Lời Giới Thiệu

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16309)

PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC
Tâm Minh Lê Đình Thám

LỜI GIỚI THIỆU

Bác sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM, một khuôn mặt lớn của Phật giáo Việt Nam cận đại, đã dành trọn thời gian hơn 40 năm nghiên cứu giáo lý Phật Đà, đã góp sức đắc lực vào sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp, cho sự hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam từ những năm 30, thế kỷ XX. Mặc dù bác sĩ qua đời đã lâu, nhưng tên tuổi và hành trạng của Bác sĩ vẫn được chư tôn thiền đức trong Giáo hội và toàn thể Phật tử vô cùng tưởng nhớ và biết ơn.

Tập sách Phật học thường thức này được viết vào những năm cuối của một quãng đời tận tụy hy sinh vì đạo vì đời của bác sĩ mà theo lời tựa là nhằm “giúp đỡ các bạn sơ cơ học hiểu dễ dàng hơn Tam tạng kinh điển của Phật giáo”. Quả vậy, tập sách Phật học thường thức gồm những bài viết cơ bản về giáo lý của Đức Bổn sư, rõ ràng, đơn giản, chuẩn xác trong nội dung lẫn hình thức. Tuy vậy, đúng như tinh thần Phật học, cái cơ bản, đơn giản lại thường mang sẵn tính chất thâm sâu, vi diệu… Cho nên, chúng tôi thiết nghĩ, tập sách nhỏ này không chỉ dành cho các bạn sơ cơ mà còn cần thiết cho Tăng, Ni sinh các trường Phật học cơ bản và trường Cao cấp Phật học mà những người muốn nghiên cứu Phật học cao hơn cũng cần đến nó. Thật thế, bên cạnh những bài có vẻ đơn giản như Thiện ác, Tam quy, Ngũ giới, Tứ ân, còn có những bài gợi sự cần thiết lưu tâm nghiên cứu như các bài về Nhân quả, Nghiệp báo, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên… Bể đạo học mênh mông, Phật điển cao như núi, tất cả cũng chỉ nhằm soi tỏ cái giáo lý cơ bản của Đức Phật cho đúng đắn trong một mức độ nội dung, với một hình thức như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng, chẳng những đòi hỏi một công phu ổn định, một kiến thức sâu rộng mà còn cần đến một nghệ thuật diễn dịch, một phương pháp sư phạm vững vàng. Công việc khó khăn, tế nhị này đã được Bác sĩ Lê Đình Thám thực hiện một cách rốt ráo trong việc phục vụ đạo pháp của mình, mà cuốn “Phật học thường thức” ra mắt bạn đọc hôm nay là một bằng chứng.

Thực hiện ý định của Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam là sẽ ấn hành lần lượt các tác phẩm của Bác sĩ Lê Đình Thám khi có hoàn cảnh thuận tiện, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam khởi đầu bằng cuốn Phật học thường thức này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả.

PHẬT LỊCH 2535

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5287)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5459)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6674)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6670)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6162)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4892)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41558)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau