh tâm. Khi tâm đã sáng suốt không còn chấp vào ba thứ vọng đó thì tâm ấy đâu còn gọi là vọng tâm hay vọng thức nữa. Bản thể Như Lai Tạng là thân mình mà cũng ngay tất cả cảnh tượng xung quanh như ngôi chùa, núi đồi, bông hoa, cỏ lá rừng rậm đây. Chúng ta nên thật nhận biết được việc này. Đó là chân lý, là chỗ thấy chỗ biết của các bậc thánh nhânĐức Phật đã chứng thấy được sự thật này, cho nên ngài đã truyền đạt lại ý này trong kinh Kim Cang và các kinh Đại thừaChúng ta học trong kinh đại thừa thì chúng ta hiểu biết và tin tưởng nhưng thãr ra chúng ta chưa có tu, chưa có chứng. Cho nên bây giờ phải tập, khi đối với cảnh, tâm chúng ta phải như như bất động thì đó là Như Lai, chứ không có gì lạ cả.

 

Như Lai là các Đức Phật, là các thánh nhân đã tu, đã chứng và ngộ nhập vào Như Lai Tạng. Còn bây giờ chúng ta chỉ mới có học hiểu, rồi nói trên đầu lưỡi, chứ những vô minh tế hoặc, ngũ trược[13]năm ấm[14] vẫn còn bị bao phủ, chúng ta chưa phá được. Bây giờ chỉ cần tâm chúng ta như như bất động, nghĩa là ngồi yên, không có khởi vọng tưởng nào cả nơi sắc thanh hương vị xúc pháp, không trụ nơi đâu cả mà sanh tâm, nhưng như vậy chúng ta vẫn chưa thành PhậtHiện tại chúng ta đang còn mê, đang còn trong vòng vô minh thì chúng tachưa phải thật là Như Lai. Tánh thể là Như Lai nhưng mà còn bị năm lớp vô minh che đậyVì vậy, bây giờ phải tập dần không trụ vào các tướng của thân, trần và thức mà sanh tâm tức là tập buông vô minh để về với tánh thể. Ngài Huệ Năng nhân nghe câu pháp ngữ số hai: “Không trụ nơi nào mà sanh tâm” (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm) này mà tâm đắc đốn ngộthành Lục Tổ. Điều này cho thấy thâm ý của pháp ngữ rất mạnh mẽ giúp chúng ta nhìn thẳng bản thể để kiến tánh thành Phật, chứ đừng trụ một pháp nào mà sanh tâm.

 

3. HỄ CÓ TƯỚNG ĐỀU LÀ HƯ-VỌNG (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)

Này Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Đúng vậy!  Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả!” 

Một đoạn khác:

"Không chấp lấy nơi tướng, như-như chẳng động?" Bởi vì sao?

Tất cả pháp hữu-vi

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như điện, cũng như chớp.

Hãy quán chiếu như vậy.

 

3a. Tướng là hư vọng

Trong Phật giáo đại thừa hầu như ai cũng thuộc lòng câu: “Tất cả tướng đều là hư vọng” (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng). Chúng ta không sống với sự thật mà cứ sống với cái giả. Hiện tại thấy thân này là thân của mình (ngã) rồi thấy các vị xung quanh là bạn bè của mình (pháp). Khi còn thấy có ngã và pháp là chúng ta chưa có công phu định lực, chưa có con mắt của Trí Kim Cang và chưa thấy tất cả chúng sanh đều là tánh Kim Cang Bát NhãChúng ta cứ thấy con kiến là con kiến, con sâu là con sâu, con gà vịt heo là thực phẩm của mình. Thế là chúng ta bắt nạt con gà vịt heo, cưỡng lấy thân mạng của chúng. Thấy con kiến nhỏ thì dí chơi trong khi thấy con voi, con sư tử thì sợ, chạy đi. Đó là chúng ta cho các tướng là thật cả cho nên khởi đủ loại tâm nay sợ mai không sợ, nay yêu mai ghét, nay giận mai hờn. Cứ như vậy cả ngày, cả đời, cả nhiều đời, từ đời này sang kiếp khác, sống với những bóng ảnh, những hình tướng chứ không đi tìm sự thật. Bây giờ hiện tại đời sống của chúng ta là giả cho đến thờ ông Phật cũng bằng giấy, bằng đồng, bằng xi măng cốt sắt là những tướng giả, chớ Phật thật trong tâm thì chúng ta lại quên.

 

Như Lai nói tất cả tướng không phải là tướng, tất cả chúng sanh không phải là chúng sanh. Tướng là nói về ngã và pháp. Sáu trần là pháp chấp; còn nói về ta, người, chúng sanhthọ giảlà ngã chấp. Mỗi chúng ta bị mây pháp chấp và ngã chấp che mù như bà già mù đi trong rừng xương xọ. Hiện nay chúng ta đang vướng ở chỗ nào? Trong thì chấp ta, người, chúng sanhthọ giả; ngoài thì vướng mắc sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chúng ta phải buông cả ngã chấp và pháp chấp vì tất cả tướng đó chỉ là điện chớp, bóng ảnh mộng huyễn, tạm hiện lêntrong chốc lát rồi tan.

 

Hàng ngày tập cửu tưởng quán[15] để thấy minh bạch thân này không phải ta, chỉ là đất nước gió lửa, là bất tịnh. Tập quán mọi người là đất, nước, gió, lửa giả hiện nhưng tất cả vẫn cótánh thật tức là tánh thấy, tánh nghe, tánh biết đau, biết đớn. Tánh ấy không hình, không tướng như hư khôngthường trụ khắp pháp giớiđồng thể với Phật. Thân hiện tại là giả hiện do nghiệp báo hiện lên một thời gian như ánh chớp lóa sáng rồi sẽ tan. Thân mình không thật, thân người cũng không thật. Thân con chó, mèo, bướm, sâu và mười loài chúng sanh cũng không thật. Mặc dù thân súc sanh giả hiện như thế, nhưng tánh của nó là thật. Loài vật cũng biết đau đớn như người. Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với mọi người, với mọi vật, tập nhận rasự thật giữa mình, người và mười loài chúng sanh. Phải tập quán tánh bình đẳng, không phân biệt, sống với sự giác tỉnh, sống với tất cả tuệ giác, biết sự thật, không bị đánh lừa, không bị cảnh lôi cuốn, không yêu cũng không ghét khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Cảnh dù hấp dẫn lôi cuốn đến đâu, chúng ta cũng giữ chánh niệm, biết các hình tướng là hư vọng. Gặp cảnh dù trái ý đến đâu, gặp hình tướng dù đẹp đến thế nào, chúng ta cũng nên biết sự thật rằng tất cả là hư vọng mộng huyễn, cho nên cứ một lòng từ bi, hỷ xả đối với mọi vậtmọi người đầy giả huyễn này. Hàng ngày học kinh, chúng ta phải nhớ Đức Phật dạy minh bạch rằng tánh Kim Cang Bát Nhã mới là tánh của mình, còn những hình tướng hiện tại đây như ta, người, chúng sanh đều là những tướng hư vọng. Cảnh đang sống đây dù sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thứ nào đều cũng là hư vọng. Hàng ngày chúng ta quán và thấy hình sắc chỉ là sự giao tiếp với bóng ảnh trong mắt; do ánh sáng mặt trời chiếu vào con mắt, theo hai trần sáng và tối mà hiện ra bóng ảnh. Mắt người thấy hình khác, mắt loài vật như mắt con cua, mắt con cá thì thấy ra hình ảnh khác. Tùy theo nghiệp mỗi loài mà hình ảnh hiện ra có khác nhau. Như vậy, mới biết những gì chúng ta thấy là chúng ta không thấy được sự thật mà chỉ thấy qua bóng ảnh và bóng ảnh này lại chỉ theo duyên và nghiệp mà giả hiện chứ nó không phản ánh đúng sự thậtbên ngoài.

 

Những gì chúng ta đang thấy là trong mê lầm gọi là kiến hoặc (cái nhìn sai lầm). Tỉnh ra và phá được kiến hoặc gọi là chứng Tu-đà-hoàn. Phá được tư hoặc (suy nghĩ sai lầm) sẽ chứng A-na-hàm, quả vị á-thánh của Tiểu thừa. Nếu ngay nơi thân giả tạm này đây mà chúng tanhận được tánh đang nghe, đang thấy, đang nếm, đang ngửi là tánh Kim Cang Bát Nhã thì chúng ta sẽ thành Phật.

 

 

 

3b. Xâu Chuỗi Bong Bóng

Trong Kinh Bách Dụ[16] có kể câu chuyện: có một cô công chúa đang dạo chơi ở vườn thượng uyển. Lúc đó, mưa từ trên mái cung điện rơi xuống tạo thành vũng nước có những quả bong bóng xinh xinh. Thế là cô công chúa đòi hoàng hậu xâu cho mình một chuỗi bong bóng mưa đó để chơi. Hoàng hậu từ chối. Công chúa liền giận và khóc đòi cho bằng được. Vua và hoàng hậu dỗ dành không được và đành bó tay. Trong triều đình, có một ông quan già thấy vua và hoàng hậu không vui vì không biết làm thế nào chiều theo ý cô công chúa được, nên vị quan phát tâm sẽ đến để xâu chuỗi bong bóng cho cô đeo. Cô công chúa mừng quá và hí hửng đợi ông quan xâu chuỗi cho mình. Vị quan mới bảo rằng tôi biết xâu nhưng tôi không biết hạt nào vừa ý công chúa, xin công chúa tự chọn đi, đưa từng hạt lên để tôi xâu. Công chúa liền cuối xuống vũng nước và đưa tay vớt những hạt tròn to và đẹp nhất, nhưng hạt nào vừa vào tay công chúa thì tan bể ra. Công chúa nhặt mãi chẳng được hạt nào nên chán quá, không thèm đòi xâu những hạt bong bóng nữa. Lúc đó, vua mới ban cho công chúa một chuỗi hạt kim cương thật đáng giá nghìn vàng và công chúa rất vui nhận lấy, không thèm đòi chuỗi bong bóng nữa. Vị vua đó chính là tiền thân của Đức Phật, còn công chúa là chúng sanh.

 

Câu chuyện này cho chúng ta thấy vô tướng là hơn hết, là chân thật, còn các hình tướng khác đều tan nhanh như xâu chuỗi bong bóng của cô công chúaTrí tuệ Bát Nhã vô tướng là chân tâm thật của mình. Đức Phật vừa giáng sanh một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và nói rằng: “Trên trời dưới đất chỉ có cái Ta là đáng tôn, đáng quý”, còn tất cả những chuyện thế gian đều hư vọng hết. Cuộc đời sanh tử đều hư vọng, thân như bong bóng nước, chợt còn, chợt mất, biến hóa suốt ngày. Quang cảnh cũng thế vừa mưa rồi chợt nắng, vừa mới sáng rồi lại tối. Nay chuyện này mai chuyện khác như bóng bóng nước huyễn hóa, vừa thấy nó đẹp, đưa tay chộp lấy thì nó tan liền, đấy là những cái không có.

 

Còn bây giờ quay trở về, học kinh Kim Cang sống với chân tâm, tánh Phật, vô lượng quangvô lượng thọ, tánh thật của mình thì sẽ thường còn mãi, không có chợt hiện, chợt tắt. Cho nên, Đức Phật vừa giáng sanh Ngài đã dạy chúng ta buông những hư vọng mà trở về với cái thật. Đức Phật cả đời giảng kinh, chỉ dạy cho chúng ta buông hư vọng và sống với chân thật. Cuối đời, Đức Phật cũng buông thân hư vọng để trở về cảnh giới Niết bàn. Như vậy, Ngài đã thấy được tánh thật, Ngài đã an định trở về tánh của Ngài. Còn chúng ta nếu không vâng lờiNgài, sống với tấm thân hình sắc này rồi sẽ già, bệnh, chết đi thì sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. Vì thế, Đức Phật dạy: “Này Tu-bồ-đề! Ta nói thật, các ông phải tin và quan sát mà tập tỉnh ra, buông hư vọng mà trở về sống với cái thật.” Chúng ta từ nhỏ đến lớn, ăn cơm uống nước bào chế ra máu, bào chế ra da thịt, tạo ra đống đất này, rồi hít thở không khí, lãnh nắng ấm mặt trời để giữ thân và nương tựa vào thân này, sống chết với cái này và cứ thế vẫn theo thói quen vơ vào những giả tạm trong nhiều đời kiếp. Bây giờ chúng ta sống với tâm chân thật vô tướng của mình. Tuy biết là vô sanh bất diệt nhưng thật ra tâm mê của chúng ta vẫn cứ chạy theo những hình tướng hư vọng, cứ biến hóa hết thân này sang thân khác. Vì vậyĐức Phậtkhẳng định rằng ngài nói lời chân thật, Tu-bồ-đề hãy để ý và tất cả chúng ta cũng nên để tâmhiểu ý nghĩa rằng: “Hễ cái gì có tướng đều là hư vọng.”

 

4. NẾU THẤY CÁC TƯỚNG KHÔNG PHẢI TƯỚNG TỨC LÀ THẤY ĐƯỢC NHƯ LAI(Nhược kiến chư tướng phi tướng, tất kiến Như Lai)

 

 “Thân tướng chính là chẳng phải thân tướng. Vì nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai". 

… “Rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".

 

Như Lai là Phật, nhưng không phải Đức Phật có 32 tướng tốt và 80 tướng phụ như ở Ấn-độ cách đây 2600 năm mà chúng ta đang tượng hình ngài để thờ. Thân Phật tại Ấn độ cũng là đất nước gió lửa, không thật. Thân chúng ta đây cũng không thật vì được làm bằng đất, nước, gió, lửa nhưng chúng ta vẫn phải nương thân hình này để mà phân biệt đây là cô A, cô B, cô C cho không có lẫn lộnĐức Phật có 32 tướng, chúng ta không có 32 tướng, như vậy chúng ta là chúng ta và Phật là Phật, chứ không thể nói là một được. Vậy chúng ta phải xử lý thế nào với những hình tướng giả đó? Đối với những tướng giả chúng ta đừng nên cố chấp. Phải buông những giả huyễn và nắm cái thật và cũng phải biết rằng những cái giả này nó từ cái thật mà hiện ra, cho nên kinh Kim Cang nói “Lìa những tướng giả, đó chính là Như Lai.”

 

Từ pháp thân Phật thật mới có hoá thân 32 tướng của Đức Phật Thích Ca. Còn chúng ta từ tâm tham, sân, si, vô minh ái nhiễm mà hiện ra thân cô A, cô B, cô C. Biết là giả tạm thì đừng nên cố chấp và mất thời gian vào các tướng huyễn ảoChúng ta học Phật là để tìm ra sự thật. Nhưng mặt khác cũng đừng nghĩ rằng các tướng là giả, rồi thấy tượng Phật không thèm lễ thì không nên. Thật ra, chính từ cái giả, từ những biểu tượng bằng đồng, bằng giấy ấy, mới có Phật thật. Vì thế, khi vào chùa chúng ta học Tứ-niệm-xứ, học các kinh của Phật giáo Nguyên Thủy trước, để thấy các pháp là giả và sau đó chúng ta cũng phải vội vàng học kinh Lăng-nghiêm, kinh Kim Cang và các kinh Đại Thừa để nhận ra cái thật là bản thể của các pháp. Đức Phật thật vẫn có mặt ở nơi Phật giả, bởi vì Phật thật là pháp thân ở khắp pháp giới chỗ nào cũng có ngài. Ở cái chuông, ngọn cỏ, lá hoa đều là Phật. Cho nên, thấy Phật giả bằng xi măng, bằng đồng thì vẫn lễ, chứ đừng bảo đây là Phật giả nên không để tâm làm gì thì sẽ thiệt thòi sự phước đức của chúng ta. Vì nếu bỏ Phật giả ra để đi tìm Phật thật thì tìm ở đâu? Chúng ta tìm sẽ không có và chúng ta sẽ thấy mênh mông bát ngát không biết lối nào mà tìm.

 

Thế cho nênchúng ta phải y vào 32 hảo tướng của Đức Phật để tìm ra Phật thật. Cũng giống như chúng ta phải y vào thân căn giả tạm này của chúng ta để nhận lấy tánh thấy, tánh nghe nơi bản thân mình là thật, rồi từ đó sẽ nhận ra pháp thân thường trụ là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật này. Vì vậychúng ta đừng cố chấp vào lời nói là giả rồi buông hết. Chúng ta y theo lời nói nhưng phải hiểu rằng đây mới là một phần của lẽ phải và trong lẽ phải này chúng ta phải tìm ra chân lý nữa. Đó là trong giả có cái thật, nương cái giả để thấy cái thật.

 

Pháp ngữ thứ bốn này nói: “Thấy các tướng đều không phải tướng, chính là thấy Như-Lai”. “Như Lai” là chỉ cho pháp thân không sanh không diệt sẵn có của Phật và của tất cả chúng taPháp thân Phật này đồng thể với pháp thân của chúng ta. Nhận được nơi chúng ta thì cũng nhận ra ngài. Đức Phật có tánh biết, tánh nghe như chúng taThể tánh ấy thường trụ ở khắp pháp giớiPhật pháp thân là tánh thể chẳng sanh, chẳng diệt, sẵn có nơi mọi người, mười loài chúng sanh và cả muôn loài vạn tượng, cả cây ổi, cây xoài và khắp sơn hà đại địa, vạn tượng thế gian. Bây giờ chúng ta tạm mượn hình tượng Phật giả để thờ và để nhớ đến Phật thật. Nhưng khổ nổi! Lỗi của chúng ta là lại quen sống với cái giả và cứ hay quên cái thật. Những cái không hình không tướng, không hiện ra hình tướng thì chúng ta lại dễ hay quên. Thế cho nên chúng ta phải nhớ đến cái thật, đừng cố chấp đến cái giả. Chúng ta chỉ mượn cái giả để tìm cái thật. Đừng khư khư cố chấp cho Phật hình tướng là xi măng cốt thép, ngồi trên chùa, không biết gì hết, còn chúng ta ở dưới nhà bếp này tha hồ làm những điều sằng bậy thì không nên.

 

Chúng ta học Phật phải để ý đến ý nghĩa ẩn bên trong văn tự, bởi vì lời nói nhiều khi dễ bị hiểu lầmLời nói không đủ để hiểu được sự thậtSự thật lại không hình không tướng nên chỉ tạm dùng lời nói để phô bày tánh vô tướng đó nên dễ bị hiểu lầm lắm. Kinh dạy là Pháp nhẫntức bình tĩnh kiên trì học đạo để hiểu “pháp vô sanh pháp nhẫn của Phật”.  là lìa tướng, là Phật, nhưng thật ra vẫn y nơi sự là tướng giả mà trở vềLý sự phải dung thông nhau.

 

 5. DÙNG SẮC ĐỂ THẤY NHƯ LAI LÀ TÀ ĐẠO

Này Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi ba-mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai chăng?"

 Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai".

Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai đó, thời vua Chuyển-Luân-Thánh-Vương chính là đức Như-Lai rồi!"

Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Theo như con hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói, thời chẳng nên do nơi ba-mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai". 

Bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng:

Nếu dùng sắc thấy ta,

Dùng âm thanh cầu ta,

Người ấy tu đạo tà!

Chẳng thấy được Như-Lai.

 

5a. Pháp thân Đức Phật thường trụ khắp pháp giới

Như vậy, nếu chúng ta lấy hình tượng thân kim sắc của Phật để thờ Phật, lấy âm thanh “Nam mô A Di Đà Phật” mà niệm Phật cũng là tà đạo sao? Thật ra, như các Tổ thường nói: đây là dùng phương tiện để thờ, đáng lẽ là quán tưởng thân Phật, nhưng có những người không quán được nên các Tổ phải đặt ra bài kệ:

 

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Lưới Đế Châu ví đạo tràng

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

 

(Năng lễ sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn

Ngã thử đạo tràng như Đế Châu.

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung.

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ).

 

Năng lễ là chúng ta, sở lễ là Phật đang nhận lễ, không tịch là các Ngài có tánh Phật không hình không tướng tịch tĩnh, ứng biết khắp nơi. Cho nên khi chúng ta tha thiết một lòng lễ và quán tưởng đến ngài thì sẽ có sự cảm ứng diệu dụng hoà hợp của đôi bên không thể nghĩ bàn. Đức Phật có nguyện cứu độ chúng sanh nên chúng ta vừa cầu, vừa cảm thì ngài liền có ứng, hiển hiển. Sự cảm ứng này vừa nhanh chóng, hiệu lựclợi ích và vi diệu cho người lễ. Đức Phật ở khắp mười phương, nên đứng góc nào lễ, chúng ta đều nhận được sự cảm ứngkhông thể nghĩ bàn. Cảm xúc thiêng liêng rất khó diễn tả bằng lời được.

 

5b. Chấp Ba mươi hai tướng của Như Lai là tà đạo

“Tà đạo” nghĩa là chúng ta lúc nào cũng khư khư chấp vào sắc tướngâm thanh, rồi bị sắc tướngâm thanh đánh lừa. Do bị đánh lừa nên không tìm được Phật thật, không thấy được tánh tịch tĩnh và không nhận được sự cảm ứng khó nghĩ bàn của người lễ và người nhận lễ đó, nên làm cái gì cũng sai với ý đạo, trở thành ngoại đạo.

Hảo tướng của Đức Phật là ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp. Sắc thân là đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và các phần của thân. Còn chúng ta chưa có ba mươi hai hảo tướng như Đức Phật nhưng sắc thân chúng ta vẫn có đầy đủ mắt tai mũi lưỡi, nhưng đó là trược thân, chứ không phải là thân phạm hạnh phước báu như Đức Phật. Ngài Tu Bồ Đề hỏi: “Nếu nói thấy sắc thân Phật thì có thấy Phật không?” Đức Phật bảo: “Ai thấy sắc thân Phật tức không phải thấy Phật. Vì cớ sao? Vì Như Lai nói đầy đủ sắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân mới gọi là sắc thân.” Đây là phong cách và pháp ngữ thứ năm của Kim Cang

 

Đầy đủ sắc thân của Đức Phật là tướng Thái tử Sĩ-đạt-đa ở Ấn Độ cách đây 2600 năm thì chúng ta ai cũng biết. Có những Đức Phật như Phật Quan Thế Âm Nam Hải, Phật Chuẩn Đềnghìn mắt nghìn tay, Phật Dược Sư cầm châu sáng... Hóa thân và ứng thân của chư Phật và chư Bồ tát có vi trần tướng hải, vô số hình sắc, nhưng thật ra pháp thấn của các ngài vốn đồng thể không hình, không tướng, ở khắp pháp giớiKinh Kim Cang Bát Nhã dạy: “Phàm có hình tướng thì không phải là thật”, chỉ là tướng hóa hiện giả tạm mà thôi. Vì thế, các tướng là chuyện hư vọng của cuộc đời phàm phu của chúng ta, còn Đức Phật thì không có sắc thâncũng không có hình tướng. Lìa pháp, lìa tướng tức là lìa chấp pháp và chấp tướng là Như Lai. “Như Lai” là nói về pháp thân chứ không phải nói về sắc thân hay hóa thân. Đức Thích Caminh bạch rằng nếu thấy sắc thân ba mươi tướng mà cho là thấy Đức Phật Thích Ca, tức không thấy Như Lai. Mỗi người chúng ta đều có Pháp thânNhư Lai tức là tánh Phật vốn có của chúng taChúng ta tuy có tánh Phật thật nhưng chúng ta chưa hiển lộ ba mươi hai tướng và còn mang tướng nghiệp báo của thân người.

 

Trong kinh Phật thường dạy rằng ai có đủ ba mươi hai tướng tốt của loài người thì đó là một con người hoàn mãn. Đó là tướng hảo cụ túc của loài người chứ không phải là thật tướng của đức Phật. Do muốn độ thế giới ta bà, nên Đức Phật mới hiện thân con người với ba mươi hai tướng tốt của loài người để độ sanh, chứ Đức Phật thì có vi trần tướng hải ở khắp pháp giới, chứ không phải chỉ có ba mươi hai tướng này thôi. Trong kinh cũng nói minh bạch rằng các vị Chuyển Luân Thánh Vương đều có đủ ba mươi hai tướng, nghĩa là hễ ai làm chúa tể trong loài người đều có tướng đẹp hoàn mỹ như thế. Đức Phật Di Lặc trong thời Phật có đủ ba mươi hai tướng bởi vì ngài cũng sắp sửa thành Phật nên cũng có tướng phước báu của ba mươi hai tướng hảo và tám mươi tướng phụ. Đức Phật Di Lặc bụng tròn mà cười với sáu chú lục tặc là Bố Đại Hòa Thượng, là đức Phật Di Lặc của người Trung Hoa. Nhiều vị đệ tử của Phật như tôn giả A-nan, Ca DiếpXá Lợi PhấtMục Kiền Liên cũng có những tướng hảo như Phật.

 

Đức Phật Thích Ca có ba mươi hai tướng tốt thì trong đó có một tướng là vô kiến đảnh tướng[17]. Các bồ tát và Chuyển Luân Thánh Vương có thể có ba mươi hai tướng tốt nhưng chưa thể có tướng vô kiến đảnh tướng, chỉ có bậc giác ngộ chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác như Đức Phật mới có. Những vị chưa giác ngộ như Phật thì khó thấy được vô kiếnđảnh tướng này.  Các bậc Chuyển Luân Thánh Vương có đủ ba mươi hai tướng. Nếu chúng ta chấp vào ba mươi hai tướng là tướng sắc thân tốt đẹp, tướng quý báu sống lâu, tướng trítuệ sáng suốt là tướng của Đức Phật thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng có ba mươi hai tướng như vậy thì Chuyển Thánh Vương cũng là Đức Phật hay sao? Cho nên không thể chấp ba mươi hai tướng là tướng của Như Lai được.

 

Phàm cái gì có tướng cũng đều mộng huyễn bởi vì chính hình tướng đâu có thật. Hình tướnglà do nương tựa sắc thân mà hiện ra nhưng chính sắc thân là cái không có. Sắc thân là đất nước gió lửa mà đất nước gió lửa đâu có hình tướng cố định bởi lẽ hễ cái gì có hình tướng thì đều là hư vọng. Ở đây, Đức Phật lấy ngay thân của ngài để làm bằng chứng. Thân của Đức Phật là bậc chứng được vô thượng chánh đẳng chánh giác mà còn là hư vọng thì bao nhiêu các thân uế trược như chúng ta đây đều không có thật. Cho nên, Đức Phật không cần nói những thân khác, ngài chỉ lấy ngay thân của ngài để minh bạch rằng sắc thân và hình tướnglà hư vọng huyễn ảo. Lìa cả sắc lìa cả tướng thì mới sống với tánh Kim Cang Bát Nhã này được.

 

5c. Nhập tánh Không để đón pháp thân vô tướng của Đức Phật

Tôn giả Tu Bồ Đề rất khéo diễn thuyết tánh không cũng như khéo ứng dụng diệu lý không trong các động tác đi đứng nằm ngồi và suy nghĩ của mình. Cho nên ngài nghĩ rằng nghênh đón Đức Phật tức là đón Pháp thân thường trụ khắp nơi, chứ không phải thân kim sắc 32 tướng của Đức Phật. Có câu chuyện[18] như sau:

 

 

Lúc đó, sau ba tháng đức Phật giảng pháp cho mẫu hậu Ma Da tại cung trời Đao Lợi nghe và ngài chuẩn bị trở về lại cõi ta bàA Na Luật báo cho đại chúng biết Đức Phật sắp trở về, ai cũng tranh nhau xuống núi trước để được coi là người nghinh đón đức Phật trước nhất. Lúc bấy giờ tôn giả Tu Bồ Đề đang ngồi vá áo trong động Kì Xà. Khi nghe được tin này, liền buông kim chỉ đứng dậy, định cùng mọi người đi nghinh đón Phật, nhưng rồi một ý nghĩ dấy lên trong tâm tư, tôn giả liền ngồi xuống lại như cũ, lòng thầm nhũ: “Ta đi nghinh đón đức Phật để làm gì? Chân thân của Phật không thể nhìn thấy được ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của Phật. Nếu bây giờ ta đi nghinh đón Phật có nghĩa là ta lấy cái thân tứ đại giả hợp kia làm pháp thân Phật; và như thế tức là ta đã không biết gì về tính không của các pháp. Nếu không viết gì về tính không của các pháp thì không thể nhìn thấy pháp thân của Phật, Tính không của các pháp hay pháp thân của Phật không phải là chủ thể tạo tác, cũng không phải là vật được tạo tác; vì vậy, muốn trông thấy Phật, trước hết phải thấy rõ tính chất vô thường của năm uẩnbốn đại, cũng như tính chất vô ngãkhông tịch của vạn tượng, Không có ta, không có người; không có vật tạo tác, không có vật được tạo tác. Tất cả vạn pháp là không tịchpháp tính bao trùm mọi nơipháp thân Phật không có chỗ nào là không hiện hữu. Ta qui y và hành trì giáo pháp của Phật, đã thể chứng được diệu lí không của các pháp thì không thể nào để cho sự tướng làm mê hoặc".

 

Vì nghĩ như vậy cho nên tôn giả không theo mọi người xuống núi, tiếp tục vá áo một cách thong thảthản nhiên.

 

 

Đức Phật từ thiên cung trở về là một việc vui mừng rất lớn đối với tăng đoàn. Tất cả mọi người mặt mày hớn hở. Ai cũng mong được gặp Phật và lạy Phật trước nhất. Bấy giờ trong chúng tì kheo ni, ni sư Liên Hoa Sắc là người có thần thông bậc nhất. Ni sư đã nhanh chân xuống núi trước nhất, vừa đảnh lễ đức Phật, vừa thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con là Liên Hoa Sắc, xuống nghinh đón Thế Tôn trước tiên, xin cho con được đảnh lễ Thế Tôn.

Đức Phật mỉm cười và dịu dàng bảo:

Ni sư Liên Hoa Sắc! Lần này Như Lai trở về, người nghinh đón Như Lai trước nhất khôngphải là ni sư đâu!

Liên Hoa Sắc cực kì kinh ngạcNi sư nhìn quanh quất, chư tăng và chư ni, kể cả các vị trưởng lão của tăng đoàn như tôn giả Đại Ca Diếp, cũng vẫn vừa mới xuống tới, còn đang ở sau lưng mình kia mà! Lòng rất đổi hoài nghini sư bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vậy thì còn có vị nào đã tới đây trước con?

Vẫn nụ cười từ hòa, đức Phật nhìn khắp lượt đại chúng, vừa trả lời ni sư Liên Hoa Sắc, vừa như muốn bảo chung cho đại chúng biết:

- Chính Tu Bồ Đề là người đã nghinh đón Như Lai trước nhất. Tu Bồ Đề đang ở trong động Kì Xà, quán chiếu thấy rõ tính không của các pháp, thấy rõ được pháp thân của Như Lai là vô tướng, như thế mới chính thực là nghinh đón Như Lai trước nhất.

Nghe Phật dạy như thế, ni sư Liên Hoa Sắc cùng tất cả đại chúng hiện diện đều lấy làm hỗ thẹn, tự biết mình không sánh kịp với Tu Bồ Đề trong việc chứng nghiệm tánh Không mà pháp ngữ Kim Cang dạy: “Dùng sắc để thấy Như Lai là tà đạo”. Như vậy, chỉ có người chứng ngộmới thấy được sự thật rốt ráo và mới thoát khỏi các hiểu biết hạn hẹp sai lầm do chấp tướngmà sanh ra.

 

6. TÂM QUÁ KHỨHIỆN TẠI & TƯƠNG LAI LÀ BẤT KHẢ ĐẮC

Đức Phật bảo Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm niệm của tất cả chúng sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như Lai nói các thứ tâm đều là chẳng phải tâm, mới gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Này Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ không có chi mà đặng, tâm hiện tại không có chi mà đặng, tâm vị lai không có chi mà đặng.”

 

6a. Chuyện Tổ Đức Sơn với Ba Tâm Bất Khả Đắc

Sư Đức Sơn họ Chu, quê ở Kiến Nam, Giản Châu, xuất gia lúc 20 tuổi. Sư rất làu thông tam tạng: kinh, luật và luận. Bởi ngài thường giảng Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật nên mọi người thường gọi Tổ là Chu Kim Cương (Pháp sư Chu hay giảng Kinh Kim Cang).

 

Pháp sư Đức Sơn giống như ngài Thần Tú ở phương Bắc[19] chuyên lấy sách vở chữ nghĩavà các học vấn uyên bác làm quan trọng. Cả hai ngài đều học hết kinh sách này sang kinh sách khác, cả trăm bộ kinh sách và bơi lội trong biển văn chương chữ nghĩa. Một hôm, sư nghe ở miền Nam có giáo pháp của tổ Huệ Năng chuyên dạy: “bất lập văn tựgiáo ngoại biệt truyềntrực chỉ nhân tâmkiến tánh thành Phật” nghĩa là chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành phật, chứ không dùng văn chương chữ nghĩa. Muốn thành Phật phải quay về nhận tâm của mình thì sẽ thành PhậtPháp sư Đức Sơn mới cho là Tổ Huệ Năng và Tổ Long Đàm (vị kế thừa tông chỉ thiền của Tổ Huệ Năng) nói không đúng, vì sư Đức Sơn đã học biết bao nhiêu kinh sách, học cả tam tạng kinh điển, còn chưa thành Phật, ngay cả ngài Thần Tú còn chưa thành Phật và còn biết bao nhiêu vị thầy giáo thọ tài giỏi khác cũng vậy. Quý ngài uyên bácbiết bao nhiêu mà còn chưa đến đâu, còn chưa vào đâu, huống chi là nói không cần học kinh điển gì cả, không lập văn tự, chỉ quay về soi tâm mình, minh tâm kiến tánh, là thành Phậtnối dòng giống Phật. Sư Đức Sơn cho là vô lý, là nói không đúng. Sư Đức Sơn mới đem tất cả mấy trăm quyển sách luận giảng về Kim Cang Bát Nhã đến đỉnh núi để gặp đệ tử của Lục tổ Huệ Năng là ngài Long Đàm để chấn vấn. 

 

Sư bèn khăn gói lên đườngmang theo bộ Thanh Long sớ sao tới Lễ Châu. Khi đến chân núi thì mệt quá nên sư ngồi nghỉ mệt. Sư gặp một bà lão bán bánh rán, bảo bà bán vài cái bánh để sư dùng điểm tâm. Bà lão bán hàng thấy sư khuân vác đãy nặng to đùng, nên hỏi thế sư vác cái gì mà nhiều thế? Sư trả lời: “Thanh Long sớ sao (Luận Giải của các Tổ về của Kinh Kim Cang).” Bà lão nói rằng: “Tôi có thắc mắc một câu hỏi, nếu sư đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp không được, mời sư đi nơi khác.” Sư ưng ý, bà liền hỏi: “Tôi nghe trong kinh Kim Cang có pháp ngữ: Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc. Vậy sư muốn mua bánh để điểm tâm nào?”

 

Sư mới giựt mình không biết mình ăn bánh này là để điểm tâm nào? Đúng là bà lão đã nói đúng pháp ngữ số sáu của kinh Kim Cang về ba tâm đều bất khả đắc cả. Vậy bây giờ mua bánh ăn thì điểm tâm nào? Sư không trả lời được câu đó nên sư đành để bụng đói, ôm đãy sách Kim Cang nặng nề ấy đi lên núi. Sư leo đến cửa động của Tổ Long Đàm, không thấy ai cả. Sư liền nói lớn lên:

“Nghe danh Long Đàm đã lâu, nay đến đây, đầm (đàm) cũng chẳng thấy, rồng (long) cũng chẳng hiện.”

Lúc đó Tổ Long Đàm bước ra trả lời: “Ngươi đã tới Long Đàm rồi.”

Sau đó sư ở đó tu học. Một đêm, sư đứng hầu. Tổ Long Đàm bảo:

“Đêm khuya sao chẳng xuống?”

Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: “Bên ngoài tối đen, con không thấy đường đi.” Tổ Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, Tổ Long Đàm liền thổi tắt cây đèn dầu. Sư Đức Sơn bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp chữ nghĩa đều tan vỡ, quì xuống lễ bái. Tổ Long Đàm hỏi: “Ngươi thấy gì?”

Sư thưa: “Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ.”

 

Câu chuyện dừng đến đó. Vì sao Tổ Long Đàm thổi tắt đèn thì Sư Đức Sơn đốn ngộ? Đèn là vật trợ duyên bên ngoài. Kinh sách là bên ngoài. Hãy dùng đèn trí tuệ của mình, tức hãy vận dụng công phu tu tập quay lại soi mình, minh tâm kiến tánh ngay mình, đừng xách đãy đi tìm Phật bên ngoài. Quay về bên trong thì ai cũng có thể làm được, không cần người đó phải thông minh, học giỏi, phải có bằng cấp, văn chương chữ nghĩa nhiều. Đến đây Sư Đức Sơn cảm thấy nhẹ nhõm vì tất cả nghi ngờ từ lâu đều tan biến như trời trong vắt, không có mây che. Ngài không còn nghi ngờ về các pháp ngữ của các tổ nói rằng: Không cần học kinh điểngì cả cũng có thể thành Phật và vững chắc lòng tin rằng: chỉ cần soi tâm mình lại và minh tâmkiến tánh là có thể thành Phật.

 

Như bà lão bán hàng xén ở chân núi hiu quạnh xa xôi, không có học chữ nào cũng là một vị đã minh tâm kiến tánh, đưa ra câu pháp ngữ thứ sáu để chấn vấn sư Đức Sơn. Bà lão ấy đâu có sức học mênh mông uyên bác như sư Đức Sơn và đáng lẽ với sức học cả trăm cuốn luận giải như thế thì sư đã có thể đối đáp được câu hỏi của bà. Câu chuyện của bà lão giúp sư Đức Sơn giảm bớt kiêu ngạo và bằng chứng cho thấy chứng ngộ tâm là có thể thành Phật, không cần chữ nghĩa nhiều. Là những bậc chân tu thì không có kiêu ngạo, tự cao, tự đại. Chính sau đó, Tổ Long Đàm cũng đánh thức tự tâm của ngài Đức Sơn bằng cách thổi tắt đèn để ngài Đức Sơn phải quay về bên trong, tự dùng đèn trí tuệ của mình, buông các đèn của kiến thức văn chương chữ nghĩa đi, cho nên nhà thiền hay chủ trương: “Bất lập văn tựkiến tánh thành Phật.”

 

Bà lão giống như một vị bồ tát hiện thân để điểm hóa những người ngạo mạn cho là mình học được nhiều chữ, tài cao hiểu rộng. Câu hỏi của bà lão chỉ có những vị đã đắc đạo như Đức PhậtBồ tát và chư tổ mới có thể trả lời được, chứ như phàm phu thông thường thì sẽ nghĩ rằng điểm tâm là để khỏi đói hay là làm đầy bao tử. Theo kinh Kim Cang thì không có tâm nào để điểm cả, vì tâm quá khứhiện tại và vị lai đều bất khả đắcvậy mà sư Đức Sơn đòi dùng bánh rán để điểm tâm nào? 

 

6bTâm quá khứhiện tại và vị lai đều không nắm được

Chúng ta thường than rằng: “Khổ tâm quá!” Thật ra, không có tâm nào khổ cả, tự mình làm khổ mình thôi. Tự mình vướng vào sáu trần và làm nặng phiền não thêm. Vì sao những ý thứcsuy nghĩ đó là vọng? Khi chúng ta nhớ đến hoa cúc thì tâm nghĩ tới hoa cúc. Khi nhớ tới cái bánh thì hình bóng cái bánh hiện lên, nhớ tới bài học thì tâm nghĩ đến bài học. Bản chất của những loại tâm nghĩ tưởng như thế vốn không có bản chất. Chúng vịn và leo chuyền như con khỉ[20], hết cành này sang cành khác. Chúng thuộc về tưởng ấm trong năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Chúng ta thường tưởng cái này, cái kia liên tục suốt ngày và nhận chúng làm mình: tôi thích, tôi yêu, tôi ghét… Các tưởng ấy đưa đến hành động lưu chuyểnHành ấmlà công dụng của tâm bởi vì chúng ta sống trong vô minh không biết, cho nên công dụng suy nghĩ này cứ lông bông hết việc này sang việc khác, tán loạn, rồi rốt cuộc chỉ là con số không hão huyền mà thôi, còn chúng ta thì đau khổthăng trầm lên xuống mười loài vì các thứ tâm không nắm được đó. Cho nên, Đức Phật tổng quát lại là tâm quá khứ là tâm đã đi qua rồi, không nắm được. Ngày hôm qua hay giây phút vừa rồi chúng ta vừa suy nghĩ trên trời dưới đất đó bây giờ còn không? Đã tan biến không còn nữa nên gọi là tâm quá khứ. Khi còn trẻ, tâm chúng ta hay suy nghĩ cả trăm thứ nhưng bây giờ đâu còn nữa, tất cả qua rồi, không còn bóng dáng, nên gọi là quá khứ không thể nắm được. Tâm vị lai sẽ suy nghĩ những gì chúng tađâu có biết nên cũng không nắm được. Còn tâm hiện tại bây giờ đây đang nghĩ về bài học, về thi cử thì cũng bất khả đắc. Vì chúng ta vừa nghĩ đến thì nó đã tan thành quá khứ, thành con số không rồi. Hoặc tâm hiện tại đang suy nghĩ để nhớ về quá khứ hoặc tưởng tượng về tương lai thì đều là vọng tưởng cả. Cho nên tâm hiện tại cũng là bất khả đắc, tan như mây khói, không nắm bắt được.

 

Quá khứ không nắm được, hiện tại không nắm được và tương lai cũng không nắm được. Như vậy, Đức Phật đã chỉ rõ cái mà ta nhận cho là tâm quá khứhiện tại và vị lai của chúng ta thì tất cả những tâm đó đều là vọng tâm, đều là bất khả đắc. Vì chúng ta nhận những tâm hư vọng chớp nhoáng dễ tan thành không đó làm tâm tánh của mình, cho nên chúng ta sống lông bông, lăng xăng, lao xao lên xuống với đủ loại vọng tưởng phiền não trong đường sanh tửChúng ta phải buông vọng tánh ấy ra, đừng nhận những tâm tánh mừng, giận, thương, lo, buồn, tủi là mình vì đó đều là những vọng tưởng hư ảo. Tôi buồn, tôi lo, tôi vui, tôi yêu, tôi ghét đây là không phải tôi, đây chỉ là những vọng tưởng mà thôi, buông nó ra. Ngày này qua ngày khác, chúng ta cứ nhận ba vọng tâm làm tâm tánh của mình, khóc lên khóc xuống, khổ lên khổ xuống chỉ vì cho ba vọng tâm ấy là thật. Cho nên phải học Kim Cang Bát Nhã để biết những vọng tâm đó cứ đánh lừa chúng ta mà buông nó đi không cần nuối tiếc, để an định vào tánh Kim Cang Bát Nhã mà thành Phật.

 

7. PHÁP CÒN NÊN BỎ HUỐNG CHI PHI PHÁP - CHIẾC BÈ QUA SÔNG

Như-Lai thường dạy rằng: "Pháp của Ta nói ra đó, dụ như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"

 

7a. Pháp và phi pháp đều buông bỏ

Theo định nghĩa, chữ “Pháp” là phải, là đúng pháp; “phi pháp” là sai quấy, là không đúng pháp. Vì sao phi pháp thì bỏ đã đành mà pháp cũng phải bỏ? Điều sai thì bỏ rồi nhưng còn điều đúng sao cũng bỏ luôn? Pháp là không có tướng pháp và không có tướng phi pháp. Vì cớ sao? Do vì “phải” nên chúng ta mới theo và cứ cố chấp y theo cái phải đó chứ không uyển chuyển. Thí dụ có cô A và cô B. Cô A tu hành đúng đắn là đúng pháp, còn cô B tu lôi thôi thì gọi cô ấy là phi pháp. Vậy người phi pháp chúng ta coi thường đã đành, còn người tu đúng pháp nhiều khi có lúc cô A làm không đúng mà mình cứ luôn cố chấp khư khư lúc nào cô A cũng đúng, cũng tốt, cứ bênh cô A. Vậy chúng ta đúng không? Cho nên đúng pháp cũng phải thời, phải lúc. Còn lúc không phải thời, cô A không đúng, chúng ta cũng không nên cố chấp, cô A luôn luôn đúng. Cho nên, chúng ta không nên cố chấp đúng pháp và cũng không nên cố chấp phi pháp mà nên biết sự hay dở tùy theo hoàn cảnh, môi trường, giác dục của từng mỗi người. Chúng ta nên có lòng bình đẳng đối với cả hai cô A và B, nên buông là buông điều phi pháp, còn buông Phật pháp là bởi vì người học Phật pháp còn chấp là có học Phật pháp. Cho nên, Đức Phật dạy không phải là buông Phật pháp mà là buông sự chấp pháp, buông sự chấp cái phải, chấp cái đúng pháp.

 

Đức Phật đã cho chúng ta một thí dụ rất rõ ràng như chiếc bè khi ở dòng sông thì nó là bạn, là vật hữu ích, nhưng khi lên bờ mà cứ khư khư ôm chiếc bè trên vai để đi trên bờ thì trở thànhvô íchtrở thành phi pháptrở thành vật chướng ngại. Nhưng vì quý chiếc bè nên mặc dù lên bờ và cứ khư khư vác chiếc chiếc bè theo. Thế cho nên phải tùy thời mà dùng bè và phải tuỳ thời mà dùng pháp, cũng có lúc phải buông xuống. Nếu không phải thời mà cứ khư khư chấp pháp thì pháp trở thành vô ích.

 

Cũng giống như bước đầu chúng ta học Phật giáo Nguyên thủy rồi tiến tu từ từ học thêm đại thừa nhưng bao giờ cũng nhớ căn bản Nguyên thủy, chứ không phải mình bỏ lớp căn bản ấy. Như chúng ta học Tứ Niệm Xứ để biết các pháp vô thườngvô ngã, khổ và không, rồi tiến lên, chúng ta học tiếp Kinh Lăng Nghiêm để nhận chân tâm bản tánh của mình. Khi biết vạn pháplà vô thườngvô ngã, khổ và không; biết vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh là giả rồi mà buông các tướng ra thì mới nhận được chân tâm bản tánh. Như vậy, cả tiểu thừa và đại thừa đều quan trọng và phải biết lúc nào cần buông bỏ để tiến lên. Cũng giống như các vị thánh A La Hán, sau khi học Tứ niệm xứ, các ngài thấy vô thườngvô ngã, khổ và không thì các ngài chấp khư khư rằng thế gian này vô thường và hư vọng, các chúng sanh này không thật, là giả, vô ngã, là khổ, sanh tử, là bất tịnh dơ dáy. Do cứ khư khư cho thân mình, thân chúng sanh và cả thế gian này đầy bản chất ô uế như thế, cho nên các ngài bỏ mặc tất cả, không độ chúng sanh để nhập Niết bànĐức Phật nói những vị ấy là các A-la-hán nhập Niết bànkhông tế độ và buông bỏ chúng sanh, đó là những vị chấp pháp, chấp Tứ niệm xứ mà các ngài đã học. Đó là do các ngài chấp Tứ niệm xứ, khư khư giữ Tứ niệm xứ mà không nhận chân tâmbản tánh thường trụ. Thật ra, các ngài không chịu nhận những hạnh của Bồ tát để độ chúng sanh, không chịu tiến lên đại thừa để thành Phật, vì thế, Đức Phật gọi các vị A-la-hán này là những vị chấp pháp. Còn các Bồ tát đã học Tứ niệm xứ, các ngài vẫn giữ Tứ niệm xứ, chứ không phải các ngài phá. Các ngài vẫn giữ Tứ niệm xứ nhưng các ngài vẫn lăn vào đường sanh tử để độ chúng sanh, bởi vì các ngài biết rằng những chúng sanh này có tánh Phật. Các ngài biết thân này là huyễn giả, không thậtchúng sanh nhiều tham sân si. Các Ngài biết tham sân si là hư vọng cho nên các ngài tận tình giáo hóa để chúng sanh tỉnh ra, để được giải thoátcũng như các ngài. Đức Phật nói các vị A-la-hán nhập Niết bàn là chấp pháp. Các ngài tu Tứ niệm xứ rồi chấp vào Tứ niệm xứ mà không nhìn rộng, thấy xa, còn các vị Bồ tát không chấpngã cũng không chấp pháp, các ngài không bỏ Tứ niệm xứ mà tận tình quên mình để độ chúng sanh.

 

Nếu chúng ta nói học đại thừa đủ rồi, không cần học Tứ Niệm Xứ vì đại thừa cần hơn thì cũng không đúng.  Thật ra, nếu không học Tứ Niệm Xứ hay Phật Giáo Nguyên Thủy thì rất là nguy hiểm. Vì chúng ta chưa nhớ được hết những lời dạy trong các kinh A-hàm, cho nên chúng taphải học cho đến bao giờ nhớ được thì lúc bấy giờ mới thôi không học nữa. Ý niệm của chúng ta chưa nhớ, miệng và thân cứ quên thì cũng chưa thực hành được, cho nên cứ phải học đi học lại đến bao giờ in sâu trong tạng thức, hoặc nhớ hoài không quên nữa thì lúc bấy giờ mới không phải học. Còn bây giờ chúng ta tuy học đại thừa, tuy tu đại thừa nhưng mà phần tiểu thừa, phần tu Tứ niệm xứ chúng ta vẫn chưa thấm, chúng ta vẫn là những kẻ chưa lên bờ. Nếu mà bỏ bè của Phật Giáo Nguyên Thủy thì rất nguy hiểm, cho nên vẫn học kinh đại thừamà chưa qua sông, chưa lên bờ thì không thể bỏ được bè kinh tiểu thừa.

 

Cũng thế, ngay đến hình tượng Phật với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Phật mà chúng ta đang thờ, chúng ta cũng không nên cố chấp vào thân tướng, đây là Phật, rồi cứ bo bo an trú ở đó mà phải đi tìm Phật ở pháp thân, chứ không tìm Phật ở thân tướngĐức Phật ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp hiện lên ở Ấn-độ thì rất quý nhưng bây giờ ngài đã nhập Niết bàn rồi thì thân ba mươi hai tướng đó bây giờ cũng không còn nữa, cho nên không nên chấp vào các pháp ấy. Phàm có hình tướng đều là hư vọng, không nên chấp phi pháp mà ngay pháp cũng không nên cố chấpThế cho nênchánh pháp hay phi phápchúng ta đều không nên chấp, bởi vì chính chữ pháp đã hiện lên một pháp, một hình, một tướng thì pháp đó là hư vọng. Nếu chúng ta còn chấp một cái gì thì có cái ngã (cái ta) đứng đó để chấp. Còn bây giờ chúng ta biết chính ngã đó là hư vọng rồi thì nên bỏ cái chấp thôi chứ không phải là bỏ cái pháp, cho nên Đức Phật dạy không chấp ta, người, chúng sanhthọ giả.

 

Đức Phật giảng pháp suốt một đời, nói bao nhiêu kinh sách. Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại là “Ta chưa từng nói một lời”, bởi vì Đức Phật muốn tránh cho chúng ta chấp pháp là thật. Khi chấp phi pháp là bệnh đã đành mà chấp pháp thì cũng bệnh vậy, tức chấp những lời dạy trong kinh sách là lời vàng ngọc là thật thì chúng ta cũng bị bịnh vậy. Nghe pháp của Phật, nghe lờivàng ngọc rất là quý nhưng chúng ta phải biết âm thanh là hư vọng. Bởi vì chúng ta mê, nên Phật phải giảng, phải nói, chứ âm thanh là cái không có. Đức Phật tạm dùng âm thanh hư vọng, tạm dùng cái giả huyễn để độ cho chúng sanh còn đường sống ở trong đường huyễn. Chúng ta biết những âm thanh là hư vọng, nó chỉ là sự rung động của không khí, là cái không hề có, cho nên âm thanh pháp thoại cũng là tạm có. Nhưng ngược lại, chúng ta học Tứ niệm xứ và cố chấp âm thanh là huyễn, không nghe âm thanh lời vàng của Phật, không học kinh Phật nữa thì cũng không đúng, cũng là bị bịnh, bị chướng ngại sự tiến tu.

Đức Phật dùng cái huyễn tạm của âm thanh để độ cho chúng sanh còn trong vòng huyễn. Thế cho nên, nếu chúng ta phá pháp của Phật thì tội rất nặng. Chúng ta phải sáng suốt biết trái, biết phải thì khi Đức Phật nói “Ta chưa từng nói một lời” nghĩa là Phật không phải nói dối, không phải Phật chối việc ngài đã làm mà bởi vì âm thanh là cái không thật, cho nên ngài nói mà như là không có nói. Học kinh Đại thừa chúng ta phải nhận triết lý, lý lẽ ẩn bên trong này, không cố chấp vào lời nóiChúng ta như là những người đi trong tối mò phải thắp đèn lên mới thấy, còn các vị đã học sâu, sự tu đã cao, đã an định. Các ngài vô niệm, tâm phẳng lặng vào định, nhập tam muội như Đức Quán thế Âm an định trong cái tánh nghe không có khởi niệm, cho nên các ngài đã nắm được cái thật rồi, các ngài buông những cái giả, không dùng âm thanhsắc tướng bên ngoài. Còn chúng ta học những lời nói của Phật thì chúng ta chưa thể buông được, cho nên Đức Phật mới ví pháp như là cái bè, khi đến bờ giác rồi thì để bè lại ở sau.

 

Chúng ta phải tùy duyên, tuỳ hoàn cảnh, chứ đừng khư khư cố chấp. Pháp còn nên bỏ, huống chi là phi phápPháp như là lời nói thật, chánh ngữchúng ta học Bát chánh đạo thì có chánh ngữ là lời nói chân chánh. Như có trường hợp một người mẹ bị đau tim nặng, nhận fax ở phương xa. Bà không biết chữ, nhờ chúng ta xem fax đó. Chúng ta biết bà này có bệnh đau tim nặng và mình đọc dây thép biết đứa con của bà chết rồi thì lúc bấy giờ chúng ta không nên nói sự thật. Vào hoàn cảnh ấy thì nên nói rằng con trai bà đánh dây thép về bình an, bà cứ yên tâm đi và như vậy bà sẽ được sống trong an ổn. Nếu lúc bấy giờ, chúng ta cứ khư khư chánh ngữ là không được phép nói dối thì chúng ta giết chết người mẹ đó, cho nên phải có trí tuệ trong từng trường hợp, không nên cố chấp mặt nào. Pháp còn nên bỏ nghĩa là chánh ngữcòn phải uyển chuyển để nói khác đi, còn những phi pháp như nói dối, đã đành là chúng taphải buông bỏ, nhưng vào trường hợp cần lời nói dối, chúng ta cũng phải nói.

 

Còn khả năng thật sự của chúng ta thì thế nào? Phật dạy là những phi pháp phải bỏ thì chúng ta bỏ được chưa? Thật ra, ngay những phi pháp chúng ta còn chưa chịu bỏ. Chúng ta vẫn còn sống trong ở phi pháp, vẫn cứ phạm giới, vẫn cứ buông lung, tranh nhau, cãi nhaubực bội, tức tối, những phi pháp này chúng ta chẳng chịu bỏ. Huống chi là nói Phật pháp chúng ta đã tu được bao nhiêu? Chúng ta còn chìm trong phi pháp, cái phi pháp chưa bỏ được thì làm sao chúng ta tiếp cận với pháp của Phật. Chúng ta chưa bỏ cái phi pháp tức là mình còn xa pháp, chưa nắm được pháp của Phật, chưa nắm được pháp của Phật thì có lo chuyện bỏ không? Ý này cao lắm, khả năng chúng ta chưa tới. Thế cho nên, đừng lo bỏ pháp, chưa lo vội. Bây giờ giờ hãy lo bỏ những phi pháp của chúng ta trước đi đã.

 

7b. Pháp Phật như liều thuốc trị bịnh

Đức Phật cho thí dụ như do bệnh nên chúng ta cần thuốc uống. Khi khỏi bệnh thì lúc đó sẽ không dùng thuốc nữa, như qua sông rồi thì phải bỏ bè lại sau lưng. Áp dụng lời Đức Phậtdạy trong đời sống tu tập như khi chúng ta có bệnh hay sân giận không làm chủ được tánh khí của mình. Đức Phật dạy chúng ta phải quán từ bihỷ xả trong lúc mình đang sân để từ từ giúp tâm chúng ta mát mẽ, từ bihoan hỉ lại. Nhưng nếu có những đứa trẻ con phá phách hư hỏng cây cối trong chùa, chúng ta phải hiện tướng quát mắng, giận dữ, phải cầm gậy để dạy chúng thì lúc bấy giờ không phải chúng ta quên những lời của Phật dạy về từ bi quánChúng ta vẫn giữ tâm từ bi, hỷ xả, nhưng hiện tướng nghiêm nghị “bi thể giới lôi chấn” để cho đứa trẻ sợ, không dám làm bậy nữa. Chúng ta nhớ rằng bỏ lời Phật tức là không phải hủy hoại, vứt lời Phật đi mà chúng ta vẫn giữ, chỉ có điều là khi chúng ta thành thục rồi thì tùy vào hoàn cảnhmà hiện tướng nghiêm minh (khó khăn) hay từ hòa (nhẹ nhàng) nhưng căn bản chúng ta vẫn có tình thương với đứa bé, nhưng vì giáo dục dạy dỗ cho nên tạm hiện tướng sân giận, trợn mắt để bắt đứa bé trở về chánh pháp.

 

Đức Phật sáng suốt dặn dò để chúng ta phải uyển chuyển. Thường mỗi khi nói lời nào đúng thì chúng ta cứ nghĩ phải đinh ninh khư khư giữ lời đúng đó. Đức Phật sáng suốt, biết là tùy hoàn cảnh có lúc thực hành được việc này mà cũng có lúc không nên thực hành, cho nên Đức Phật mới dặn dò là dùng lời nói của Phật phải cho đúng lúc, hợp thời, chứ đừng dùng trái thời. Cũng như lúc nhức đầu mà đi uống thuốc đau bụng tức là không phải thời. Phải tùy bệnh mà uống thuốc, chớ không nên cố chấpĐức Phật rất sáng suốt, thấy rõ, nhìn xa cho nên ngài dặn dò chúng ta. Còn chúng ta mỗi khi dạy con, dạy cháu thì chính cái ngã của mình bắt con cháu theo đúng lời của mình chứ không có tùy cơtùy thời áp dụngĐức Phật muốn chúng taphá cái ngã chấp thủ này.

 

7c. Do Mê Nên Đức Phật Thuyết Pháp

Do mê nên Đức Phật mới thuyết pháp để giác tỉnh cho chúng sanhNếu không mê thì Đức Phật sẽ không nói pháp. Vậy pháp thoại là pháp hữu vi vì còn tuỳ thuộc vào cơ duyên chúng sanh mê ngộ mà giả hiện là có pháp thoại hay không có pháp thoạiHiện tạichúng ta đang học lời giác tỉnh, cho nên tạm có danh từ Phập pháp. Phật pháp vốn phẳng lặng tịch tĩnhbất động thường trụ, không có tên, không có chữ, không có lời nói; còn tất cả những lời nói, những danh từ, những chữ nghĩa, những kinh sách đó là theo duyên mà tạm đặt ra, gọi là pháp hữu vi, đều không thậtĐức Phật ban pháp thoại cả ngàn vạn lần và vẫn khuyên chúng ta nghe pháp thoại nhưng đừng cố chấpĐức Phật chỉ cho chúng ta quan sátquán chiếunhận xét cái thật và giả của chân tâm và phương tiện. Sau khi thức tỉnh giác ngộ rồi thì Phật khuyên không chấp vào lời Phật dạy. Vậy pháp mà còn nên buông bỏ, huống chi là những hảo huyền của tham sân si vọng tâm hàng ngày, càng phải bỏ sớm. Chúng ta không nên chấp thủ, buông hết để an ổn tinh thần vào tánh Kim cang.

 

Bỏ bè không có nghĩa là chọc thủng bè, phá bè mà chỉ có nghĩa là không nên dùng đến nó nữa, nhưng chúng ta nên để bè đó cho người khác dùng. Bỏ đây nghĩa là đừng chấp nữa. Chúng ta lo tu học thêm, cũng như chúng ta khỏi bịnh nhức đầu rồi thì không nên uống thuốc nhức đầu nữa và cũng không nên phá hủy thuốc đó. Hễ chúng ta còn bệnh nhức đầu thì chúng ta còn phải để dành thuốc và còn phải uống thuốc. Khi hoàn toàn khỏi bịnh thì chúng tađừng uống thuốc nữa, để dành thuốc đó cho người khác dùng. Nếu hoàn cảnh đang có bệnh mà chúng ta lại bỏ thuốc thì nguy hiểm, hoặc là khỏi bịnh rồi nhưng chúng ta cứ uống thuốc mãi thành bệnh cố chấp thì cũng nguy và nguy cả tính mạng. Thế nên cả hai đều lầm lẫn, đang có bệnh mà bỏ thuốc là khổ và khỏi bệnh rồi vẫn uống thuốc cũng là lẫn. Hiểu như thế là chúng ta hiểu được pháp ngữ số bảy của kinh Kim Cang rồi.

8. CÔNG ĐỨC THỌ TRÌ BỐN CÂU KỆ KINH KIM CANG NHIỀU HƠN BỐ THÍ CỦA BÁUKHẮP TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI

"Tu-Bồ-Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những sông Hằngnhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong những-sông-Hằng đó, có nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Nội những-sông-Hằng đã là nhiều vô-số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"

"Này, Tu-Bồ-Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông: Nếu có trang nam-tử, thiện nữ-nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên đại-thiên để làm việc bố-thí, người đó đặng phước có nhiều không?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Nơi trong kinh này, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và giảng nói cho người khác nghe, thời phước-đức này hơn phước-đức trước kia.”

Này Tu-bồ-đề! Như-lai nói lời chơn thật, lời chẳng dối, lời chẳng khác. Như Lai nói đem bảy báu đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới mà bố thí thì thật ra phúc đức không bằng ngồi đọc một bài kệ của kinh Kim Cang này

 

Khi nghe pháp ngữ số tám này, chúng ta có dễ tin không? Chúng ta nhớ chính Đức Phật và chư tổ thường dạy hễ mà bố thí cho ai một chén cơm, thìa cháo hay chai nước lã mà thí cho người đang bị bịnh khổ cần ăn uống thì phước đức đó bằng biển cả đại dươngSo sánh ba phước đức: đem thí bảy báu đầy cả tam thiên, thìa cháo và đọc một câu Kim Cang thì ta thấy Đức Phật nói phước đức tụng bốn câu kinh Kim Cang hơn cả việc đem bảy báu khắp tam thiên đại thiên thế giới mà bố thí, hay hơn cả đại dương phước đức của việc thí thìa cháo, bát cơm cho người bịnh khổ... Việc này chúng ta cảm thấy rất khó tin.

 

8a. Tướng phước đức và tánh phước đức

Phước đức là phước báo của những việc làm tốt lành mà chúng ta đã gieo. Phước đức chúng ta đang hưởng đây như được làm vua quan, được giàu cósung sướng, học cao, danh tiếng, trúng số, ngồi mát ăn bát vàng, nhà cao cửa rộng. Những phước đức này chỉ hiện tướng một thời gian rồi sẽ tan đi, cho nên phước đức ấy chẳng phải là tánh phước đức mà chỉ là tướng phước đức. Tánh phước đức là chân tâm bản tánh của mình, là vô vi không hình, không tướng, khắp pháp giới thường trụ mãi mãi. Những phước đức của y báo và chánh báo được hưởng đây là hình tướng bởi vì có tướng, cho nên mới có số lượng ít nhiều. Còn tánh là vô vivô tướng cho nên không có nói nhiều với ít.

 

Ở đây, Đức Phật dùng thí dụ so sánh như có người thọ trì bốn câu kệ của kinh Kim Cang hay các kinh Đại Thừa thì phước đức này nhiều hơn phước đức bố thí châu báu của cải đầy cả hư không. Trong thực tếchúng ta hiểu rằng rất vất vả để có được vàng bạccủa báu, gia sản, nhà cửa, xe hơi. Bây giờ trong kinh Kim Cang lại nói trân châutiền của đầy cả hư không thì biết công sức lao động, buôn bán dành giụm tiết kiệm đến cả hàng triệu triệu kiếp, chứ không phải chỉ giành giụm trong vài năm. Đức Phật lấy công sức lao động vất vả nhọc nhằn đổ mồ hôi, đổ nước mắt cả hàng triệu triệu kiếp để có tiền của mà đem bố thí để so với công đức của người trì bốn câu kinh Kim Cang. Người thọ trì bốn câu kinh Kim Cang đâu có vất vả gì, nhàn nhã chỉ đọc kinh, nhận được nghĩa rồi thọ trì và vì người khác mà san sẻ giảng nói cho họ nghe. Một bên thì rất vất vả nặng nề cả triệu triệu kiếp để có của cải thực hành tài thí. Một bên khác thì rất nhàn nhã thanh thản ngồi mát mà thí pháp trì kinh. Đây gọi là một trong những pháp ngữ rất khó hiểu. 

 

Thế gian thường quan niệm rằng vàng là quý hơn tất cả. Như bây giờ đem bao nhiêu vàng cho loài thấp sanhhóa sanh hay noãn sanh, chúng sẽ không cảm thấy quý, như đối với trâu thì cỏ quý hơn; đối với gà, vịt thì thóc, cơm quý hơn, chứ đưa vàng cho chúng thì vô ích. Cho nên, vàng quý là do quan niệm của con người, chứ không phải là sự thật. Theo quan điểmnhà Phật, tiền củavàng bạc là cái giả, bao nhiêu cái giả cũng không đổi được một cái thật. Người nhàn nhã học kinh Kim canggiảng kinh Kim Cang thì sẽ đi về cảnh giới thường lạc ngã tịnh, lại càng nhàn nhã, an lạc sung sướngđi vào thẳng tánh phước đức của mình. Còn người nhọc nhằn, vất vả lao động buôn bán để kiếm tiền của thì lại đi cứ mãi vào đường mê, vì chỉ là tướng phước đức. Hưởng hết phước sung sướng thì lại đọa vào cảnh khổ. Thế cho nên một đằng đem cái giả mà lấy cái thật, không ai chịu đổi. So sánh tánh với tướng phước đức thì tánh phước đức sẽ có giá trị nhiều hơn. Cho nên người sống trong đường sanh tử, làm bao nhiêu phước cũng chỉ để hưởng tướng phước giả tạm ở thế gian, còn vị tu kinh Kim Cang nhàn hạ, đã nhàn, rồi đi về cảnh nhàn nhã an lạc cho nên vĩnh viễn thường hưởng tánh phước đức an lành, mãi an trụ vào tánh vô vibất sanh bất diệtvĩnh viễn.

8b. Ngón Tay & Mặt Trăng

Chúng ta học kinh để nhận tánh Phật và trí tuệ Bát Nhã của mình. Trong kinh Lăng nghiêm có cho thí dụ như ngón tay chỉ mặt trăngChúng ta phải nương ngón tay mới thấy mặt trăng. Nhờ ngón tay để thấy mặt trăng, chứ không phải cốt để ngó ngón tay. Cũng thếchúng ta học hiểu kinh để khai mở trí tuệ Bát Nhã, chứ không phải đọc tụng để đọc tụng thôi, nhưng mà nếu không có đọc tụng thì không khai mở trí tuệ Bát Nhã cho nên hai việc này nương nhau. Nhờ ngón tay mà thấy mặt trăngmục đích là thấy mặt trăng, chứ không phải để thấy ngón tay. Việc tụng đọc kinh là rất cần nhưng nhớ đó chỉ là phương tiệnmục đích là trực nhận trí tuệ Bát Nhã Kim Cang của mình. Trì tụng kinh để thấy được mặt trăng chân tâm đó là hưởng được tánh phước đức.

 

8c. Tam thiên đại thiên thế giới và số cát sông Hằng

Trong kinh Phật[21] nói: "Một hệ mặt trờimặt trăng là một thế giới nhỏ (tiểu thế giới) hay thái dương hệ. Núi Tu Di là trung tâmmặt trời mặt trăng quay vòng xung quanh núi Tu Di. Một ngàn tiểu thế giới gộp lại, gọi là tiểu thiên thế giớiphạm vi của một tiểu thế giới trong tiểu thiên thế giới là từ núi Tu Di cho tới cõi trời Phạm thiên của sắc giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới, gọi là một trung thiên thế giớiphạm vi của một trung thế giới trong trung thiên thế giới, kéo dài tới Vô lượng tịnh thiên của sắc giới. Một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giớiphạm vi của mỗi đại thế giới trong đại thiên thế giới, kéo dài tới Quang âm thiên của sắc giới. Như vậy là đại thiên thế giới là một ngàn tiểu thế giới, nhân lên một ngàn lần, thành một trung thiên thế giới, rồi lại từ một trung thiên thế giới nhân lên một ngàn lần nữa mà thành… Như vậy là kinh qua ba lần lũy tiến con số ngàn, vì vậy mà có tên gọi tam thiên đại thiên thế giớiThực ra, đó chỉ là một đại thiên thế giới mà thôi.

 

Thống trị một Đại thiên thế giới là Đại Phạm thiên vương ở cõi Trời Sắc cứu kính thiên. Mỗi đại thiên thế giới có một Đại Phạm Thiên vương. Vì có vô số Đại thiên thế giới, cho nên cũng có vô số Đại Phạm Thiên vươngĐại thiên thế giới trong đó có loài người ở, gọi tên chung là ta bà thế giới. Mỗi đại thiên thế giới là cõi giáo hóa của một đức Phật. Phật Thích Ca được tôn xưng là ta bà giáo chủ vì lẽ như vậy. Địa cầu nơi chúng ta ở chỉ là một đơn vị vô cùng nhỏ bé trong đại thiên thế giới. Để hóa độ phổ biến khắp chúng sinh ở cõi ta bà này, Đức Phật Thích Ca phải dùng hàng trăm triệu hóa thânvi trần tướng hải. Tuy dùng đến hàng trăm triệu hóa thân nhưng phạm vi giáo hóa của Phật Thích Ca chỉ là cõi ta bà này mà thôi.

 

Do đó, có thể thấy, thế giới quan Phật giáo thật là rộng lớn và phù hợp với quan điểm của thiên văn học hiện đại của thế kỷ 21st[22] đã khám phá ra trong vũ trụ có rất nhiều thế giớikhác như hỏa tinhthổ tinhmộc tinh, vệ tinh... Nhà khoa học Andrew Howard[23]Đại họcHawaii cho biết: "Các hành tinh có thể duy trì sự sống xuất hiện rất nhiều trong thiên hà. Chúng tôi vẫn chưa biết sự sống có thể nảy nở trên các hành tinh một cách dễ dàng đến thế nào nhưng với 40 tỉ cơ hội, tôi lạc quan cho rằng con người không phải là đơn độc trong vũ trụ".

 

Trong pháp ngữ số tám này Đức Phật dạy rằng: “Bố thí của báu nhiều như hằng hà sa số cõi tam thiên đại thiên thế giới”. Tam thiên đại thiên thế giới đã lớn lắm rồi, nhưng trong kinh lại nói rất nhiều tam thiênđại thiên thế giới như số cát sông Hằng, chẳng những thế mỗi hạt cáttrong sông ấy lại tính thành một con sông Hằng. Rồi tổng hợp tất cả số cát ấy theo cấp số nhân của các sông Hằng ấy. Cứ mỗi một hạt cát là một tam thiên đại thiên thế giới ấy có chứa toàn vàng bạclưu ly, xà cừ, san hômã nãotrân châu quý giá đem bố thí thì phước báu này vô cùng và của báu vô tận.

 

Sông Hằng bên Ấn Độ là con sông dài hơn 2500 km, nên số cát rất nhiềuSông Hằng là con sông nhiều cát nhất và không bao giờ có ai đếm được số cát ấy. Vậy mà bây giờ Đức Phật lại cho thí dụ là mỗi hạt cát trở thành một con sông. Tổng tất cả số cát của những con sông ấy lại thành một số lượng phước đức mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi, bất khả tư nghì cùng cực không thể có phước đức nào hơn được. Từ việc bố thí của báu nhiều như tam thiên đại thiên thế giới sẽ đem đến phước báu là những hạnh phúc sung sướng của thế gian này, những hình tướng giàu cósang trọng, sống trường thọ mãi để hưởng phước thế gian, nhưng phước báu hư vọng không thật đó chỉ tạm bợ ngắn ngủi, chứ không thể kéo dài. Trên đời này, chỉ có chân tâm bản tánh là thật, vĩnh viễn thường hằng. Cho nên, dù đem bao nhiêu cái giả của thế gian để so sánh với một cái thật thì cái thật bao giờ cũng đáng giá hơn. Đức Phật là bậc giác ngộ có thiên nhãn trí mới thấy rõ và so sánh được với phước hữu vi và phước vô vinày.

 

Cho nên, điều hay hơn hết là trở về sống với chân tánh của mình, không sanh, không diệt, thường trú khắp pháp giớiChân tánh ấy vốn đầy đủ. Dù phước ít nhiều bao nhiêu chăng nữa, đối với chân tánh ấy, cũng thành như nhiên. Phước lành thì có thật đấy nhưng đối với người sống với chân tâm bản tánh thì vị ấy không mong cầu gì nữaThành thật không mong cầu gì với phước báu của thế gian vì nhậm vận chân tâm bản tánh ở khắp pháp giới vốn tự đầy đủ rồi. Thế gian mong phước đức là những điều hạnh phúc sung sướng của thế gian trong khi vị sống với tánh Kim cang biết rõ cả sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là huyễn thì không có mong cầu phước báu gì nữa. Cho nên, Đức Phật nói tụng kinh và giảng kinh Kim Cang là phước báu vô vi, là tánh phước báu hơn cả các phước báu cúng dường của báu đầy tam thiên đại thiên thế giới như số cát sông Hằng. Trong pháp ngữ số ba, Kinh Bách Dụ đã kể rằng công chúa đã chịu đeo chuỗi kim cương thật chứ không chịu chơi với xâu chuỗi bong bong giả huyễn nữa.Vì vậyHòa Thượng Thanh Từ cũng nói nếu đem ngàn hạt sương long lanh buổi sáng để ra tiệm kim hoàn đổi lấy một viên kim cương thật thì chủ tiệm sẽ không chịu đổi, vì hạt kim cương thật dù bé xíu đi nữa cũng bền vững chắc thật, đáng giá hơn.

 

8d. Phước vô vi và phước hữu vi

Thế nào là phước vô vi và phước hữu vi? Hữu là có, vô là không. Phước hữu vi là phước có làm ra. Phước vô vi là phước không làm mà có. Chúng ta bố thítrì giới và làm tất cả việc phước thiện gọi là phước hữu viChúng ta tụng kinh Kim Cang trở về chân tâm của mình. Chân tâm bản tánh là cái vốn sẵn có, bây giờ chúng ta chỉ buông thế gian hư vọngtrở vềsống với tánh Kim Cương Bát Nhã chân thật như thế gọi là phước vô vi.

 

Đức Phật cho một thí dụ không thể nghĩ bàn như con sông Hằng có rất nhiều cát. Rồi mỗi hạt cát lại thành một con sông. Tổng quát tất cả cát của các sông thì rất nhiều, không ai đếm được. Như người đem của báu đầy tam thiên đại thiên thế giới nhiều như những số cát sông Hằng mà bố thí thì phước thật vô cùng vô tận. Nhưng dù phước có nhiều đi nữa cũng không thật vì đó là phước hữu vi và phước vô vi thì hơn phước hữu vi rất nhiều. Nên Đức Phật nói với Tu-bồ-đề rằng việc này rất là khó tin. Bao nhiêu của cải khắp tam thiên đại thiên thế giớibố thí cũng không bằng công đức nhàn rỗi đọc một bài kệ bốn câu. Người không học kinh Đại thừa sẽ cảm thấy việc này khó tin khó hiểu lắm. Nên Đức Phật nhắc Tu Bồ Đề đây là chuyện thật do Đức Phật tự chứng biết. Nếu chúng ta mạnh mẽ tin chuyện này thì sẽ buông bỏ, không chạy theo những phước báu tạm bợ mà chuyên trì kinh Kim Cang để trở về với tánh phước đức thường trụ của mình.

 

9.CÔNG ĐỨC THỌ TRÌ BỐN CÂU KỆ KINH KIM CANG NHIỀU HƠN BỐ THÍ THÂN MẠNGNHƯ SỐ CÁT SÔNG HẰNG

“Nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, vào khoảng buổi sáng, đem thân-mạng bằng số cát sông Hằng để bố-thí, vào khoảng buổi trưa, lại đem thân-mạng bằng số cát sông Hằng để bố-thí, vào khoảng buổi chiều cũng đem thân-mạng, bằng số cát sông Hằng để bố-thí; trong vô-lượng trăm-nghìn muôn-ức kiếp, đem thân mạng bố-thí như thế.

Lại như có người nào, nghe kinh điển nầy mà sanh lòng-tin không trái, thời phước của người nầy, hơn phước của người trước kia, huống chi là biên-chép, thọ-trì, đọc-tụng, nói cho người khác nghe!”

 

Về hạnh bố thí, ở pháp ngữ số 9 này, Đức Phật nâng cao lên một tầng. Đoạn trên là so sánhngười đem châu báu của cải khắp tam thiên đại thiên như số cát sông Hằng mà bố thí thì phước không bằng với người trì bốn câu kinh Đại thừa. Đoạn này, Đức Phật so sánh thiện namthiện nữ nào đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng mà bố thí thì phước cũng không bằng người trì bốn câu kinh Kim Cang.  Bây giờ không nói đến của báu nữa mà nói đến thân mạng người ta quý hơn tất cả các thứ báu để đem bố thí. Nhưng không phải một thân mạngmà rất nhiều thân mạng như số cát của các sông Hằng để bố thí thì phước đức ấy cũng không bằng người thọ trì bốn câu kệ của kinh Đại thừa. Như vậy, Đức Phật không bắt chúng ta thọ trì cả bộ kinh mà chỉ thọ trì bốn câu kệ thì công đức vẫn hơn người đem nhiều thân mạng như số cát sông Hằng để bố thí tim gan mật phổi hay các thân phần khác của thân thể.

 

9a. Tài thí và Pháp thí

Ở đoạn này, Đức Phật so sánh hai thứ phước đức của tài thí và pháp thíPháp thí là mình tự đọc tụng trì kinh, suy ngẫm tu tập và vì người khác mà giảng giải nghĩa lý kinh Kim Cang Bát Nhã để họ cùng khai mở trí tuệ và tu tập giải thoát. Đây là phước đức trí tuệ của pháp thíTài thí có hai là nội tài và ngoại tài. Nội tài là bố thí thân mạng. Ngoại tài là bố thí tiền bạc châu báucủa cải vật chất thế gian. Đây là phước đức vật chất. Ở đây, so sánh phước đức trí tuệvới phước đức vật chất làm lành làm thiện, giúp đỡ mọi ngườiBố thí nhiều nội tài và ngoại tài cùng cực bao nhiêu cũng không bằng phước báu trí tuệ của người đọc tụng thọ kinh Kim CangChênh lệch hai phước đức này rất lớn, không thể nghĩ bàn được.

 

Bố thí vàng bạc tức mang niềm vui vật chất đến cho nhiều người nên bây giờ được hưởng sự vui giàu sang vô cùngQuả báo sang giàu vui sướng sẽ không được bao nhiêu kiếp. Ví dụ trong nhiều lần tái sanh, lần nào cũng được hưởng gấp bội sự sung sướng giàu có, nhưng rồi nghiệp vẫn xoay quanh sanh, già, bệnh, chết cũng hết và còn lại là sự trói buộc trong đường sanh tử. Trong khi phước người học kinh trở về chân tâmbản tánh Bát Nhã, nhận tánh Kim Cang vô sanh bất diệt, tức là người ta thoát luân hồitiến tugiải thoát an lạc vĩnh viễnMột lần nữa, Đức Phật lại so sánh phước hữu vi và phước vô vi. Từ đây đến cuối cuốn kinh Kim CangĐức Phật còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần về vô vi và hữu vi như vậy để chúng ta biết việc về với tánh Kim Cang vô tướng này rất là quan trọng.

 

Thân mạng con người quý hơn châu báu của cải nhiều. Bố thí thân mạng tức là bố thí một cái gì đó quý giá nhất của chúng ta như cứ đem tim gan phổi thận hay mạng sống của mình thí cho người khác. Nếu có một thân khác thì lại hy sinh cho tiếp, cứ thế thí hết thân mạng nhiều như số cát của các sông Hằng thì phước đức này rất nhiều. Nhưng bởi vì chúng ta còn chấp rằng có nhiều thân thật để thí nên phước báu thuộc hữu vi và chúng ta sẽ hưởng được phước hữu vi theo chỗ bố thí để kiếp sau chúng ta được làm vua quan, bổng lộc chức quyền hoặc giàu có hạnh phúc sung sướng, tất cả đều là phước hữu viHữu vi là có làm thì sẽ có tan, cho nên tất cả các thứ của thế gian đều thuộc hữu vi thì dù nhiều bao nhiêu chăng nữa rồi cũng hết và tan theo mây khói. So với phước của người học kinh, trì bốn câu kinh đại thừa nghĩa là trở về tánh Kim Cang của mình thì đó là phước vô vi sẽ không bị mất đi, phước đó còn mãi thường trú. Trí Kim Cang này không sanh không diệt, không hình không tướng nhưng hiện raở sáu căn của chúng taTánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc, tánh biết là sáu cái biết hiện tại mà nói gọn là tâm tánh của chúng taKinh Kim Cang nói thân này có già, có hoại, có tan như bóng chớp chiều tà nhưng mà tánh Phật, tánh thấy, tánh biết ấy không già không hoại thường còn bền vững mãi. Trẻ cũng thấy, già cũng thấy, kiếp này thấy, kiếp sauthấy, làm con bò cũng thấy, con kiến cũng thấy và con người cũng thấy. Thân này có hoại diệtnhưng tánh thấy, tánh biết, tánh nghe của chúng ta hiện tại không sanh, không diệt mà thể của nó như hư không ở khắp pháp giới, đồng bản thể với tất cả vạn pháp. Hễ trì bốn câu kinh đại thừa để nhận tánh vô vi thường trụ này thì chúng ta sẽ được phước vô vi vĩnh viễnThế cho nên, trong kinh Kim Cang nhiều lần Đức Phật nhắc đi nhắc lại hễ chúng ta trở về sống với tánh không sanh không diệt này, đó gọi là phước vô vi, phước này còn hoài không bao giờ mất. Tánh Phật Kim Cang này vốn không sanh không diệt nên chúng ta trở về tánh này, chúng ta sẽ thành Phật, hưởng phước vô vi vĩnh viễn không bao giờ hết. Nói như thế chúng ta sẽ cảm thấy khó tin lắm. Đức Phật cũng biết sự khó tin này cho nên Đức Phật nhắc lại là Như Laikhông có nói dối đâu. Đó là chân thật ngữ.

 

Lời nói chân thật là lời nói như thế nào? tức là không thay đổi. Hôm qua như thế, hôm nay cũng thế và năm tới cũng như thế. Dù không gian và thời gian như thế nào cũng không thay đổi. Công đức của bố thí thìa cháo bằng biển cả đại dương và công đức của bố thí bảy báuđầy khắp cả tam thiên đại thiên thế giớicông đức của bố thí thân như số cát sông Hằng cũng không bằng công đức ngồi tụng hay giảng nói bốn câu kinh Kim Cang vậy. Khi nói về công đức của thìa cháo bằng cả biển đại dương là nói về công đức tài thí, còn bây giờ so sánh câu kinh Kim Cang là pháp thí, nhưng Đức Phật vẫn khen ngợi sự bố thí chứ không phải là Đức Phật thay đổi lời nóiĐức Phật ấn chứng rằng lời ta nói thật chứ không có đùa, chẳng dối, chẳng khác, để cho chúng ta yên lòng.

 

Nếu ai nghe kinh Kim Cang Bát Nhã này với những nghĩa về tánh và tướng như vậy, mà công nhận kinh này là đúng, không sai với chân lý, tin chân tâm bản tánh là thật, tin phước đức của trì tụng kinh Kim Cang thì công đức rất lớn. Do có lòng tin không nghịch như vậy nên công đức của người nghe kinh hơn phước đức người bố thí thân mạng. Chỉ nghe kinh công đứccòn như thế, huống chi còn tin tưởng, còn biên chép, thơ tả, đọc tụngthọ trì, giảng nói thì phước đức không thể nghĩa bàn.

 

 

 

10) NẾU NÓI NHƯ LAI THUYẾT PHÁP LÀ PHỈ BÁNG NHƯ LAI

Này Tu-bồ-đề! Ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế nào? Như Lai có thuyết pháp (năng thuyết) và có pháp để thuyết (sở thuyết)? Thật ra, nơi đây không có năng thuyết và sở thuyết gì cả. Ai nói Đức Phật thuyết pháp là người đó phỉ báng Phật.

Bấy giờ ngài Tuệ Mãn Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: “Người có trí tuệ mới hỏi câu: Chúng sanh đời sau có tin câu nói rằng ai nói Như Lai thuyết pháp là người đó phỉ báng Như Lai?

 

Nếu không bình tĩnh và không hiểu ý nghĩa của tư tưởng Đại thừa thâm sâu thì chúng ta sẽ không hiểu ý nghĩa của pháp ngữ số mười này. Tại sao Phật tuyên bố: nếu cho rằng Đức Phậtcó thuyết pháp tức là phỉ báng Phật. Lời của Đức Phật nói mạnh mẽ như nhát búa như vậy, nhưng thật ra bên trong là cả một tấm lòng tha thiết của Đức Phật muốn chúng ta đừng chấp thủ bất cứ pháp nào cho là thật. Thật ra, chẳng như Đức Phật mà ngay cả đệ tử của ngài là trưởng giả Tu Bồ Đề cũng phủ nhận là ngài Tu Bồ Đề cũng chưa từng giảng chữ nào qua câu chuyện[24] như sau:

 

10a: Tôn giả Tu Bồ Đề chưa từng giảng pháp

Một hôm, Tôn giả Tu Bồ Đề đang nhập định trong động núi và an trú ở cảnh giới vi diệu của Không tam muội thì cảm ứng rúng động đến cảnh giới chư thiên. Họ bèn cùng nhau xuất hiệngiữa hư không, dâng từng đóa hoa trời xuống trước mặt tôn giả và chắp tay ca ngợi rằng:

 

- Thưa tôn giả Tu Bồ Đề! Làm người ở thế gian, dù có danh vị cao xa, của cải châu báu thật nhiều cũng không có gì đáng tôn quí. Dù có là quốc vương hay phú hộ thì rốt cuộc họ cũng chỉ là tù nhân của phiền não và dục vọng mà thôi. Thưa tôn giả! Điều tôn quí chân thật ở thế gianchính là sự tu hành cao cả mà tôn giả đang thể hiện. Chính uy đức cao sâu của tôn giả tỏa chiếu trong lúc tôn giả đạt đến cảnh giới Không tam muội đã làm cảm kích cả thiên cungchúng tôiTu Bồ Đề của loài người xứng đáng hưởng thọ sự cúng dường của cõi trời. Người khéo nói Bát Nhãtự tại vân du trong cõi trời xanh muôn dặm của Không tam muội, vượt thoát tất cả những phàm tình của nhân gian; dù là mây đen phiền não hay mây trắng bồ đề cũng không che phủ được người. Người đã hoàn toàn chặt đứt sợi dây sắt của dục tình, bẻ gãy ống khóa vàng của pháp chấp. Thưa đại đức Tu Bồ Đề tôn quí! Xin người hãy tiếp nhận hoa trời của chúng tôi cúng dườngChúng tôi xin đảnh lễ người để tỏ lòng kính ngưỡng.

 

Lời ca ngợi của chư thiên và hoa trời tung rơi đã làm cho tôn giả xuất địnhTôn giả nhìn họ hỏi:

- Quí vị là ai? Sao lại đến đây rải hoa và ca ngợi tôi?

Vị đứng đầu thiên chúng đáp:

- Thưa tôn giả! Tôi là trời Đế Thích, còn tất cả đây đều là thiên chúng.

- Vì sao quí ngài lại ân cần ca ngợi tôi như vậy?

- Vi chúng tôi kính ngưỡng tôn giả đã an trú trong Không tam muội và đã khéo nói Bát Nhã Ba La Mật.

Đối với Bát Nhã, tôi chưa hề nói được một chữ thì hà tất quí ngài phải ca ngợi.

Tôn giả đã không nói thì chúng tôi cũng không nghe. Không nói không nghe, đó là chân bát nhã.

Chúng ta thấy trình độ của Tôn giả Tu Bồ Đề và cả các vị chư thiên đều ngộ lý Bát Nhã, không có chấp tướng, cho nên ai cũng phủ nhận không có người nói và không có cả người nghe thì việc nói pháp làm sao có. Vì lý do đó, nếu ai nói Như Lai có thuyết pháp tức là người đó đã phỉ báng Như lai.

 

10b. Chân Đế & Tục Đế

Dưới cội bồ đề, khi sao mai vừa sáng, Đức Như Lai giác ngộ và thấy rằng tất cả chúng sanhđều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai không khác. Tất cả đều là Như Lai cả.  Đó là chỗ thấy biết của ngài. Nếu bây giờ ngài lại thấy chúng sanh chưa bằng mình nên bây giờ Phật phải nói pháp cho chúng sanh nghe. Như vậy đâu có phải là thấy tất cả chúng sanh đều đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai mà thấy có hai bên đối đãi là Như Lai cao và chúng sanh thấp. Nếu đã có phân biệt khác nhau giữa Phật và chúng sanh thì như vậy Như Lai chưa phải là Như Lai.

 

Cho nên nếu ai tuyên bố Như Lai có thuyết pháp và có chúng sanh nghe pháp thì như vậy gọi là phỉ báng Như Lai, là chưa hiểu được nghĩa rốt ráo của kinh Kim CangChúng ta phải biết thân Phật đang nói pháp chỉ là hóa thân hoá hiện của phương tiện hóa thành dụ; còn chúng sinh đang ngồi nghe cũng chỉ là nghiệp báo giả hiện và âm thanh thuyết pháp chỉ là sự rung động của làn âm ba không khí, chứ không nắm bắt được. Đức Phật đánh mạnh để chúng tađừng nắm chặt một pháp nào vì pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp. Thân Như Lai còn giả huyễn huống chi những thân ô trược của chúng ta và pháp thoại từ miệng của Phật cũng chỉ là những âm thanh gió động, cũng là huyễn giả.

Giáo lý của Đức Phật chia làm ba:

1) Không Như Lai tạng là chân đếtoàn chântuyệt đối chỉ nói về Như Lai tánh, chứ không có những chuyện giả tạm của tục đế, nên không có Đức Phật thuyết pháp và chúng sanh nghe pháp.

2) Bất không Như Lai tạng là tục đế, tức nói về những sự tùy duyên giả hiện, toàn vọng. Khi Đức Phật thành Phật, ngài thấy tất cả chúng sanh có tánh Phật nhưng họ mê mờ ngu dại lang thang sáu nẻo làm những điều sai lầm, nên ngài mới nói pháp để chúng sanh thức tỉnh mà trở về, đó là tục đế.

3) Không bất không Như Lai tạng: là trung đếtoàn vọng tức chân, rời vọng không tìm thấychơn.

Tinh thần kinh Kim Cang là nói về chân đế tức tuyệt đối Như Lai tạng, nên không có Đức Phậtthuyết pháp và chúng sanh nghe pháp.

Bấy giờ ngài Tuệ Mãn Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: người có trí tuệ mới hỏi câu: “Chúng sanh đời sau có tin câu nói rằng nếu ai nói rằng Như Lai thuyết pháp là người đó phỉ báng Như Lai?” Ở đây ngài  Tu Bồ Đề hỏi chúng sanh sau này có hiểu và có tin câu tuyên bố này không? Chúng sanh là thân giả tạm và trong thân giả tạm đó có tánh biết thấy, biết nghe, biết nói, biết phải trái mọi chuyện, tức nơi thân này có tánh Kim Cang Bát Nhã. Như vậy, chúng sanh không phải là chúng sanh xuông, cái hoa không phải là  cái hoa xuông, con thỏ không phải là con thỏ xuông, bởi lẽ chúng sanh có tánh Phật. Tuy hiện tại chúng sanh có tánh Phật nhưng nó vẫn hiện ra thân bằng đất nước gió lửa và vẫn bị ngũ trược[25], năm lớp vô minhche phủ. Vì thế, nên Như Lai nói nó chẳng phải là chúng sanh đâu nhưng hiện tại vẫn có cái tên là chúng sanh. Như vậy, chúng sanh chẳng phải là chúng sanh bởi vì nó có tánh Phật, có tánh Kim Cang Bát NhãChúng sanh chưa phải là Phật và hiện tại vẫn gọi là chúng sanh bởi vì nó đang hiện ra thân làm bằng bốn đại và vẫn bị ngũ trược ngăn che.

 

Ví cớ sao nếu có người nói Như Lai có nói pháp tức là hủy báng Như Lai? Đức Phật tùy cơduyên mà giáo hóa chứ không phải ngài có sẵn giáo pháp, rồi ngài đến bắt chúng ta học. Ngài đến thế giới này theo chỗ mê muội của chúng ta mà khai mở, tùy căn cơ mỗi người mỗi khác. Có người hiểu thế này, có người trình độ thế kia và ngài đều có lời giảng giải khế cơ, khế lý, chứ không phải khư khư một pháp, cho rằng Ta có một pháp này, Ta đến xứ này và Ta bắt chúng sanh phải học thế. Không phải vậy, ngài đến thế giới ta bà để giáo hóa chúng sanh tức là tùy sự si mê của chúng sanh mà ngài khai mở cho mình, chứ không phải ngài đến có sẵn một bài pháp rồi bắt chúng ta học. Không có một pháp cố định mà ngài để lại cho chúng taTùy theo trình độ mê lầm của chúng ta mà ngài giáo hóa hướng dẫn. Tại làm sao lại nói ai cho rằng Như Lai có thuyết Pháp là người đó hủy báng Như Lai? Hủy báng nghĩa là không hiểu ýcủa Như Lai. Nếu chúng ta hiểu được Đức Phật là pháp thân ở khắp pháp giới, Ngài là bậc thánh có trí tuệ tuyệt đối, Ngài tùy duyên mà hóa thân vi trần tướng hải để nói pháp. Chúng takhông biết sự giả hiện tùy duyên mà cho là sự thật, do chỗ không hiểu thành ra cứ khăng khắng chấp rằng có Đức Phật thuyết pháp trong 49 năm. Nếu ai nói như  thế, người đó là người hủy báng Như Lai.

 

Đức Phật tùy căn cơ mà giảng dạy chứ không có một pháp cố định. Sau này chư tổ đặt tên cố định ví dụ như pháp Kim Cang Bát Nhã, Lăng Nghiêm, rồi Tứ Niệm Xứ… Nếu chúng ta hiểu không có pháp cố định, tin quyết định như vậy thì chúng ta không nên cố chấptùy căn cơ, khả năng mỗi người mà học. Bây giờ trên thế gian này có người, có pháp. Chúng ta học là để buông tính chất phàm phu để trở về tánh chân không, chứ thật ra bản thể tánh chân như thì không có gì cả. Xét khả năng mình ở trình độ nào thì theo đó mà học, đừng cố chấp, không nên cố chấp vào lời của kinh và của Phật.

 

10c. Trí Tuệ như Đức Phật

Nếu chúng ta bắt chước có cái nhìn và hiểu giống như Đức Phật thì chúng ta cũng sẽ có trí tuệ như Đức Phật vì ca dao Việt Nam có câu: “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Với trí tuệ dẫn đầuchúng ta nhìn đúng với chiều hướng Đức Phật nhìn, thế là chúng tasẽ tỉnh giác hơn người khác. Phàm phu khi nghe nói nặng thì chịu không nổi, nên nổi giận đấu khẩu và đấu tay chân. Còn chúng ta nếu giác tỉnh biết lời nói âm thanh là hư giả nên không bị xoay chuyển và bình tĩnh thấy đúng lẽ thật. Đó là sống bằng trí tuệChúng ta buông xả các cố chấp, không khư khư chấp người này trái, buông dần dần những vô minh khư khư cố chấpcủa mình. Nếu chúng ta thấy không đúng lẽ thật, cố gắng nhẫn nhịn rồi khổ tâm, cố đè nén nhưng chỉ đến một lúc nào thôi thì sẽ bùng nỗ. Thấy không đúng lẽ thật, nghĩa là thấy chúng sanh là chúng sanh, thấy cô A là cô A, cô B là cô B. Thấy như vậy là thấy lầm, thấy sai. Vì thấy như vậy, nên cho là có lời nói nặng, có sự cố gắng nhẫn nhịn, rốt cuộc càng khổ tâm, vì chỉ nhẫn được một thời gian thôi. Khi hết sức chịu nổi thì cơn giận của chúng ta sẽ nổ tung ra bởi vì tầm nhìn của chúng ta là phàm phu. Vì chúng ta cho có lời nói thật, có sự khen vui thật, nên khi bị chê thì giận; khi được khen thì vui, nhưng vui chỉ một thời gian ngắn rồi buồn. Nhẫn chỉ một thời gian ngắn rồi lại nỗ tung ra la hét chưỡi rũa vì quá sức chịu đựngThế cho nênphải cải đổi tính tình phàm phu của chúng ta, nên quan sát con người là đất, nước, gió, lửa duyên hợp; nên quán âm thanh tiếng nói là sự rung động của làn sóng không khí. Thế thì tự nhiên chúng ta sẽ không giận khi họ nói xấu mình. Do vậy, chúng ta sẽ có sức nhẫn chịu lâu dài, đều là nhờ tu tập có tầm nhìn của trí tuệ, có tầm nhìn của Kim Cang Bát Nhã thì đời sốngcủa chúng ta sẽ nhẹ nhàng, thanh thản. Như vậy là chúng ta đang học theo trí tuệ của Phật.

 

10d. Đức Phật Chưa Từng Nói Một Lời

Tại sao lại nói là Đức Phật chưa từng giảng pháp? Đức Phật chưa từng nói bởi vì âm thanh là hư vọng. Ngài mượn tạm âm thanh hư vọng để nói chuyện với những người còn sống trong vòng hư vọng mê mờ, chứ thật ra âm thanh là cái không hề có. Đệ tử thắc mắc rằng trong bốn mươi chín năm, Đức Phật có thuyết pháp rõ ràng ở nhiều nơi? Thật ra, thân cũng giả hiện và âm thanh cũng chỉ là những làn sóng âm ba chạm vào màng nhĩ, thần kinh màng nhĩ nương vào nghiệp người mà phân biệt, chứ không có một âm thanh thật để cầm nắm được. Lời nóiâm ba chỉ là phương tiện để độ cho những người còn ở trong vòng mê. Đức Phật trong đoạn trước đã dạy rằng nếu còn nhận rằng ta là Phật đã thành, ta là Phật thuyết pháp, còn thấy có ta, có người thì là chưa có trí tuệ Bát NhãVì vậy, nói là không có pháp thành Phật mà cũng không có lời nói, không có pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Nhận được chân tâm của mình là tánh giác mà tánh giác này bình đẳng nơi tất cả vạn pháp. Tất cả mọi chúng sanh ai cũng có tánh giác đầy đủ trọn vẹn vốn sẵn cho nên gọi là chánh đẳng. Ai nhận được tánh vô thượng chánh đẳng chánh giác này gọi là thành Phật, mà tánh này bản lai chúng ta có rồi, cho nên đâu có thành tựu cái gì mới hay cái gì thêm vào. Cho nên Đức Phật nói là không có một pháp nào để mà chứng, để mà thành PhậtChúng ta chỉ có công tu, gia bồi công phu để lọc cho sạch những vô minh, cho nên nói không tu mà tu, không được mà được. Bây giờ, Đức Phật vẫn hơn chúng ta, vì Đức Phật biết là ngài ở khắp pháp giới, còn chúng ta cứ thấy mình nhỏ thu lu trong thân đất nước gió lửa này. Đức Phật nói tuy ngài không chứng được cái gì, nhưng thật ra ngài có được thành Phật, cho nên ở đây nói được mà không được. Phật có tu, có chứng chứ không phải là không. Đức Phật cứ phải nói tới, nói lui. Nói xong lại phá đi, cứ lập rồi lại phá đi, thành ra chúng ta thấy rắc rối, nhưng thật ra nghĩa lý thì giản dị như vậy thôi, nếu chúng ta chịu khó bình tĩnh ngẫm lại. Bởi vì chúng tamê, tuy có tánh giác sẵn đấy nhưng mà không biết. Đức Phật có công phu tu, ngài có chỗ hơn chúng ta là ngài thấy được tánh của mình. Ngài sử dụng được pháp thân ở khắp pháp giới. Ngài có chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh. Còn chúng ta tuy có pháp thân nhưng mà không biết gì cả, có cũng như không, nên nói là chưa đắc.

 

Đức Phật nói như vậy để chúng ta biết mặt tráimặt phải và cũng biết mặt trong, mặt ngoài. Thế nào gọi là bậc hiền, bậc thánh? Hễ còn sanh diệt thì là phàm phu, còn đang tập tu thì gọi là bậc Hiền, còn nhận được tánh vô sanh bất diệt, tánh vô lượng thọ thì là bậc Thánh. Như vậy, phàm phu, Hiền với Thánh là ở chỗ chúng ta có nhận được tâm vô tướng Kim Cang bất hoại của mình hay không?

 

11) TRANG NGHIÊM CÕI PHẬT TỨC KHÔNG PHẢI TRANG NGHIÊM MỚI GỌI LÀ TRANG NGHIÊM

Này, Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bồ-tát có trang-nghiêm Phật độ chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không, tại vì sao? Vì trang-nghiêm Phật-độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm."

11a. Trang Nghiêm cõi Phật A Di ĐàDược Sư và Huyền Hoa Tạng Pháp Giới

 

Kinh A Di Đà[26] dạy rằng:

"Phương Tây cách đây hơn mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực LạcĐức Phậtcõi đó hiệu A Di Đà, hiện đang thuyết pháp."

"Tại sao gọi là Cực Lạc? Vì các chúng sinh trong cõi nước đó không có khổ não, chỉ hưởng an vui, cho nên gọi là Cực Lạc… Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, chứa đầy nước tám công đức, dưới ao thuần là cát vàng… Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy."

"Cõi đó đất thuần là vàng, trên không thường có nhạc trời, ngày đêm sáu thời hoa Mạn Đà Latừ trên không trung rơi xuống như mưa, tỏa hương kỳ diệu... Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy."

"Cõi nước Cực Lạc gió hiu hiu thổi, rung động những hàng cây báu và hàng lưới báu, phát ra tiếng pháp cực kỳ vi diệu... Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy."

"Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã hơn mười kiếp. Đệ tử của Ngài toàn là những bậc Thanh Văn, bậc A La Hán và Đại Bồ Tát, nhiều đến vô lượngvô sốvô biên không thể dùng toán mà tính biết được. Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy".

 

Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức[27]:

Này ông Mạn Thù Sư Lợi, đó là những nguyện lớn của Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Ngài đã phát ra, khi Ngài còn đương hành đạo Bồ Tát, và những công đức trang nghiêm ở bên cõi nước của Ngài, nếu ta nói ra, đến hết một kiếp hay hơn một kiếp cũng không hết được.

Nhưng có một điều: ở nước Phật kia một màu thanh tịnh, không có nữ nhơn, không có ác thúvà những tiếng khổ; mặt đất thuần là ngọc pha lê lưu ly, những thừng bằng vàng giăng bên đường đi, thành khuyết, cung, các, hiên, cửa, màng lưới, đều bằng thất bảo cũng như thế giới Cực Lạc Phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.”

 

Kinh Hoa Nghiêm[28] dạy rằng:

Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng: 'Chư Phật-tử! Hoa-tạng thế-giới-hải này, được trang-nghiêm tịnh là do đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai, thuở xưa lúc tu hạnh Bồ-Tát trải quathế-giới-hải vi-trần số kiếp, trong mỗi kiếp gần gũi vi-trần số Phật, nơi mỗi Phật tu-tập vi-trần số đại nguyện thanh-tịnh.

Hoa-Tạng trang-nghiêm thế-giới-hải này… rừng bằng châu báu, hoa tốt đua nở, cỏ thơm trải đất, minh-châu xen trang-nghiêm, khắp nơi đầy những hoa thơm, châu ma-ni làm lưới giăng trùm, có thế-giới-hải vi-trần số sự trang-nghiêm tốt-đẹp như vậy.

Trong đại-luân-vi-sơn nơi thế-giới-hải này, tất cả đại-địa đều do kim-cang hiệp thành, kiên cốtrang-nghiêm chẳng thể hư hoại, bằng phẳng thanh-tịnh, ma-ni làm luân, các thứ báu làm tạng, những ma-ni bửu xen lẫn trong đó, rải những mạt châu báuhoa sen trải đất, hương tạng ma-ni xen trong hoa. Những đồ trang-nghiêm đầy khắp như mây, tất cả sự trang-nghiêm trong tất cả quốc-độ của tam-thế chư Phật đều họp lại để nghiêm-sức, ma-ni diệu-bửu làm lưới hiện tất cả cảnh-giới của Như-Lai như lưới Thiên-đế giăng hàng trong đó.

    Đại-địa của thế-giới-hải này có thế-giới-hải vi-trần-số sự trang-nghiêm như vậy. Trong đại-địa của thế-giới-hải này… có bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha rào tường bằng châu báubao quanh khắp nơi để trang-nghiêm… Hai bên bờ đất của những sông hương-thủy này đều trang-nghiêm bằng những diệu-bảo… Thế-giới-hải trang-nghiêm của chư Phật Thế-Tôn đều bất-tư-nghì. Vì sao vậy? Này Chư Phật-tử! Tất cả cảnh-giới của Hoa-Tạng thế-giới-hải này, mỗi mỗi đều dùng thế-giới-hải vi-trần-số công-đức thanh-tịnh để trang-nghiêm.”

 

Qua đoạn chánh văn trên, kinh A Di Đà giới thiệu rằng có cõi Cực Lạc do Đức Phật A Di Đàthành lập. Cõi nước Cực Lạc ấy có đầy đủ công đức trang nghiêm như chúng sinh trong cõi nước đó không có khổ não mà lại có ao bảy báu, chứa đầy nước tám công đức, dưới ao thuần là cát vàng, đất thuần là vàng, trên không thường có nhạc trời, ngày đêm sáu thời hoa Mạn Đà La từ trên không trung rơi xuống như mưa, tỏa hương kỳ diệu, gió hiu hiu thổi, rung động những hàng cây báu và hàng lưới báu, phát ra tiếng pháp cực kỳ vi diệuđệ tử của Đức Phật toàn là những bậc Thanh Văn, bậc A La Hán và Đại Bồ Tát, nhiều đến vô lượngvô sốvô biên không thể dùng toán mà tính biết được.

 

Trong kinh Dược Sư, cõi nước Tịnh Lưu Ly là một màu thanh tịnh, không có nữ nhơn, không có ác thú và những tiếng khổ; mặt đất thuần là ngọc pha lê xà cừ, có ao thất bảo cũng như thế giới Cực Lạc Phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.

 

Trong cõi Huyền Hoa Tạng Pháp Giới của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật có rừng bằng châu báu, hoa tốt đua nở, cỏ thơm trải đất, châu ma-ni làm lưới giăng trùm, tất cả đại-địa đều do kim-cang hiệp thành, kiên cố trang-nghiêm chẳng thể hư hoại, bằng phẳng thanh-tịnh, rải những mạt châu báuhoa sen trải đất, hương tạng ma-ni xen trong hoa. Những đồ trang-nghiêm đầy khắp như mây, tất cả sự trang-nghiêm trong tất cả quốc-độ của tam-thế chư Phật đều họp lại để nghiêm-sức… Có rào tường bằng châu báu bao quanh khắp nơi để trang-nghiêm… Hai bên bờ đất của những sông hương-thủy này đều trang-nghiêm bằng những diệu-bảo… Thế-giới-hải trang-nghiêm là cõi huyền hoa tạngsự lý vô ngại pháp giới.

 

Như vậy chúng ta thấy rằng, các cõi của chư Phật rất trang nghiêm thù thắng thanh tịnh không có sự xấu xa, ô uế, đau khổ của tam tai tám nạn như cõi ngườiCảnh giới trang nghiêm của chư Phật cho thấy khi còn đương hành đạo Bồ TátĐức Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và Đức Tỳ Lô Giá Na Phật đã gieo trồng vô lượng phước thiện và những phước thiện đó có nói ra suốt kiếp cũng không hết được. Nhờ những công đức bất khả tư nghì đó, mà sắc thân của chư Phật (y báo) và cảnh giới của các ngài (chánh báo) được vô lượng trang nghiêm thù thắng thanh tịnhCõi Phật cũng toàn là các vị Bồ Tát, các bậc thượng nhân, không có phàm phu tầm thường cho đến không có nữ nhânĐức Phật trong các cõi ấy vì thương chúng sanhnên có nguyện “đới nghiệp vãng sanh” độ cho những chúng sanh phước mỏng nghiệp dày. Cho nên, những chúng sanh đầy nghiệp chướng mà được ở trong cảnh giới huyền hoa tạngcủa Đức Phật Tỳ Lô Giá Na Phật hay cảnh giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà thì chúng ta sẽ cảm cái quả nhìn thấy cảnh thanh tịnh của cõi Phật. Còn nếu thấy cái ác xấu tai họa là do nghiệp, chứ thật ra cảnh giới của các Ngài toàn là cảnh trang nghiêmĐức Phật và Bồ tát toàn là thánh nhâncảnh giới toàn là những thanh tịnh nhiệm mầu và công đức trang nghiêm.

