Từ nền tảng bốn đại giáo pháp trong kinh du hành nghĩ về những việc cần thực hiện trong khi phiên dịch kinh điển.

04 Tháng Mười Hai 201910:04(Xem: 7525)

TỪ NỀN TẢNG BỐN ĐẠI GIÁO PHÁP TRONG KINH DU HÀNH
NGHĨ VỀ NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN
TRONG KHI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN.

 

Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)[1].

Chúc Phú.

kinh dien

Kể từ khi Đức Phật cho phép các tỳ-kheo được học tập kinh điển bằng ngôn ngữ của đất nước mình, thì đó cũng là lúc hình thành nên những truyền thống kinh điển của từng quốc gia khác nhau trên thế giới.

Ở đây, trong quá trình biến thiên của lịch sử, đã có những truyền thống Phật giáo bị lụi tàn nên cũng đồng thời kéo theo sự mai một về những nền tảng kinh điển quý báu của trường phái ấy. Không những vậy, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, kể cả sự tác động có chủ ý của con người, khiến cho nhiều truyền thống kinh điển bị pha trộn nhiều yếu tố phi Phật giáo.

 Với trí tuệ vượt mọi khoảng không gian và cả thời gianĐức Phật đã nhìn thấy những trăn trở, những khó khăn, những bất đồng, những va chạm… trong quá trình các chúng đệ tử giữ gìnphiên dịch và luận giải về những lời dạy của Ngài. Do vậy, Ngài đã có những lời dạy mang tính định hướng liên quan đển việc giữ gìn, chuyển dịch, truyền thụ kinh điển, thể hiện cụ thể qua Bốn giáo pháp lớn ( 四大教法) trong kinh Du Hành, thuộc Trường A-Hàm.

Kinh ghi:

“Bốn giáo pháp lớn là: Nếu có tỳ-kheo nào nói như vầy: ‘Này chư hiền! Tôi ở thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân nghe từ Phật, đích thân thọ lãnh giáo pháp này’. Nghe như thế, chớ nên không tin, chớ nên bài bác, các thầy hãy y cứ vào Kinh để suy nghiệm chỗ đúng sai, y cứ vào Luật, y cứ vào Pháp mà cứu xét tường tận ngọn nguồn. Nếu nhận thấy lời ấy không đúng với Kinh, với Luật, với Pháp thì hãy nói: ‘Phật không dạy như thế, thầy đã nghe lầm rồi! Tại vì sao? Vì tôi đã y cứ vào Kinh, Luật, Pháp, nhận thấy điều thầy nói trái với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Chớ nên thọ trì, chớ dạy cho người và hãy từ bỏ điều đó’. Nếu xét thấy lời ấy đúng với Kinh, với Luật, với Pháp, thì hãy nói với họ: ‘Điều thầy vừa nói đúng với lời Phật dạyTại vì sao? Vì tôi căn cứ vào Kinh, vào Luật, vào Pháp, nhận thấy nó tương ưng với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Các thầy nên thọ trì, giảng rộng cho người, cẩn thận chớ bỏ’. Đó là Giáo pháp lớn thứ nhất.

Lại nữa, có tỳ-kheo nói như vầy: ‘Tôi ở tại thôn kia, thành kia, nước kia, ở trong một đại chúng hòa hợp, toàn bậc trưởng thượng đa văn, đích thân nghe các ngài ấy dạy, đích thân lãnh thọ Pháp này, Luật này, Giáo này’. Nghe như thế, chớ nên không tin, chớ nên bài bác; hãy y cứ vào Kinh để suy nghiệm chỗ đúng sai, y cứ vào Luật, y cứ vào Pháp mà cứu xét tường tận ngọn nguồn. Nếu nhận thấy lời ấy không đúng với Kinh, với Luật, với Pháp thì hãy nói: ‘Phật không dạy như thế, ông đã nghe lầm rồi! Tại vì sao? Vì tôi đã y cứ vào Kinh, Luật, Pháp, nhận thấy điều ông nói trái với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Chớ nên thọ trì, chớ dạy cho người và hãy từ bỏ điều đó’. Nếu xét thấy lời ấy đúng với Kinh, với Luật, với Pháp, thì hãy nói với họ: ‘Điều ông vừa nói đúng với lời Phật dạyTại vì sao? Vì tôi căn cứ vào Kinh, vào Luật, vào Pháp, nhận thấy nó tương ưng với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Các ông nên thọ trì, giảng rộng cho người, cẩn thận chớ bỏ’. Đây là Giáo pháp lớn thứ hai.

