Bốn Chân lý cao quý - bản văn Ngài Long Thọ viết lại

18 Tháng Giêng 201604:01(Xem: 6744)

Long Thọ
BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ
bản văn Ngài Long Thọ viết lại
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc.
Bản dịch Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna.
Translations and Studies by Chr.Lindtner (p.317-318)

duc phat chuyen phap luan
Tranh phù điêu mô tả Đức Phật chuyển pháp luân

Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ. Chân lý cao quý về khổ là gì? Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Sự cách biệt với cái gì yêu quý là khổ, sự tiếp xúc với cái gì không yêu quý là khổ, không có được bất kỳ cái gì cá nhân muốn là khổ. Nói vắn tắt, khổ là năm ngũ uẩn này chấp thủ thành sở hữu (upadanaskandhas duhkham; ngũ thủ uẩn khổ). Để lý hội thông hiểu trọn vẹn điều này cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về khổ là gì? Dục tham (trsna; desire) dẫn đến tái sinh, nhận lấy hoan hỷ, phiền não đồng hành, và tỏ ra quá dễ dãi với lạc thú nơi đây, nơi kia. Để buông bỏ nó, cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về sự biến mất hoàn toàn của khổ là gì ? Nó là sự hoàn toàn buông bỏ, sự từ bỏ, sự đẩy lui, sự phá huỷ, sự lãnh đạm, sự chấm dứt, sự chặn đứng, sự biến mất hoàn toàn của dục tham này dẫn đến tái sinh, nhận lấy hoan hỷ, phiền não đồng hành, và bởi sự tỏ ra quá dễ dãi với lạc thú nơi đây, nơi kia. Để thật chứng điều này, cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt khổ là gì? Con đường tám phương diện cao quý: tri kiến chân chính, giải quyết chân chính, ngôn ngữ chân chính, hành xử chân chính, sinh sống chân chính, cố gắng chân chính, niệm niệm chân chính, thiền định chân chính. Điều này phải được tăng trưởng.

-----------

Chú thích:

1. Các bản dịch Việt thường ghi -- Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính hạnh, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định.

2. Chr. Lindtner viết :

Tôi trích dẫn ở đây Bản văn Long Thọ được biết đến nhiều nhất, đó là bản văn của các nhà Căn bản nhất thiết hữu bộ (note 166).  Bản Tạng ngữ và bản Anh ngữ do chính ngài viết lại với lời văn của ngài, có trong SL 113-115, như sau (note 167):

1. Bản Sanskrit

2. Bản dịch Anh ngữ của Chr. Lindtner

3. Bản dịch  Tạng ngữ

*

I quote here the recension Nagarjuna is most likely to have known, that of the Mulasarvastivadins (note 166). The Tibetan and English for his own paraphrase, which occurs at SL 113-115, follows. (note 167)

-----

Bản dịch Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna. Translations and Studies by Chr.Lindtner (p.317-318)

*

Nagarjuna. The four Noble Truth. Translated by Chr. Lindtner

These are the four Noble Truths, O monks! What are the four? The Noble Truth of suffering, of the origin of suffering, of the cessation of suffering, and the Noble Truth of the method leading to the cessation of suffering. What is the Noble Truth of suffering? Birth is suffering, aging is suffering, disease is suffering, death is suffering. Separation from what is dear is suffering, contact with what is not dear is suffering, not to get whatever one wants is suffering. In short, suffering is these five skandhas of appropriation. In order fully to understand this one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the origin of suffering? Desire (trsna) leading to rebirth, accompanied by taking delight, passion, and indulging in pleasure here and there. In order to abandon it one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the extinction of suffering?  It is the complete abandonment, relinquishing, ejection, destruction, indifference to, cessation, stopping, and extinction of this desire leading to rebirth, accompanied by taking delight and by passion, and by indulging in pleasure here and there. In order to realize this one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the method leading to the cessation of suffering ? The noble Eightfold Path: right view, right resolve, right speech, right conduct, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This must also be developed.


Bài đọc thêm:
Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13034)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13143)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8935)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7630)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11608)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5479)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11020)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14748)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6553)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6503)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".