 

11bTrang Nghiêm Cõi Phật của Kinh Kim Cang

Vị Phật nào thành Phật cũng ở trong cảnh giới trang nghiêm tốt đẹp như vậy. Những quyến thuộc của Ngài, đệ tử của Ngài, những người cùng Ngài tu học cũng cùng câu hội một nơi. Cho nên, các ngài ở đâu, là có các vị Bồ tátthánh nhânthiện hữu tri thức ở đấy. Như thế gọi là các Bồ tát có trang nghiêm cõi Phật, nghĩa là bây giờ các Bồ tát phải tu các công hạnh để sau này về cảnh giới của mình là toàn những công đức trang nghiêm. Cho nên, chúng ta phải gieo nhân Bồ tátChúng ta muốn thành Phật để có cảnh giới trang nghiêm thì phải gieo nhân từ lúc còn làm bồ tát mới phát tâm. Vậy tại sao nơi đây Như Lai lại hỏi rằng: “Này Tu Bồ Đề! ý ông nghĩ sao Bồ Tát trang nghiêm cõi Phật chăng? Ngài Tu Bồ Đề trả lời rằng: Bạch Thế Tônkhông, vì trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm”.

 

Trang nghiêm tức không phải trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm và trang nghiêm đến nơi đến chốn. Thế nào là trang nghiêm? tức là Bồ tát sửa soạn cõi Phật của mình thật tuyệt vời. Ngài phải độ chúng sanh, làm lợi ích cho chúng sanh và trong khi làm lợi ích chúng sanh ấy phải thật từ bi thương chúng sanhChính lòng từ bi của chúng ta mới đắp xây và mai đây mới thành cõi cực lạc. Chứ còn nếu đăm đăm vào ta (ngã), lo sửa soạn một cõi thật đẹp, mua bông mua hoa về chưng, nhưng trong khi đó lại ngó lơ một chúng sanh đang đói, đang khổ thì không phải là trang nghiêm. Nếu chúng ta thật lòng thương chúng sanh ấy, lo cho nó khỏi đói, lo cho nó khỏi rét thì mới là Bồ tát. Còn bây giờ đưa cho nó chén cơm mà nghĩ là nhờ bố thínày mà mai đây chúng ta sẽ hưởng phước, bố thí cho người homeless (người ăn xin) một cái áo mà nghĩ rằng tương lai mình sẽ được nhiều áo. Thế thì ngày mai chúng ta có còn phước nữa không? Có phải chúng ta còn vụ lợi từ chén cơm, chiếc áo mà chúng ta bố thí? Vậy chúng ta đâu có tâm thương chúng sanhChúng ta không có tâm từ bi thì mai đây chúng ta sẽ không có cõi PhậtChúng ta không định trang nghiêm tâm mình thì ngày mai cõi của mình sẽ khổ như ta bà, chứ không phải cõi Phật. Còn nếu bây giờ chúng ta chỉ một lòng nghĩ lo cho chúng sanhtìm cách làm sao cho chúng sanh khỏi khổ, thì gọi là bồ tát trang nghiêm cõi PhậtThế cho nênBồ tát trang nghiêm mà không trang nghiêm thì mới thật là trang nghiêm. Chứ bây giờ cả ngày cứ đăm đăm lo cho mình ngày mai, đưa cho chúng sanh chiếc áo, chén cơm để mong rằng ngày mai chúng ta sẽ có nhiều áo và nhiều cơm. Cứ đăm đăm làm phước để ngày mai hưởng phước thì phước ấy còn kém lắm. Phước như vậy thì trang nghiêm ấy bị hỏng, không phải là trang nghiêm nữa. Thế cho nênĐức Phật mới bảo trang nghiêm tức là tận tình lo cho chúng sanh, một lòng thành thật từ bi, đừng vụ lợi, đừng nghĩ gì cho mình cả thì ngày mai mới thực sự có quả phước trang nghiêmvì vậy cho nên nói trang nghiêm mà không phải trang nghiêm mới gọi là trang nghiêm trong kinh Kim Cang.

 

11bi. Xây Ngôi Nhà Phật Pháp

Muốn xây một toà nhà thì chúng ta phải có xi măng, sắt, đá, gạch và cốt thép để xây dựng. Ở đây cũng thế, muốn xây ngôi nhà Phật pháp thì chúng ta phải có công sức và công lao trong Phật pháp tức là chúng ta phải để dành công đức, phải luyện tâm chúng ta cho có công có đức. Vậy chúng ta sẽ luyện thế nào? Như Đức Di Đà có 48 đại nguyện, Đức Dược Sư có 12 nguyện, Đức Quan Âm có 12 nguyện, Bồ tát Phổ Hiền có 10 nguyện... Mỗi vị bồ tát đều có những nguyện để thành Phật. Muốn nguyện thành tựu, các ngài phải dự trữ công đức mà công đức là do luyện tâm của mình. Tâm của chúng ta phải có từ bi triệt để, phải hỷ xả và kiên nhẫn triệt để, phải bố thí ba-la-mật, trì giới ba-la-mật, phải lục độ ba la mật và từ công đức ấy mà hiện lên vạn hạnh gọi là lục độ vạn hạnh. Chính vạn hạnh ấy là chánh nhân hiện lên ở tạng thứcTâm địa của chúng ta và nhờ công đức ấy mà sau này thành cảnh cực lạcthành Phật. Còn duyên là chúng ta phải làm lợi ích cho tất cả những người hiện tại đây trên cõi đất ta bà này đều có mặt tại cõi Phật, đều thành PhậtChúng ta giúp cho những chúng sanh ở cõi đất của mình đều là các vị Bồ tát. Tất cả việc nhân duyên này, chúng ta phải làm ngay từ bây giờ. Lo nhân là lo lọc cho thật sạch các lầm mê, lọc cho sạch những thói hư tật xấu, chỉ chứa toàn những hạt giống tốt trong tạng thức của mình thôi. Lo duyên là lo độ những người xung quanh chúng ta, ngay ông bà, cha mẹ, bạn bè, họ hàng thân quyến, con chó, con mèo, cho đến con kiến, con sâu, con trùng nhỏ nhít mà hàng ngày chúng ta gặp chúng nó đây, đều là những thắng duyên độ sanh của chúng ta cả. Làm thế nào những duyên này ngày mai toàn là duyên tốt thánh thiện thì đấy là trang nghiêmThế cho nên phải có công phu, chứ không phải không? Phải nhớ lo hạt giống trong tạng thức của chúng ta là hạt giống tốt. Khi làm lợi ích cho ai, đừng nghĩ làm để ngày mai chúng ta được quả báo lành mà tận tình trồng hạt giống từ bitrong tạng thức của mình. Trang nghiêm mà không trang nghiêm mới gọi là trang nghiêm. Chứ còn cứ lo ích kỷ, bo bo cho mình để ngày mai mình thành Phật, mình sung sướng thì như vậy là gieo hạt giống ích kỷ trong tạng thức thì tương lai chúng ta sẽ thành Bích Chi Phật[29] hay Độc giác Phật cô đơn một mình.

 

 

Bồ tát cứ ngồi khoanh tay một chỗ, không làm gì cả thì không gọi là bồ tátBồ tát phải giác tỉnh, làm tất cả các việc thiệnlợi ích tất cả chúng sanh và lúc nào cũng có tuệ Bát Nhã biết được thân mình không thật, tất cả những việc mình làm đây theo duyên theo nghiệp chứ không phải là thật. Chúng sanh chịu ơn mình cũng theo duyên theo nghiệp mà giả hiện chứ không thậtBồ tát có trí tuệ mới gọi là bồ tátNếu không có trí tuệ thì đó là việc thiện của phàm phu chỉ hưởng các quả báo hữu lậu và dùng thân sanh tử để hưởng phước hữu lậusanh diệt.

 

Trí tuệ Bát Nhã là thấy được các phước báu của cõi trời và cõi người là không thật. Ngay cả hưởng phước làm thân vua nhưng thân vua cũng không thật, cũng bằng đất nước gió lửa, rồi mai cũng già, cũng bệnh, cũng chết, cho nên chính thân vua giàu có uy quyền cũng là cái không thật thì những sự giàu sang phú quí kia làm sao mà thật? Thế cho nên cầu sự sung sướng ở kiếp sau không phải là sự sung sướng mà là sự mê lầmhệ lụyràng buộc, để đi mãi trong đường sanh tử, không tỉnh ra. Vì còn mong cầu ngày mai có phước, tức là không biết đường sanh tử là sự nguy hiểm thì là vị này không có trí tuệThế cho nênbồ tát chỉ vì lợi íchcho chúng sanh mà làm việc tốt lành, chứ không có mong cầu cho mình cái gì cả. Cho nên gọi là trang nghiêm mà không trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm cõi Phật.

 

12)     NHẪN NHỤC KHÔNG PHẢI NHẪN NHỤC MỚI GỌI LÀ NHẪN NHỤC

Đức Phật day: “Này Tu-Bồ-Đề! Nhẫn- nhục Ba-la-mật, đức Như-Lai nói đó chẳng phải Nhẫn-nhục Ba-la-mật, mà tạm gọi là Nhẫn-nhục Ba-la-mật.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca-Lợi chặt đứt thân thể. Trong lúc đó, Ta không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.

Vì sao vậy? Vì thuở xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời lẽ ra Ta khởi lòng hờn-giận.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta lại nhớ hồi thuở quá-khứ, trong năm trăm đời, Ta làm vị Tiên nhẫn-nhục. Trong bao nhiêu đời đó, Ta không tướng ngã, không tướng nhân, không tướngchúng-sanh, không tướng thọ-giả.”

 

12a. Chuyện Vua Ca Lợi và Tiên Nhân[30]

Thuở xưa có một vị Tiên nhân tu tập Thiền Định trong rừng vắng. Một hôm vua Ca lợi (Kali) dẫn các cung phi mỹ nữ đi vào rừng dạo chơi săn bắn. Đoàn người đông đảo chia nhau tản mác khắp nơi. Có một số cung nữ vào sâu trong rừng và gặp một vị Tiên nhân đang tọa thiềntrên bệ đá dưới bóng cây to. Họ sinh lòng cung kính liền đem hoa quả dâng cúng và ngồi quanh thưa hỏi. Vị tiên vì họ mà thuyết pháp. Chợt vua Ca Lợi xuất hiện trông thấy cảnh tượng vị tiên nhân ngồi giữa đám cung phi xinh đẹp của mình, bất giác sinh lòng tức giận, đến hỏi:

-   Ngươi làm gì ở đây?

-   Tôi là người tu đạo.

-   Tu đạo thì đã chứng quả A-la-hán chưa?

-   Chưa chứng quả A-la-hán.

-   Vậy đã chứng quả Tu đà hoàn hay A-na-hàm chưa?

-   Tôi chưa chứng được.

 Vua Ca Lợi nói:

-   Trong thế gian nầy có một số tiên nhân, hít thở khí trời và ăn trái cây để sống, nhưng họ vẫn còn lòng dục về tham và về dâm. Còn ngươi trẻ tuổi như thế, lại chưa chứng quả, vậy ngươi còn lòng dâm dục chăng?

-   Tôi cũng chưa đoạn hết được.

-   Ngươi chưa đoạn hết được lòng dâm dục, vậy khi trông thấy các cung phi mỹ nữ của ta làm sao ngươi nhẫn được?

-   Tuy tôi chưa đoạn được dâm, nhưng tôi không hề khởi tâm dâm. Tôi quán mọi sự đều vô thường và tu tập quán sát chín loại bất tịnh (cửu tưởng quán).

-   Ngươi nói tu quán chín loại bất tịnh, đó chỉ là điều lừa dối. Vậy có bằng cớ gì chứng tỏngươi không hề khởi tâm dâm?

-   Tôi có thể nhẫn không khởi tâm dâm. Cái gì tôi cũng có thể nhẫn nhịn được.

-   Tốt lắm! Để ta xẻo cái tai của ngươi coi thử ra sao?

    Nói rồi, vua Ca Lợi rút kiếm ra cắt đứt đôi tai của vị tiên nhẫn nhục. Các quan văn võ trông thấy vua Ca Lợi cắt tai của tiên nhẫn nhục mà tiên nhân không tỏ chút gì đau khổ cả, bèn tâu rằng:

-   Đại vương nên dừng tay. Người này chính là một vị đại sĩ, là một Bồ tát hóa thânĐại vương không nên cắt thêm nữa.

-   Các ông làm sao biết người này là Bồ tát?

-   Khi Đại vương cắt tai tiên nhân mà sắc mặt tiên nhân vẫn không biến đổi như chẳng có chuyện gì xảy ra

-   Làm sao biết hắn ta không đau đớn? Biết đâu lòng hắn ta rất căm hận ta, ta thử lần nữa xem sao?

Nói xong, vua Ca Lợi vung kiếm cắt luôn lỗ mũi của tiên nhẫn nhục và nói:

-   Ngươi có căm hận không?

-   Tôi không căm hận.

-   Ngươi vẫn chưa chịu nói thật à! Để coi ngươi có thật sự nhẫn được chăng, nay ta chặt thêm hai tay của ngươi thì thử coi lúc đó ngươi có tâm sân hận không?

    Tiên nhẫn nhục đáp: -   Không có.

-   Ngươi vẫn nói là không có tâm sân hận, ta không tin. Ta không thể tin rằng trong thế giannầy lại có kẻ bị người ta xẻo tai, cắt mũi, chặt cả hai tay mà lòng không sân hận. Đó là điều kỳ quái.

    Nói xong vua Ca Lợi chặt chân của vị tiên nhẫn nhục, rồi hỏi:

-   Ngươi vẫn chẳng sân hận sao?

-   Không sân hận.

   Vua chặt nốt chân kia. Vậy là hai chân, hai tay, hai tai và mũi đều bị cắt. Vua lại hỏi tiếp:

-   Bây giờ, ngươi có sân hận hay không?

    Tiên ông vẫn một mực trả lời:

-   Không sân hận.

    Lúc bấy giờ trên tầng trời, các vị Tứ Đại Thiên Vương cả giận bảo rằng:

-   Vua Ca Lợi này thật là không phải. Tiên nhân là bậc tu hành mà người xem thường một cách quá đángChúng ta là hộ pháp nên phải trừng phạt ngươi.

    Sau đó các vị trời cho mưa đá xuống, rồi nổi gió làm cát đá bay mù mịt.

   Vua Ca Lợi thấy vậy rất sợ hãi, biết là tai họa sắp đến, liền đến trước vị tu hành năn nỉ rằng:

-   Bây giờ tôi đã biết lầm lỗi, trời đã trừng phạt tôi, xin tiên nhân đừng sanh lòng oán hận tôi.

-    Tôi không tức giận và cũng không sân hận đức vua đâu.

     Vua Ca Lợi không tin thì tiên nhân nói:

-   Đây là bằng chứng. Nếu thật tâm tôi không sân hận đức vua thì tay chân, tai, mũi tôi lập tứckhôi phục lại như xưa.

    Nói xong quả nhiên vua thấy tay, chân, tai, mũi của tiên mọc ra như cũ. Tiên nói:

-   Đến khi nào tôi thành Phật thì đức vua sẽ là người đầu tiên tôi độ cho thành đạo nghiệp.

    Bởi vậy, sau khi Đức Thích Ca thành Phật thì Ngài đến vườn Lộc Uyển của xứ Ba la Nại để độ đầu tiên cho tôn giả Kiều Trần Như tức là vua Ca Lợi trong kiếp xa xưa.

   Tại sao khi thân thể bị chặt đứt từng mảnh mà tiên nhân không sanh tâm sân hận?

    Đức Phật trả lời:

- “Trong lúc bị vua Ca Lợi cắt xẻo tai, cắt thịt ra từng mảnh thì Ta không có tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh và tướng thọ giả”. Tại sao? Bởi vì nếu còn cái ngã thì thấy thân nầy là thật, là của Ta, nên muốn bảo vệ giữ lấy, cho nên nếu ai xâm phạm nó thì chắc chắn sẽ sanh lòng sân hận. Lúc đó, vì không còn ngã, cho nên Ta không hề khởi lòng sân hận. Vì không có ta, không có người, không có chúng sinh và thọ giả nên đối với Ta tất cả là không thật. Nếu là không thật thì sống chết có gì phải sợ, cho nên Ta không phát tâm sân hận là vậy.”

 

12b. Nhẫn nhục

Qua câu chuyện của vua Ca Lợichúng ta thấy tiên nhân, bậc xuất gia ly dục, đã thể hiệnhạnh nhẫn nhục rất cao thượng. Nhẫn nhục là sự chịu được, sự từ bi, không hề oán trách hay trả thù lại đối phương.

 

Nhẫn nhục không phải nhẫn nhục, mới gọi là nhẫn nhục. Như có một người đến sĩ vã thì chúng ta thấy nhục lắm. Nếu thấy nhục lắm thì chúng ta nuốt nhục để nhẫn, như thế gọi là nhẫn của nhục. Chúng ta vuốt ngực được một lần, hai lần, ba lần. Như thế, nếu đối phương tiến tới càng sĩ vả nặng nề hơn thì sự nhục, sự nhẫn mình càng cố gắng nhiều hơn. Càng cố gắng bao nhiêu thì càng ngậm sự hờn oán trong lòng bấy nhiêu. Do không bật được ra cho nên nhẫn. Nhẫn như thế được một thời gian, nhưng nếu đối phương tiến tới quá đáng thì sức nhẫn của chúng ta bật ra, hết chịu nổi vì quá sức chứa. Lúc bấy giờ chúng ta (nếu không điều ngự) dễ có những hành vi độc ác để trả thù và dễ có những lời nói nặng nề trả đủa lại. Hễ chúng ta thấy có nhục thì chúng ta còn phải nhẫn thì sức nhẫn này nó có cùng có tận. Cho nên nếu nó quá đáng thì sức nhẫn sẽ bật ra, vì không chịu được nữa. Vì thế, nếu còn thấy có nhục để mà nhẫn thì sức nhẫn này khó được bền lâu, khó được lâu dài, khó được mãi mãi. Còn các vị có trí tuệ Bát Nhã, các ngài quán sắc thân bất tịnh, quán cái miệng đang chưỡi ruã này ngày mai khi các hơi thở không còn làm việc nữa thì sẽ thành thối nát, tan rã đi, thế người ấy thành đống đất. Âm thanh người ta la hét, bêu xấu, chưỡi rũa, hiểm độc đến đâu thì âm thanh ấy chỉ là sự rung động của không khí. Chúng ta nhận thấy rõ âm thanh là cái không có, rồi sắc thân của người mắng chưỡi cũng không thật và tâm mắng chưỡi cũng vô thường biến mất. Tâm vô thường vọng tưởng ấy khi thì hiện ái nhiễm, khi thì hiện sân giận, hờn ghét, đủ loại tâm sở. Tâm vọng tưởng triền miên hết tâm này đến tâm khác, liên tục biến hiện và tan nhanh vì nó là vọng tưởngVậy thì tâm nham hiểmđộc ác, chưỡi bới kia cũng là vọng tưởng, không có; cái thân kia cũng là đống đất tan thành không và những lời nói kia cũng chỉ là sự rung động của không khí. Khi chúng ta thấy rõ như thế, chúng ta sẽ buông xả, bỏ qua một cách nhẹ nhàng. Vậy thì đâu có cái nhục nào để cho chúng ta nhẫn. Thấy được như thế là có trí tuệ Bát Nhã, là thấy cái nhục không có. Cái nhục đã không có thì việc gì mình phải nhẫn. Ấy là ta không hề nhẫn, không có cái nhục nào để cho mình nhẫn cả. Do không có nhẫn nên nhẫn nhục mà phi nhẫn nhục mới gọi là nhẫn nhục. Vì không nhẫn, nên cái nhẫn ấy bền lâutha hồ mà ai chưỡi bới, chúng ta vẫn tự tại an nhiên như Bồ tát Quán Tự Tại trong Tâm KinhBát NhãThế cho nên, có người đến cắt cả tai, mũi, chặt cả chân, tay, mà Đức Phật và các Bồ tát vẫn bỏ qua, xem nhẹ nhàng và còn phát nguyện rằng sau này khi các ngài đắc đạo thì sẽ độ cho Đức vua đầu tiên (vì đức vua là người cắt tay chân của bồ tát), là người đã từng gieo duyên với Bồ tát.

 

Như trong một kiếp trước, năm anh em Kiều Trần Như là năm mẹ con con cọp đang chết đóimà Đức Phật đã xả thân làm thức ăn cho họ và ngài cũng hứa sẽ độ họ. Do đó mà kiếp này, Đức Phật độ cho năm anh em Kiều Trần NhưĐức Phật coi thường tấm thân, biết nó hư vọngnên dễ thí thân cho chúng sanhBiết thân là hư vọng nên không có cái nhục nào phải nhẫn thì cái nhẫn ấy mới thật là cái nhẫn, nhẫn vô cùng, nhẫn vô tận, bởi vì chẳng có cái gì mà nhẫn cả. Đức Phật đã nhẫn để độ cho vô số chúng sanh trong vô số kiếp, đến nổi ngài tuyên bốrằng trên trái đất này không có một chỗ nào, không có một khoảng không gian nào dù nhỏ bằng hạt cải mà ngài chưa đã từng xả thân vì chúng sanhĐức Phật đã nhẫn đến trình độ bố thí thân mạng hết đời này đến kiếp khác, cho đến khắp quả địa cầu này, không chỗ nào cho dù là một hạt cải nhỏ nhít mà ngài chưa từng xả thân vì chúng sanh. Sự nhẫn của ngài đi đến cùng cực như vậy, bởi vì ngài đã thấy không có sự nhẫn, không có cái gì để nhẫn cả, cho nên nhẫn nhục phi nhẫn nhục mới là nhẫn nhục.

 

12c. Nhẫn Nhục Ba La Mật

Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tônnhẫn nhục ba la mật, không phải nhẫn nhục ba la mật, mới gọi là nhẫn nhục ba la mật”. Nếu chúng ta thấy có nhục để nhẫn thì làm sao nhẫn được, cho nên trí tuệ giác tỉnh không thấy có nhục nào để nhẫn cả, thế mới đến “ba la mật” được. “Ba la mật” nghĩa là tu tập đến cứu cánh rốt ráo. Có người xin cánh tay thì cho cánh tay, xin con mắt thì móc con mắt cho, tu tập đến thế mới gọi là bố thí “ba la mật” được. Còn bây giờ có người đến mắng một câu mà mình đã giận rồi, vì chúng ta cho có nhục để nhẫn, thế thì không nhẫn được lâu. Phải không thấy có nhục để nhẫn thì người ấy mới nhẫn được hoàn toàn.

 

Nhẫn nhục là cái không có, huống chi là có sự nhẫn và người chưỡi ấy cũng do duyên hợp mà thành hình. Như Đức Phật (tiên nhân) bị vua Ca Lợi chém, cắt tay chân, nhưng ngài vẫn an lạc vì ngài có trí tuệ Kim Cang Bát Nhã thấy không có ta, người, chúng sanhthọ giả; không có thanh hương, vị xúc pháp cho đến sáu trần, không có cái nhục nào phải nhẫn, cho nên ngài nhẫn được hoàn toàn, đến nơi, đến chốn, rốt ráo “nhẫn nhục Ba la mật”.

 

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều nghịch cảnh để nhẫn. Gặp cảnh nghịch nào chúng ta cũng phải an nhẫn mà tu tập. Tận dụng những nghịch cảnh thử thách như thế để tu nhẫn nhục ba la mật. Người ta không tốt với mình nhưng mình vẫn chấp tay xá, nghĩa là tu hạnh nhẫn chịu. Dù bất cứ hoàn cảnh nào và cứ nhắm vào sự nghiệp tu hành của mình làm chính. Bên ngoài tốt xấu ra sao đều là những duyên tốt để chúng ta vun bồi lục độ, vun bồi lý tưởng bồ tát, vun bồi tánh Kim Cang Bát Nhã của mình.

 

12dLục độ[31] là Lý Tưởng Bồ Tát

Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy rằng nếu còn trụ vào ta, người, thọ giả thì còn chấp ngã; nếu còn trụ chấp có chúng sanh thì còn chấp pháp. Ngài khuyên tất cả Bồ tát trong không chấpngã, ngoài không chấp pháp, không trụ, không chấp, không kẹt gì cả. Nếu còn chỗ trụ tức là còn vướng mắc như pháp ngữ số hai đã dạy. Tâm thật của chúng ta là tâm bồ đề; nếu còn vướng vào một bóng ảnh nào, một hư vọng nào nơi sáu căn, sáu trần, sáu thức nghĩa là còn mắc vào hư vọng thì còn mê và bị che tánh bồ đề. Muốn buông được sáu căn, sáu trần, sáu thức thì phải có trí tuệ Bát Nhã chiếu soi, không vướng mắc. Phải nắm được tánh bồ đề, nhận lấy tánh của mình đi rồi buông xả mọi việc. Các vị Bồ Tát buông xả không nắm giữ vào một cái gì hết, nhưng vẫn phải bố thítrì giớitinh tấnthiền địnhtrí tuệ, thực hạnh lục độ. Buông mà vẫn làm tất cả việc thiện mới là đại thừa, là lý tưởng đại thừa, còn buông hết sáu căn, sáu trần, sáu thức mới chỉ là tiểu thừa thanh tịnh nghiệp của mình thôi.

 

Sau khi giác ngộĐức Phật dạy là buông xuống thật hết sáu trần, là bước căn bản của tiểu thừa (hệ A-hàm trong 12 năm đầu). Rồi tiếp đến Đức Phật mới hướng chúng ta lên đại thừarằng buông xả hết nhưng phải thực hành sáu (mười) ba la mật là bố thítrì giớitinh tấnthiền địnhnhẫn nhụctrí tuệ và làm tất cả các việc thiện. Có buông các trần xuống thì chúng ta mới xả thân làm các việc thiện. Như Đức Phật Thích Ca biết thân này không phải ta, thân các người bên ngoài kia không thậtvô ngãvô nhân, vô chúng sanhvô thọ giả, cho nên chúng sanh đến xin đôi chân, ngài liền bố thí đôi chân; chúng sanh xin đôi tay thì ngài cho đôi tay. Nếu chúng ta chưa buông hết thì làm sao chúng ta hết lòng bố thítrì giớitinh tấnthiền địnhnhẫn nhụctrí tuệ và làm tất cả các việc thiện?

 

Tiểu thừa là cùng một con đường với đại thừa nhưng chỉ mới nửa đường của đại thừaTiểu thừa là nửa con đường trước, rồi còn nửa đường sau của đại thừa mà chúng ta phải đi. Tiểu thừa là buông, sau đó đại thừa là gặt, là tu hạnh phải làm, trong lúc làm việc lục độ ấy chính mình buông hết mới làm được việc thiện; nhờ tiểu thừa mà chúng ta mới thực hiện được đại thừa.

 

 

 

13)          BÁT NHÃ BA LA MẬT KHÔNG PHẢI BÁT NHÃ BA LA MẬT MỚI GỌI LÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT

“Ngài Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tên gọi kinh nầy là gì? Chúng con phải phụng-trì thế nào?"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề rằng: "Kinh nầy tên là Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật, ông nên theo danh-tự ấy mà phụng-trì.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề, đức Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật, chính chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật, đó gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.”

Lại nữa, này Tu-bồ-đề, Như Lai nói đệ nhất ba-la-mật, tức không phải là đệ nhất ba-la-mật, mới gọi là đệ nhất ba la mật.

 

13a. Bát Nhã Ba-la-mật

Bát Nhã là trí tuệ. Ba-la-mật nghĩa là tới bờ kia, tức là trí tuệ cùng cực. Chúng ta là những người mê thì hãy còn ở bờ bên này. Vì có người ngu si nên mới có người trí tuệ, vì có người lên bờ kia tức là còn những người ở bờ bên này. Nếu còn đối đãi hai bên thì không phải là Bát Nhã ba-la-mật.

 

Bát Nhã ba-la-mật nghĩa là trí tuệ cùng cực, thấy cả năm ấmmười hai xứmười tám giới, bảy đại, đều là Như Lai tạng diệu chân như tánh, không có phân chia sai khác, chỗ nào cũng là Như Lai tạngdiệu chân như tánh hết thì lúc đó sẽ không thấy có đất, nước, gió, lửa, hư không, thức biết gì nữa, vì cái nào cũng là Như Lai tạng cả, cũng là tánh Phật cả. Lúc bấy giờ sẽ không thấy có người ngu, người khôn nữa. Ngày xưa vì si mê nên thấy toàn vọng, còn chia đôi bờ này bờ kia, bây giờ không chia đôi nữa mới là trí tuệ ba la mật. Nhưng nếu thấy có trí tuệ ba la mật tức là thấy có bờ kia đối đãi, cho nên Bát Nhã ba la mật không phải là Bát Nhã ba la mật, mới gọi là Bát Nhã ba la mật. Đây chỉ tạm dùng tên để phân chia, dùng lời nói để gọi, chứ trên sự thật đã là Bát Nhã ba la mật thì không có phân chiaTuy nhiênchúng ta còn đang sống ở thế gian này, nên còn tạm dùng lời nói để phân chia rằng vị này có trí tuệ, vị kia chưa có trí tuệ, vị này được ba la mật trong khi vị kia chưa được ba la mậtChúng ta tạm dùng lời nói nhưng phải hiểu rằng đã đạt được ba la mật thì không có thấy đối đãi nữa.

 

13b. Đệ Nhất Ba La Mật

“Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói đệ nhất ba-la-mật, tức không phải là đệ nhất ba-la-mật, mới gọi là đệ nhất ba la mật”. Tu hành phải chân thật và thấy sự thậtSự thật là thế nào? Phải tìm rađược sự thật mới gọi là thành Phật, như Đức Phật Thích Ca là đệ nhất Ba la mật. Thế làm sao gọi không phải đệ nhất ba la mật, mới gọi là đệ nhất Ba la mật?

 

Khi Đức Thích Ca thành đạo dưới cội cây bồ đề, ngài tuyên bố: “Lành thay! Tất cả chúng sanhđều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai.” Đức Phật thấy các chúng sanh đều đầy đủ trí tuệ, đức tướng như ngài, không thêm, không bớt. Do thấy được sự thật này nên ngài được gọi là đệ nhất Ba la mật. Vì chúng ta chưa thấy được các đức tướng trí tuệ này nên còn thấy có đệ nhất, đệ nhị và nên còn gọi là đệ nhất, đệ nhị. Chứ Đức Phật là người đã chứng được đệ nhất không, nên không thấy có đệ nhất, đệ nhị nữa, mà chỉ tạm gọi là đệ nhất, đệ nhị thôi.

Đức Phật Thích Ca chứng được đệ nhất nhưng một khi đã chứng thấy được tất cả chúng sanh đồng thể với mình, chính trí tuệ cứu cánh đệ nhất ấy mới thấy không có cái đệ nhất. Về sau, chúng ta đặt ra ngôn thuyết để tạm phân biệt Đức Phật đã giác ngộ, còn chúng ta bây giờ còn mê. Chứ Đức Phật đã thấy tất cả chúng sanh đều thành Phật cả và các ngài đã được sự cứu cánh ấy nên mới thấy không có sự đồng dị sai khác.

 

13c. Không có pháp nào để đắc

Nếu nói rằng có được pháp Bát nhã ba la mật là không thật, nghĩa là chúng ta không được cái gì cả vì hiện tại chúng ta có đầy đủ trí Bát Nhã trong tâm rồi. Chúng ta đâu có được cái gì mới mà bảo là chúng ta được pháp này. Chúng ta có nhân Phật, vốn không hư và nhờ Đức Phậtchỉ cho nên chúng ta mới biết, mới nhận được tánh Kim Cang Bát Nhã thật của mình. Như vậy chúng ta có được thật chứ không phải là không được cho nên nói là không hư vậy. Nói không hư là chúng ta vốn có mà không biết, mãi đến bây giờ chúng ta mới nhận ra.

 

13d. Không thấy đối đãi hai bên

 Người thế gian nói có cái này tốt, cái kia xấu, cái này ngắn, cái kia dài là bởi vì còn tâm phân biệtChúng ta còn dùng ý thức vọng tâm để phân biệt cho nên còn mắc kẹt ở hai bên. Chúng ta luôn thấy đối đãi, xấu đối với tốt, tròn đối với vuông, hư đối với thật. Người thế gian dùng tiếng nói để sống con đường đối đãi, còn bây giờ tánh Bát Nhã Kim Cang này vượt ra ngoài sự hiểu biết của loài người, không ở trong vòng đối đãi của lời nói âm thanhsắc tướng hay sáu trầnKinh Kim Cang đã dạy rõ rằng chân tâm bản tánh của chúng ta rời tất cả tướng tức tất cả pháp (ly nhất thiết tướng tức nhất thiết pháp). Chúng ta đừng dùng lý luận để tìm hiểuchân tâm cũng giống như người chạy theo nắm bắt hư khônghư không có bao giờ để cho chúng ta nắm bắt. Cũng thếchúng ta không thể dùng tiếng nói để giảng hay hiểu ý kinh Kim Cang này được mà ai nấy tự nhận thẳng tánh của mình, ngay nơi mình, nóng lạnh tự biết. Vì vậyĐức Phật nói bao nhiêu kinh đại thừa như Kim CangHoa NghiêmPháp Hoa, Lăng Nghiêm và biết bao nhiêu kinh đại thừa khác nữa, cốt cho chúng ta vượt vòng đối đãi hai bên để nhận được chân tâm bản tánh Bát nhã ba la mật của mình.

 

13e. Đức Phật và Tu Bồ Đề trong Hội Bát Nhã

Một hôm tại pháp hội Bát Nhã[32]đức Phật bảo tôn giả Tu Bồ Đề:

- Này Tu Bồ Đề! Thầy đã thể hội được đạo lí chân không, lại có đầy đủ biện tài. Trong pháp hội hôm nay có sự hiện diện rất đông của chúng Bồ Tát, thầy hãy nói cho họ nghe về pháp “Tương Ưng Bát Nhã Ba La Mật” để họ bổ túc thêm cho sự học hỏi và cũng là để cùng nhau sách tấn việc tu tập.

Tất cả đại chúng đều biết rằng pháp môn Bát Nhã là pháp môn vô cùng sâu xa mầu nhiệm. Nay nghe đức Phật bảo thế thì họ đều tự hỏi rằng, Tu Bồ Đề sẽ dùng trí tuệ biện tài của chính mình hay thừa thọ uy lực của đức Phật để thuyết minh?

Tôn giả đã thấy rõ tâm ý ấy của đại chúng, bèn nói:

- Đã có từ mệnh của Phật, tôi đâu dám không tuân. Là đệ tử Phật, mỗi khi chúng ta thuyết giáo, bất luận là giáo pháp sâu hay cạn, nếu đáp ứng được hai điều kiện khế lí và khế cơ, là đều do thừa thọ uy lực của Phật cả. Bởi vì, có thừa thọ uy lực của Phật thì mới có thể khuyên người tu học, có thể thực chứng được bản tính của vạn pháp, có thể tương ưng với thật tướng của vạn pháp, cũng như có thể cảm thông được tâm ý của đức Phật. Hôm nay tôi cũng xin nương vào uy lực của đức Phật để nói về pháp “Tương Ưng của Trí Tuệ Bát Nhã” của những người tu học đạo Bồ Tát.

Tôn giả lại đảnh lễ Phật và thưa rằng:

Bạch Thế Tôn! Vâng lời dạy của Thế Tôn, giờ đây con xin nói về pháp tương ưng giữa Bồ Tátvà trí bát nhã. Nhưng pháp gì gọi là Bồ Tát, và pháp gì gọi là bát nhã? Thật ra con không thấy có pháp nào gọi là Bồ Tát, cũng không thấy có pháp nào gọi là bát nhã. Thậm chí cả cái danh xưng của hai pháp này, con cũng không thấy có gì khác nhau để phân biệt. Bạch Thế Tôn! Pháp tương ưng giữa Bồ Tát và trí bát nhã là như thế. Xin Thế Tôn chỉ dạy cho, con nói như thế đã đủ để bổ túc cho sự tu học cho chúng Bồ Tát chưa?

Đức Phật hoan hỉ khai thị:

- Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát chỉ có danh xưng là Bồ Tátbát nhã cũng chỉ có cái danh xưng là bát nhã; ngay cả cái gọi là danh xưng của Bồ Tát và bát nhã cũng chỉ có danh xưng mà thôi. Cái đó vốn không sinh không diệt, chẳng qua vì để tiện việc diễn nói mà phải tạm lập ra danh xưng. Cái giả danh ấy cũng không phải ở trong, không phải ở ngoài, cũng không phải là ở khoảng giữa của trong và ngoài; nó vốn là cái gì không thể nắm được (bất khả đắc). Cũng ví như nói ngã, đó cũng cũng chỉ là giả danhBản thể của ngã vốn không sinh không diệt. Tất cả các pháp hữu vi đều giống như giấc mộng, như tiếng vang, như bóng, như ảo, như trăng dưới nước. Mặc dù vậy, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát muốn chứng đạt cái không sinh không diệt, vẫn phải tu học cái giả danh và giả pháp của pháp Bồ Tát và pháp Bát nhã. Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát tu học pháp Bát nhã, sắc thọ tưởng hành thức là thường hay vô thường, vui hay khổ, ngã hay vô ngã, không hay bất khônghữu tướng hay vô tướnghữu vi hay vô vi, dơ hay sạch, sinh hay diệt, lành hay dữ, hữu lậu hay vô lậuthế gian hay xuất thế gianluân hồi hay niết bàn, đối với tất cả các pháp ấy đều không chấp trước, không phân biệt, và đối với tất cả các pháp khác nữa cũng đều như vậy.

 

Này Tu Bồ Đề! Vì sao Như Lai nói thế? Vì Bồ Tát khi tu học pháp Bát nhã thì đối với tất cả vạn pháp không nên sinh tâm phân biệt mà phải an trú ở tính khôngan trú ở tính vô phân biệtBồ Tát khi tu học sáu pháp ba la mật cùng các hạnh bồ tát khác cũng không thấy có danh xưng Bồ Tát, không thấy có danh xưng ba la mậtBồ Tát chỉ cầu đạt được tuệ giác siêu việt, thấy tất cả đều là thật tướng của các pháp, và cái thật tướng ấy thì không dơ, không sạch. Nếu Bồ Tát quán chiếu và tu tập pháp Bát nhã như thế, biết rằng danh tướng chỉ là vì phương tiện mà giả tạm lập nên, thì đối với sắc thọ tưởng hành thức cùng tất cả các pháp khác đều không chấp trước, đối với trí tuệ cũng không chấp trước, đối với thần thông cũng không chấp trước, đối với bất cứ pháp gì cũng không chấp trước.

 

Vì sao vậy? Tại vì, nếu có chấp trước, thì không bao giờ đạt được giải thoát. Này Tu Bồ Đề! Khi Bồ Tát quán chiếu và tu học pháp Bát nhã như vậy và không chấp trước đối với tất cả vạn pháp thì có thể hoàn thành công hạnh tu tập sáu pháp ba la mật, có thể tiến vào quả vị bất thối, đầy đủ thần thông, qua lại các cõi Phậthóa độ chúng sinhtrang nghiêm Phật độ, và tự mình an trú trong cảnh giới tự tại giải thoát. Này Tu Bồ Đề! Sắc có phải là Bồ Tát không! Thọ, tưởng, hành, thức, có phải là Bồ Tát không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý, có phải là Bồ Tátkhông? Đất, nước, gió, lửa, không, thức, có phải là Bồ Tát không? Người nào xa lìa được sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đất, nước, gió, lửa, không, thức, cũng có phải là Bồ Tát không?

 

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả những gì Thế Tôn vừa nêu lên đó, đều không thể gọi là Bồ Tát.

- Này Tu Bồ Đề! Vì sao mà thầy bảo là tất cả những gì Phật vừa nêu lên đó đều không thể gọi là Bồ Tát! Ông có thể cho biết được không?

- Bạch Thế Tôn! Cái mà xưa nay vẫn được gọi là chúng sinh là cái không thể biết, không thể nắm bắt; bất luận là pháp gì đi nữa, kể cả Bồ Tát, cũng đều là như vậy cả. Bảo rằng có pháp này, bảo rằng không có pháp này, cho đến bảo rằng xa lìa pháp này, đều không thể gọi là Bồ Tát.

Phật khen ngợi:

- Đúng như vậy, Tu Bồ Đề! Cái được gọi là Bồ Tát, được gọi là Bát nhã đều không thể nắm bắt. Bồ Tát tuy đang tu tập nhưng vốn thật không có tu tập. Này Tu Bồ Đề! Như Lai lại hỏi ông, các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v.. có phải là ý nghĩa bồ tát không?

- Bạch Thế Tôn! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v... đều không phải là ý nghĩa bồ tát.

- Tu Bồ Đề! Ông nói rất đúng. Bồ Tát khi tu tập trí tuệ Bát nhã, đối với các pháp sắc thọ tưởng hành thức, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc hữu vi hoặc vô vi v.v... đều không thể nắm bắt. Bồ Tát hãy lấy tâm ý trống không rộng rãi để tu tập trí tuệ Bát nhã. Này Tu Bồ Đề! Ông nói ông không thấy có Bồ Tát cùng danh xưng Bồ Tát, pháp cùng pháp giớipháp giới cùng nhãn giớinhãn giới cùng ý thức giới v.v... những pháp tương đối này đều không phải là đối lập nhau. Vì sao vậy? Vì nếu bỏ pháp hữu vi thì không thể thành lập pháp vô vi được. Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát tu tập trí tuệ bát nhã như thế đó, không thấy có bất cứ pháp gì thì sẽ không có sợ hãi, tâm ý không dính mắc ở bất cứ pháp nào thì sẽ không có hối hận. Như ông đã nói, Bồ Tát tu họctrí tuệ Bát nhã như thế đó cũng không dính mắc vào danh xưng Bồ Tát, đó mới là chân danh Bồ Tát, chân danh Bát nhã; đó mới là giáo pháp của Bồ Tát đã nói.

 

Trong số mấy vạn thính chúng tại pháp hội Bát Nhã này, chỉ có đức Phật và Tu Bồ Đề đối thoại với nhau, đó là vì chỉ có Tu Bồ Đề là người thể chứng được trí tuệ bát nhã và có nhận thức sâu sắc, rốt ráo về đạo lí Không sâu xa mầu nhiệm, và cũng vì thế mà tôn giả được tôn xưng là vị thượng thủ hiểu rõ về tính Chân không Bát Nhã bậc nhất trong tăng đoàn. Cho nên ngài mới thấy rằng Bát Nhã ba la mật tức không phải Bát Nhã ba la mật mới gọi là Bát Nhã ba la mật.

 

 

 

 

 

 

 

14. VI TRẦN KHÔNG PHẢI VI TRẦN MỚI GỌI LÀ VI TRẦN

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bao nhiêu vi-trần trong cõi tam-thiên, đại-thiên, thế là nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều."

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Những vi-trần ấy, đức Như-Lai nói chẳng phải vi-trần, đó tạm gọi là vi-trần. Đức Như-Lai nói thế-giới cũng chẳng phải thế-giới, chỉ tạm gọi là thế-giới.

 

Trong kinh Lăng NghiêmĐức Phật đã giảng do tâm động, mê muội tự thấy ra hư không, chứ hư không vốn là không có. Do kết ám thành sắc nên có vi trần (hạt bụi), chứ vi trần cũng vốn là cái không hề có như mắt nhặm mà thấy hoa đốm lăng xăng, nếu mắt hết nhặm thì hoa đốmbiến mất. Như vậy, hạt bụi vi trần là cái không có, chỉ do mê muội mà thấy. Nguồn gốc của kết ám là từ đâu? Do vô minhTừ tâm động, chấp thủ kết những cái không sáng suốt lại mới thấy hạt bụi. Cả thế giới này là do từ nhiều hạt bụi hợp thành, cho nên thế giới này vốn không thật.

 

Thế giới là do những hạt bụi hợp lại, vậy hạt bụi là do cái gì hợp lại? Theo các nhà khoa học khám phá rằng hạt bụi không phải là hạt bụi mà nó là sự hợp lại của các phân tử, nguyên tử nhỏ li ti (mắt người không thể thấy, phải nhìn bằng kính hiển vi). Chúng ta trông thấy thì gọi là hạt bụi, chứ chia chẻ hạt bụi ra càng nhỏ thành những nguyên tử, rồi càng nhỏ nữa thì không có gì cả. Nguyên tử là những động lực, chuyển động quá nhanh, khi thấy cứ tưởng là có thật, nhưng nếu dừng lại, nó sẽ hoàn toàn không có thể chất nào cả, cho nên các nhà khoa học đặt tên chỉ là những động lực, những năng lực chuyển động không có thể chấtHạt bụi không phải là hạt bụi, chỉ có danh tự do con người đặt tên là hạt bụi mà thôi và chúng ta là loài ngườiđang sống ở thế gian cùng nhau đồng ý đặt tên là hạt bụi, chứ hạt bụi là cái không thật.

 

Đức Phật hỏi cõi tam thiên đại thiên có nhiều hạt bụi không? Ngài Tu Bồ Đề trả lời rằng rất nhiều, không thể tưởng nổi. Nội một trái đất của chúng ta đập ra thành những hạt bụi, rồi hạt bụi đập nhỏ nữa thành những phân tử li ti thì nhiều vô số kể. Đức Phật trả lời nếu bụi có thật và cố định thì mới nói nhiều hay ít. Đàng này nó không có thật và không cố định, cho nên không nói nó nhiều hay ít mà chỉ tạm giả hiện thôi. Vì lý do đó Đức Phật nói hạt bụi chẳng phải hạt bụi mà chỉ tạm gọi là hạt bụi. Thế-giới cũng chẳng phải thế-giới, chỉ tạm gọi là thế-giới. Trong kinh Lăng NghiêmĐức Phật dạy chúng ta quan sát hạt bụi không phải là nhân duyên sanh, cũng chẳng phải là tự nhiên sanh[33] mà hạt bụi là Như Lai tạng diệu chân như tánh. Chúng ta không biết lầm cho là nhân duyên hay tự nhiên đều là những so đo phân biệt của ý thức. Phải biết bản thể tất cả vạn pháp là Như Lai tạng diệu chân như tánh, theo nghiệp, theo duyên mà tạm ứng hiện thôi.

 

 15. HỢP TƯỚNG CHẲNG PHẢI HỢP TƯỚNG MỚI GỌI LÀ HỢP TƯỚNG

Bạch đức Thế-tôn! Cõi tam-thiên, đại-thiên của đức Như-Lai nói, chính chẳng phải thế-giới, mới gọi là thế-giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế-giới là thiệt có ấy, thời là một hợp-tướng.

Đức Như-Lai nói một hợp-tướng chính chẳng phải một hợp-tướng, đó tạm gọi là một hợp-tướng".

 

Hợp tướng là do nhiều tướng hợp lại, cũng giống như do nhiều hạt bụi gom lại thành một thếgiới. Hạt bụi là cái không có, hợp những cái không có lại thì cũng thành cái không có, nhưng phàm phu tham trước cho là thật có hợp tướng. Pháp ngữ số bốn của Kinh Kim Cang dạy rằng: “Hễ cái gì có tướng đều là hư vọng” (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng). Như thân chúng ta là một hợp tướng. Dùng minh sát tuệ quan sát thì toàn thân của chúng ta gồm có da thịt làm bằng đất, máu là nước, hơi thở là gió, hơi ấm là lửa, chẳng có gì là thân của chúng ta. Vậy thân thể là cái không có, không thật, do duyên hợp lại thành một hợp tướng. Thế giới là do nhiều hạt bụi hợp thành, nên thế giới là cái không có, chỉ tạm gọi là một hợp tướng mà thôi.

 

Ý của Đức Phật muốn dạy rằng chúng ta phải có trí tuệ Bát nhã biết tường tận các pháp của thế gian này từ thân thểsự nghiệpdanh lợi cho đến núi sông đất liền, sơn hà đại địa không có gì là thật. Nếu biết rõ sự thật như thế, tâm mình thanh thản, không vướng mắc, không tham đắm, và khi gặp những việc trái ý sẽ không sanh giận hờn thì thân hiện tại bình anmai sau sẽ được giải thoát. Nếu chúng ta không biết hợp tướng là duyên giả hiện, cứ chấp cho là thật, tức là bị trói buộcvướng mắc thì đời sống chúng ta sẽ có nhiều chướng ngại đầy tham sân, đời sau khó giải thoát.

 

Bởi không biết các pháp hợp lại là nhân duyên, nên chúng ta hay “chấp có” cho cái gì cũng là có thật. Đức Phật dạy rằng các hợp tướng do nhân duyên hợp lại thành hình. Ngay thân mình cũng không thật do hợp tướng của ăn cơm uống nước kết hợp đất, nước, gió, lửa, lại mà thành. Nhưng chúng ta cứ cho là thật, lúc sống thì cứ chạy theo tham, sân, si. Cái gì lợi cho mình là tham, cái gì không lợi thì si, không bằng lòng. Ba độc tham, sân, si là gốc luân hồi sanh tử, biển khổ thế gian. Thân này là sanh, già, bịnh, chết cho nên của cải sở hữu từ tay mình sẽ chuyền sang tay người khác. Cây cối hoa cỏ cũng bị chi phối bởi thành, trụ, hoại, không. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Một ngày có sáng trưa chiều tối và chợt mưa, chợt nắng. Đó là những “chấp có” nơi các hợp tướng của vạn pháp. Còn ngoại đạothiên về “chấp không” cho rằng cái gì cũng không hết, chết là hết chuyện, không có tội phước, nhân quảcon ngườivạn vật, chẳng có gì cả. Các vị Thanh Văn tin có nhân quả, tội phước. Các Ngài trì traigiữ giớivâng theo Phật. Vì chấp cho các hợp tướng của thân, tâm và cảnh thế gian này là vô thường, giả tạm, hư vọng, cho nên các Ngài nhập Niết bànan định, không thiết tha độ sanh, thành ra các ngài thiên lệch về “chấp không”. Bởi chấp cho tất cả thế gianvô thườngvô ngã, ai bám víu vào đều sẽ bị khốn khổ, vướng mắc, cho nên các ngài xả thọ, không thọ sáu trần nữa mà an nhiên nhập Niết bàn. Trong kinh Đại thừaĐức Phật dạy rằng các hợp tướng có đây đều là hư vọng, nhưng nó có thể chất thật. Ngay hư không kia cũng vì mê muội mà thấy ra, nhưng thật thể của hư không là tánh giác. Tất cả hợp tướng của con người, cây cối, sơn hà, đại địa, núi sông, đất liền kia đều là Như Lai Tạng Diệu Chân NhưTánh, chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tự nhiên, chỉ theo sự hiểu của loài người mà tạm có tên. Chỉ có Đức Phật mới thấy được tánh Kim Cang vô tướng là bản thể của diệu pháp. Ngài thấy được sự thật của các hợp tướng này, còn nhưng “chấp có”, “chấp không” đều là sai lầm. Ở đây, khuyên chúng ta trở về nhận thấy tánh Kim Cang Bát Nhã, đó là trí tuệ thấy được sự thật của các hợp tướng cuộc đời của chúng ta.

 

16)     BA MƯƠI HAI TƯỚNG KHÔNG PHẢI LÀ BA MƯƠI HAI TƯỚNG MỚI GỌI LÀ BA MƯƠI HAI TƯỚNG

Đức Phật bảo: “Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi- hai tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."

 

Sau khi tin thế giới này là không thật bởi lẽ chỉ là những hợp tướng từ những hạt bụi mà thôi. Tiếp đến Đức Phật muốn cho chúng ta tin và nhận rõ đến ngay cả 32 tướng tốt của Đức Phậtlà bậc giác ngộ cũng không có. Đức Phật hỏi này Tu-bồ-đề, vậy nương theo 32 tướng mà thấy Như Lai chăng? Tu-bồ-đề bạch: Thưa Thế Tôn, không! Bởi vì Như Lai có dạy rằng 32 tướng không phải là 32 tướng thế mới gọi là 32 tướng.

 

16a. Ba Mươi Hai Hảo Tướng của Phật[34]

1.  Lòng bàn chân bằng phẳng

2.  Lòng bàn chân có bánh xe nghìn nan

3.  Ngón chân thon dài hơn thường

4.  Gót chân tròn đầy

5.  Kẽ ngón tay chân có màng da (như chân nhạn chúa)

6.  Tay chân mềm mại

7.  Mu bàn chân cao đầy

8.  Bắp vế tròn chắc như chân nai chúa

9.  Tay dài buông thỏng chấm đầu gối

10.  Nam căn ẩn kín

11.  Thân hình rộng dài bằng thẳng

12.  Lông trên người đẹp và mọc thẳng lên

13.  Mỗi lỗ chân lông có một sợi lông

14.  Thân có màu sắc vàng rực

15.  Thân phát ra ánh sáng

16.  Da mỏng và mịn

17.  Bảy bộ phận: 2 tay, 2 chân, 2 vai và đầu đều tròn đầy

18.  Hai nách đầy đặn

19.  Thân mình như sư tử

20.  Thân thẳng đứng

21.  Bờ vai tròn đẹp

22.  Có 40 chiếc răng

23.  Răng đều đặn ngay ngắn

24.  Răng trắng như tuyết

25.  Hàm như sư tử

26.  Tuyến bọt tiết ra nước cam lộ

27.  Lưỡi dài

28.  Tiếng nói như Phạm thiên

29.  Mắt xanh trong

30.  Lông mi đẹp như lông mi bò rừng

31.  Trên đầu có đảnh kế nhô cao (nhục kế)

32.  Lông trắng giữa hai chân mày.

 

Đức Phật Thích Ca từ nhiều đời kiếp là bồ tát tu tập lục độ ba la mật như bố thí để trừ lòng tham, trì giới để trừ ô nhiễmnhẫn nhục để trừ giận hờn, tinh tấn để trừ lười biếng, thiền địnhđể trừ loạn tâmtrí tuệ để trừ si mê. Bên cạnh đó, ngài còn tu tập từ, bi, hỉ, xả, lân mẫnthương yêu mọi loài. Từ những tâm hạnh thanh tịnh đức độ vô tướng đó đã trổ hoa ra 32 hảo tướng đầy đặn. Đây là tướng phúc báu viên mãn của cõi người. Thân chúng ta kết từ những tánh tốt, bên cạnh đó cũng có những thói xấu của tham sân siích kỷ, nên hiện ra chỉ có vài tướng đẹp trong 32 tướng của ngài. Đạo Phật chủ trương rằng những việc trang điểm tu bổthẫm mỹ bên ngoài để có sắc đẹp, chỉ là cái đẹp giả, không bền. Nếu ai biết trưởng dưỡngđạo tâm tu tập từ, bi, hỉ, xả trong nhiều kiếp thì vị đó sẽ có những hảo tướng tận gốc hiển ra. Nếu không biết tu phước báo và đức hạnh thì sẽ có xấu tướng.

 

 16b. Ba mươi hai hảo tướng không phải là ba mươi hai hảo tướng mới gọi là ba mươi hai hảo tướng

Đức Phật đem thân của ngài ra để giúp chúng ta quan sát. Ba mươi hai tướng là tướng của mắt, tai, mũi, lưỡi và các căn. Mắt là xương máu da thịt. Tai là sụn cũng là da thịt xương máu. Da thịt xương là do chúng ta ăn cơm, uống nước mà có. Thế cho nên những tướng hảo của mắt tai mũi ấy là chẳng thật. Ngay bản chất của tai, mũi, lưỡi cũng chẳng thật thì hình tướngđặt vào đâu. Thí dụ tướng đẹp thứ năm của Đức Phật là ngón tay có màng lưới vàng như võng của cõi trời Phạm Thiên. Vậy ngón tay đẹp ấy có thật không? Đức Phật cũng do hít thở không khí, thọ ánh nắng mặt trời mà tạo hơi ấm, do ăn cơm, uống nước để bào chế ra máu, rồi từ máu mà thành ra thịt, da xương, thành màng chân, màng tay như thân con ngườiĐức Phật cũng như con người chúng ta do ăn uống, mượn đất nước gió lửa mà thành. Do ăn cơm mà cơm là từ gạo. Gạo từ cây lúa, cây lúa hút chất bổ dưỡng dưới lòng đất kết lại thành hạt gạo. Hạt gạo cho Đức Phật vay để làm thân. Mượn của đất nên cũng có ngày phải trả, nên thân Phật hay thân ta rồi cũng tan rã trở về đất. Vậy chính bàn tay là không có và 31 tướng hảo khác cũng không có, bởi lẽ tất cả đều là những da thịt máu xương mượn của đất nước gió lửa.

 

Thân Phật là không có, cho đến thế giới to lớn này, quả địa cầu hay ngay cả hạt bụi nhỏ bé và các hình tướng khác cũng đều là không có. Các nhà khoa học phân tích các hình tướng này chỉ là do các phân tử, nguyên tử li ti hợp thành động lực mà có sự chuyển động. Sự chuyển động này rất nhanh khiến cho chúng ta tưởng như có thể chất. Nhưng sự thật nếu dừng lại thì chúng là cái không có thể chất, không nắm bắt được. Chúng chỉ là một luồng năng lực đang chuyển động. Đức Phật nói tâm của chúng ta đang chuyển động như thác nước. Từ xa, chúng ta tưởng như dãi lụa trắng đứng yên mà thật ra nó đang ầm ầm đổ nước, nhưng nếu phân tách chia chẻ từng giọt nước ra thì không có chất gì là nước cả. Tâm của chúng ta cũng vậy, vốn không có thể chất gì cả, không hình không tướng nhưng hết vọng tưởng này đến vọng tưởng khác liên tục sai sử chúng ta suốt ngày đêm.

 

Ngày nay nhờ các nhà khoa học khám phá sự thật của thế giới này được tạo bằng các chất nguyên tử, nên bây giờ người ta tin lời của Đức Phật đã tuyên bố cách đây 2600 năm. Đức Phật nói do tâm động, mê muộichúng ta tự thấy là hư không, kết ám thành sắc, chứ tất cả vốn là cái không có và bây giờ các nhà bác học đã tìm ra sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, vì sắc chỉ là một nguyên tử, một năng lực chuyển động mà thôi. Bởi thế Đức Phậtnói ngay cả thân Phật có 32 hảo tướng đi nữa cũng không thật, tức không ngã, không có thân ta và thân người. Xã hội loài người đều là những thân giả cả, những giả tạm hiện lên thân, rồi ngày mai lại tan hết. Ngay hiện tại thân này cũng là đất, nước, gió, lửa chứ không phải có những cô A, cô B. Tất cả đều là không cả, không có ta, người và mười loài chúng sanh. Tuy mắt, tai, mũi, lưỡi và các thân phần là không có nhưng mà phải tu phước báo bao nhiêu kiếp mới có được một hảo tướng, còn không tu phước báo thì sẽ có xấu tướng. Ngẫm lại thân của chúng ta cũng là da thịt máu xương, đất nước gió lửa, là chánh báo; còn hạt bụicủa cải, đất nước, thế giới là y báo. Cả chánh báo và y báo đều là hư vọng, nên Như Lai dạy rằng 32 tướng không phải là 32 tướng thế mới gọi là 32 tướng.

 

* * *

 

CHƯƠNG 2: TÓM GỌN

 

Pháp ngữ (key words) là câu pháp hay khẩu khí nổi bật trong kinh Kim Cang. Nhà thiền có công án thì Kim Cang cũng có những khẩu khí đánh mạnh vào tâm thức, giúp chúng ta thấu triệt bản thể vốn có của tự tánhchứng nghiệm Phật tánh chân khôngPháp ngữ của Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiệncủa hóa thành tiệm tu từ từ. Đây là chương chính của sách này.

Chương có 16 mục tức nêu bật 16 khẩu khí pháp ngữ của Kim Cang như là

  1. An trụ tâm và hàng phục vọng tâm.
  2. Không trụ nơi nào mà sanh tâm.
  3. Hễ có tướng đều là hư vọng.
  4. Nếu thấy các tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai.
    1. Dùng sắc để thấy Như Lai là tà đạo.
    2. Tâm quá khư, hiện tại và tương lai là không nắm bắt được.
    3. Pháp còn nên bỏ, huống chi phi pháp và Chiếc bè qua sông.
    4. Công đức thọ trì bốn câu kệ Kim Cang nhiều hơn bố thí của báu khắp tam thiên đại thiên thế giới.
    5. Công đức thọ trì bốn câu kệ Kim Cang nhiều hơn bố thí thân mạng như số cát sông Hằng.
      1. Nếu nói Như Lai thuyết pháp là phỉ báng Như Lai.
      2. Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm.
      3. Nhẫn nhục không phải nhẫn nhục mới gọi là nhẫn nhục.
      4. Bát Nhã Ba-la-mật tức không phải là Bát Nhã Ba-la-mật mới gọi là Bát NhãBa-la-mật.
        1. Vi trần không phải vi trần mới gọi là vi trần.
        2. Hợp tướng không phải là hợp tướng mới gọi là hợp tướng.
        3. 16.  Ba mươi hai tướng không phải là ba mươi hai tướng mới gọi là ba mươi hai tướng.

 

 

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1.                                                                           Định nghĩa pháp ngữ là gì?

2.     Độ mười loài chúng sanh trong tâm là có ý nghĩa gì?

3.       Bạn thích pháp ngữ nào nhất trong 16 pháp ngữ trên. Vì sao?

4.     Nhìn chung, qua 16 pháp ngữ này, Đức Phật muốn dạy chúng ta cái gì?



[1] Hóa thành là nơi nghỉ tạm cho khoẻ rồi mới đi tiếp đến bảo sở là nơi mong muốn rốt ráo(Kinh Pháp Hoa). Giống như phải học A-hàm trong bước đầu rồi từ từ bước lên nấc thang đại thừa.

[2] Xem Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thich Nữ Giới Hương.

[3] Sáu cõi tức sáu đườngcõi trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.

[4] Kim Cang giảng luận của Hòa thượng Tuyến Hóa (http://www.dharmasite.net/bdh39/KinhKimCangLG.html)

[5] Tứ Không:  Không vô biên xứ địnhThức vô biên xứ định, Vô sỡ hữu xứ định và Phi tưởng phi phi tưởng định.

[6]  Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Chương 9: Mười Hai Loài Chúng SanhThích NữGiới Hương.

[7] Bốn thánh: Phật, Bồ tátDuyên giác và Thanh văn.

[8] Sáu phàm: Trời, A-tu-la, người, địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.

[9] Xem Vòng Luân Hồi trong Bức Tranh Phật Giáo Tây TạngThích Nữ Giới Hương.

[10]  Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

[11] Sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

[12] Sáu thức: nhãn thứcnhĩ thứctỵ thứcthiệt thứcthân thức và ý thức.

[13] Ngũ trược: năm lớp vô minhkiến trượcphiền não trượcchúng sanh trược và mạng trược.

[14] Năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

[15] Cửu tưởng quán (chín cách quán tưởng về thây chết) :

1. Quán tử thi trở nên bầm xanh;

2. Quán tử thi bị rữa, máu mủ rịn ra từ chín lỗ;

3. Quán tử thi sinh giòi tửa, bị chim thú ăn thịt;

4. Quán tử thi sình chương lên;

5. Quán máu mủ từ tử thi chảy ra lênh láng trên mặt đất;

6. Quán tưởng da thịt bầy nhầy, rữa nát;

7. Quán tưởng da thịt tiêu hết, chỉ còn xương gân vương vãi;

8. Quán tưởng tử thi bị thiêu đốt thành tro bụi;

9. Quán tưởng tử thi chỉ còn là một đống xương trắng tản mác.

[16] Bách dụ: bách là 100, dụ là thí dụ. Cuốn sách nói về 100 thí dụ.

[17] Vô kiến đỉnh tướng: tướng trên đỉnh đầu của Đức Phật rất khó thấy, chỉ bậc trí tuệ mới thấy được.

[18] http://forums.giadinhphattu.vn/viewtopic.php?f=8&t=2936

[19] Thần Tú là vị mà mọi người tưởng sẽ là Lục Tổ, nhưng cuối cùng người nhà quê chẻ củi Huệ Năng lại thành Lục Tổ.

[20] Xem Luân Hồi trong Bức Tranh Phật Giáo Tây TạngThích Nữ Giới Hương.

[22] Xem Trầm Tư về Vũ Trụ Xung Quanh Chúng Ta và Hạt Bụi Vô Minh trong cuốn Góp Từng Hạt nắng Perris, Thích Nữ Giới Hương.

[24] http://forums.giadinhphattu.vn/viewtopic.php?f=8&t=2936

[25] Ngũ trượckiếp trượckiến trượcphiền não trượcchúng sinh trược và mạng trược.

[29] Bích Chi Phật còn gọi là Độc giác Phật: tiếng Anh gọi là a silent Buddha. Đức Phật tự giácngộ nhưng không có thuyết pháp độ sanh, nên Phật sống một mình trong cảnh giới của mình.

[31] Lục độ là bố thítrì giớitinh tấnthiền địnhnhẫn nhục và trí tuệ.

[32] http://forums.giadinhphattu.vn/viewtopic.php?f=8&t=2936

[33] Xem Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương.

[34] Đại Trí Độ Luận quyển 4 - Đại tạng kinh 25, trang 90a-91a Cf: No. 190 佛本行集經 (卷9) T03, p0692c.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn