Chương 3: Công Đức Tin Pháp Ngữ Kinh Kim Cang

12 Tháng Năm 201915:30(Xem: 3458)

Tủ Sách Bảo Anh Lạc
PHÁP NGỮ
TRONG KINH KIM CANG
Thích Nữ Giới Hương
(Tái bản lần 4)
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019 

CHƯƠNG 3

 CÔNG ĐỨC TIN
PHÁP NGỮ KINH KIM CANG

 

 

1)   THẮNG DUYÊN CỦA TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ & KINH KIM CANG

“Bấy giờ, Tu-Bồ-Đề nghe đức Phật nói kinh nầy, thời ông hiểu thấu nghĩa-thú của kinh, nên ông buồn khóc, rơi lệ mà bạch với đức Phật rằng:

"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy, từ ngày trước khi đặng huệ-nhãn đến nay, con chưa từng được nghe kinh điển như thế nầy.”

 

Khi nghe Đức Phật giảng xong các pháp ngữ trong kinh Kim Cang có người cười và có người khóc. Cười là tướng của tâm mừng, mừng khi thấy mình đạt được một cái mới, quý hiếm như mừng khi thấy chúng ta có tánh Phật.  Có người khóc vì xúc động ngỡ ngàng vì từ vô thủyđến giờ không biết để chịu bao nhiêu khổ và các chúng sinh xung quanh hiện giờ cũng thế, có tánh Phật như thế này mà không nhận rathế cho nên ngài Tu Bồ Đề xúc động và khóc. Khóc và cười đều có lý do cả.

 

Việc thành tựu nào cũng tùy theo nhân duyên. Nhân là trí tuệ của mình, duyên là bộ kinh Kim Cang Bát Nhã này như nhân có con mắt, duyên ánh sáng mặt trời, có nhân có duyên đầy đủ mới thành được sự thấy. Nhân là tuệ nhãn của ngài Tu-bồ-đề và duyên khi ngài nghe Đức Phật giảng kinh Kim Cang này mà ngộ được tánh Kim Cang Bát Nhã này vốn là của mình từ vô thủy tới giờ, vậy mà hồi đó tới giờ phải chịu khổ trong các loài.  Còn chúng ta, nhân là nhục nhãn, duyên là được nghe kinh này, nhưng vì nhục nhãn còn nghiệp nên chúng ta hiểu được, nhưng chưa chứng và ngộ được thâm ý của kinh. Vậy kết quả là sao? Khi nghe kinh xong, ngài Tu-bồ-đề có tuệ giác thẫm sâu hiểu thấu nghĩa thú của kinh, nên rơi lệ buồn khóc. Còn chúng ta thì ngồi cười là vì do nhục nhãn của chúng ta chưa ngộ thấy sâu xa được giá trị của tâm mình nên chúng ta cười. Chúng ta có chỗ hiểu, chỗ tin nhưng chúng ta còn bị ngũ trượcngũ ấm trói buộctạng thức còn mê. Do có ngộ rồi mới có chứng. Ngài Tu-bồ-đề do chứng ngộ được nên ngài chảy nước mắt, còn chúng ta biết là như thế, cũng tin nhưng hiểu qua loa, chưa thấm thía nên tuệ của chúng ta còn giới hạn và ngu tối.

 

2)   TRÌ KINH KIM CANG LÀ HI HỮU BẬC NHẤT

“Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch đức Thế-Tôn! Nay con được nghe kinh-điển như thế nầy, con tin hiểu, thọ trì, chẳng đủ lấy làm khó.

Nếu khoảng năm-trăm năm rốt sau ở đời tương-lai, mà có chúng-sanh nào đặng nghe kinh nầy, rồi tin hiểu thọ-trì, thời người ấy chính là hi-hữu bực nhứt.”

Một đoạn khác:

Về đời đương-lai, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, có thể thọ-trì, đọc tụngkinh nầy, liền được đức Như-Lai dùng trí-huệ của Phật, đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức vô-lượng, vô-biên.

 

Trì kinh Kim Cang tức là mượn cuốn kinh bằng giấy có ghi lời Phật dạy này để chúng ta tập tỉnh ra, buông được ta, người, chúng sanh và thọ giả. Buông được chấp ngã là vọng thân; buông được sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là vọng cảnh. Buông được các tâm thương yêu, mừng ghét giận hờn là vọng tâmBiết vọng thân (sáu căn), vọng cảnh (sáu trần), vọng thức(sáu thức) là giả huyễn, tỉnh ra, buông xuống, để trở về với chân tâm. Chính vọng tâm buông xả ấy tỉnh ra thì sẽ trở thành trí Kim Cang Bát NhãĐức Phật đã nhập diệt không còn nữa, nhưng nhờ có kinh Kim Cang để lại mà chúng ta biết con đường để lần tìm về nhà.

 

Thế nào là trì kinh Kim Cang? Biết tất cả vạn pháp, những hình tướng, ta người chúng sinhthọ giả đều theo nhân duyên giả hiện không thật. Ngay đến 32 hảo tướng của Phật, ngay đến pháp vô thượng bồ đề đi nữa thì Đức Phật cũng bảo tất cả các hiện hìnhhiện tướng đó đều không thật. Vì hư vọng nên tất cả sẽ tan thành không. Tuy tất cả là hư vọng nhưng bản thể là tánh Kim Cang Bát Nhã. Trì kinh Kim Cang giúp chúng ta trở về thật tánh Kim Cang này, nên việc này là hy hữu. Còn việc chạy theo phước báu hữu lậu thọ hưởng sung sướng là việc nhiều người làm nên rất nhiều người còn vướng mắc, sa vào vòng sanh tử, cho nên việc này không phải là hy hữu mà rất đáng thương, đáng tiếc. Những ai muốn có trí tuệ Bát Nhãthảnh thơi giải thoát như chư Phật, chư Tổ, muốn được như thế phải có công phu nghiêm mật, tu thật sự một lòng một dạ, lúc nào cũng quan sát tất cả các pháp hữu vi. Hữu là có, vi là làm ra. Những pháp có làm ra đều sẽ như mộng. Mộng là do tâm mình hư vọng biến hóa ra. Huyễn là trò ảo thuật biến hóa giả tạm như bọt nước, như hình bóng, như điện chớp, bào ảnhBản chấtkhông thật, tướng vô thường chợt có chợt không. Hàng ngày chúng ta phải quan sát để biết cái gì cũng huyễn, để thành thói quen giác tỉnhĐức Phật dạy nếu còn dùng hình sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, như vậy là tà đạo. Những người dùng âm thanhsắc tướng cầu thành Phật thì sẽ không thấy Phật. Làm thế nào để thấy được Phật? Chúng ta phải biết ông Phật của mình đang biết nói, đang biết nghe, đang biết thấy. Con chó, mèo, gà, heo, vịt cũng có tánh biết này. Hãy nhận lấy tánh Phật hy hữu chân thật thường còn của chúng taChúng tathế nào thì Chư Phật cũng thếMười phương chư Phậtmười phương chúng sanh đồng một thể tánh Kim Cang chân không Bát Nhã.  Nhận ra tánh chân không Bát Nhã này tức là Phật, thấy được Phật thật sự. Tánh này ở nơi chúng sanh gọi là Phật tánh, ở nơi cây cối nhà cửa gọi là pháp tánh. Tánh này là bản thể của hết thảy vạn pháp. Cho nên khi thành đạoĐức Phật nói rằng ở nơi vạn pháp thành chánh giác. Ở nơi vạn pháp tức là ở ngay cây ổi, cây dừa, núi, sông, đất, nước, con ngườichúng sanhvạn vật, chỗ nào cũng là vạn pháp, chỗ nào cũng là chánh giác. Phàm sở hữu tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng là huyễn nhưng tánh thể là tánh giác. Biết như thế là thấy được Phật, chỗ nào Phật cũng có mặt hết nhưng chúng ta bị các tướng đánh lừaChúng ta bị cây ổi, xoài, con chó, con mèo, cái nhà, các tướng đánh lừa, nên chạy theo đó mà nổi hờn giận buồn phiềntham sân si. Trì tụng pháp ngữ của kinh Kim Cang giúp chúng ta thấy được sự thật giữa tánh tướng này. Như pháp ngữ số tám và số chín, Đức Phật đã nhấn mạnh chỉ trì bốn câu kệ của kinh Kim Cang phước vô lượng hơn cả thí của báu đầy tam thiên đại thiên thế giới và thí thân mạng như số cát sông Hằng. Vị nào tập trì kinh Kim Cang như thế là hy hữu, là được vô lượng vô biên công đức bởi lẽ vị ấy đang từng bước bỏ tướng để trở về tánh chân không bát Nhã Kim Cang của mình. Vị ấy đang từng bước để thấy các tướng là hư vọng nhưng thể là Như Lai Tạng Diệu Chân Tánh.

 

3)   TIN KINH KIM CANG LÀ KÍNH THỜ VÔ SỐ PHẬT

Tu-Bồ-Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như có chúng-sanh nào được nghe những câu trong bài giảng- giải như vậy, mà sanh lòng tin là thiệt chăng?"

Đức Phật bảo Tu-Bồ-Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức Phật rồi.

Như có ai nghe những câu trong bài nầy sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến chừng trong khoảng một niệm. Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai đều thấy, đều biết, những chúng-sanh đó đặng phước-đức vô-lượng dường ấy. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp.” 

 

Đức Phật dạy trên thế gian này rất ít có người chánh tín. Nếu có người tin đúng thì nên biết người đó đã gieo trồng căn lành không phải ở ba, bốn, năm Đức Phật mà ở vô lượng ngàn muôn đức PhậtThế cho nên nếu chỉ gieo trồng căn lành ở bốn, năm Đức Phật thì chưa tin nổi về kinh Kim Cang này mà phải ở vô lượng ngàn muôn đức Phật. Người đó chẳng những nghe pháp phụng sự cúng dường ở một, hai, ba, bốn Phật mà nơi vô lượng Phật. Như những người học đại thừa học một lần thì hiểu ít, nhưng học năm lần, mười lần, ba bốn chục lần thì người ta hiểu thấu đáo hơn. Cũng thế những người đã gặp Phật, đã được học Phật pháp mà đây nói là đã gặp vô lượng Phật để học Phật pháp cả vô lượng lần thì những vị ấy mới tin được kinh Kim Cang này, mới tin được chân tâm Bát Nhã vô tướng này là thật. Người bình thường sẽ cảm thấy khó hiểu và khó tin nghĩa lý cao sâu của đại thừa này. Vì vậyĐức Phậtphải đợi đến cuối đời mới dám nói, mới dám tiết lộ kinh Đại thừa về tánh Kim Cang này. Mười hai năm đầu, trong A-hàm, Đức Phật dạy chúng ta tu thiện, bỏ ác, bỏ những vọng tâm, bởi vì chúng ta quá quen với những cái giả, quá quen sống với căn trần thức, cho nên bây giờ tập thấy sự thật của những thói quen vọng tưởng này. Tập thấy nó là giả đã rồi mới nhận được tánh Kim cương Bát Nhã này.

 

Ai tin được kinh Kim Cang thì phước đức của người này không thể đo lường được như hư không ở khắp cả mười phươngHư không ở phương đông tây nam bắc, ở phương trên dưới trong ngoài, không thể đo lường được thì phước đức của người này cũng như thế, mênh mông bát ngát không suy tính được. Cho nên, những người bình thường không có trí tuệ khó tin được kinh này, chỉ những người có trí tuệtrì giới và tu phước mới tin lời Phật nói và không có chấp ngãchấp phápNhư Lai biết chúng sanh ấy vô lượng phước đức bởi lẽ họ đã trồng căn lành thâm sâu nơi vô số chư Phật; họ đã thờ vô số chư Phật. Tin kinh Kim Cang nghĩa là vị ấy tin rằng trong không chấp ta, người, chúng sanhthọ giả; ngoài không chấp sáu trần cho đến những cây ổi, cây xoài, nhà cửa, núi sông, vạn pháp vạn hình là thật thì vị tu tập chân thậtđó sẽ thấy được thật tướng Bát Nhã chân không của kinh Kim Cang. Vị ấy đã chứng kiến thấy được ta, người, chúng sanhthọ giả là hư vọng nên không đi về con đường lầm mê ấy nữa. Vì cớ sao? Vì vị ấy đã tin chắc hướng đi giải thoát như thế. Vị ấy không chấp pháp cũng không chấp phi pháp. Dù có thể chưa bỏ hẳn các thói quen vi tế, nhưng vị ấy cũng hướng về sự vô ngãvô nhân.

 

Nếu ai nghe Đức Phật giảng pháp mà sanh lòng tin trong sạch thì biết người đó được công đức vô lượng. Nếu niệm vừa rồi tin nhưng niệm sau không tin nữa thì niệm trước có công đứcnhưng niệm sau không công đức. Thật ra, nếu một khi chúng ta đã tin thật sự chứ không mê tín, nông nổi, hão huyền thì chúng ta sẽ có lòng tin bất động, không dễ dàng thay đổi ở niệm trước niệm sau. Chúng ta có hiểu mới có tin mà đã có tin thì mới có phước đứcNếu khônghiểu mà mê tín thì không có phước. Chúng ta có lòng tin trong sạch là được chứ không nhất định là phải có nhập định, có thiền chứng thấy mới được. Có lòng tin chân thật ở kinh Kim Cang là vị ấy không chấp ta, người, chúng sanhthọ giả, biết phi pháp không thật mà đến chánh pháp cũng không thật, tất cả chánh tà đều là hư vọng thì mới thật là người kính thờ vô số Phật. Có cái thấy như vậy, hiểu như vậy mới gọi là tin kinh Kim Cang này.

 

Tôn giả Tu-bồ-đề nghe Đức Phật giảng như thế, ngài ngại liệu Phật tử nghe có tin không vì nghĩa lý Kim Cang cao quá. Chúng sanh sẽ không hiểu được, sẽ không tin được. Đức Phậtmới bảo chớ có nói như thế, chẳng những là tương lai sau này, chẳng những là hiện tại lúc Đức Phật đang ban pháp thoại mà ngay đến về sau, sau khi Như Lai diệt độ rồi. Năm trăm năm về sau nghĩa là hết thời chánh pháp rồi chúng sanh nghe pháp Kim Cang này vẫn cóngười tin được. Thế nhưng người tin phải là người có trí, có giới, có phước mới tin được kinh Kim Cang này. Do trì giớitu phước, mới có trí tuệ. Do có trí tuệ nên mới tin kinh Kim Cang. Còn nếu không trì giới, không tu phướctội chướng ngập đầu thì trí tuệ sẽ không khai. Trí tuệkhông khai thì không hiểu và do không hiểu nên sẽ không tin. Cho nên, năm trăm năm sau tức là vào thời Phật pháp đã kém đi, thời chánh pháp đã hết, còn tượng phápmạt pháp và Đức Phật đã nhập niết bàn thì có những ai biết trì giới tu phước thì mới có thể sanh được lòng tinchân thật đối với kinh Kim Cang này thì phải biết người này không phải là thờ một, hai, ba, bốn đức Phật mà vị này đã tu từ lâu đời, đã trồng căn lành từ vô lượng ngàn muôn đức Phậtthì mới tin được mới hiểu được kinh Kim Cang.

 

4)   KINH KIM CANG LÀ MẸ CỦA CHƯ PHẬT

Đức Phật dạy: Nầy Tu-Bồ-Đề! Tất cả các đức Phật và pháp Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của các đức Phật, đều từ kinh này mà có ra.”

Một đoạn khác:

“Còn nếu kinh điển nầy ở tại chỗ nào, thời chỗ đó chính là có đức Phật, hoặc có hàng tôn-trọng Đệ-Tử của Phật."

Một đoạn khác:

Nếu những nơi-chỗ nào mà có kinh nầy, thời tất cả Trời, người, A-Tu-la..., trong đời đều nên cúng-dường. Phải biết chỗ đó chính là tháp thờ đức Phật, đều phải cung kính lễ lạyđi nhiễu quanh, đem các món hoa-hương mà rải trên chỗ đó.

 

Có người hỏi: Kinh có trước hay pháp có trước? Giống như hỏi Đức Phật có trước hay pháp có trước? Đức Phật trả lời kinh này là mẹ của tất cả chư Phật. Kinh này là trí tuệ Kim CangBát Nhãvô sanh bất diệt, ai cũng sẵn có rồi. Vì mê nên là chúng sanh, hễ ngộ thì thành Phật. Vậy Phật có trước hay pháp có trước? Pháp vẫn đang có mặt thường trụ tại đó, không trước không sau. Pháp vẫn đứng đấy, hễ mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Pháp là thể chất, hễ chúng ta mê thể chất này, quên đi thì không có Phật. Bây giờ tỉnh được ra, nhận được thể chất của mình thì là Phật. Vì thế, Phật và chúng sanh là do mê ngộ mà đặt tên. Pháp thì bản lai vẫn thường trụ.

 

Phật và chúng sanh chỉ là nhân duyên, chứ pháp hay kinh là cái gốc bản thể, cho nên không có cái nào trước hay cái nào sau. Dù có mê thì pháp vẫn đứng đấy, tánh Phật vẫn đứng đấy, không hao không hụt; dù có thành Phật thì pháp vẫn đứng đấy không thêm không bớt. Phật nói tướng của vạn pháp có sanh có diệt, chứ bản thể pháp thì thường trụ, không trước không sau, không sanh không diệt. Ở đây, kinh Kim Cang chỉ cho chúng ta trí tuệ Bát Nhã bất sanhbất diệt, đó là mẹ của chư Phật, mẹ của tất cả kinh, bởi vì tất cả chư Phật, tất cả pháp đều từ kinh Kim Cang này mà ra. Quan trọng nhất là chúng ta trở về sống với tánh Bát Nhã bất sanhbất diệt. Đừng biện luận là Phật trước hay pháp trước, cần nhất là chứng ngộ, nắm lấy then chốt thì sẽ tự sẽ biết những việc này, như nóng lạnh tự mình biết.

 

5)  NHỜ CÔNG ĐỨC TRÌ K.INH MÀ NGHIỆP CHƯỚNG NHẸ TIÊU

“Như có trang nam-tử, thiện nữ-nhân nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, lại bị người khinh-tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác-đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh-tiện, nên tội-nghiệp đã gây ra trong đờitrước đó, liền được tiêu-diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.”

 

Ngài Tu Bồ Đề thưa với Đức Phật rằng nay con được nghe kinh Kim Cang như thế, tin hiểu thọ trì như thế không có gì là khó. Khoảng 500 năm về sau, Đức Phật và các bậc thánh đã nhập niết bàn cả rồi; thế gian không có Phật và cũng hiếm hoi các bậc thánh, chỉ còn những người bạc phước, kém phước ở với nhau. Nếu những người kém phước ấy nghe kinh Kim Cang này thì sẽ thấy rất khó hiểu. Người nào giác tỉnh lìa được những hư vọng của ta, người, chúng sanhthọ giả; không còn chấp vào những tướng ta, người, chúng sanhthọ giả thì người đó là giác, là Phật. Chúng sanh ở trong đường mê, còn người tỉnh ở trong đường giác. Vào thời gian 500 năm về sau, không có Phật làm sao chúng sanh hiểu được những ý này. Thế cho nên nếu ai nghe hiểu và tin những ý này trong kinh Kim Cang thì biết vị đó quý hiếm lắm.

 

Ai cũng có nghiệp chướng. Vậy làm sao để sạch các nghiệp chướng ấy? nghĩa là làm cho nhẹ hay tiêu sạch các quả báo như quả báo đọa địa ngụcngạ quỷbàng sanhĐức Phật dạy nhờ công đức trì kinh Kim Cang nên quả báo ấy nhẹ đi. Ví dụ như bệnh nặng thì sẽ giảm đi, thay vào đó là bị người ta chê bai hay bị mất tiền của, nhà cửa. Do một tai nạn nhỏ xảy ra mà giải được nghiệp báo lớn, quả báo hết sức nặng sẽ nhẹ đi rất nhiều. Thế cho nên nếu người tu hành gặp những chuyện không may mắn như ốm đau, bệnh hoạn, mất tiền củatài sản, bị hàm oan, chưỡi bưới, nên biết đây là nhờ chúng ta có tu nên mới bị những chuyện nhỏ như thế. Đáng lẽ phải bị những quả báo nặng nề như làm thân súc sanh, đọa địa ngụcngã quỷ ấy thì ngàn vạn kiếp khó ngóc đầu ra, bây giờ chỉ bị một chút tai nạn, như bị chê bai, bị tai nạnhoặc bị tiếng xấu một chút như vậy phải mừng; đừng mê hoặc tà kiến nghĩ rằng do tu mà đổ nghiệp. Chúng ta đừng có mê hoặc, đụng đâu vạ lấy, đụng đâu nói đấy, đổ thừa cho nhà chùa, rồi tự chuốt lấy quả báo nguy hại thì không nên.

 

“Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” nghĩa là hành giả Kim Cang không có tạo nhân xấu nữa để nghiệp được trong sáng, còn chúng sanh cứ tạo nhân ác nhưng khi quả khổ đến thì khóc la sợ hãi. Nhân là quan trọng. Hiểu kinh Kim Cang rồi thì không tạo một nhân xấu dù hoàn cảnh đưa đẩy thế nào. Vị hành giả Kim Cang hiểu lý nhân quả mừng rằng nhờ kinh tín thọ trì kinh Kim Cang mà những nghiệp xấu nặng nề khác đáng lẽ xảy ra đã tiêu mất. Thế cho nêntụng kinh Kim Cang này có lợi ích tiêu nghiệp thoát báo nặng nề, mà lại còn được tiến lên quả vị Phật, thành tựu chánh đẳng chánh giác nữa.

 

6)AI NGHE KINH KIM CANG MÀ KHÔNG KINH KHÔNG SỢ LÀ RẤT HIẾM CÓ

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Lại như có người được nghe kinh nầy mà lòng không kinh-hãi, không e sợ, không nhút-nhát, thời phải biết, người đó rất là hi-hữu. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói môn Ba-la-mật thứ nhất chính chẳng phải môn Ba-la-mật thứ nhất, đó tạm gọi là môn Ba-la-mật thứ nhất.”

 

Tu-bồ-đề thưa với Đức Phật rằng 500 năm về sau có chúng sanh nào nghe kinh này, tin hiểu thọ trì đó là bậc hiếm có thứ nhất, bởi vì những người hiểu được kinh này là không có chấp ta, người, chúng sanhthọ giả là bậc nhất. Đức Phật mới khẳng định thêm: Đúng thế! Đúng thế! Người nghe mà thọ trìkhông kinh, không hãi, không sợ là người rất hiếm lắm, là đệ nhất ba la mật, tức là sang bờ kia, là ở trên cao nhất. Người đệ nhất này phải thấy được tánh Như Laiở khắp pháp giới thì mới là ba la mật, là trí tuệ đệ nhứt. Thấy được Như Lai Tạng ở khắp pháp giới thì đâu có chia đệ nhất, đệ nhị đâu có bờ này bờ kia, đâu có kẻ mê, người trí thì mới thật là đệ nhất.

 

Ba la mật là trí tuệ cứu cánh, thấy tất cả bảy đại[1] đều là Như Lai tạngChân không Bát nhã, không có chia bờ bên này và bờ bên kia nữa, không có phân chia trí với ngu nữa, mới thật là đệ nhất. Nhưng đệ nhất ba-la-mật không phải là đệ nhất ba-la-mật, mới gọi là đệ nhất ba la mật. Bây giờ chúng ta đang sống trong thế giancần phải phân biệt, cho nên tạm đặt ra có lời nói, gọi là đệ nhất ba la mật, chứ người đạt được trí tuệ ba la mật không có thấy ta, người, chúng sanh và thọ giả nữa thì làm sao có người cao và người thấp.

Thật ra Phật tử không phải kinh sợ khi nghe Đức Phật nói công đức bố thí cả tam thiên đại thiên thế giới không bằng công đức người trì kinh, nhưng họ kinh sợ khi nghe Đức Phật tuyên bố không có ta, người, chúng sanhthọ giả thì thính chúng thật kinh sợ. Như trong kinh Lăng Nghiêmtôn giả A-nan nghe Phật nói tâm mà ngài A-nan thấy 32 hảo tướng của Đức Phật để đi xuất gia là vọng tâm, không phải tâm, thì A-nan rất kinh hãi mà bạch rằng: Nếu  không có tâm thì chúng con như gỗ đá không có tình thức hay sao? Cũng thế mọi người kinh sợ khi nghe nói thân này không phải là thân của họ bởi lẽ vô nhânvô ngãTâm không phải là mình bởi vì đó là vọng tâm; cảnh đây cũng không phải mình  bởi vì vọng cảnh; tất cả đều không có. Vậy chúng ta là cái rỗng không, không có gì hết sao? Điều này khiến cho nhiều người hoảng hốt, sợ hãi. Vì thế khi ai nghe kinh Kim Cang mà không kinh, không sợ trước những áo nghĩa đại thừa thâm sâu này thì thật là hiếm có.

 

7) TÔN TRỌNG KINH ĐIỂN

 

“Này Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, tùy chỗ nào giảng nói kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... phải biết chỗ đó, tất cả Trời, Người, A-Tu-La... trong đời, đều nên cúng-dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là có người nào hay thọ-trì, đọc-tụng, trọn cả kinh nầy!”

 

Tất cả A-tu-la, trời, người phải tôn trọng giảng đường, những chỗ giảng thuyết kinh Kim Cangvì nơi đó được xem như tháp miếu của Phật. Dù nơi ấy chỉ nói bốn câu kệ thôi, chúng ta cũng phải tôn trọng chỗ ấy như là tháp của Phật, huống chi người thọ trì đọc tụng pháp Đại thừa. Có ba việc hiếm có: cuốn kinh, người đọc thọ trì và chỗ của người đọc kinh. Chỗ nào có Kinh Kim Cang này tức là có Phật và có đệ tử lớn của Phật. Hiếm có là quý giá hiếm hoi ở công đức và ở sự lợi ích. Cuốn kinh Kim Cang này khai mở trí tuệ và đưa chúng ta lên quả vị Phật. Thế nhưng quan trọng ở chỗ chúng ta biết sử dụng kinh Kim Cang hay không? Nếu có kinh mà chúng ta không học, không trì, không tụng quyển kinh ấy thì cũng trở nên vô ích. Cho nên, chúng ta phải học, thọ trì và khuyên mọi người tụng trì để khai mở trí tuệ cho mỗi người, chứ không phải để kinh thờ một chỗ. Đó là chúng ta phải tôn trọng giáo lý một cách chơn chánh. Bởi vì người có trí tuệ mới hiểu được kinh này, mới biết học và quý kinh Kim Cang này.

 

8)CÚNG DƯỜNG 84 NGÀN VỊ PHẬT KHÔNG BẰNG CÔNG ĐỨC TRÌ KINH KIM CANG

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta nhớ lại hồi thuở trước đức Phật Nhiên-Đăng ra đời, vô-lượng vô-số kiếp về quá-khứ, Ta gặp đặng tám-trăm bốn-nghìn muôn-ức na-do-tha các đức Phậtlúc ấy Ta thảy đều hầu-hạ, cúng-dường, không có luống bỏ qua.

Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có người hay thọ-trì, đọc-tụng kinh nầy, thời công-đức của những người ấy có được, nếu đem so sánh với công-đức cúng-dường các đức Phậtcủa Ta trong thuở trước, thời công-đức của Ta sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn, ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.

Một đoạn khác:

“Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, công-đức của những người đây đặng, nếu Ta nói đủ hết cả ra, hoặc có kẻ nghe đó, trong lòng liền cuồng-loạn, nghi-ngờ, không tin.”

 

Đức Phật Thích Ca có công đức cúng dường 84 ngàn muôn ức na do tha Đức Phật. Điều này cho thấy công hạnh tu phước của Ngài rất nhiều. Đức Phật phụng thờ cúng dường 84 ngàn muôn ức na do tha các vị Phật không để sót một vị Phật nào. Đức Phật kể công đức to lớn của ngài như vậy để so sánh công đức ấy cũng không bằng một phần trăm, một phần ngàn muôn ức của công đức đọc tụng kinh Kim Cang. Lời tuyên bố này của Đức Phật rất khó hiểu.

 

Nếu Phật nói cho đủ công đức của người trì kinh Kim Cang thì mọi người nghe chắc sẽ phát cuồng không tin. Ai đọc tụngthọ trì, giảng nói trọn hết kinh Kim Cang này công đức không thể nghĩ bàn. Bởi công đức to lớn ấy mà người thế gian không thể hiểu nổi được, không thể hiểu hết lợi ích của sự giác ngộ chân tâm Bát Nhã của tánh Kim Cang. Người thế gian ở trong đường mê, không thể hiểu và biết được cảnh giới thường trụ, cho nên nói là không thể nghĩ bàn. Ý nghĩa của kinh không thể nghĩ bàn, cho nên phước báo lại càng không thể nghĩ bàn được.

Nếu có người thọ trìđọc tụng kinh Kim Cang này, lại rộng vì người khác giảng nói thì Đức Như Lai ắt thấy người ấy sẽ có công đức không thể lường, không có bờ mé, không thể nghĩ bàn. Những người như thế sẽ gánh vác ngôi báu vô thượng chánh đẳng chánh giác của Như Lai. Những người thích pháp nhỏ tức là còn chấp ta, người, chúng sanhthọ giả thì đối với kinh Kim Cang này không có lắng nghe, thọ trìđọc tụng, không có vì người khác giảng nói.

 

Nơi nào có cuốn kinh Kim Cang này thì tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la đều nên cúng dường lễ bái. Chính kinh Kim Cang này là tháp miếu thờ Phậtchúng ta phải cung kính đảnh lễđi nhiễu quanh, dùng các thứ hương hoa cúng dường. Về đời mạt-thế sau nầy, nếu có người hay thọ-trì kinh Kim Cang nầy, thời công-đức của vị này so với công-đức cúng-dường các đức Phật của ngài Thích Ca trong thuở trước, thời công-đức của Phật Thích Ca không bằng một phần trăm hay một phần ngàn.

 

Như vậy, công đức vô lượng không thể nghĩ bàn cho những ai bất kể Phật tử hay các bậc xuất gia phát tâm trì tụng kinh Kim Cang này, đều được hưởng lợi lạc như nhau. Thật ra, an lạc tu tập ở trong chùa không có những ràng buộc trong thế gian, không có vọng riêng ở đời thì chúng ta sẽ chuyên tâm thọ trì kinh Kim Cang này hơn. Chỉ sợ chúng ta không có lòng thọ trì kinh Kim Cang, mà cứ bận rộn với những chuyện lủn củn của yêu ghét, giận hờn. Nếu chúng ta tha thiết trì kinh Kim cang để mạnh mẽ buông đi vọng thân, vọng cảnh, vọng tâm; quay ngó lại tâm của mình xem có chấp nhân, chấp ngã nữa không thì nên bỏ thì chúng ta sẽ trở về với cái thật. Chúng ta làm phước để ngày mai mình được quả báo trang nghiêm cõi Phật của mình. Tuy nhiên, phước vô vi trở về tâm thật của mình hơn phước hữu vi bên ngoài nhiều. Như vậy từ đầu đến cuối kinh, chúng ta thấy Đức Phật luôn tán thán phước vô vi, tánh phước đức hơn là phước hữu vi hay tướng phước đức. Việc thọ trì kinh kết thành vô lượng vô biên công đức là do thọ trì đưa đến nắm được tánh Phật, tánh Kim Cang Bát Nhã. Do thường đọc tụng kinh Kim Cang này sẽ gợi cho chúng ta nhớ tánh Kim Cang Bát Nhã sẵn có của chúng ta.

 

 

CHƯƠNG 3: TÓM GỌN

 

Sau khi nghe kinh Kim Cang xong, ngài Tu-bồ-đề rơi lệ buồn khóc, bởi vì ngài có tuệ giácthẩm sâu hiểu thấu nghĩa lý  thâm áo và công đức vô lượng của Kinh Kim Cang (trong khi chúng ta không khóc như ngài vì chúng ta chưa chứng và ngộ được thâm ý của kinh). Trì kinh Kim Cang là hi hữu bậc nhất vì chỉ cho chúng ta biết đường trở về nhà tâm linh. Trì kinh Kim Cang là kính thờ vô số Phật, bởi lẽ kinh Kim Cang là mẹ của chư Phật. Nhờ trì kinh Kim Cangmà nghiệp chướng nhẹ tiêu. Ai nghe hiểu kinh Kim Cang mà không sợ hãi là rất hiếm có. Công đức cúng dường 84 ngàn vị Phật, không bằng công đức trì kinh Kim Cang.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

 

  1. Vì sao Tôn giả Tu Bồ Đề khóc khi nghe Đức Phật giảng xong Kinh Kim Cang?
  2. Công đức như thế nào khi chúng ta tin Pháp ngữ của Kinh Kim Cang?
    1. Vì sao kinh Kim Cang được gọi là mẹ của chư Phật?

Xin kể một kinh nghiệm do nhờ trì kinh Kim Cang mà nghiệp chướng nhẹ tiêu.



[1] Bảy đại: đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn