Con Đường Hạnh Phúc

07 Tháng Hai 201200:00(Xem: 41137)

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Tác giả: Viên Minh
Đồng Tác giả: Trần Minh Tài
conduonghanhphuc-bia

Mục Lục

Lời nói đầu

PHẦN I

Khía cạnh thực tế của Đạo Phật
Ý nghĩa sự thực chứng
Con đường hạnh phúc
Vô thường
Đối diện với đau khổ
Phật Giáo và sự thờ cúng
Đạo lý về nghiệp
Cúng dường cao thượng
Chuyển hoá tư tưởng
Thu thúc lục căn
Nhân sanh trí tuệ

PHẦN II

Con đường giải thoát
Chánh ngữ
Phật Giáo có phải là tôn giáo không?
Tấm gương người con hiếu
Cảm thắng ma vương
Đối trị tam chướng
Chữ khổ trong Đạo Phật
Nhận lãnh trách nhiệm
Thoát vòng nô lệ
Vô ngã
Tiến trình giải thoát
Thất giác chi

PHẦN III

Phần phụ lục
Phỏng vần Hòa Thượng Shanti Bhadra
Thực tập thiền vipassanā
Bài tập thiền hành căn bản
Vấn đáp về thiền vipassanā


LỜI NÓI ĐẦU


Chúng tôi viết những bài pháp ngắn nầy cho một tạp chí Phật Giáo vào những năm 1970 và 1971, sau đó Phật Học Viện Phật Bảo đã tập hợp các bài viết trên thành một tập sách và cho xuất bản lần đầu năm 1972 dưới tựa đề "Đạo Phật, Con Đường Hạnh Phúc". Đến năm 1998, NXB Thuận Hoá cho phép xuất bản lần thứ hai dưới tựa đề "Con Đường Hạnh Phúc".

Vì là những bài báo có chủ đề riêng biệt, đăng tải vào mỗi kỳ khác nhau, nên đây không phải là một cuốn sách biên soạn chuyên đề có nội dung chi ly kỹ lưỡng, mà chỉ là những bài viết nhằm mục đích giới thiệu khái quát về những khía cạnh cần biết cho những người mới học Phật. Ngay cả có những Phật tử đã theo Phật Giáo từ lâu nhưng nặng tính tín ngưỡng nên chỉ biết cung kính, cúng dường, lễ bái, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện, chứ không quan tâm đến giáo lý trong sáng, thực tiễn, khoa học, hữu ích cho đời sống của con người.

Đạo Phật là đạo trí tuệ, nên ngay trong thời Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đức Phật đã khẳng định không nên chỉ tin mà không tìm hiểu và thể nghiệm để chứng ngộ sự thật. Về sau, một vài tông phái Phật Giáo, vì lợi ích chuyển hoá quần chúng mê tín nên đã vận dụng hình thức tín ngưỡng hơi nhiều cho hợp với căn cơ trình độ của họ, từ đó một số Phật tử xao lãng trọng tâm trí tuệ và thực nghiệm của Đạo Phật.

Với những bài viết khái quát nầy chúng tôi cố gắng và hy vọng giới thiệu được một Đạo Phật thật trong sáng, giản dị, còn nguyên vẹn, chưa bị pha trộn một quan niệm ngoại lai của bất cứ hệ thống tư tưởng hay tôn giáo nào khác. Vì vậy, lần xuất bản thứ ba nầy chúng tôi đã cố gắng hiệu đính lại tương đối kỹ càng cho nội dung phong phú và chính xác hơn.

Phần Phụ Lục do Sư Khánh Hỷ (Trần Minh Tài) sưu tập để đáp ứng nhu cầu hành thiền mà hiện nay đông đảo Phật tử đang quan tâm. Phần này gồm hai cuộc phỏng vấn nhị vị thiền sư nổi tiếng ở Sri Lanka và Myanmar, cùng một số bài tập cơ bản về thiền Vipassanā theo trường phái của Ngài Thiền sư Mahāsi lừng danh ở Miến Điện.

Rất mong được quí vị đọc giả góp ý chân tình để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Trân trọng,
Tổ Đình Bửu Long, Mùa An cư 2549
Tỷ kheo Viên Minh

(Trung Tâm Hộ Tông)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6471)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12051)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5753)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13623)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6323)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7576)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7772)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50026)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7158)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9584)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.