Tóm Tắt Kinh An Trú Tầm (20) (vtakkasanthàna Sutta)

17 Tháng Bảy 201916:31(Xem: 4337)

TÓM TẮT KINH AN TRÚ TẦM 
(20) (VTAKKASANTHÀNA SUTTA)


duc phat thuyet phap

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Người giảng: Đức Phật.

Đối tượng: Hội chúng Tỳ-kheo.

Địa điểm: Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). 
Bản kinh tương đương trong Trung A-hàm: Kinh Tăng thượng tâm (101).

Ý Chính: Đức Phật giới thiệu về 5 cách đoạn trừ năm trạng thái tâm có dục nhiễm (ác, bất thiện pháp). 
Giải thích từ: Vitakka (tầm) có nghĩa là tư tưởngtư duy.

II. NỘI DUNG

1. Khởi lên một thiện tâm để đối trị một ác tầm Khi có một tâm bất thiện (tham, sân, tà kiến) khởi lên, vị ấy liền đề dẫn một trạng thái tâm tốt/ tâm thiện để khắc chế tâm bất thiện kia. Ví như người thợ mộc dùng một cây nêm để đánh bật cái nêm kia.

2. Nếu nó vẫn hiện khởi, vị ấy cần phải khởi lên tâm quán sát sự nguy hiểm của nó "Đây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo". Ví như một người ưa trang sức, lấy xác chó, rắn… quấn vào cổ. Sự tội lỗi của các bất thiện pháp cũng y như thế.

3. Đừng suy nghĩ về nó Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. 2 Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong.

4. Cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy Tức là chú ý đến sự hoạt dụng của tâm, dù đó là nó đang trong trạng thái bất thiện. Cần quán sátchúng một cách tường tận, và thấy rõ sự hoạt động của nó, lúc nó sanh khởi, lúc tồn tại, lúc nó ra đi. Ví như một người đang đi mausuy nghĩ: "Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại". Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: "Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống". Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống". Chư Tỷkheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnhnhất tâm, định tĩnh.

5. Nghiến răng, dán chặt lưỡi, lấy tâm chế ngự tâm Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệđến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trúan tịnhnhất tâm, định tĩnh.

III. KẾT LUẬN 

Bà-la-môn Janussoni tán thán và quy y đức Phật.

(Tài liệu sinh viên học tập của Học Viện Phật Giáo Việt Nam)

Nguyên văn kinh:
https://thuvienhoasen.org/a803/20-kinh-an-tru-tam-vtakkasanthana-sutta (HT. ThíchMinh Châu dịch)

Bản PDF để in:
20_ Tom tat Kinh An tru tam


Bản góp ý của BBT:

Kinh An Trú Tâm

Kinh này được đức Phật nói tại tu viện Cấp Cô Độc, thành Xá Vệ (Sàvatthi). Kinh thuộc loại vô vấn tự thuyết và thí dụ.

Nội dung của bài kinhđức Phật chỉ những phương pháp nhiếp phục các loạn tưởngác tâm để dẫn đến sự tiêu diệt các loạn tưởngác tâm ấy hầu đạt được sựan tĩnh của nội tâm. Những phương pháp này giúp cho tâm của người thực hànhmỗi lúc mỗi thăng tiến nên được gọi là tăng thượng tâmĐức Phật liệt kê ra 5 tướng trạng, có thể gọi là 5 cách, để giúp đình chỉ các ác tư duy, đưa đến sự an tịnhnhất tâm, định tĩnh nơi nội tâm.

Năm phương pháp ấy là :

1- Khi người thực tập thiền quány cứ hay suy tư một tướng trạng nào đó, thay vì dẫn đến sự an tịnhđạt được vô dục, vô sânvô si; lại dấy lên tham dụcsân hận và si mê, thì lập tức y cứ vào một tướng trạng khác làm phát lên các thiện tư duy để đối trị các ác tư duy trước đó. Nhờ đối trị như vậy mà các ác tư duy được đình chỉdần dần dẫn đến tiêu diệt. Do tiêu diệt được các ác tư duy mà tâm được an trú, định tĩnh.

2- Trong trường hợp dùng một tướng trạng khác có tác dụng phát khởi thiện tư duymà vẫn không có kết quả; tham dụcsân hậnsi mê vẫn tiếp tục dấy lên, thì người thực hành lại chuyển qua một cách khác. Cách thứ hai này là khởi lên sự qúan chiếu về những hiểm nguy, những độc hại của các ác tư duy đó. Chẳng hạn như nhận diện : đây là tư duy bất thiệntư duy này đưa đến tội báotư duy này đưa đến khổ quả...Nhờ quán sát như vậy mà các ác tư duy được đình chỉ, dẫn đến sự an địnhnhất tâm, định tĩnh của nội tâm.

3- Trường hợp thứ ba là nếu quán sát về những nguy hiểm, những tội báo mà vẫn không thành công, thì cần phải tập không nhớ nghĩ, không suy tư đến những tư duyđó nữa hay bất cứ một tướng trạng nào khác. Nhờ đình chỉ mọi tư duy như vậy màdẫn đến tâm được an tịnh và định tĩnh.

4- Nếu đình chỉ mọi tư duy như vậy mà vẫn không có hiệu nghiệm, thì bắt đầu trở lại bằng cách quán sát các hành tướng của các ác tư duy cũng như tướng trạng của sự đình chỉ tư duy ra sao. Có những hành giả nhờ thực hành như vậy mà đình chỉ được các ác tư duy, đưa đến sự an tịnh, sự định tĩnh nội tâm.

5- Cuối cùng, nếu tất cả đều vô hiệu, thì dùng cách dùng tâm chế ngự tâm (dĩ tâm duyên tâm); tức dùng định tâm để chế ngự vọng tâm. Nhờ dùng định tâm chế ngựvọng tâm, nên vọng tâm được đình chỉ; dẫn đến sự  an tịnh, định tĩnh của nội tâm.

(Nghi vấn ở đây là : tâm đang loạn độngvọng niệm chưa chế ngự được, thì định tâm đâu ra mà chế ngự vọng tâm ? - Câu trả lời có thể bắt nguồn từ giai đoạn thứ tư; nghĩa là khi quán sát các hành tướng của các ác tư duy mà không thấy chỗ xuất xứ cũng như không thấy chỗ quy xứ của chúng, thì cái thấy, cái biết ấy chính là định tâm. Cái biết, cái thấy là tên khác của trí tuệDuy trì trí tuệduy trì chánh niệmthì vọng tâm không sanh).

Đức Phật dùng ví dụ là lấy một điều tốt đẹp hơn để thay thế một điều xấu dỡ hơn. Ví như một người thợ mộc dùng một chiếc nêm mới, tốt đóng ngay vào chỗ chiếc nêm cũ, hư.

Xin tham khảo : 
Việt tạng : Trung bộ kinh I, Kinh an trú tầm, tr. 269
https://thuvienhoasen.org/a803/20-kinh-an-tru-tam-vtakkasanthana-sutta (HT. Thích Minh Châu dịch)
Hán tạng : ĐCI, Tăng thượng tâm kinh, tr. 588/trên
Anh tạng : Middle length sayings I, Discourse on the Forms of Thought, tr. 152
Pàli tạng : Majjhima Nikàya, Vitakkasanthàna Sutta, kinh 20

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2017)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8007)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 2844)