Lại có tỳ-kheo nói như vầy: ‘Tôi ở thôn kia, thành kia, nước kia, ở trong một hội chúng tỳ-kheo trì pháptrì luậttrì luật nghi, đích thân nghe các vị ấy dạy, đích thân lãnh thọ Pháp này, Luật này, Giáo này’. Nghe như thế, chớ nên không tin, chớ nên bài bác; hãy nên y cứ vào Kinh để suy nghiệm chỗ đúng sai, y cứ vào Luật, y cứ vào Pháp mà cứu xét tường tận ngọn nguồn. Nếu nhận thấy lời ấy không đúng với Kinh, với Luật, với Pháp thì hãy nói: ‘Phật không dạy như thế, ông đã nghe lầm rồi! Tại vì sao? Vì tôi đã y cứ vào Kinh, Luật, Pháp, nhận thấy điều ông nói trái với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Chớ nên thọ trì, chớ dạy cho người và hãy từ bỏ điều đó’. Nếu xét thấy lời ấy đúng với Kinh, với Luật, với Pháp, thì hãy nói với họ: ‘Điều ông vừa nói đúng với lời Phật dạyTại vì sao? Vì tôi căn cứ vào Kinh, vào Luật, vào Pháp, nhận thấy nó tương ưng với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Các ông nên thọ trì, giảng rộng cho người, cẩn thận chớ bỏ’. Đó là Giáo pháp lớn thứ ba.

[18a09] Lại có tỳ-kheo nói như vầy: “Tôi ở thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân nghe từ một vị tỳ-kheo trì pháptrì luậttrì luật nghi dạy, đích thân thọ lãnh Pháp này, Luật này, Giáo này’. Nghe như thế, chớ nên không tin, chớ nên bài bác; hãy nên y cứ vào Kinh để suy nghiệm chỗ đúng sai, y cứ vào Luật, y cứ vào Pháp mà cứu xét tường tận ngọn nguồn. Nếu nhận thấy lời ấy không đúng với Kinh, với Luật, với Pháp thì hãy nói: ‘Phật không dạy như thế, ông đã nghe lầm rồi! Tại vì sao? Vì tôi đã y cứ vào Kinh, Luật, Pháp; nhận thấy điều ông nói trái với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Chớ nên thọ trì, chớ dạy cho người và hãy từ bỏ điều đó’. Nếu xét thấy lời ấy đúng với Kinh, với Luật, với Pháp, thì hãy nói với họ: ‘Điều ông vừa nói đúng với lời Phật dạyTại vì sao? Vì tôi căn cứ vào Kinh, vào Luật, vào Pháp, nhận thấy nó tương ưng với pháp Phật dạy. Hiền sĩ! Các ông nên thọ trì, giảng rộng cho người, cẩn thận chớ bỏ’. Đây là Giáo pháp lớn thứ tư”[2].

Từ những lời dạy cô động này của Đức Phậtchúng ta có thể khái quát thành những điểm cơ bản như sau:

Trước hết, Bốn đại giáo pháp này đề cập đến vai trò quan trọng của nguồn tư liệu. Nguồn tư liệu nguồn cội nhất là những lời dạy trực tiếp của chính Đức Phật; sau đó là các bậc trưởng thượng đa văn; thứ ba là hội chúng tỳ kheo trì pháptrì luật; và thứ tư là một vị tỳ kheo trì pháptrì luật. Theo quan điểm của khoa học nghiên cứu, nguồn tư liệu sơ cấp (primary sources) bao giờ cũng là nguồn thư tịch quan trọng hàng đầu. Thế nhưng ở đây, khi tiếp cận kinh điển ở bất kỳ nguồn nào, dù đó là vị tỳ-kheo không danh tiếng hay một bậc khả tín như chính Đức Phật, nhưng khoan vội tin ngay và cũng chớ nên vội vàng phản bác. Đây là thái độ cần có của một người thực hiện sứ mạng phiên dịch kinh điển. Vì lẽ, nếu như không giữ được tâm thế trầm tĩnhkham nhẫn, khách quan này, thì người làm công tác phiên dịch kinh điển dễ dàng mất bình tĩnh, dễ khởi sân tâm và đôi khi có những ngôn từ chưa nhã ngữ.

Thứ hai, thái độ tham chiếu, đối khảo kinh điển là cơ sở cần thiết và hết sức quan trọng để chứng thực lời Phật dạy. Đây là điều kiện tối cần vì chúng ta đã cách Phật quá xa. Từ thực tế cho thấy, ngay từ thời Đức Phật, tùy kheo khả năng chuyên biệt mà đã có những vị uyên thâm và sở đắc về kinh, luật và luận khác nhau. Không những vậy, trong quá trình phát triển, đã có những bộ phái Phật giáo lụi tàn, biến mất nên đã đồng thời kéo theo sự mai một truyền thống kinh điển của bộ phái đó. Đây là chưa kể đến sự tác động có chủ ý của con người, khiến những lời dạy của Đức Phật dù được lưu lại bằng văn bản, nhưng vẫn có khả năng đi quá xa và đi lạc Thánh ý. Chính vì vậy, nguồn tư liệu dùng để tham chiếu càng nhiều, càng tường tận, càng quy mô, thì tính chân thực của kinh điển càng được đảm bảo.

Thứ ba, khi đã xác tín rằng, đây là lời Phật dạy và kia chưa phải là lời Phật dạy thì cần có một thái độ ứng xử đúng mực theo lời dạy của Đức Phật. Nếu như sau khi đã tham chiếu mọi nguồn kinh điển khả tín, và phát hiện ra rằng, lời nói của vị pháp sư, hoặc nghĩa của bản kinh được dịch chưa đúng với lời Phật dạy, thì vị pháp sư hoặc người dịch kia phải thể hiện tinh thần cầu thị, không nên cố chấp. Yếu tính vô ngã cần phải được vận dụng trong trường hợp này. Phải hiểu rằng, pháp là của Phật, không phải của ta. Trong tất cả, cần phải trầm tư về lời dạy của Đức Phật trong kinh Pháp CúTỳ-kheo chớ tự tin./ Khi lậu hoặc chưa diệt (Bhikkhu vissāsamāpādi, appatto āsavakkhayaṃ, Dhp.272). Từ trường hợp của ngài Đạo Sanh (355-434), khi phát hiện và tuyên bố về trường hợp Nhất-xiển-đề có thể thành PhậtTuyên bố này đúng với lời dạy của Đức Phật, nhưng ngài Đạo Sanh đã bị số đông người xuất gia thời ấy tẩn xuất khỏi Tăng-đoàn[3]Sự kiện đặc thù đó đã cho thấy rằng, chân lý chưa hẳn thuộc về số đông, nhất là số đông chưa thuần chánh phápTrường hợp này là một bi kịch liên quan đến lịch sử phiên kinh, mà chúng ta cần phải nhận ra để phòng tránh.

Thứ tư, ngôn ngữ là một thực thể sinh động và được vận hành theo những quy luật đặc thù của riêng chúng. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể tự hiểu rõ chính mình, hiểu rõ xung quanhhiểu rõ bản chất của cuộc đời cũng như cả thế giới. Thưc tế cho  thấy rằng, lời dạy của Đức Phật được truyền dạy cho đến ngày nay phần lớn được giữ gìn trên một phương diện của ngôn ngữ, là chữ viết. Việc am tường và thuần thục ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như nhiều thể loại ngôn ngữ khác nhau, cách vận dụng linh hoạt của từng thể loại ngôn ngữ trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, là những điều kiện quan trọng. Đó cũng là lưu ý của Đức Phật trong kinh Vô tránh phân biệt, thuộc Trung BộỞ đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết (những chữ) Pati... Patta... Vittha.. Sarava.. Dharopa.. Pona... Pisila. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy những chữ là như vậy, như vậy, có người lại làm như vậy, kiên trì chấp thủchấp trước và nói: "Chỉ như vậy là sự thậtngoài ra là hư vọng". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chấp trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.[4]

Cuối cùng, quá trình tiếp cận, nghiên cứu, chuyển dịch lời dạy của Đức Phật sang bản ngữ là một sứ mạng quá đỗi gian khó và cũng rất cao quý, thiêng liêng. Theo quan kiến riêng của người viết thì công đức cũng từ đây và đọa đày cũng từ đấy. Do vậy, việc thường xuyên nuôi dưỡng và thắp sáng ý thức này, cũng là một trong những phương cách để tự mình kiện toàn những điều kiện cần thiết, cũng như giúp cho tự thân nếm trải pháp vị đề-hồ từ chánh pháp uyên nguyên.

 



[1] Culla Vagga, tập 2, chương Các tiểu sự, Việc chuyển đổi lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật, đoạn 180. Bản dịch tiếng Việt của Tỳ-kheo Indacanda. Xem thêm, 大正藏第 22 冊 No 1.428 四分律, 卷第五十二, 雜揵度之二. Nguyên văn: 聽隨國俗言音所解誦習佛經.

[2] Bản dịch của Ban hiệu chú Đại tạng kinh, thuộc Viện nghiên cứu Phật Học Việt Nam.

[3] 大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第二十六. Nguyên văn: 師被擯南還入虎丘山.

[4] Kinh Trung Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr. 575.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn