08 Đạo Đế (Tứ Như ý Túc)

22 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 29738)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 3: THINH VĂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài Thứ 8 (tt) 
Đạo Đế (Nirodha Gamadukkha)
(tiếp theo)

Tứ Như Ý Túc

A. Mở Đề 

Sau khi đã nhận rõ được chân tướng của cõi đời (Tứ niệm xứ), đã quyết tâm bỏ ác theo thiện (Tứ Chánh Cần), hành giả muốn đi xa trên đường đạo, cần phải vạch cho mình một hướng tiến nhất định và phải có một thái độ quyết tâm nhắm theo đúng hướng đã vạch mà đi, không nhìn ngang nhìn ngửa, không mong ước cái này cái khác. Hành giả chỉ quyết đi một đường, tập trung tất cả mong ước, chí nguyện, ý chí, năng lực tinh thần của mình vào đó đến khi được toại nguyện như ý mới thôi. 

Muốn được như thế, hành giả phải tu theo pháp môn "Tứ Như Ý Túc", một trong những pháp môn của Đạo đế dưới đây. 

B. Chánh Đề 

I. Định Nghĩa Tứ Như Ý Túc 

Tứ Như ý túc là bốn phép thiền định. Nói cho rõ đó là bốn phương tiện giúp chúng ta thành tựu các tam ma địa Samadhi (chánh định), vì thế nên cũng gọi là định pháp. "Như ý" là được như ý mình muốn. "Túc" là chân, có nghĩa nương tựa mà cũng có nghĩa là đầy đủ. Tứ Như ý túc, có nghĩa là bốn phép làm nơi nương tựa cho các công đức thiền định, thần thông được thành tựu mỹ mãn như ý muốn của mình. Bởi lý do ấy, nên cũng gọi nó bằng tên Tứ thần túc. Luận Câu xá quyển 25 có nói: "Vì sao định mà gọi là thần túc? Vì các công đức linh diệu thù thắng đều nương nơi bốn định này mà được thành tựu". 

Bốn định ấy là: 

Dục Như ý túc 

Tinh tấn Như ý túc 

Nhất tâm Tứ Như ý túc 

Quán Như ý túc. 

II. Thành Phần Và Nội Dung Của Tứ Như Ý Túc 

1. Dục như ý túc: Dục là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Đó gọi là dục như ý túc. Nhưng mong muốn cái gì? Tại sao đã là Phật tử mà còn "dục", còn mong muốn? 

Trước tiên, chúng ta nên nhận định rõ ràng tánh chất của sự mong muốn ở đây. Có thứ mong muốn thỏa mãn những thú tánh, những tham vọng, đó là mong muốn tội lỗi, nên diệt trừ. Có thứ mong muốn hướng thượng, trong lành, như mong muốn sống một cuộc đời đẹp đẽ, thanh cao, mong muốn được giải thoát ra ngoài biển khổ sanh tử, đó là thứ mong muốn hợp lý, đáng khuyến khích. Người Phật tử mong muốn được thành đạt pháp thiền định mình đang tu, để tiến lên chứng các Thánh quả. Thứ mong muốn này rất cần cho người tu hành; nếu không mong muốn thiết tha, mãnh liệt thì khó mà đi đến đích giải thoát được. Đây cũng là một sự cải chính rất hùng hồn để đánh tan quan niệm sai lầm cho rằng: người Phật tử phải diệt dục, mà diệt dục nghĩa là diệt tất cả, diệt luôn cả sự sống. Thật ra diệt dục ở đây tức là dục vọng, diệt những phần ham muốn xấu xa đê hèn, làm cho con người bị đọa xuống hàng thấp thỏi như loài súc sanh, địa ngục, chứ đâu có diệt luôn cả những chí nguyện, những mong ước, những đức tánh tốt đẹp của con người. Sự mong muốn say này, người Phật tử không bào giờ lãng quên, trái lại họ trút cả tâm tư hướng về cái đích mình đang nhắm, những pháp mình đang tu. Người thế gian ưa thích vật dục mạnh mẽ như thế nào, thì người tu hành mong muốn thành tựu những pháp thiền định của mình cũng mạnh mẽ như thế ấy. Có như thế, hành giả mới tăng tiến mãi trên bước đường tu hành của mình. 

2. Tinh tấn như ý túc: Tinh tấn là dũng mãnh, chuyên nhất vào pháp thiền định mình đang tu. Phần trên chỉ mới là sự ước muốn. Sự ước muốn dù đẹp đẽ bao nhiêu mà không ra công, gắng sức, luôn luôn bền tâm vững chí, nghĩa là thiếu sự Tinh tấn dũng mãnh, thì ước muốn muôn đời cũng chỉ là ước muốn suông mà thôi. 

Chúng ta nên nhớ rằng: Tinh tấn không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong chốc lát, như sự ồ ạt, bốc cháy của ngọn lửa rơm. Tinh tấn là nghị lực tu tập mạnh mẽ, thường hằng, không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di Giáo đức Thế Tôn có dạy: "...Như người kéo cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được". 

Vậy người muốn chứng đạo quả, phải thường Tinh tấn đầy đủ như ý mình ước nguyện. 

3. Nhất tâm như ý túc: Nhất tâm là tâm chuyên nhất vào định cảnh, không bào giờ tán loạn. Một con sông lớn, nếu bị chia nhiều ngành tất nhiên sức chảy của nó bị yếu. Trái lại, một dòng suối nhỏ, nếu chỉ chảy một đường, cũng đủ sức xối thủng đá. Người tu hành, tâm được chuyên nhất, không bị tán loạn, thì muôn sự đều thành. Phật có dạy: "như người chứa nước, khéo giữ bờ đê, người tu hành giữ nước trí tuệ cũng vậy, phải khéo tu thiền định, chớ cho tán động". 

4. Quán như ý túc: Quán nghĩa là dùng trí tuệ sáng suốt quán sát pháp mình đang tu. Quán trí ấy do định mà phát sanh, trí ấy là tịnh trí. Vì tịnh cho nên nó có thể như thật thông đạt thật nghĩa (chân lý) của các pháp (vũ trụ). 

C. Kết Luận 

Tóm Tắt Ý Nghĩa Và Diệu Dụng Của Tứ Như ý Túc 

Sở dĩ Dục, Tinh tấn, Nhất tâm và Quán đều được gọi là như ý túc, vì chúng ta là những thứ để cho tất cả công đức tu hành, thần lực nương vào đó mà phát sanh, hợp như ý muốn của hành giả. 

Bốn phép này như bốn nấc thang kế tiếp theo nhau, để đưa hành giả từ cái nhân hữu lậu mê mờ, đến cái nhân vô lậu giải thoát: Trước hết, do tu tâm hằng mong muốn (Dục), cho nên sự tu tập dũng mãnh (Tinh tấn); nhờ sự tu tập dũng mãnh, nên phiền não tiêu, tán động hết, do đó tam được chuyên nhất (Nhất tâm), nhờ tâm chuyên nhất nên quán trí được thanh tịnh mãnh lợi (Quán), và có năng lực phá tan cội gốc vô minh. 

Khi vô minh hết, thì vô số nghiệp chướng phải tiêu, hằng sa trí đức phát hiện. Người tu hành, khi trí tuệ và công đức viên mãn tức khắc đầy đủ vô biên thần dụng trong sự hiện thân, hiện độ để cứu khổ chúng sanh, chứ đâu có phải chỉ khi chứng được lục thông mới được tự tại? 

Last updated

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6472)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12051)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5753)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13624)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6327)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7577)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7773)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50026)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7159)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9586)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.