Năng Lực Của Sự Tùy Hỷ

23 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 22738)

NĂNG LỰC CỦA SỰ TÙY HỶ
Thích Khế Định

I. MỞ ĐẦU

Tất cả người xuất gia cũng như người tại gia, một khi phát tâm tu hành đều mong muốn bớt khổ được vui, đạt đến con đường vô ngã, thể nhập chân tâm Phật tánh.Nói xa chút nữa, sau khi từ bỏ cõi đời này, nếu chưa được giải thoát sẽ sanh về cõi lành, trở về cõi đời này, được làm người tốt đẹp hơn, gặp được minh sư, gặp được chánh pháp. Nhưng tại sao có những lúc trong tâm ta nhiều khi không được an ổn, hạnh phúc? Là bởi vì chúng ta còn những kiết sử nên chưa thể nhập được chân tâm Phật tánh của chính mình.

“Kiết” là trói buộc, “sử” là sai khiến. Nếu chúng ta không chánh niệm, tỉnh giác trong giờ phút thực tại này thì những kiết sử sai khiến, trói buộc mình ý nghĩ bậy, thân làm bậy và lời nói không được chánh niệm.

Nếu những hạt giống còn tiềm ẩn trong tâm chúng ta như tật đố, ích kỷ, san tham, nếu chúng ta không khéo chuyển hóa thì sau khi từ giã cõi đời này sẽ đưa mình đến những cảnh giới xấu. Muốn chuyển hóa những hạt giống này phải dùng phương thuốc tùy hỷ.

II. NĂNG LỰC CỦA SỰ TÙY HỶ

Năng lực là một sức mạnh, là chất liệu mà nếu chúng ta không có thì tu mãi cũng vô ích. Tùy là theo, hỷ là vui. Tùy hỷ là vui theo.

Trong Kinh Pháp bảo đàn, Lục tổ lúc còn là cư sĩ ở chỗ Ngũ Tổ, khi được Ngũ Tổ bảo xuống nhà trù liền thưa: “Bạch Hòa thượng, tự tánh con thường sanh trí tuệ, tức là phước điền”.

Không phải quý Phật tử đến chùa bố thí, cúng dường, cất chùa, độ tăng là phước điền. Thấy tất cả mọi sự, mọi việc, chúng ta tùy hỷ, vui theo, cái gì thấy được chỗ đó. Như quý vị làm việc thiện nhưng trong tâm còn tật đố, ích kỷ, san tham thì cái phước đó là phước tạo tác. Còn một người ngộ nhập tri kiến Bát Nhã rồi, từ tự tánh khởi dụng ra thì cái đó là chân thật.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rất rõ: “ Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố nên phước bằng nhau.

Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ..


Trong Kinh Tăng Chi Bộ, có một vị Tỳ kheo đến hỏi Phật:
“Bạch Đức Thế tôn, làm thế nào một người tín thí trong cuộc đời này tu tập được an ổn, được hạnh phúc?”

Đức Phật trả lời:
“Này các Thầy Tỳ kheo, có một người buổi sáng ý nghĩ thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, thân hành động thanh tịnh. Người đó được một buổi sáng an ổn và hạnh phúc.
Này các Thầy Tỳ kheo, buổi trưa có một người ý nghĩ điều lành, miệng nói lời lành, thân hành động lành. Người đó được một buổi trưa an ổn và hạnh phúc.
Này các Thầy Tỳ kheo, có một người buổi chiều ý nghĩ điều lành, miệng nói lời lành, thân làm điều lành. Người đó được một buổi chiều an ổn và hạnh phúc”.

Như vậy, đạo là ở chính mình, nhưng nếu chúng ta không khéo gạn lọc, không khéo chuyển hóa thì thân chúng ta làm điều ác, miệng chúng ta nói lời ác và ý nghĩ về điều ác.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Phật dạy: “Người thù địch có bảy điều kiện mong muốn cho kẻ thù mình.

1. Mong cho kẻ thù mình nhan sắc xấu.
(Mình tu học rồi, niệm dấy lên phải chuyển hóa, không sẽ tạo thành hạt giống xấu, đủ nhân, đủ duyên sẽ phát tác. Tu thiền là phải luôn luôn theo dõi từng tâm niệm của mình).
2. Mong cho kẻ thù với mình ngủ không được.
3. Mong cho kẻ thù với mình không được lợi ích, thường tổn giảm.
4. Mong cho kẻ thù với mình bị phá sản.
5. Mong cho kẻ thù với mình không được danh vọng.
6. Mong cho kẻ thù với mình không được bạn bè.
7. Mong cho kẻ thù với mình chết đọa đường dữ.

Phật thấy được vọng tưởng điên đảo của chúng sanh nên nói ra để chỉ cho mình. Sau khi biết được rồi, lỡ tâm niệm có dấy lên thì tức khắc phải chuyển hóa. Mà muốn chuyển hoá được phải gia công tu tập chứ không chỉ có lý thuyết suông.

III.CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA NỘI TÂM

Con đường chuyển hóa nội tâm này là con đường của GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.
Trong Kinh Pháp cú, Phật nói rõ:
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe chân vật kéo".
Mình phải tùy hỷ, coi tất cả với mình là một.

Thiền sư Thiên Cơ dạy: “Hạ thủ công phu tu thiền hoàn toàn ở chỗ giác ngộ, cần biết phàm phu một niệm giác tức một niệm là Phật. Phật một niệm chẳng giác tức một niệm là phàm phu”.

Tu là phải trên từng niệm. Mình phải tùy hỷ, coi tất cả mọi người và mình là một.
Bởi vì giác tức là Phật, Phật tức là giác. Phật với phàm phu chỉ tại giác cùng chẳng giác mà thôi. Tâm người có giác tức là có Phật. Giác hay mở cửa lục độ, hay vượt qua kiếp hải ba a tăng kỳ, khắp làm lợi ích như cát bụi, khuếch trương phước huệ, được sáu thứ thần thông tròn đầy quả Phật trong một đời. Cảnh khổ trong địa ngục, nào vạc dầu sôi, sông băng nghe đến giác liền biến thành hương lâm (rừng hương), uống nước đồng sôi, nuốt hòn sắt nóng nghe đến giác thảy đều sanh Tịnh độ.

Trong giờ phút thực tại này, nếu chúng ta mê mờ, tật đố, ích kỷ, nhưng sau khi nghe lời dạy của Hòa thượng, lại hạ thủ công phu nữa thì giác được phần nào, giải thoát được phần ấy. Đấy gọi là giác ngộ trong từng niệm.
Có một vị Thiền sư Nhật Bản nói: “Muốn biết người đó mai kia ra đi được tự tại, an ổn, hạnh phúc hay không thì trong cuộc sống giữa đời thường này nhìn vào hành động của người đó”.

Thấy người khác được hạnh phúc, được an ổn, được tài giỏi hơn mình, nếu chúng ta còn tâm cù cặn, tật đố, chắc chắn tu không có kết quả. Ngồi thiền mà chưa quét sạch được những tật đố, san tham thì đó là tướng ngồi thiền chứ không phải tâm ngồi thiền.

Học thiền phải kiểm nghiệm chỗ đó thì tu ít mà có kết quả nhiều. Còn gia công tu hành, làm như khổ hạnh lắm mà không bỏ được tâm tật đố, san tham, ích kỷ thì thậm chí không bằng những người tu có vẻ như chơi, luôn tùy hỷ, tha thứ, có lòng thương, bao dung.

Trong Kinh A Hàm, có một hôm, Ngài A Nan cùng đi khất thực với Đức Phật, đi ngang qua một khu rừng, thấy một thầy Tỳ kheo đang ngủ, Phật mỉm cười. Đi một lúc xuống thành thị thì thấy một thầy Tỳ kheo đang ngồi thiền rất trang nghiêm, Phật nhíu mày. Ngài A Nan rất ngạc nhiên, bèn thưa:
“Bạch Đức Thế Tôn, tại sao một thầy Tỳ kheo nằm ngủ trong rừng mà Thế Tôn lại mỉm cười, còn thầy Tỳ kheo ngồi rất tinh tấn, trang nghiêm ở trong thành thị thì Thế Tôn lại nhíu mày?
Phật đáp: “Thầy Tỳ kheo ở trong rừng, tuy ngủ nhưng dậy là ngồi thiền. Còn Tỳ kheo ở thành thị sau khi xả thiền lại buông lung”.

Do đó, quý vị thấy Phật dạy ở đây là dạy về chuyển hóa nội tâm.
Trong Chuyển nghiệp lục, có một người hỏi một thiền sư: “Tại sao Đề Bà Đạt Đa ở dưới địa ngục lại vui như cõi trời tam thiên?”
Thiền sư trả lời: “Nghiệp tại kỳ trung".
Sống trong cõi dục mà tâm hằng giác tức cõi này là cõi Tịnh độ.

IV.CHUYỂN HÓA TÂM THỨC VÀO CUỘC SỐNG GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Thấy người khác được an ổn, hạnh phúc thì mình phải tùy hỷ, còn nếu sinh tâm tật đố, ích kỷ thì đó là bệnh, sẽ phải chịu quả báo xấu.

Một hôm Mạt Lợi phu nhân đến hỏi Đức Phật:

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số nữ nhân dung sắc xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, ảnh hưởng uy tín ít?”
Phật nói: “Một số nữ nhân dung sắc xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, ảnh hưởng uy tín ít là hay phẫn nộ, san tham, tật đố, ích kỷ.

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số nữ nhân dung sắc xấu, hình dáng hạ liệt nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, ảnh hưởng uy tín lớn?
Phật nói: “Một số nữ nhân dung sắc xấu, hình dáng hạ liệt là hay phẫn nộ nhưng biết bố thí, biết cúng dường, biết tùy hỷ những sở hữu của người khác.

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số nữ nhân dung sắc đẹp, ưa nhìn nhưng nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?”
Phật nói: “Một số nữ nhân dung sắc đẹp, được ưa nhìn nhưng nghèo khổ, tài sản ít, ảnh hưởng uy tín ít là do ít phẫn nộ nhưng không tùy hỷ, bố thí cúng dường”.

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số nữ nhân dung sắc đẹp, ưa nhìn, tịnh tín, giàu sang, tài sản lớn, ảnh hưởng uy tín ít?”
Phật nói: “Một số nữ nhân dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, giàu sang, tài sản lớn, ảnh hưởng uy tín lớn”.

Trong Kinh Bảo Tích, phẩm Văn Thù Sư Lợi thọ ký, Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất, Bồ Tát thấy người được lợi ích sanh lòng tùy hỷ có 4 điều lợi ích:
1. Thường sanh tâm này, tôi nhiếp chúng sanh phải cho họ được lợi lạc.
2. Nay họ được lợi lạc nên tôi sanh lòng vui mừng.
(Tu tập là phải luôn luôn kiểm soát được niệm để chuyển hóa từng tâm niệm của mình).
3. Chỗ ở có tài vật, vua quan, giặc cướp, nước, lửa đều chẳng xâm đoạt được.
4. Tùy sanh xứ nào, của báu và các con thảy đều đầy đủ, vua còn chẳng đố kỵ huống là người khác.

V. KẾT LUẬN

Vậy sau khi nghe bài này xong, chúng ta phải tu học như thế nào, ứng dụng thế nào trong cuộc sống giữa đời thường này?

Trong Kinh tiểu nghiệp phân biệt, Phật dạy:

“Ở đây, này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông thấy người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tâm tật đố, ôm tâm tật đố. Do nghiệp như vậy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, nó sanh vào ác thú, nếu được sanh ở loài người thì nó chỉ được quyền thế nhỏ, con đường đưa đến quyền thế nhỏ. Này thanh niên, tức là tật đố, ôm tâm tật đố”.

 “Ở đây, này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông không có tâm tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tâm tật đố. Do nghiệp như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, nó sanh vào thiện thú, nếu được sanh ở loài người thì nó được quyền thế lớn, con đường đưa đến quyền thế lớn. Này thanh niên, tức là không tật đố, không ôm tâm tật đố”.


Phải luôn luôn có tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người, nếu chưa được giải thoát thì sau khi chết, năng lực tùy hỷ sẽ đẩy mình đến những cảnh giới tốt.

Qua bài pháp này, chúng ta phải tu học để phát triển lòng từ, phát triển tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người. chính những nhân tố đó sau này giúp chúng ta tu học thành Phật, tác Tổ.

ĐĐ.Thích Khế Định



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7694)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13019)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13136)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8927)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7621)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11596)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5467)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11012)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14716)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6544)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.