Con Đường Hạnh Phúc

07 Tháng Hai 201200:00(Xem: 41202)

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Tác giả: Viên Minh
Đồng Tác giả: Trần Minh Tài
conduonghanhphuc-bia

Mục Lục

Lời nói đầu

PHẦN I

Khía cạnh thực tế của Đạo Phật
Ý nghĩa sự thực chứng
Con đường hạnh phúc
Vô thường
Đối diện với đau khổ
Phật Giáo và sự thờ cúng
Đạo lý về nghiệp
Cúng dường cao thượng
Chuyển hoá tư tưởng
Thu thúc lục căn
Nhân sanh trí tuệ

PHẦN II

Con đường giải thoát
Chánh ngữ
Phật Giáo có phải là tôn giáo không?
Tấm gương người con hiếu
Cảm thắng ma vương
Đối trị tam chướng
Chữ khổ trong Đạo Phật
Nhận lãnh trách nhiệm
Thoát vòng nô lệ
Vô ngã
Tiến trình giải thoát
Thất giác chi

PHẦN III

Phần phụ lục
Phỏng vần Hòa Thượng Shanti Bhadra
Thực tập thiền vipassanā
Bài tập thiền hành căn bản
Vấn đáp về thiền vipassanā


LỜI NÓI ĐẦU


Chúng tôi viết những bài pháp ngắn nầy cho một tạp chí Phật Giáo vào những năm 1970 và 1971, sau đó Phật Học Viện Phật Bảo đã tập hợp các bài viết trên thành một tập sách và cho xuất bản lần đầu năm 1972 dưới tựa đề "Đạo Phật, Con Đường Hạnh Phúc". Đến năm 1998, NXB Thuận Hoá cho phép xuất bản lần thứ hai dưới tựa đề "Con Đường Hạnh Phúc".

Vì là những bài báo có chủ đề riêng biệt, đăng tải vào mỗi kỳ khác nhau, nên đây không phải là một cuốn sách biên soạn chuyên đề có nội dung chi ly kỹ lưỡng, mà chỉ là những bài viết nhằm mục đích giới thiệu khái quát về những khía cạnh cần biết cho những người mới học Phật. Ngay cả có những Phật tử đã theo Phật Giáo từ lâu nhưng nặng tính tín ngưỡng nên chỉ biết cung kính, cúng dường, lễ bái, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện, chứ không quan tâm đến giáo lý trong sáng, thực tiễn, khoa học, hữu ích cho đời sống của con người.

Đạo Phật là đạo trí tuệ, nên ngay trong thời Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đức Phật đã khẳng định không nên chỉ tin mà không tìm hiểu và thể nghiệm để chứng ngộ sự thật. Về sau, một vài tông phái Phật Giáo, vì lợi ích chuyển hoá quần chúng mê tín nên đã vận dụng hình thức tín ngưỡng hơi nhiều cho hợp với căn cơ trình độ của họ, từ đó một số Phật tử xao lãng trọng tâm trí tuệ và thực nghiệm của Đạo Phật.

Với những bài viết khái quát nầy chúng tôi cố gắng và hy vọng giới thiệu được một Đạo Phật thật trong sáng, giản dị, còn nguyên vẹn, chưa bị pha trộn một quan niệm ngoại lai của bất cứ hệ thống tư tưởng hay tôn giáo nào khác. Vì vậy, lần xuất bản thứ ba nầy chúng tôi đã cố gắng hiệu đính lại tương đối kỹ càng cho nội dung phong phú và chính xác hơn.

Phần Phụ Lục do Sư Khánh Hỷ (Trần Minh Tài) sưu tập để đáp ứng nhu cầu hành thiền mà hiện nay đông đảo Phật tử đang quan tâm. Phần này gồm hai cuộc phỏng vấn nhị vị thiền sư nổi tiếng ở Sri Lanka và Myanmar, cùng một số bài tập cơ bản về thiền Vipassanā theo trường phái của Ngài Thiền sư Mahāsi lừng danh ở Miến Điện.

Rất mong được quí vị đọc giả góp ý chân tình để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Trân trọng,
Tổ Đình Bửu Long, Mùa An cư 2549
Tỷ kheo Viên Minh

(Trung Tâm Hộ Tông)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5321)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5501)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6702)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6735)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6243)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4951)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41618)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau